当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Changchun YaTai vs Wuhan Three Towns, 14h30 ngày 2/4: Đi tìm niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Trước đó, vào một ngày cuối tháng 2/2019, anh Lộc, làm nghề lái xe, nhận được một cuộc gọi của chủ xe nhờ chở khách đi tỉnh. Anh nấu ăn đầy đủ và căn dặn con trai ở nhà ăn cơm, đợi ba về.
![]() |
Tờ rơi anh Lộc chia sẻ để tìm con trai |
Tuy nhiên, đến chiều anh Lộc trở về, khi vào nhà, anh tá hỏa không thấy con trai đâu. Người đàn ông sau đó chạy khắp nơi tìm kiếm bé Quốc nhưng vẫn không có kết quả.
Ban đầu anh nghĩ con chỉ đang chơi xung quanh xóm nhưng những ngày sau vẫn không một tin tức của con.
Sau sự việc, anh báo công an, đăng tải lên mạng xã hội nhờ cộng đồng giúp đỡ. Nhưng mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả.
May mắn, ngày 3/7, chia sẻ với báo VietNamNet, anh Lộc cho biết mình như vỡ òa, quá bất ngờ khi đã tìm được con trai.
‘Tôi lặn lội không biết bao nhiêu nơi, qua bao tháng ngày tìm con. Đã có nhiều lời chỉ trích, đồn đại không hay về tôi nhưng giờ tìm được con, các vấn đề khác không quan trọng. Tôi chỉ mong con được bình yên, phát triển một cách tốt nhất’, anh Lộc nói.
Theo đó, sau khi bố đi khỏi nhà, bé Hưng Quốc rời nhà ra một công viên. Tại đây, một gia đình gặp bé. Thấy cháu bé không có lai lịch rõ ràng, không biết thân nhân nên người ta đưa bé vào một trung tâm dạy nghề ở TP.HCM.
![]() |
Anh Lộc bên giấy tờ những ngày chưa tìm được con trai. Ảnh: Dân Việt |
Gần đây, vô tình có người nhìn thấy bé Quốc giống với thông tin anh Lộc tìm con nên báo cho anh công an quận 8. Đại diện công an quận 8 đã đến tận nơi xác nhận và chụp ảnh bé gửi cho anh Lộc.
Nhìn ảnh, anh Lộc nhận ra con mình và đến trung tâm để gặp con.
‘Gặp lại, hai ba con ôm nhau khóc. Bé ôm tôi nói muốn về nhà, lúc tôi về con cũng khóc nhưng muốn cho bé phát triển tốt nhất tôi phải gửi con ở lại trung tâm. Nơi đây có chỗ vui chơi, có môi trường tốt. Phận làm cha phải xa con đau lắm nhưng mình phải chấp nhận’, anh nói.
Anh lý giải thêm: ‘Vợ chồng tôi không còn ở với nhau từ lâu. Tôi làm nghề lái xe để kiếm sống nuôi con. Cháu không có sự quan tâm của nội ngoại, hoàn cảnh rất đáng thương trong khi đó công việc của tôi cũng trắc trở nên không lo cho con được trọn vẹn. Bởi vậy, đã vài lần cháu trốn học, bỏ nhà đi’.
Người đàn ông này chia sẻ, thời gian rong ruổi khắp nơi tìm con anh phải nghỉ việc. Sắp tới, anh sẽ trở lại với công việc, khi kinh tế ổn định anh sẽ đón con về để cha con đoàn tụ.
Mỗi người sẽ được thừa hưởng một cách giáo dục, dạy bảo khác nhau từ cha mẹ mình, dưới đây là những lời khuyên thú vị mà một số bậc cha mẹ đã dành cho con cái của họ.
