
Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện trong trường hợp nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại…
Đó là quy định trong Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
 |
(Ảnh minh họa) |
Nghị định này quy định về việc sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công gồm: Đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng (trừ nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa; nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ chộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp); xe ô tô; máy móc, thiết bị và tài sản công khác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Được phép bán nhà, đất dôi dư của cơ quan nhà nước
Nghị định quy định rõ các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại, gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; Hình thức khác.
Trong đó, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện trong 2 trường hợp: Nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại; Tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được thực hiện trong các trường hợp: Nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại; tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu hồi nhà đất công sử dụng sai mục đích
Nghị định 167 cũng quy định rõ đối với trường hợp xử lý nhà, đất sử dụng không đúng quy định. Theo đó, đối với nhà, đất đã bố trí làm nhà ở không đủ điều kiện chuyển giao về địa phương quản lý theo quy định, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện di dời các hộ gia đình, cá nhân ra khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất để sử dụng đúng mục đích. Việc hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân phải di dời (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm đề nghị tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nơi có nhà, đất (tổ chức dịch vụ công về đất đai hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cơ cấp huyện) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trường hợp sử dụng toàn bộ cơ sở nhà, đất hoặc một phần cơ sở nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức sử dụng khác không đúng quy định mà có thể tách phần diện tích sử dụng không đúng quy định thành cơ sở độc lập thì xử lý thu hồi theo quy định.
Trường hợp sử dụng một phần cơ sở nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức khác không đúng quy định mà không thể tách phần diện tích sử dụng không đúng quy định thành cơ sở độc lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định.
Sau khi chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nộp toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết không đúng quy định vào ngân sách trung ương (đối với nhà, đất thuộc trung ương quản lý), vào ngân sách địa phương (đối với nhà, đất thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hồng Khanh

Vay vốn nhà ở xã hội: Chờ đến bao giờ?
Chính sách về vốn cho nhà ở xã hội đã được xây dựng hơn nhưng đến nay thực tế vốn chưa có khiến người mua nhà mòn mỏi chờ
" alt=""/>Nhà đất công dôi dư sẽ được xử lý như thế nào?

Game mobile tăng trưởng mạnh (Ảnh minh họa: Internet)Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người dân phải giãn cách xã hội, việc chơi game di động thu hút nhiều người chơi mới và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này khiến cho thị trường game bùng nổ.
Theo báo cáo thị trường game toàn cầu của NewZoo, tổng doanh thu ngành công nghiệp game toàn cầu năm 2020 đạt 159,3 tỷ USD, tăng trưởng 9% so với 2019.
Phân nửa doanh thu này thuộc về mảng game di động. Theo đó, game di động cho tablet và smartphone đạt tổng doanh thu 77,3 tỷ USD, riêng nhóm game di động cho smartphone tăng trưởng doanh thu theo năm 15,8%.
Châu Á là thị trường game lớn nhất khi chiếm gần nửa tổng doanh thu và thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường game có tiềm năng trong khu vực châu Á. Các số liệu gần đây cũng cho thấy thị trường game ở Việt Nam có tiềm năng lớn và đã có nhiều đột phá trên thị trường thế giới.
Năm 2019, Niko Partners - một công ty chuyên nghiên cứu thị trường châu Á đưa ra ước tính doanh thu thị trường PC là 477,6 triệu USD và thị trường mobile là 263 triệu USD ở Việt Nam.
Một báo cáo khác của Adsota trong năm 2020 cho thấy, Việt Nam là thị trường game đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á về mặt doanh thu và đứng thứ 27 thế giới trong năm 2019. Công ty này cũng dự đoán Việt Nam sẽ có khoảng 40 triệu người chơi game mobile vào năm 2020.
Cơ hội cho game Make in Vietnam
 |
Cứ mỗi 25 game được tải về thì có 1 game do công ty Việt Nam sản xuất (Nguồn: App Annie - 2020) |
Từ cú hích Flappy Bird năm 2015 đến nay, danh sách các công ty game đứng đầu khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương về lượng tải game 2021 trên toàn cầu do App Annie công bố đã có đến 5 công ty đến từ Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng của App Annie 2020, các công ty game Việt Nam đứng thứ 7 về lượt tải game nhiều nhất trên thế giới. Cứ mỗi 25 game được tải thì có một game do công ty Việt Nam sản xuất.
Dù có nhiều tiềm năng, nhưng việc phát triển của ngành game tại Việt Nam cũng có một số rào cản nhất định. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) cho biết: “Dù là ngành kinh doanh giàu tiềm năng, và thực tế đang là ngành duy nhất xuất khẩu được sản phẩm nội dung số của Việt Nam ra thế giới, nhưng chơi game, làm game hay kinh doanh game ở Việt Nam chưa nhận được cái nhìn tích cực và thiện cảm từ xã hội”.
Ông Nguyễn Quang Đồng cũng cho rằng, các sự kiện trong ngành như Think Games Vietnam có thể giúp xã hội có những hiểu biết và cái nhìn tích cực hơn. “Giải toả những hiểu nhầm, phá đi những định kiến, gỡ bỏ những rào cản về pháp lý và có những chính sách mang tính khuyến khích sẽ là những cú hích mạnh thúc đẩy ngành game phát triển”, ông nói.
Về phần mình, ông Hoàng Lê Vinh, Giám đốc bộ phận Game và Simulation tại Amanotes cũng chia sẻ, điều ngành game đang thiếu chính là một môi trường mà ở đó những bài học được chia sẻ lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau phát triển tốt hơn, có như vậy thì một hệ sinh thái về game mới được củng cố và phát triển hơn nữa. Vị này cũng kỳ vọng, cộng đồng game sẽ được xây dựng ngày càng mạnh mẽ hơn để đem đến thị trường thế giới nhiều tựa game hay mang thương hiệu Việt Nam.
Nhằm xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái game vững mạnh tại Việt Nam, Google tổ chức chuỗi sự kiện trực tuyến Think Games Vietnam với 16 phiên trình bày và thảo luận dài 90 phút mỗi ngày. Tại chuỗi sự kiện, các cá nhân và công ty game sẽ được tập trung nâng cấp năng lực, tìm kiếm nguồn tài chính, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái ngành game lành mạnh và bền vững tại Việt Nam." alt=""/>Cơ hội của game Make in Vietnam