Nhận định, soi kèo Delhi FC vs Real Kashmir, 15h30 ngày 22/3: Khó tin cửa dưới


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3: Cơ hội phục thù -
Căn hộ 1 phòng ngủ thiết kế không gian mở, phủ màu xanh lá khơi gợi xúc cảmCăn hộ 1 ngủ do chị và cộng sự hoàn thiện cách đây không lâu mang gam màu chủ đạo là xanh lá, kết hợp tông màu vàng gỗ và trắng nhận được khá nhiều khen ngợi.
Nữ kiến trúc sư tư vấn, nếu muốn một ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn bạn có thể ứng dụng màu sắc đồng bộ cùng một tông màu. Căn hộ có thiết kế mở, thông phòng ngủ, phòng khách và bếp. Ngoài ra, tối giản màu sắc, chi tiết là điều nên làm. Ví dụ như bạn có thể sử dụng những gam màu be, kem, trắng, vàng nhạt cho không gian dường như được mở rộng hơn về mặt thị giác.
Các căn hộ 1 phòng ngủ chủ yếu có diện tích nhỏ hơn nên đồ đạc phải được đơn giản hóa và giảm thiểu tối đa. Sử dụng quá nhiều đồ đạc sẽ khiến nhà trở nên khó sử dụng và bí bách. Việc bạn cần làm là kê các đồ đạc có cùng chức năng vào cùng một không gian để không làm mất đi sự cân bằng trong căn hộ của mình.
Căn hộ 1 phòng ngủ có thiết kế phòng ngủ rộng rãi, phòng khách liên thông với phòng bếp tiện nghi và sang trọng. Sàn lát gạch giả gỗ mát mẻ. Phòng ngủ được bố trí và sắp xếp đơn giản với những đồ nội thất cơ bản chính như giường, tủ, bàn làm việc, kệ trang trí… kiểu dáng nhỏ gọn không hoa văn phức tạp, giúp cho không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, nhẹ nhàng hơn.
Không gian đảm bảo sự cân bằng giữa gam màu nóng và gam màu lạnh.
Màu xanh mát lạnh như những miếng thạch trà xanh. Cửa mái vòm cuốn hút và mềm mại. Tất cả đã tạo nên cuộc sống nhiều cảm xúc cho gia chủ.
Quỳnh Nga
"> -
Ông Đỗ Hữu Cường, 63 tuổi, sống tại TP Thủ Đức nhớ lại, 4 năm trước, ông đột ngột bị mệt và phát hiện bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Chạy thận là phương án bắt buộc. Phòng chạy thận những ngày cuối năm“Nhà tôi cũng có người suy thận, chạy hơn 2 năm rồi mất. Mình bị bệnh này, sống thêm 1-2 năm làm gì, chết đi cho rồi. Tôi nhất quyết nằm lì ở nhà, không điều trị”, ông Cường chia sẻ.
Thận suy kiệt, không lọc bỏ được độc tố, ông mệt và đuối dần. Đến khi không đi đứng nổi, li bì, ông mới đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (khi đó là Bệnh viện Quận 2). “Lúc đó, mình sắp chết rồi”, ông Cường nhớ lại.
Ông Đỗ Hữu Cường, 63 tuổi, từ chối chạy thận trong thời gian đầu mắc bệnh Ông Cường được lọc máu ngay lập tức và nhanh chóng tỉnh táo, thoát cơn nguy kịch. Thế nhưng ông vẫn không chịu chạy thận mỗi tuần. Một bệnh nhân rất “lì”.
“Bác sĩ ở đây làm công tác tư tưởng rất nhiều ngày, động viên, phân tích mãi tôi mới xuôi lòng. Thế mà đến nay cũng được 4 năm rồi”.
Ông Cường là một trong khoảng 200 bệnh nhân tại Khoa Nội tiết - Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh hiện tại. Có lẽ nhờ tuân thủ điều trị, cơ thể của ông không bị ám màu xám xịt đặc trưng của người chạy thận lâu năm.
Đáng mừng hơn, ông vừa thoát khỏi Covid-19 sau 21 ngày điều trị. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có nguy cơ chuyển nặng rất cao khi nhiễm SARS-CoV-2.
