Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2

Bóng đá 2025-02-06 03:17:03 82
èogócArsenalvsManCityhngàkết quả premier league   Phạm Xuân Hải - 02/02/2025 05:25  Kèo phạt góc
本文地址:http://casino.tour-time.com/html/15a990002.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới

{keywords}Cuộc đọ sức với Viettel là trận đấu cuối cùng của Quang Hải ở sân chơi V-League
{keywords}
Quang Hải quyết cháy hết mình cho lần sau cuối
{keywords}
Cầu thủ mang áo số 19 không chiến với người đồng đội ở tuyển Việt Nam, Nguyễn Hoàng Đức
{keywords}
Quang Hải chơi trọn vẹn 90 phút. Anh chia sẻ: "Đây là trận đấu khó khăn với Hà Nội FC, quan trọng hơn cả là cả đội đã nắm tay chiến đấu tới phút cuối cùng và giành trọn 3 điểm. Tôi vẫn còn một trận đấu nữa ở Cúp quốc gia cùng Hà Nội FC nhưng đây là trận đấu cuối cùng ở V-League. Tôi nghĩ rằng không gì hạnh phúc bằng giành 3 điểm ở trận V-League cuối cùng. 3 điểm này dành tặng người hâm mộ thủ đô, mong mọi người luôn ủng hộ CLB trong thời gian tới"
{keywords}
Dù không có bàn thắng nhưng anh vẫn trở thành tâm điểm
{keywords}
Giới truyền thông quan tâm đặc biệt tới Quang Hải. Cầu thủ mang số 19 nói: "Tôi rất xúc động. Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn dành sự ưu ái, động viên cho tôi. Hôm nay, tôi phải gửi lời cảm ơn đồng đội dù trong hoàn cành nào cũng nắm chặt tay nhau vượt qua"
{keywords}
Hiện cầu thủ quê Đông Anh, Hà Nội vẫn chưa tiết lộ bến đỗ mới của mình
{keywords}
Quang Hải bắt tay từng thành viên đội bóng
{keywords}
Và vẫy tay chào người hâm mộ
{keywords}
Ngôi sao số 1 CLB Hà Nội mắt đỏ hoe vì xúc động
{keywords}
Anh cũng cởi áo thi đấu tặng cho người hâm mộ
{keywords}
CLB Hà Nội có lẽ rất khó tìm được người thay vị trí của Quang Hải. Về phần mình, tiền vệ sinh năm 1997 tri ân đội bóng: "Hai năm qua, Hà Nội FC chưa có thành tích tốt nhưng tôi nghĩ Hà Nội FC là đội có truyền thống, khi sự tự tin trở lại sẽ giành vị thế xứng đáng với những gì xây dựng trong nhiều năm qua. Động lực từ CĐV sẽ giúp đội giành những chiến thắng".

S.N

HLV Hà Nội: Ở V-League không ai thay được Quang Hải

HLV Hà Nội: Ở V-League không ai thay được Quang Hải

HLV Chun Jae Ho rất tiếc nuối khi không thể tiếp tục làm việc với một cầu thủ đẳng cấp như Nguyễn Quang Hải.

">

Quang Hải bật khóc, hành động đẹp với CĐV trận chia tay Hà Nội

Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2

Trường quốc tế dạy chương trình gì?

Theo thống kê của CIS - Hội đồng các trường quốc tế - một tổ chức uy tín về giáo dục quốc tế, có 14 chương trình quốc tế đang được giảng dạy phổ biến, gồm: GCE Advance Level (Alevel), Advance Placement (AP), Advance International Certificate of Education (AICE), Advance Subsidiary (AS Level), Genaral Cert of Secondary Education (GCSE), IB Related Programme (CP),  IB Diplomma Programme (DP), International Programme Curiculum (IPC),  IB Middle Year Progamme (MYP), IB Primary Years Progamme (PYP), Cambridge ICGSE, International Middle Years Curiculum (IMYC), Monterssori và Cambridge-U.

Có thể thấy hầu hết chương trình này đều được xây dựng trên chương trình khung quốc gia của Anh (có định hướng mở) hoặc chương trình tú tài quốc tế IB.

Các cơ quan quản lý ở Hà Nội và TP.HCM thì dùng cụm từ " trường có yếu tố nước ngoài” để định danh kiểu trường này.

Trong danh sách 21 trường có yếu tố nước ngoài được Sở GD-ĐT TP.HCM niêm yết trên website, dù là trường do nhà đầu tư trong nước hay quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn, dù dạy theo chương trình Việt Nam hay chương trình của nước ngoài, hầu hết các trường đều có chữ quốc tế trong tên gọi của mình (16/21 trường). Ở Hà Nội, một quan chức giáo dục cho hay, Thủ đô có 11 trường quốc tế, trong khi  số trường gắn chữ "quốc tế" nhiều hơn thế. 

Học phí quốc tế đắt đỏ ra sao?

Hai trường Trường quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS) và Trường Quốc tế Hà Nội (HIS) là những trường quốc tế dạy chương trình đa dạng như: IBDP, IBMYP, IBPYP.