" alt="Cha nghèo ở Sài Gòn khóc òa tìm lại con sau nhiều tháng mất tích"/>Cha nghèo ở Sài Gòn khóc òa tìm lại con sau nhiều tháng mất tích
Karen là một bộ lạc có nguồn gốc Miến Điện nhưng khoảng những năm 1980 và 1990, họ bị truy đuổi và đến Chiang Mai để định cư. Mặc dù họ đã di cư đến nơi này trong hai thập kỷ nhưng họ vẫn duy trì văn hóa riêng của họ là chế độ mẫu hệ, và cổ dài cho tất cả các cô gái trong làng.
![]() |
Khi các bé gái được 5 tuổi, chúng bắt đầu đeo vòng cổ bằng đồng quanh cổ, số lượng vòng sẽ tăng lên sau 4 năm 1 lần và gắn bó với các bé gái cho đến cuối đời. Các vòng được đeo chồng lên nhau, làm cho cổ của các cô gái ngày càng dài hơn. Sau khi đeo quanh cổ, các cô gái sẽ không tháo ra nữa. Một số phụ nữ có cổ dài tới 25cm, với hơn 20 vòng tròn và nặng tới vài kg.
![]() |
Theo quan niệm của dân làng cổ dài Karen, người phụ nữ có cổ càng dài thì càng thể hiện được sự giàu có và hạnh phúc. Ngoài việc đeo vòng cổ, nếu gia đình có điều kiện, các bé gái 10 tuổi cũng đeo vòng chân.
Làm thế nào để đến làng Karen Chiang Mai
Karen Long Neck Village nằm sát biên giới giữa Thái Lan và Myanmar. Nơi này cách Chiang Mai khoảng 180 km, cách thành phố Chiang Rai khoảng 30 km, nằm phía sau đường cao tốc 1019.
![]() |
Từ Chiang Mai, du khách có thể sử dụng các phương tiện như tuk-tuk / songthaew, taxi, hoặc thậm chí thuê xe máy để đến làng Karen. Khi thuê bất kỳ loại phương tiện nào, bạn nên thương lượng giá trước vì tài xế ở đây hay hét giá rất cao với du khách. Ngoài ra, khách du lịch không thể đi bằng xe máy mà không có bằng lái xe quốc tế.
Kinh nghiệm ở làng cổ dài Karen
Một vé tham quan Làng cổ Karen Long là khoảng 500 Bath (tương đương 16 đô la). Phần lớn doanh thu này được chính phủ lấy để hỗ trợ cuộc sống của người dân trong làng.
Điều đầu tiên và thú vị nhất để thu hút sự chú ý của mọi người là đếm số vòng trên cổ của phụ nữ. Vòng cổ càng nhiều thì phụ nữ càng nhiều tuổi.
![]() |
Trong ngôi làng cổ này, có rất nhiều quầy hàng bán đồ lưu niệm. Du khách có thể tìm thấy nhiều loại thổ cẩm, khăn quàng cổ, vòng tay, vòng cổ, phù hợp với phong cách bụi bặm và hoang dã của mình. Hầu hết phụ nữ sẽ bán hàng vì đàn ông đi làm ở những nơi xa.
![]() |
Chế độ mẫu hệ ở làng cổ của Karen cũng như các làng mẫu hệ khác, người đàn ông dọn phòng hàng ngày cho phụ nữ sau đó nấu ăn, tắm rửa và chăm sóc trẻ em.
![]() |
Nếu có cơ hội đến thăm ngôi làng độc đáo này, đừng ngần ngại chụp ảnh với phụ nữ ở đây. Chắc chắn, làng cổ dài của Karen sẽ mang lại những kỷ niệm khó quên cho du khách.
Là bộ tộc hẻo lánh ở châu Phi, đây là nơi những người phụ nữ vẫn để ngực trần. Việc dùng nước tắm cũng là điều cấm kỵ trong bộ tộc.
" alt="Gặp gỡ những người phụ nữ cổ dài cuối cùng ở Thái Lan"/>Người phụ nữ cho biết, từ năm 1991, người dân ở xã bắt đầu rộ lên tin trúng số. Năm đó anh T. C.T, hiện 55 tuổi trúng một lúc 42 tờ độc đắc.