“Tôi chạy thận trong bệnh viện dã chiến khi mắc Covid-19. Không có người thân, nhưng y tá, bác sĩ chăm sóc rất kỹ. Ăn uống, chích thuốc, chụp hình phổi, đều đặn. Vậy nên mình không bị triệu chứng. Rất may mắn”.
Ông nhẩm tính, sắp tới là cái Tết thứ 4 ông gắn bó với Khoa Thận nhân tạo, nhưng không vì thế mà ông buồn bã.
“Tết nhất mình cũng vào bệnh viện chạy thận khoảng 3-4 tiếng. Chạy xong khỏe khoắn lại về nhà nghỉ ngơi ăn Tết. Tôi chỉ tiếc không đi chơi xa hay du lịch được.
Nhưng tôi quen rồi, không có gì buồn đâu. Có thương thì thương bác sĩ với y tá, họ phải ở đây suốt 3 ngày Tết”, ông Cường nói.
Bác sĩ Liêu Thị Trúc Thanh hỏi thăm bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Bác sĩ CK1 Liêu Thị Trúc Thanh đã đón Tết tại khoa Khoa Nội tiết - Thận từ năm 2013. “Không năm nào, tôi không ở lại cùng bệnh nhân. Chúng tôi không buồn vì ăn Tết bệnh viện, chỉ thương bệnh nhân vì ai cũng khó khăn. Năm nào chúng tôi cũng tặng người bệnh ít gạo”, chị vui vẻ nói về “truyền thống”’ của khoa.
Bác sĩ Thanh cho hay, phần lớn bệnh nhân vào đây lần đầu đều ở tình trạng cấp cứu. Khi biết bị suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân thường có tâm lý tìm uống thuốc nam, thuốc bắc. Sau một thời gian, người bệnh suy hô hấp, phù phổi cấp, trào bọt hồng, vật vã và phải cấp cứu.
“Thế nhưng chỉ cần chạy thận khoảng 2 giờ, bệnh nhân hồi phục và tỉnh táo hoàn toàn. Khoa Thận nhân tạo có điểm hay là chúng tôi chứng kiến người bệnh hồi sinh như vậy, lần nào cũng rất vui”, chị Thanh chia sẻ.
Thế nhưng cũng tại nơi này, nỗi buồn trải dài theo năm tháng. Bác sĩ nhìn người bệnh lần lượt rời bỏ cõi tạm, nhìn người bệnh dằn vặt với số phận.
“Chạy thận, ai cũng khổ. Người giàu, chạy mãi, cũng thành nghèo”, bác sĩ Thanh cười buồn. Trong trí nhớ của chị, những mảnh đời bất chợt được tua lại…
Nhân viên y tế túc trực suốt thời gian chạy thận của bệnh nhân. “Trước đây, có một người đàn ông sinh khoảng năm 1970 vào viện. Người đó có gia đình nhưng vì mê bài bạc nên bị bỏ rơi, không ai chăm sóc.
Khi cấp cứu, phải mổ đặt catheter chạy thận, nhưng anh ấy không có tiền thanh toán. Chúng tôi quyên góp giúp được khoản này nhưng rồi lại không có tiền chạy thận. Hôm nào anh ấy gom đủ tiền thì chạy, có tuần chỉ 1 lần, rất mệt và khổ sở.
Chúng tôi lại nhờ Mạnh Thường Quân giúp đỡ và cố định được 2 lần chạy thận mỗi tuần cho anh. Kéo dài được 2 năm sau thì anh ấy buông tay, không còn đến bệnh viện nữa…
Ở đây cũng có bà cụ sống một mình trong nhà trọ, con ở xa lắm. Bà cứ xin tiền vòng vòng khắp nơi, khi nào đủ thì vào bệnh viện chạy thận. Khi nào không đủ tiền thì ở nhà chịu đựng. Chỉ 2 năm sau thì bà mất.
Thời gian đầu, tôi bị ám ảnh…
Họ sống được bao lâu sau khi bỏ chạy thận? Những ca này, khó lắm.. Không chạy thận một ngày đã mệt rồi”.