Đây cũng là các trường có mức học phí hàng năm lên tới 400-500 triệu đồng với bậc tiểu học, 600-750 triệu đồng với các bậc cao hơn. Cùng phân khúc học phí đó và dạy các chương trình của Anh còn có Trường Quốc tế Anh (BIS), Trường Quốc tế Anh Việt (BVIS) và Trường TH School. Còn ở TP.HCM phải kể đến Trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Trường Quốc tế TP.HCM, Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn,v.v...

Năm nay, ở Hà Nội xuất hiện thêm một trường quốc tế Malaysia dạy theo chương trình của Anh là Trường Quốc tế ParkCity và học phí cũng thuộc hàng "đắt đỏ" tốp đầu. Còn ở TP.HCM, một trường phổ thông vừa được mở trong lòng trường ĐH (Tôn Đức Thắng) cũng có tên "quốc tế" là trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan.

Những trường "có yếu tố nước ngoài" thuộc loại hình trường tư thục và do đó không bị khống chế mức trần học phí. Có thể nói, mức học phí này được điều tiết theo "thị trường bất đối xứng". Thậm chí, các nguyên tắc của kinh doanh được áp dụng triệt để. Tháng 6 vừa qua, một cơ sở của Trường Quốc tế Singapore tại TP. Đà Nẵng thu "phí tiền cọc" bị phụ huynh phản đối vì cho rằng ngoài luật, thậm chí có yếu tố "chiếm dụng vốn". Đại diện trường dẫn luật Dân sự ra và sau đó thì trường từ chối cung cấp dịch vụ giáo dục cho phụ huynh.

Trường "có yếu tố nước ngoài" ở Việt Nam được kiểm định ra sao?

Một tiêu chí khác để xem xét “tính chất quốc tế” là các trường gia nhập và được các tổ chức kiểm định về chất lượng giáo dục công nhận như thế nào.

Chẳng hạn, theo thông tin trên website của Hội đồng các trường quốc tế CIS, Hà Nội có 6 trường thành viên, trong đó 3 trường đã được tổ chức này kiểm định; còn TP.HCM có tới 12 trường thành viên và 9 trường trong số đó đã được CIS kiểm định.

Cụ thể ở Hà Nội có các trường Trường Quốc tế Anh Việt (BVIS), Trường quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS), Trường Quốc tế Hà Nội (HIS) được kiểm định; 3 trường thành viên còn lại gồm Trường Song Ngữ Liên Cấp Quốc Tế Gateway, Trường Vinschool Times City và Trường PTLC Vinschool The Harmony đang trong tiến trình chờ kiểm định.

Tại TP.HCM, 3 trường thành viên của CIS nhưng chưa được tổ chức này kiểm định gồm: Trường PTLC Vinschool Central Park, Trường Quốc tế Á Châu và Trường Quốc tế Bắc Mỹ.

Còn lại 9 trường thành viên được tổ chức này kiểm định gồm:  Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AIS), Trường Quốc tế Úc (AISVietnam), Trường quốc tế Anh (BIS), Trường quốc tế Việt Anh, Trường quốc tế Âu châu, Trường quốc tế TP.HCM, ISHCMC - American Academy, Trường quốc tế Sài Gòn Pearl (SSP), Trường quốc tế Khai Sáng,

Có một số trường không tham gia CIS và do CIS kiểm định, nhưng lại được kiểm định bởi những tổ chức khác như Trường Quốc tế Mỹ (TAS), Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) được kiểm định bởi Hiệp hội các trường Phổ thông và Đại học miền Tây Hoa Kỳ (WASC).

Trường song ngữ trong xu thế "quốc tế hoá"

Nếu như cụm từ “xã hội hoá giáo dục” xuất hiện phổ biến từ thời kinh tế mở cửa thì đến giờ, đi cùng với các nhà đầu tư giáo dục là cụm từ “quốc tế hoá”. Với tính chất năng động nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của phụ huynh, các trường tư thục đã bổ sung chương trình bổ trợ bên cạnh việc bắt buộc giảng dạy theo chương trình của Bộ GD-ĐT.

Đó là các chương trình song ngữ Cambridge - thường được biết tới với cái tên hệ Cam. Không chỉ trường tư thục, một số trường công của Hà Nội còn được “mở cửa” để đưa chương trình song bằng vào. Kết thúc phổ thông, ngoài bằng THPT Việt Nam học sinh còn tham gia các kỳ thi để lấy chứng chỉ tú tài quốc tế Alevel. Chi phí đi học hằng năm ở các trường này dao động từ hơn 100 triệu đến 200 triệu đồng.

Có những trường về bản chất là trường song ngữ như Gateway nhưng đăng ký tên là quốc tế và chủ động tham gia vào hệ thống chờ kiểm định quốc tế.

Không tham gia vào CIS, cũng chẳng gắn chữ quốc tế vào tên, nhưng một  trong những trường day song ngữ khác của Việt Nam sớm đón đầu xu hướng “quốc tế hoá” là trường Nguyên Siêu đã chính thức gia nhập hệ thống các trường phổ thông quốc tế của ĐH Cambridge Vương quốc Anh (bậc Trung học và bậc Tiểu học) với mã số trường là VN236.

