Chương trình Gõ cửa thăm nhàtập 24 phát sóng HTV7 tối 10/9, Quốc Thuận và Ngọc Lan đến thăm nhà Ngọc Sơn tọa lạc tại khu đất vàng Quận 1, TP.HCM. Như bao người từng ghé thăm căn biệt thự đặc biệt này, cặp MC không khỏi trầm trồ, thích thú trước bảng "8 điều chân tình của Ngọc Sơn" nhũ vàng ngay cửa ra vào. Ngọc Sơn hiện sống cùng mẹ, bà Phạm Thị Kim Loan (77 tuổi), trong ngôi nhà này. Mẹ vắng nhà, Ngọc Sơn sống trong bóng tối vì không có 8 triệu đóng tiền điện
Bà Loan kể mình gặp, yêu rồi kết hôn với chồng đã khuất khi còn làm giáo viên ở Đồ Sơn. Vì vậy, sinh con trai, bà đặt tên là Ngọc Sơn. Từ nhỏ, Ngọc Sơn đã có năng khiếu nghệ thuật, thường cầm đàn hát cổ nhạc và tân nhạc cho mẹ nghe.
"Hồi đó, tôi mê đá gà lắm. Tôi biết một con gà chuyên môn cho đá phải được luyện võ nghệ. Tôi cũng vậy, trước khi vào Viện Nghiên cứu âm nhạc, tôi đã luyện từ nhỏ. Học cấp hai, cấp ba, tôi hay đi hát đám cưới. Khi vào trường sân khấu, mọi người khen: Ông này ở đâu tự nhiên hát hay quá, nhưng đó là một sự rèn luyện không ngừng từ tấm bé", Ngọc Sơn kể.
Bà Loan tự hào kể, Ngọc Sơn cứ rảnh là nấu cơm cho mẹ, làm bao nhiêu tiền cũng đưa hết cho mẹ. Ngọc Sơn để mẹ đứng tên nhà cửa và giữ mọi tài sản vì mong bà vui. Thời gian dịch bệnh, Ngọc Sơn hầu như ở nhà tập thể hình, viết nhạc ở phòng thu và dành phần lớn thời gian để nấu ăn, dùng bữa với mẹ.
 |
Tôn trọng tâm nguyện của con trai, mẹ Ngọc Sơn vẫn đau lòng. |
Quốc Thuận hỏi: Nếu Ngọc Sơn muốn bác vui hơn nữa thì phải có con dâu?, nam ca sĩ "Tình cha" liền phản hồi: "Ai chịu cưới tôi giơ tay lên giùm coi! Tôi không có chuẩn mực nào cho người vợ trong mộng mà chỉ nghe theo tiếng gọi của trái tim. Bất kể người đó là ai, người đó làm gì và có địa vị gì trong xã hội, tôi đều trân trọng và họ đáng được trân trọng. Tôi vẫn đang chờ duyên chứ giờ ai chịu cưới tôi?".
Ngọc Lan phân tích, có thể vì sự nghiệp, tài sản của Ngọc Sơn mà những người phụ nữ xung quanh anh thấy tự ti, không dám tiếp cận. Đặc biệt, Ngọc Sơn là người nổi tiếng hiếu thảo, điều này có thể khiến vợ tương lai của anh e ngại sẽ không chu đáo bằng. Ngọc Sơn đồng tình: "Bởi vậy giờ tôi ế luôn, khổ ghê vậy đó!".