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối không đủ sức lao động và kiếm tiền. Họ phụ thuộc phần lớn vào kinh tế của người thân. Nhiều người phải ngưng điều trị vì không trang trải được chi phí, dù Bảo hiểm y tế đồng chi trả.
Khoa Nội tiết - Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh có 33 máy chạy thận, phục vụ khoảng 120-130 bệnh nhân mỗi ngày. Thứ 2-4-6 chạy 3 ca. Thứ 3-5-7 phải chạy cả ca 4 (đến gần nửa đêm) do số lượng bệnh suy thận giai đoạn cuối ngày càng tăng.
Ở đây có 33 máy chạy thận nhân tạo. Trong dịch Covid-19 vừa qua, bác sĩ Thanh và đồng nghiệp đã xây dựng quỹ Màng lọc không đồng cho người chạy thận mắc Covid-19, đỡ được gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân.
“Màng lọc thông thường dùng được 6 lần. Chạy thận trong khu cách ly không có hệ thống rửa màng lọc chuẩn theo quy định nên mỗi màng lọc chỉ dùng 1 lần để tránh lây nhiễm. Mỗi cái khoảng 300.000 đồng, người nghèo lấy đâu ra tiền mà trả. Vậy nên chúng tôi đã kêu gọi và hỗ trợ trên 500 màng lọc miễn phí...”, bác sĩ Thanh kể.
Đó là niềm vui kéo dài đến những ngày cuối năm, khi màng lọc 0 đồng vẫn đang tiếp tục sứ mệnh của mình với người chạy thận mắc Covid-19.
Trong khi đó, ở góc phòng, C.H.M đang co quắp chịu đựng từng cơn ho. M. 20 tuổi nhưng chỉ nặng trên 20kg, dáng vóc như học sinh lớp 5.
M. được chăm sóc ở Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật và mồ côi Thị Nghè nhiều năm qua. Mắt em không còn thấy gì, tai bị lãng, người ốm yếu. M. chạy thận suốt tuổi thơ ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Khi đủ 18 tuổi, em chuyển về Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp tục hành trình.
Bệnh nhân C.H.M, 20 tuổi nhưng nhỏ bé như học sinh tiểu học. “Bình thường M. vui và ngoan ngoãn. Hôm nào đau trong người, em lại cau có, nóng nảy với mọi người. Mình hiểu và thông cảm được vì em khó chịu, đau đớn.
M. bị nhiều bệnh, ốm yếu, dị tật bẩm sinh, chạy thận mười mấy năm qua, nhưng chắc chắn rằng em được các cô bảo mẫu chăm sóc rất tốt. Nếu không, em sẽ khó duy trì được đến bây giờ", bác sĩ Thanh chia sẻ.
Ngày thường cũng như ngày tết, M. sẽ được cô bảo mẫu đi cùng xe của Trung tâm Thị Nghè đưa đến bệnh viện, chờ M. suốt thời gian lọc máu...
"Cứ khỏe lại là M. lại tươi vui, thương lắm”, bác sĩ Thanh im lặng khi được hỏi về tiên lượng thời gian sống còn của M.
M. là "bệnh nhi" duy nhất của Khoa Nội tiết - Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và nhận được quan tâm đặc biệt của mọi người, từ bác sĩ đến người bệnh.
Trần phòng chạy thận vẽ bầu trời xanh rất cao và rộng. Đó là hình ảnh duy nhất bệnh nhân chạy thận có thể ngắm nhìn suốt 3-4 giờ lọc máu, nhắc nhở họ rằng, “phía trước là bầu trời” - một điều dưỡng giải thích.
Chặng đường của người suy thận giai đoạn cuối, nhờ vậy, bớt gian nan hơn. Bởi lẽ, ở đây không chỉ có nỗi xót xa mà rất ấm tình người.
Linh Giao
'Bệnh viện mở rồi, mẹ chạy thận đỡ cực hơn!'
