Giải trí

Năm 2017, Viettel đạt lợi nhuận gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-03-31 01:00:24 我要评论(0)

Tốc độ tăng trưởng viễn thông trong nước của Viettel gấp 2 lần mức trung bình thế giới,ămViettelđạtllaliga 2024laliga 2024、、

Tốc độ tăng trưởng viễn thông trong nước của Viettel gấp 2 lần mức trung bình thế giới,ămViettelđạtlợinhuậngầntỷđồngtălaliga 2024 còn các thị trường nước ngoài là gấp 6 lần. Năm 2017, lợi nhuận đạt được gần 2 tỷ USD trong bối cảnh đầu tư lớn cho 4G và thị trường Myanmar.

Năm 2017, Viettel đạt tổng doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2016; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%. Kết quả về lợi nhuận đạt được trong bối cảnh khá đặc biệt: Tập đoàn Viettel có đầu tư lớn trong năm cho mạng 4G và đầu tư mạng viễn thông có quy mô lớn nhất tại nước ngoài ở Myanmar. Nếu tính trong số các tập đoàn kinh tế Nhà nước, Viettel chiếm khoảng 60% tổng lợi nhuận của năm 2017.

{ keywords}

Trong khi đó, theo hãng nghiên cứu thị trường Ovum (Anh), mức tăng trưởng doanh thu bình quân năm 2016 của ngành viễn thông thế giới là 4%, còn lợi nhuận giảm 1,6%. Ở trong nước, dù thị trường đã dần bão hòa, mảng viễn thông của Viettel vẫn tăng trưởng 6,4% (gấp gần 2 lần trung bình của thế giới); còn đầu tư nước ngoài tăng trưởng 24,4%, gấp 6 lần trung bình thế giới,

Viễn thông trong nước đóng góp 65,6% trong tổng doanh thu của Tập đoàn; mảng đầu tư nước ngoài có tỷ trọng doanh thu ngày càng tăng với tỷ lệ năm 2017 là 13,55%.

Ở mảng nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 12.500 tỷ đồng; các thiết bị mạng lõi do Viettel sản xuất đã được đưa vào mạng lưới tại Việt Nam và cả thị trường quốc tế, trong đó có 300 trạm BTS 4G. Năm 2017, Viettel đã có 25 bằng sáng chế, gấp 3 lần năm 2016 và đứng thứ 3 cả nước. Lợi nhuận ở mảng nghiên cứu sản xuất cũng đạt tới 5.000 tỷ đồng.

{ keywords}

Bên cạnh kết quả kinh doanh, Viettel nộp ngân sách đạt 41.140 tỷ đồng - tăng 2,3%. Con số này tương đương tổng chi ngân sách trung ương cho 3 lĩnh vực sự nghiệp: giáo dục - đào tạo, dân số - y tế, và khoa học - công nghệ. Năng suất lao động đạt 3,09 tỷ đồng/người - tăng 20% so với năm 2016. Còn theo công bố từ Tổng cục thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 đạt 93,2 triệu đồng/người .

Tập đoàn Viettel được ghi nhận 3 chỉ số quan trọng trong các doanh nghiệp Việt Nam: doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất (Vietnam Report); doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính); doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất với 2,6 tỷ USD (Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh). Với giá trị này, thương hiệu Viettel được xếp hạng thứ 49 trong tổng số 50 thương hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới.

Năm 2017, Tập đoàn Viettel được Chính phủ công nhận là Doanh nghiệp Quốc phòng, An ninh. Với việc được công nhận là doanh nghiệp quốc phòng an ninh, Viettel còn có nhiệm vụ đến năm 2020, phải xây dựng thành công tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao với giá trị doanh thu từ nghiên cứu, sản xuất thiết bị quân sự của Viettel đạt 1 tỷ USD.

Năm 2018, Tập đoàn Viettel đặt mục tiêu doanh thu 277.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% so với năm 2017; lợi nhuận 45.500 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2017. Thuê bao 4G lũy kế đến cuối năm 2018 dự kiến đạt 17 triệu. Viettel đặt mục tiêu nâng cao chất lượng mạng lưới, đưa tốc độ data mạng 4G vào Top 10 của thế giới. Ở mảng đầu tư nước ngoài, Viettel sẽ khai trương dịch vụ di động tại Myanmar - thị trường quốc tế thứ 10.

Lợi nhuận 5.000 tỷ đồng từ nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ cao
Ngày 8/6/2017, Viettel cắt chuyển toàn bộ gần 80 triệu thuê bao di động sang hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel có tên gọi vOCS 3.0. Tính đến nay, hệ thống được coi là “trái tim của nhà mạng” này đã được Viettel triển khai tại 9 quốc gia với số lượng thuê bao quản lý là 150 triệu.