Sau đó, 4 người chia nhau làm việc, Ngọc Sơn và Ngọc Lan xuống bếp chuẩn bị cơm tối còn Quốc Thuận và bà Kim Loan ở lại trò chuyện. Ngọc Sơn kể, anh đi diễn được bao nhiêu cát-sê đều đưa hết cho mẹ, cần gì chi tiêu thì xin lại từ mẹ. Có lần, bà Loan đang ở xa, vì áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn nên không về kịp. Ngọc Sơn cần 8 triệu đồng đóng tiền điện mà không có. Hậu quả, sau 3 ngày, biệt thự của anh bị cắt điện, phải "sống trong tăm tối".
 |
Ngọc Sơn hiếu thảo với mẹ. |
Ngọc Sơn sợ cô độc
Ở phòng khách, Quốc Thuận lắng nghe tâm sự xúc động của thân mẫu Ngọc Sơn: "Gia đình tôi có 4 người con nhưng Ngọc Sơn giống mẹ nhất, từ cách ăn uống, sinh hoạt đến nói năng. Anh em mỗi người một tính nhưng không hay giận hờn, vẫn gặp gỡ vui vẻ với nhau. Cả gia đình đều lo cho Ngọc Sơn chuyện nó không có con".
Ngọc Sơn làm việc rất vất vả, dành suốt ngày suốt đêm thu âm, viết nhạc. Chính bà Loan góp ý cho con trai các chủ đề về cha, quê hương, đất nước... Thời xưa, khi Ngọc Sơn đi hát, bà ngồi dưới hàng ghế khán giả nghe ngóng xem ai nói gì để về góp ý cho con. Bà cũng tiết lộ chuyện Ngọc Sơn có tâm nguyện đi tu và quyết định hiến xác cho y học.
"Sơn có giải thích nhiều nhưng tôi buồn lắm. Tôi thấy con quá tội nghiệp. Tôi biết hiến xác là một nghĩa cử cao đẹp nhưng nó không vợ, không con. Cha mẹ mất, nó già đi, đau ốm không ai chăm sóc, mất đi thì hiến xác cho y học. Nghĩ đến thôi mà tôi khóc hoài", bà nước mắt lưng tròng.
Trong bữa cơm, Ngọc Sơn kể dù anh và mẹ sống chung nhà nhưng vẫn thường xuyên nhắn lời yêu thương với nhau, thỉnh thoảng lại qua phòng thăm mẹ. Trước câu hỏi bất chợt của Quốc Thuận: Anh lo lắng nhất điều gì?, Ngọc Sơn trả lời ngay: "Tôi sợ mẹ tôi mất sớm".
 |
Ngọc Sơn khóc nức nở. |
Nam nghệ sĩ dừng bữa cơm, khóc nức nở: "Gần đây, mẹ sợ mất đột ngột thì tài sản của tôi tính sao nên định sang tên hết giấy tờ cho tôi. Tôi nói ngay rằng: Con không cần. Đến bây giờ, tôi lo lắng nhất chuyện mẹ mất sớm. Tôi không muốn mẹ bận tâm bất cứ điều gì vì mẹ là duy nhất. Mẹ đưa giấy tờ, tôi không nhìn đến. Tôi không cần gì hết. Căn nhà 1000 tỷ này là chuyện nhỏ. Tôi chỉ mẹ sống khoẻ với tôi".
Tình cảm của Ngọc Sơn dành cho mẹ khiến Ngọc Lan nhận ra thiếu sót của bản thân. Cô nói, đôi khi vì bận rộn mà thiếu quan tâm mẹ mình. Đó cũng là thông điệp mà chương trình Gõ cửa thăm nhà muốn truyền tải đến khán giả.
Sau chương trình, VietNamNet liên hệ phía Ngọc Sơn về thông tin biệt thự trị giá 1000 tỷ đồng. Người đại diện cho biết anh vì xúc động cao độ nên nói nhầm. Thông tin chính xác là căn biệt thự Thiên niên kỷtrị giá khoảng 1000 cây vàng thời mới xây xong, giá trị hiện tại ước tính khoảng vài trăm tỷ đồng chứ không đến 1000 tỷ.
Cẩm Lan

Ngọc Sơn lại chi hàng trăm triệu làm từ thiện
"Với tôi, tiền bạc cho đi là còn mãi. Hạnh phúc của tôi là đi giúp đỡ người khác", Ngọc Sơn nói sau buổi trao 100 triệu đồng cho mái ấm tình thương.