Bệnh viện quận, huyện ở TP.HCM mở cửa đón bệnh nhân trở lại mở ra cơ hội cho người bệnh suy thận vốn đã rất nhiều vất vả, thương tâm.
"> -
Đất nước coi CovidNhà ga trung tâm ở Thủ đô Copenhagen
Tại Thủ đô Copenhagen, mọi người chen chúc trên tàu điện ngầm, xe buýt và vào các cửa hàng, không đeo khẩu trang.
Ngay cả biến thể BA.2 (thuộc Omicron) dễ lây truyền hơn đang thống trị ở Đan Mạch cũng không thể khiến mọi người bi quan. Tyra Grove Krause, Giám đốc Phòng chống lây nhiễm tại Cơ quan Bệnh truyền nhiễm SSI của đất nước, nhận định, không có cách nào khác ngoài việc để làn sóng mới "chạy qua dân".
“Với Omicron, không thể ngăn chặn sự lây lan, ngay cả với các hạn chế nghiêm ngặt”, bà Krause nói. Bà dự đoán khả năng miễn dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng cao của Đan Mạch sẽ đẩy làn sóng mới nhất suy giảm vào giữa tháng 2. Covid-19 hiện đã giống với bệnh cảm thông thường.
Stine Thrane Andreasson, sinh viên, chia sẻ: “Thật tuyệt vời. Tôi rất vui và như trẻ lại khi có thể ra ngoài và làm tất cả những việc từng làm. Tôi không nghĩ các hạn chế sẽ sớm được gỡ bỏ như vậy”.
Nhưng Andreasson vẫn đang làm quen với sự tự do mới. “Có cảm giác như bạn đang làm điều gì đó bất hợp pháp khi vào cửa hàng mà không đeo khẩu trang”, cô nói.
Đan Mạch từng áp dụng chính sách tự do như vậy vào tháng 9 cho tới khi thay đổi hoàn toàn do Omicron tấn công vào cuối năm 2021.
Bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát và các điểm hòa nhạc đều đóng cửa trong Giáng sinh. Hầu hết mọi nơi đều yêu cầu khẩu trang và hộ chiếu vắc xin. Không rõ về biến thể mới, Đan Mạch không muốn hệ thống y tế trở nên quá tải.
Tại chợ cá ở Copenhagen
Michael Bang Petersen, Giáo sư khoa học chính trị và cố vấn chính phủ, đánh giá: “Trong suốt đại dịch, dữ liệu của chúng tôi cho thấy nỗi lo chính của người Đan Mạch không phải là sức khỏe của họ mà là bệnh viện bị quá tải”.
Jens Flinck Bertelsen, kiến trúc sư đang làm việc ở trung tâm Copenhagen, nói, có một "cảm giác mâu thuẫn", giữa tỷ lệ lây nhiễm cao hiện nay và các hạn chế đã được dỡ bỏ.
“Nhưng tôi tin tưởng các nhà chức trách nắm bắt được tình hình. Dù số ca nhiễm rất cao và có nhiều người phải nhập viện, nhưng hệ thống y tế sẽ không quá tải nếu chúng ta mở cửa".
Đan Mạch đã phát triển tốt trong thời kỳ đại dịch. Đan Mạch đứng đầu bảng xếp hạng về thành tích kinh tế 2 năm qua trong danh sách 23 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Tỷ lệ tử vong trên một triệu dân là 640 người, khoảng một nửa mức trung bình của Tây Âu.
Các chuyên gia Đan Mạch lạc quan rằng Omicron báo trước “khởi đầu sự kết thúc” của giai đoạn cấp tính đại dịch Covid-19.
Số người tử vong vì Covid-19 ở Đan Mạch luôn rất thấp trong 2 năm qua, chưa tới 40 ca/ngày. Ngày 1/2 có 45.000 ca nhiễm mới nhưng chỉ có 15 người mất.
Hơn 80% dân số đã tiêm đủ 2 mũi, 60% đã tiêm mũi tăng cường.
An Yên(Theo Telegraph)
Bệnh nhi nhiễm 3 chủng nCoV khác nhau trong 1 năm
Cậu bé người Israel, 11 tuổi, đã mắc phải 3 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau.
">