Người dân địa phương kể, anh T quê Long Xuyên. Những năm 80 anh làm nghề lơ xe tuyến Sài Gòn - Miền Tây. Khi đi qua Long An anh phải lòng chị N.T.U, cùng tuổi ở xã An Nhựt Tân.
Vì không được hai gia đình đồng ý, vợ chồng họ chỉ đưa nhau đi đăng ký kết hôn, không tổ chức đám cưới. Sau đó, họ dựng một căn chòi ở tạm. Hằng ngày, chị U đi bán nước còn anh T bỏ nghề lơ xe đi làm cửu vạn.
Một lần anh T gặp cụ ông bán vé số, đến gần giờ quay (giờ sổ số) mà vẫn còn 42 tờ cùng số chưa bán. Gặp anh T, ông mời mua giúp. Thương cụ ông, anh T mua hết sấp vé cùng số.
Tối đó, vợ chồng anh T đang ăn cơm với nhau thì cụ ông bán vé số lúc chiều đến nhà báo tin vui. Khi nghe mình trúng cả 42 tờ độc đắc, anh T ban đầu không tin. Đến khi cụ mời vợ chồng anh cùng dò, nhìn dãy số trong tờ vé số và cuốn sổ, anh mới tin mình nhận được ‘lộc trời’ thật.
Mở công ty, xây biệt thự, mua ô tô
![]() |
Ông P cho biết, từ khi đi khỏi địa phương rất ít khi vợ chồng anh T về thăm quê. Ảnh: T.A. |
Ông N.T.P ở xã Nhựt Ninh là anh vợ của anh T. Ông cho biết, sau khi trúng số, vợ chồng anh T cho anh em trong gia đình hai bên nội ngoại mỗi người 40-50 triệu đồng. Số còn lại, anh làm vốn kinh doanh, mua đất ở mặt tiền đường quốc lộ 1A xây biệt thự rộng hàng ngàn m2 và mua xe ô tô.
Từng có kinh nghiệm từ nghề lơ xe, anh mua xe khách, xà lan, máy xúc mở công ty vận tải. Anh còn mở một quán cà phê cho chị U quản lý.
Nửa cuối những năm 90, công việc làm ăn của anh T thuận lợi, tạo được việc làm cho anh chị em trong gia đình, người dân ở xã An Nhựt Tân. ‘Vợ chồng nó lúc đó có của ăn của để lắm. Đi đâu cũng đi bằng xe ô tô. Ở xã ai cũng gọi nó là đại gia’, ông P kể về vợ chồng em gái.
Nhưng cùng với đó, khi có một số tiền lớn không phải vất vả để có được, anh T bắt đầu đổ đốn. Anh ăn chơi, nhậu nhẹt, ngoại tình và đối đãi hậu hĩnh với nhân viên.
‘Nó tiêu tiền thoải mái lắm. Ở địa phương ai cũng ‘nể’ nó’, ông P nói.
Phải bỏ xứ ra đi
Năm 2001 việc làm ăn của anh T bắt đầu thua lỗ. Một năm sau thì anh phá sản, đổ nợ hơn 17 tỷ đồng. Những người anh em thân cận cũng bỏ đi. T phải bán hết nhà, xe, sang lại công ty để trả nợ.
‘Căn biệt thự của vợ chồng nó ở mặt tiền đường lớn, rộng và đẹp lắm. Nếu để đến bây giờ thì phải bán được hàng trăm tỷ đồng’, ông P nói.
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương hiện là Chủ tịch UBND xã An Nhựt Tân. Ông cho biết, hiện ở xã có ba người phải bỏ xứ ra đi vì vỡ nợ sau khi trúng số. Ảnh: T.A. |
Ông cũng cho biết, may mắn, sau khi bán hết tài sản, anh T vừa đủ trả nợ và còn dư khoảng 1 tỷ để mưu sinh. ‘Vợ chồng nó gửi con về nhà nội nhờ nuôi giúp rồi cùng đi nơi khác sống’, ông P kể.
