Các cuộc tấn mạng ngày càng có chủ đích hơn
Báo cáo cũng chỉ rõ, với các cuộc tấn công ngày càng có chủ đích hơn như kiếm tiền, phá hoại vì lý do chính trị, kinh tế hay ẩn náu để lấy cắp thông tin lâu dài…, khả năng phát hiện ra mình bị tấn công, bị xâm nhập đóng một vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống phòng thủ.
Việc xây dựng các Security Operation Center - SOC (Trung tâm hoạt động an ninh - PV) “đắt đỏ” cũng có một mục tiêu chính là phát hiện sớm tấn công trước khi tin tặc chuyển qua giai đoạn lấy cắp tài sản hoặc phá hoại.
Tấn công có chủ đích thường chỉ có thể bị phát hiện dựa vào thông tin của nhiều hệ thống khác nhau như phát hiện tấn công theo định danh; theo hành vi bất hường; từ các hệ thống thành phần như truy cập web,nhận email; từ quan sát khi truy cập ra máy tính có độ tin cậy thấp...
“Liên kết nhiều thông tin “yếu ớt” về khả năng bị xâm nhập nhằm đưa ra một kết luận để tiến hành điều tra là một công việc khó, đòi hỏi một hệ thống phức hợp từ cung cấp thông tin đến phân tích khối dữ liệu lớn, thậm chí không lồ”, đại diện VNISA phía Nam cho hay.
Mặt khác, thông tin được mã hoá khi chuyển trên mạng (ví dụ qua HTTPS) để bảo vệ tính bí mật, tính riêng tư của thông tin cũng làm cho công tác phát hiện tấn công thêm khó khăn, nhất là khi lượng thông tin được mã hoá trên Internet đã vượt qua 50% của tổng số thông tin.
Việc không thể hoặc rất khó khăn “quan sát” được thông tin trong các gói tin mã hoá làm tăng thêm khó khăn phát hiện tấn công mạng. Nếu tin tặc sử dụng các phương pháp như Diffie-Helman để tạo khoá và mã hoá mã độc chuyển giao giữa trung tâm và máy nạn nhân thì các hệ thống phát hiện mã độc trên đường truyền sẽ hoàn toàn bị loại bỏ. “Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên trước con số 41% cuộc tấn công được bản thân nạn nhân phát hiện ra khi mà thiệt hại đã xảy ra”, đại diện VNISA phía Nam chia sẻ.
Từ những phân tích trên, VNISA phía Nam cho rằng, khả năng phát hiện bị tấn công được cải tiến, nhưng còn xa với mong đợi và ngày càng khó khăn hơn với sự phổ cập của mã hóa thông tin. Và mặc dù các công cụ ngày càng được cải tiến, đặc biệt là các hệ thống giám sát an toàn mạng - SIEM ngày càng phát triển và rất “đắt đỏ”, vai trò của kỹ sư giám sát ATTT vẫn ngày càng quan trọng.
“Kiến thức, kỹ năng, sự nhạy bén vẫn là những yếu tố quan trọng nhất của một cán bộ giám sát ATTT để có thể phát hiện ra các cuộc tấn công có chủ đích và đào tạo cho nguồn nhân lực này, hơn bao giờ hết là rất cấp thiết đối với chúng ta”, đại diện VNISA phía Nam nhấn mạnh.
Số lượng mã độc mới tăng 36% trong năm 2016
" alt=""/>Vai trò của kỹ sư giám sát ATTT ngày càng quan trọngNhóm kín trên Facebook, có tên gọi "Pantsuit Nation" (tạm dịch "Quốc gia vest nữ") bắt đầu như một câu lạc bộ người hâm mộ bà Clinton, nhưng hiện đã biến đổi thành một phong trào thực sự.
Chỉ một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Pantsuit Nation đột nhiên được yêu thích một cách đặc biệt, thu hút tới gần 2 triệu thành viên và tạo ra hashtag #pantsuitnation gây chú ý trên Twitter. Chỉ trong 24 tiếng đồng hồ qua, số lượng thành viên của nhóm kín đã tăng gấp đôi và thậm chí một trang Facebook riêng rẽ, công khai có tên Pantsuit Nation cũng xuất hiện với ít thành viên hơn.