Viettel đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất OCS lớn nhất toàn cầu. Với việc tự nghiên cứu, phát triển hệ thống tính cước này, Viettel đã tiết kiệm được hơn 70 triệu USD (~ 1.600 tỷ VNĐ) chi phí đầu tư.

Năm 2017, 1.000 trạm BTS 4G do Viettel sản xuất cũng đã bắt đầu được đưa vào mạng lưới viễn thông của Viettel ở Đông Timor và Việt Nam.

Theo kết quả đo kiểm, thiết bị 4G của Viettel đạt 25/26 chỉ tiêu theo chuẩn của 3GPP, tổ chức duy nhất trên thế giới về chuẩn hoá các công nghệ mạng thông tin di động tế bào. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc Viettel chính thức tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị mạng viễn thông – một lĩnh vực mà hiện trên thế giới chỉ còn có 5 nhà cung cấp.

Ngoài ra, thiết bị báo hiệu cứu hộ trên biển là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế của Cospas-Sarsat, góp phần đưa Việt Nam vào top 5 các nước châu Á sản xuất được thiết bị này.

Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020, 70% hạ tầng viễn thông của Viettel sẽ do Viettel làm chủ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất. Tất cả các thành phần từ mạng lõi (vOCS, MSC, EPC, IMS), mạng truyền dẫn (Site Router) đến mạng truy nhập (eNodeB) của Viettel sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào.

Về quân sự, năm 2017, Viettel hoàn thành sản xuất 34.000 thiết bị thông tin, tổng đài, hàng chục radar (trong đó có sản phẩm sở hữu tính năng ngang tầm top đầu thế giới như ra-đa cảnh giới bờ có tính năng chiến - kỹ thuật tương đương dòng Score 3000 của khối NATO), 13.800 km cáp quang; 07 tổ hợp VUA-SC-3G; hệ thống tự động hóa chỉ huy tác chiến điện tử; hệ thống máy tính ảo phục vụ đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng.

Nguyễn Long

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 Hàng triệu người dùng trên khắp thế giới cho biết họ gặp phải vấn đề khi truy cập vào 2 mạng xã hội Facebook và Instagram.

Tối 20/11, nhiều người dùng khắp thế giới cho biết, họ không thể truy cập được Facebook. Việc truy cập vào website Facebook.com gặp khó khăn, có hiện tượng load chậm, bảng thông báo toàn màu trắng và những bài đã đăng trước đó của chính mình hoặc của người khác không thể xem và bình luận.

Không chỉ có Facebook, một ứng dụng khác của hãng này là mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram cũng gặp phải tình trạng tương tự.

{keywords}
Facebook gặp vấn đề nghiêm trọng từ thời điểm 20h ngày 20/11. Theo: Detector.com

Ghi nhận trên trang DownDetector cho thấy, sự cố với Facebook bắt đầu xảy ra từ 20h ngày 20/11 và cứ thế tăng dần lên về mức độ. Với Instagram, sự cố với mạng xã hội này cũng xảy ra tại thời điểm 20h ngày 20/11, tuy nhiên khác với Facebook khi số lời than phiền về sự cố của Instagram đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

{keywords}
Người dùng Instagram cũng gặp sự cố nghiêm trọng trong tối 20/11, tuy nhiên sự cố với Instagram có vẻ như đang dần được giải quyết. Theo: Detector.com

Nhìn vào bản đồ nhiệt của DownDetector, có thể thấy sự cố với Facebook chủ yếu diễn ra tại Mỹ, Châu Âu và một số quốc gia Bắc Mỹ. Sự cố này gần như không ảnh hưởng đến các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Các sự cố chủ yếu mà người dùng phản ánh về Facebook có 40% là do mất kết nối, 34% do không thể đăng nhập và 24% người dùng gặp vấn đề về việc xem ảnh.

{keywords}
Biểu đồ nhiệt cho thấy vùng ảnh hưởng của sự cố với Facebook (màu nóng hơn chịu tác động mạnh hơn). Theo: Detector.com

Đối với Instagram, mạng xã hội này gặp vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại bờ đông nước Mỹ và nhóm các nước Châu Âu bao gồm Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan. Người dùng tại Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hồng Kông, Singapore cũng ít nhiều gặp phải sự cố.