Chị Thủy cũng cho biết, một buổi sáng của năm 1980, chuyện anh T phá sản, đổ nợ lan khắp nơi. Người dân trong xã đến căn biệt thự của vợ chồng anh T ở thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức (Long An) nghe ngóng tình hình nhưng cửa đóng im ỉm, không một bóng người. 'Tôi chỉ nghe phong thanh vợ chồng anh ấy bị chủ nợ kéo đến đòi nên phải trốn đi', người phụ nữ quê Long An nhớ lại.
Theo ông P, hiện vợ chồng anh T đang ở TP.HCM. Người chồng mưu sinh bằng nghề làm bảo vệ, còn chị U thì phục vụ ở nhà hàng. Nhưng đến nay, cả gia đình ông không biết, vợ chồng chị U cụ thể đang ở đâu. 'Có lẽ, vợ chồng nó ngại nên không dám về quê. Lâu lâu, hai vợ chồng nó có gọi về hỏi thăm anh em, nhưng không cho địa chỉ đang ở. Tôi mong, ở đâu đó, vợ chồng U sẽ hạnh phúc', ông P nhắn nhủ.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương, Chủ tịch UBND xã An Nhựt Tân cho biết, tính đến nay, anh T là người trúng số độc đắc nhiều nhất ở xã, cụ thể là 42 tờ cùng lúc. Tuy nhiên, sau khi được ‘lộc trời’ anh đã không biết trân trọng. Anh làm ăn sai cách, ăn chơi quá đà, tiêu tiền không tiếc, vì thế đã trở về với con số 0 ban đầu.
Cũng theo ông Phương, hiện nay, ở địa phương không ai biết vợ chồng anh T đang ở đâu, làm việc gì, cuộc sống gia đình ra sao. ‘Tôi chỉ nghe người ta kể rằng, vợ chồng anh ấy đến Sài Gòn thuê nhà trọ sống, chồng đi làm bảo vệ, vợ phục vụ quán ăn chứ không biết thực hư ra sao’, vị chủ tịch xã An Nhựt Tân nói.
Vừa bước vào cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần, một đám trẻ ùa đến, giơ tay xin được bế khiến chúng tôi không thể cầm lòng.
" alt="Làng trúng số miền Tây: Anh công nhân thành đại gia nhờ trúng 42 tờ độc đắc"/>Làng trúng số miền Tây: Anh công nhân thành đại gia nhờ trúng 42 tờ độc đắc
Bức ảnh chụp trên phố Trần Duy Hưng khiến cô gái bất ngờ được chú ý.
Từng có không ít cô gái nổi như cồn trên mạng xã hội bởi một khoảnh khắc đẹp tự nhiên được dân mạng lan truyền. Sở hữu ngoại hình xinh đẹp, cuốn hút bất chấp cả ảnh chụp lén, họ được gắn với những danh xưng đặc biệt như 'hot girl ngủ gật', 'hot girl trà sữa', 'hot girl bán báo'…
Mới đây, một cô gái cũng nổi tiếng tương tự khi bức ảnh chụp lại khoảnh khắc đứng thẫn thờ trên phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) được dân mạng đua nhau truyền tay. Cô nàng có gương mặt khả ái, vóc dáng nuột nà, ăn mặc vừa gợi cảm vừa có phần cá tính, nổi bần bật giữa phố. Dân mạng đặt cho cô biệt danh là 'hot girl phố Trần Duy Hưng'.
![]() |
Bộ ảnh được Lưu Chinh chụp ngẫu hứng. |
Danh tính cô gái nhanh chóng được tìm ra. Đó là Lưu Thị Chinh (sinh năm 1994, quê Thái Bình), hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Chinh cho hay, vì khoảnh khắc vô tình này mà cô gặp khá nhiều rắc rối sau đó.