" alt=""/>Ngọc Sơn sợ sống cô độc trong biệt thự 1000 cây vàng
 làm nghề vận chuyển và bán buôn rau quả tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm đến nay đã hơn 15 năm. Đồng hành cùng chị trong ngần ấy thời gian là chiếc xe máy cũ hiệu SYM Angel đời 1996 được bố chị )
Sáng nào cũng vậy, cứ 3 giờ sáng, chị Lành cùng chiếc xe của mình chở gần 1 tạ rau củ quả từ nhà vượt hơn 20 km ra chợ Phùng Khoang, đều như vắt chanh.
Chị Lành cho biết, chiếc xe đã trên 20 năm tuổi và đã xuống cấp, xộc xệch nhiều, tuy vậy chị cũng rất ít khi đem đi sửa chữa, bảo dưỡng.
“Xe cũ nên có khói đen xì, mùi khét. Nhiều người cũng bảo nên đổi xe, thế nhưng tôi chủ yếu đi vào ban đêm, đường vắng nên kệ, xe vẫn chạy tốt là được.”, chị Lành chia sẻ với VietNamNet.
Đã sở hữu một chiếc Honda Wave khá mới nhưng anh Trần Văn Tùng (32 tuổi, quê Nam Định) cho biết, anh vẫn sử dụng chiếc Honda Dream cũ đời 1992 để chở sắt thép, vật liệu xây dựng cho một số đại lý tại quận Hà Đông, Hà Nội.
“Khi nào đi chơi, về quê thì tôi dùng chiếc Wave mới. Còn đi làm thì dùng xe cũ rẻ tiền cho tiện, có vứt lăn lóc không sợ bị lấy trộm. Bao giờ thành phố cấm xe cũ thì lại tính tiếp”, anh Tùng nói.
Theo tìm hiểu, những “đồng nghiệp” của chị Lành, anh Tùng cũng thường sử dụng những dòng xe máy cũ như vậy để mưu sinh. Trong đó, những chiếc xe thông dụng nhất là Sym Star, Angel; Honda Dream, Wave, Cub; Loncin; Lifan;… đều đã được sử dụng trên dưới 20 năm, thậm chí có chiếc đã 30 năm.
Hầu hết các xe máy cũ này không còn giữ được hình dạng ban đầu, được bỏ yếm, chế thêm giá chở hàng, chân chống phụ, khung sắt,... và nhiều trong số đó nhả khói mù mịt khi ra đường.
 |
Với đặc thù về giao thông, xe máy vẫn là phương tiện được người dân sử dụng nhiều nhất tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. |
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, xe máy đang là phương tiện giao thông chủ yếu tại Việt Nam, chiếm khoảng trên 80%. Riêng TP. Hà Nội hiện có khoảng 5,7 triệu xe máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000, chiếm trên 40%.
Thông tin từ tọa đàm "Báo động về ô nhiễm không khí tại Việt Nam" tổ chức tại TP. HCM vào ngày 19/4/2019 cho biết, lượng xe máy là 8,1 chiếc, trong đó cũng có xấp xỉ 40% là xe máy trên 20 năm tuổi.
Chưa kể, tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM luôn có một số lượng đông đảo xe máy ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông.
Khí thải từ các phương tiện giao thông mà chủ yếu là xe máy chứa rất nhiều loại khí độc hại như CO, HC, Nox,…ảnh hưởng đến chất lượng không khí và là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Kết quả nghiên cứu về phát thải từng nguồn gây ô nhiễm không khí của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP. HCM) được công bố năm 2019 cho thấy, khí thải từ xe máy phát thải 29% Nox; 65,4% NMVOC; 90% khí CO và 37,7% bụi.