{keywords}
Biểu đồ nhiệt cho thấy vùng ảnh hưởng của sự cố với Instagram (màu nóng hơn chịu tác động mạnh hơn). Theo: Detector.com

Đa phần người dùng Instagram gặp phải vấn đề trong việc cập nhật news feed (chiếm 47% phản ánh), 27% cho biết không thể đăng nhập ứng dụng, trong khi 24% không thể truy cập phiên bản web của Instagram.  

Đây không phải lần đầu tiên sự cố trên diện rộng xảy ra với Facebook. Trước đó, vào khoảng 23h (giờ Việt Nam) tối ngày 11/10, nhiều người dùng khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam cũng phản ánh sự bất lực của mình khi cho biết không thể truy cập được vào Facebook.

Trọng Đạt - Kim Duyên - Trần Thanh Thủy

" alt="Facebook và Instagram bất ngờ sập tại nhiều nơi trên thế giới" width="90" height="59"/>

Facebook và Instagram bất ngờ sập tại nhiều nơi trên thế giới

Ông Lâm Quang Tùng, Giám đốc VTVLive.

Tại Hội thảo quốc tế Mạng xã hội và truyền hình vào sáng ngày 20/12/2018 tại Đà Lạt, ông Lâm Quang Tùng, Giám đốc VTVLive đã chia sẻ về mô hình truyền thông trong thế giới kết nối mà các đài truyền hình, các nhà sản xuất nội dung số cần quan tâm đến nếu muốn tăng lượng khán giả theo dõi các nội dung của mình.

Theo đó, số liệu mà Forbes công bố cho thấy, lượng dữ liệu mà người dùng tạo ra mỗi ngày khoảng 2,5 tỷ tỷ bytes. Trong hơn 2 năm vừa qua, người dùng đã tạo ra đến 90% lượng dữ liệu trên thế giới. Những mạng xã hội như Facebook hay YouTube không hề sản xuất bất cứ một nội dung nào, nhưng hàng ngày họ đang sở hữu một lượng nội dung rất lớn do người dùng mạng xã hội tạo ra.

Data Never Sleeps 5.0 cũng thống kê được rằng, mọi người liên tục tạo ra dữ liệu khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Có 527.760 bức ảnh được chia sẻ trên Snapchat mỗi phút. Hơn 120 người có công ăn việc làm tham gia LinkedIn. Mỗi phút có 4.146.600 video YouTube được xem, 456.000 tweet được gửi lên Twitter, 46.740 bức ảnh được đăng trên Instagram.

Mạng xã hội Facebook có 2 tỷ người hoạt động trên Facebook, mỗi giây có 5 tài khoản Facebook mới được tạo, hơn 300 triệu bức ảnh được tải lên mỗi ngày. Mỗi phút có 510.000 bình luận được đăng và 293.000 trạng thái được cập nhật

Instagram (thương hiệu nhánh của Facebook) có 600 triệu người dùng, trong đó có 400 triệu người hoạt động mỗi ngày. Mỗi ngày có 95 triệu hình ảnh và video được chia sẻ trên Instagram mỗi ngày100 triệu người dùng tính năng Stories của Instagram.

Việc ngày càng có nhiều người dành thời gian xem thông tin trên Facebook, YouTube đã tác động rất lớn tới ngành truyền hình. Trải nghiệm của người dùng đang thay đổi mạnh mẽ, con người không muốn xem và tiếp nhận thông tin một cách thụ động, mà họ còn muốn được chia sẻ thông tin mà họ có, tương tác với người khác, trao đổi quan điểm của họ về nguồn tin.

Trải nghiệm người dùng phân hóa, phân hóa trong yêu cầu về chất lượng nội dung, trải nghiệm người dùng và phương thức tiếp cận thông tin. Ví dụ để xem một chương trình thể thao chẳng hạn, trước đây người dùng thường băn khoăn chuyện nội dung đó được phát trên kênh nào, nay họ không quan tâm nội dung đó được phát kênh nào nữa mà người ta có thể dễ dàng tìm kiếm được các kênh khác để xem. Đối với những chương trình có bản quyền, ví dụ như ASIAD 2018 chẳng hạn, khi các đài truyền hình Việt Nam chưa có bản quyền thì người dân vẫn có cách tìm kiếm để xem từ các chương trình nước ngoài thông qua mạng Internet, mạng xã hội.

" alt="Hội tụ số đòi hỏi truyền hình phải định vị lại chuỗi giá trị trong hệ sinh thái truyền thông" width="90" height="59"/>

Hội tụ số đòi hỏi truyền hình phải định vị lại chuỗi giá trị trong hệ sinh thái truyền thông