Bức ảnh được Chinh chụp khi đi chơi cùng bạn bè. Vì thấy Hà Nội về đêm đẹp lung linh nên cô cùng bạn thực hiện một bộ ảnh ngẫu hứng. 'Không ngờ, ai đó đã lấy đúng bức ảnh mình đứng cạnh tấm biển Trần Duy Hưng đăng lên mạng, để giờ mình nổi tiếng bất đắc dĩ như thế', Chinh chia sẻ.
Chinh cho hay, bản thân cô cảm thấy cái tên phố Trần Duy Hưng chẳng hề nhạy cảm như mọi người nghĩ. Thế nhưng, bên cạnh lời khen về nhan sắc, Chinh nhận được không ít tin nhắn gạ gẫm, khiếm nhã liên quan đến danh xưng 'hot girl phố Trần Duy Hưng' mà dân mạng đặt cho mình.
'Nhiều người lấy ảnh của mình đăng lên Facebook với status nhạy cảm, nhiều người nhắn tin không hay… Nhưng mình vốn không quan tâm đến mạng xã hội lắm nên thấy chẳng có gì phải buồn', Chinh nói.
![]() |
Lưu Chinh không quan tâm đến lời lẽ khiếm nhã của dân mạng. |
Ngoài lời lẽ không hay trên mạng xã hội, cô gái Thái Bình không gặp rắc rối gì trong cuộc sống đời thường, bởi lẽ 'người thân và bạn bè đã quá hiểu con người mình rồi. Mọi người chỉ trêu chút cho vui thôi'. Chinh cũng coi đây là trải nghiệm đáng nhớ của tuổi trẻ.
Cùng ngắm thêm một số hình ảnh xinh đẹp của Lưu Chinh:
![]() |
Chinh hiện là nhân viên văn phòng tại Hà Nội. |
![]() |
Cô nàng cũng kinh doanh riêng. |
![]() |
Lưu Chinh là cô gái năng động và cá tính. |
![]() |
Cô ít khi quan tâm đến những rắc rối trên mạng xã hội. |
Phát hiện vợ ngoại tình, người chồng không ly hôn mà dùng chiêu trò để đày đọa vợ, khiến chị hóa điên.
" alt="Chỉ vì bức ảnh chụp trên phố Trần Duy Hưng, cô gái bị quấy rối liên tục"/>Chỉ vì bức ảnh chụp trên phố Trần Duy Hưng, cô gái bị quấy rối liên tục
Lai Min bị hội chứng tiểu não khiến cô gần như bất động toàn thân và đang có nguy cơ không thể nói được nữa.
Vừa qua, Lai Min (30 tuổi) và Ding Yizhou (34 tuổi, huyện Lý Đường, Tứ Xuyên) đã hoàn thành hành trình đi qua 100 thành phố của Trung Quốc. Họ đã dự định sẽ đi tiếp, nhưng vì sức khỏe của Lai Min đã giảm đi ít nhiều nên quyết định dừng lại.
Năm 2015, khi vừa gặp và yêu nhau, cũng là lúc anh Ding nhận ra sức khỏe của Lai Min đang yếu đi nhiều. Lai Min có một chút tiêu cực nên còn tránh né chuyện tương lai với Ding. 'Ở nhà cũng chết, đi ra ngoài cũng chết, vậy thì đi ngắm nhìn thế giới với anh', Ding đề nghị, Lai Min đồng ý 3 ngày sau đó.
Khi đi qua nhiều tỉnh thành, họ trở nên nổi tiếng trên mạng. Chuyện tình của họ được lan truyền qua mọi ngõ ngách và được mọi người đặt tên 'cặp đôi chim cánh cụt'.