Trong một mùa bầu cử đầy gay cấn như hiện nay, Pantsuit Nation mang tới một không gian an toàn, nơi những người hâm mộ có thể kể các câu chuyện riêng tư và ca ngợi ứng cử viên tổng thống yêu thích của họ.
"Tôi lớn lên ở South Carolina, là con gái duy nhất trong một đại gia đình những người Công giáo da trắng bảo thủ. Tôi là kẻ 'lạc loài' trong gia đình trong cuộc bầu cử này. Điều đó có một chút cô đơn, một chút sợ hãi", một thành viên viết.
Một thành viên khác của nhóm kín đã cho đăng tải một bức ảnh chụp 2 cô gái trẻ mặc trang phục Halloween và viết: "Nam giới. Chủ sở hữu súng. Chủ doanh nghiệp. Thành viên đảng Cộng hòa. Tôi sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton. Tại sao? 2 lí do".
Tài khoản của nhóm kín trưng ra các bức ảnh chụp bà Clinton che phủ dòng chữ "Tổng thống của nước Mỹ". Các thành viên cũng cho đăng tải những bức ảnh chụp bản thân họ khoác lên mình sticker "Tôi đã bầu" và bày tỏ sự vui mừng trước các bình luận của những thành viên khác.
Theo hãng thông tấn CNN, Pantsuit Nation được Libby Chamberlain, một cư dân ở bang Maine, khởi xướng sau cuộc tranh luận tổng thống gần đây nhất. Mục đích ban đầu của nhóm là vận động mọi người cùng mặc vest nữ vào ngày bầu cử để tỏ sự ủng hộ bà Clinton. Theo quan điểm của bà Chamberlain, việc mặc vest, thứ trang phục thường chỉ được coi là phù hợp với cánh mày râu, sẽ giúp phụ nữ phá bỏ định kiến về giới tính.
"Đó là một biểu tượng có thể đã mất ở những phụ nữ trẻ hơn. Vì vậy, tôi muốn làm thứ gì đó để vực dậy biểu tượng này cũng như mọi thứ tôi cho là thể hiện người theo thuyết nam nữ bình quyền, ủng hộ bà Clinton", cử tri Chamberlain giải thích.
![]() |
Các bộ vest thể hiện phong cách thời trang đặc trưng của nữ ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: CNET |
Pantsuit Nation không phải là nơi duy nhất tán dương các bộ vest của bà Clinton. Tài khoản @hillarystreetstyle trên Instagram cũng cho đăng tải các hình ảnh bà Clinton cùng các ngôi sao giải trí như Selena Gomez và David Bowie diện trang phục theo phong cách tương tự. Ca sĩ Beyonce và vũ đoàn múa phụ họa đã diện vest biểu diễn trong một buổi gặp gỡ cử tri của bà Clinton hồi tuần trước. Một phụ nữ 102 tuổi cũng trở nên nổi tiếng trên mặt báo khi tới điểm bỏ phiếu trong bộ vest trắng để bầu cho bà Clinton, nữ ứng viên tổng thống đầu tiên của một đảng chính trị lớn ở Mỹ.
Tương tự, những người ủng hộ Donald Trump cũng dự kiến sẽ thể hiện sự trung thành với ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ vào ngày bầu cử thông qua trang phục. Một số người hâm mộ nói họ sẽ diện đồ màu đỏ trong khi số khác có thể đeo cà vạt theo phong cách đặc trưng của ông Trump.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt=""/>Cử tri Mỹ lập nhóm kín trên Facebook ủng hộ Hillary ClintonVụ thâu tóm Aixtron SE, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Đức, của công ty Trung Quốc Fujian Grand Chip vấp phải hàng loạt rào cản từ các nhà chức trách.
Thứ Sáu tuần trước, Aixtron SE cho biết vừa được Ủy ban về Đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) thông báo về “các quan ngại an ninh quốc gia Mỹ về giao dịch đề xuất chưa được giải quyết”. Tháng 10/2016, Bộ Kinh tế Đức cũng rút lại quyết định phê chuẩn cho Fujian Grand Chip của Trung Quốc mua lại Aixtron.
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Đức nói CFIUS đề nghị các bên “từ bỏ toàn bộ giao dịch” và nhà chức trách lên kế hoạch đề nghị Tổng thống Barack Obama cấm thương vụ diễn ra vì không có biện pháp nào để giảm thiểu lo ngại.
" alt=""/>Mỹ ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm hãng công nghệ Đức