Cũng tại buổi tọa đàm: "Báo động về ô nhiễm không khí tại Việt Nam" trên, PGS.TS. Hồ Quốc Bằng - Trưởng phòng Ô nhiễm không khí - Viện Môi trường và Tài nguyên đã công bố một loạt nghiên cứu, đồng thời khẳng định: “ Xe gắn máy là phương tiện phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí nhiều nhất”.
 |
Kết quả nghiên cứu vào năm 2019 của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) |
Cần có sự kiểm soát, thay thế xe cũ
Nhằm hạn chế phát thải các khí độc hại gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn, góp phần bảo vệ môi trường, ngay từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Lộ trình cụ thể được quy định tại Điều 4 của Quyết định 49/2011/QĐ-TTg nêu rõ, các loại xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 từ ngày 01/01/2017.
Năm 2019, tại Thông báo số 273/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo UBND TP. Hà Nội, TP. HCM và các đô thị trực thuộc trung ương nghiên cứu thí điểm kiểm tra khí thải và kiểm định an toàn kỹ thuật đối với mô tô, xe máy.
Như vậy, việc kiểm soát khí thải mô tô, xe máy đã và đang được Chính phủ và các địa phương thực hiện. Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã chính thức giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất đề xuất chương trình “Nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố".
Nếu chương trình trên được triển khai, Hà Nội sẽ là thành phố đầu tiên tiến hành đo kiểm khí thải xe máy rộng rãi, hơn nữa còn hỗ trợ người dân trong việc đổi xe máy cũ sang xe máy mới tới 4 triệu đồng. Ước có 5000 xe được hỗ trợ trong quý IV năm nay.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, chương trình trên đang được đơn vị này thống nhất và sẽ có đề xuất chính thức với UBND TP. Hà Nội trước 15/9 tới. Nếu được chấp thuận sẽ triển khai ngay trong tháng 9.
 |
Từ cuối tháng 9, những chiếc xe cũ có thể được các nhà sản xuất thu lại để xử lý. Thay vào đó, người dân được hưởng hỗ trợ để sở hữu một chiếc xe mới. |
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS. Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông Vận tải cho rằng, nếu được thực hiện, đây sẽ là chủ trương tốt hướng tới việc góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông, cụ thể là xe máy cũ.
“Hiện nay, đa số những người sử dụng xe máy cũ để đi lại, chuyên chở là những người có thu nhập thấp. Chương trình này này không chỉ hướng đến việc cải thiện môi trường mà còn hướng sự ưu tiên đến một số đối tượng cần được quan tâm trong xã hội”.
Tuy nhiên, GS.TS. Sùa cũng nhận định, so với số lượng khổng lồ là gần 6 triệu xe máy hàng ngày xả thải ra không khí thì số lượng xe được đổi đổi của chương trình thực sự là “không thấm vào đâu”.
Vị chuyên gia giao thông này cho rằng, việc đổi xe máy sang xe máy về bản chất vẫn là sử dụng động cơ đốt trong, cùng một tác nhân xả thải ra không khí. Những chiếc xe theo thời gian cũ đi sẽ vẫn có hại cho môi trường, do đó cần tính toán dài hơi hơn.
“Thay vì hỗ trợ người dân đổi từ xe máy cũ sang xe máy mới, Thành phố có thể chỉ đạo các đơn vị tổ chức ưu tiên đổi sang những dòng xe thân thiện với môi trường hơn như xe điện”, GS.TS. Từ Sỹ Sùa gợi ý.
Hoàng Hiệp
Bạn có đồng tình với đề xuất hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe máy mới như trên? Hãy bình luận dưới bài viết này. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Hà Nội dự kiến đổi xe máy cũ lấy xe mới, hỗ trợ đến 4 triệu đồng
Những chiếc xe máy cũ trên 18 năm tuổi tại Hà Nội nếu không đạt tiêu chuẩn về khí thải có thể được hỗ trợ bằng một khoản tiền để đổi sang xe mới.
" alt=""/>Đổi xe máy cũ lấy xe mới có giảm được ô nhiễm không khí?