'Tôi muốn việc đi bộ thành trạng thái bình thường của cuộc sống. Khi chúng tôi di chuyển, khung cảnh thức dậy mỗi ngày luôn là những điều mới mẻ. Và điều đó thật ý nghĩa', Ding nói.
Bắt đầu từ Liễu Châu, Quảng Tây, Ding và Lai đi qua Đại Lý, Tây Tạng, Đôn Hoàng, sau đó quay trở lại điểm xuất phát qua Bắc Kinh và Hà Bắc. Hai người gọi chuyến đi là 'hành trình của trái tim'. Trong những tấm ảnh được người dân chụp lại, Lai Min luôn tràn ngập nụ cười hạnh phúc, khác hẳn với những ngày tháng mắc kẹt trong 4 bức tường.
Vì phải nghĩ đến chuyện ăn ở, trên hành trình này, nhiều lần anh Ding dừng lại để kiếm việc làm 1-2 tháng rồi mới tiếp tục di chuyển. Có lúc anh làm công nhân vệ sinh môi trường, khi lại xin gặt lúa, cắt cỏ... Những khoảng dừng này cũng là thời gian để Lai Min nghỉ ngơi. Hai người chỉ tiếp tục khi có được 3.000 – 5.000 tệ (khoảng 10-17 triệu đồng).
![]() |
Cặp đôi từ chối nhận tiền ủng hộ từ người hảo tâm. |
'Tất cả những nỗ lực của tôi là khiến Lai Min có những ký ức đầy màu sắc, ngay cả khi cơ thể không còn đi được nữa, những ký ức về trái tim vẫn có thể ở lại trên đường', Ding bày tỏ.
Sau khi kết thúc hành trình, ở quê nhà, họ mở một homestay để kiếm thêm tiền đi khắp thế giới. Mục tiêu cuối cùng của Lai Min là đến thảo nguyên châu Phi để xem sự di cư của động vật. Bên cạnh đó, cô còn muốn đến Nepal, châu Mỹ... nếu có đủ sức khỏe.
Sau khi móc xe lăn vào xe đạp, Ding đi bộ kéo bạn gái qua hơn 40.000 km. Cuối hành trình, Ding đã cầu hôn và nhận được cái gật đầu.
'Không còn gì quý hơn cuộc sống thuần khiết này. Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống và nghĩ nhiều hơn về tương lai. Và chắc chắn sẽ không còn một ý nghĩ tiêu cực nào cả nhờ người chồng tuyệt vời', Lai Min chia sẻ.
Cặp đôi yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên vào năm 2013, lúc đó Lâm Tĩnh Ân chỉ mới 17 tuổi.
" alt="Cùng bạn gái liệt nửa người đi phượt, cặp đôi nhận cái kết bất ngờ"/>Cùng bạn gái liệt nửa người đi phượt, cặp đôi nhận cái kết bất ngờ
Mới đây, trên diễn đàn về khách sạn, xuất hiện thông tin tố cặp đôi sinh năm 1991 vô văn hóa vì lén lút đưa chó cảnh vào khách sạn thuê phòng.
Sau khi thuê, cặp đôi này cạo lông chó, để thú nuôi của mình phóng uế lên ga giường trắng tinh, cắn nát đồ đạc trong phòng, tạo nên hình ảnh phản cảm, bừa bãi.
![]() |
![]() |
Cảnh tượng 'hãi hùng' khi hai vị khách rời đi |
Liên hệ với B.T - quản lý khách sạn này, chị chia sẻ, sự việc xảy ra tại Đà Nẵng. Đây là hai vị khách quê Nghệ An, đặt phòng qua hệ thống mạng.
‘Lần đầu, khách giấu giếm, đưa vật nuôi vào. Lễ tân phát hiện ra, thông báo khách sạn có quy định cấm, ngay cả nội dung đặt phòng trên mạng, khách sạn cũng lưu ý sẵn nhưng khách vẫn cố tình.
Họ cạo lông chó, xả từ phòng khách tới phòng tắm, làm bẩn hết phòng. Thời điểm trả phòng, nhân viên kiểm tra, phát hiện sự việc nên yêu cầu cặp đôi này thanh toán phụ phí dọn dẹp, vệ sinh.
Tuy nhiên, hai vị khách tỏ thái độ bất hợp tác. Họ cho rằng, đã thuê phòng, trong tiền phòng có phí dịch vụ vệ sinh. Việc dọn dẹp là trách nhiệm của phía khách sạn nên không thanh toán.
Cặp đôi còn dọa sẽ viết review xấu (cảm nhận) về khách sạn trên mạng. Cuối cùng, nhân viên đành để họ rời đi. Hành vi này thực sự vô ý thức’, chị B.T nói.
Sau lần đó, chị BT đã phản ánh lên hệ thống đặt phòng, vị khách này đã bị khóa tài khoản đặt. Tuy nhiên, lần thứ hai, vị khách đặt qua trang khác, tiếp tục đến khách sạn chị thuê phòng và tái diễn lại cảnh như lần 1.
![]() |
![]() |
Lần thứ 2 đến thuê phòng, vị khách vẫn tái diễn lại hành vi cũ |
‘Quan điểm của những người làm nghề dịch vụ nhà hàng, khách sạn, bao giờ cũng coi khách hàng là thượng đế. Chị B.T cho hay, 10 năm làm quản lý khách sạn, chị cảm thấy bức xúc với những trường hợp khách kể trên.
Quá trình khách lưu trú tại khách sạn, nếu phát sinh trục trặc, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ. Ngược lại, gặp khách có thái độ kể trên, thực sự mệt mỏi, tức nhưng không làm gì được’, B.T chia sẻ.
Cũng theo nữ quản lý khách sạn, ngoài việc thuê phòng, khi rời đi để lại bãi rác lớn trong phòng, một số vị khách còn lấy khăn lau mặt lau giầy, dép, lau vùng kín… Sau đó, khách sạn phải vứt những khăn bẩn đó đi.
Nếu khách sạn phản ánh, đề nghị nộp phụ phí dịch vụ, bao giờ khách cũng dọa nạt, đe sẽ gọi đến cơ quan ban ngành tố cáo… Nhiều khách sạn muốn yên ổn kinh doanh, đành im lặng.
Bên cạnh những sự cố trên, chị B.T cho biết thêm, một số khách còn đặt phòng 1 giường qua mạng. Trên đó có ghi rõ là phòng chỉ phục vụ cho 2 người.
Ngày nhận phòng, hai vợ chồng khách đến, mang theo 2 đứa con trên 12 tuổi. Nhân viên lễ tân nói sẽ phụ thu thêm 2 đứa con, đồng thời tư vấn gia đình khách nên chuyển sang phòng gia đình cho rộng rãi.
Mặc dù quy định rõ ràng như vậy nhưng vị khách nữ quay ra lớn tiếng, thóa mạ nhân viên và khẳng định, gia đình chỉ nhận phòng ban đầu đã đặt, không thanh toán thêm khoản phụ phí nào khác.
'Phần lớn, khách gây ra các vụ việc kể trên thường là khách Việt. Hoạt động, trong ngành này, chúng tôi luôn mong mang đến cho du khách những dịch vụ tốt nhất. Tuy vậy, hi vọng khách cũng giữ sự văn minh tối thiểu, tránh gây ra tình trạng phản cảm kể trên', chị B.T nói.
Từng là điểm nóng về ma túy ở vùng Tây Bắc, xã Hang Kia và Pà Cò nay đã được hồi sinh với nhiều tiềm năng về du lịch.
" alt="Cặp đôi lén lút mang chó vào khách sạn, khi ra về để lại 'bãi chiến trường'"/>Cặp đôi lén lút mang chó vào khách sạn, khi ra về để lại 'bãi chiến trường'