Có trường gắn từ quốc tế hẳn hoi, vào website của trường còn viết sai chính tả phần tiếng Việt (ví dụ phần giới thiệu có câu "Chương trình học giúp các em không nản trí khi thất bại").

Để kể tới một biểu hiện của xu hướng "quốc tế hoá" trong giáo dục phổ thông, giới nghiên cứu còn xem xét cả mô hình trường học mới VNEN (mô hình trường học Columbia) đã từng được triển khai ở 4.400 trường trên toàn quốc. 

Có lập lờ, láo nháo?

Vài năm qua, với những nỗ lực sửa đổi thể chế như mở rộng điều khoản của luật giáo dục, thay nhiều chính sách của Nghị định 86, các tập đoàn giáo dục đã chọn "trường quốc tế" như một đầu tư ưu tiên. Cũng trong bối cảnh trường dán mác quốc tế không được giám sát kịp thời, đã phát sinh chuyện  trường "ma" George Washington International School thò bàn tay liên kết sâu rộng, nhập nhèm mác quốc tế để "móc túi" phụ huynh Việt Nam.

Vấn đề "tên trường quốc tế" không chỉ là tranh cãi của riêng Việt Nam. Theo một nhà đầu tư vừa mở trường quốc tế có phân khúc học phí cao cấp ở Hà Nội, thì tại Malaysia cũng có khoảng 200 trường có chữ "quốc tế". Giới giáo dục nước sở tại khi nói chuyện với nhau cũng dùng các khái nhiệm như “trường quốc tế nhái” nhằm chỉ vào các trường có đội ngũ giảng viên chưa chuẩn xịn, dạy chương trình còn nửa quốc gia, nửa quốc tế.

Về điều này, TS Phương Anh cũng đề cập: “Từ thập niên 2000, UNESCO đã có nhiều cảnh báo với các nước đang phát triển về vấn đề này. Họ đã cho xuất bản tài liệu miễn phí và tổ chức nhiều hội thảo phổ biến rộng rãi đến các nước thế giới thứ ba về vấn đề cần “bảo vệ người tiêu dùng trong giáo dục xuyên biên giới” (consumer protection in cross-border education). Rất tiếc là các nước này chưa quan tâm đầy đủ đến các khuyến cáo của UNESCO”.

Đặc biệt, khi các trường có danh quốc tế xảy ra sự cố (như trường Newton liên kết với trường GWIS, hay trường Gateway để xảy ra chuyện học sinh tử vong) mới thấy phản ứng của cơ quan chức năng chậm trễ và tránh né; cùng lắm là "ra mưa văn bản" hay nhắc lại những điều đã nói trong các điều luật, nghị định, thông tư.

Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Tia Sáng “Quốc tế hoá giáo dục Việt Nam còn lung túng và ở thế yếu”, TS Đỗ Thị Ngọc Quyên nhìn nhận:

"Các hoạt động quốc tế hóa diễn ra tại Việt Nam có nhiều lý do và mục đích. Người học đi du học ngày càng nhiều, phụ huynh có xu hướng lựa chọn các trường, chương trình có yếu tố quốc tế ở trong nước rõ ràng là do thiếu niềm tin vào chất lượng giáo dục nội địa ở mọi cấp bậc và sự sính ngoại, ưa chuộng giáo dục quốc tế. Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, việc đi tìm giải pháp từ các mô hình, chính sách ở bên ngoài biên giới phần nào cho thấy sự lúng túng trong việc tìm đường đi cho cải cách và đổi mới. Đối với các nhà quản lý giáo dục cấp cơ sở và các nhà đầu tư, kinh doanh giáo dục, việc gắn mác “quốc tế” chủ yếu nhằm đánh vào mối quan tâm và thị hiếu của phụ huynh và người học".

Theo bà, đúng là quốc tế hóa có đem đến diện mạo mới và nhiều thay đổi, nhưng còn nhiều lộn xộn, chưa hẳn xuất phát vì chất lượng đào tạo và cũng chưa đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục.

Dù thừa nhận các trường gắn mác quốc tế không sai vì dân được làm những gì luật pháp không cấm, nhưng theo TS Phương Anh, vẫn cần có quy định về “danh xưng” trường quốc tế. Điều quan trọng hơn là cần lập một cơ sở dữ liệu các “trường quốc tế” đã đăng ký với đầy đủ thông tin về nội dung chương trình, ngôn ngữ giảng dạy; thông tin về việc kiểm định hoặc công nhận quốc tế. Đồng thời, cần yêu cầu các trường quốc tế phải minh bạch các thông tin này trên website của mình và xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm.

Chỉ khi nào có sự minh bạch thông tin thì mới có được sự giám sát toàn dân; lúc ấy mới có được sự phát triển lành mạnh đối với trường quốc tế tại Việt Nam. 

Khi đưa câu hỏi "Trong giới nghiên cứu, vấn đề trường quốc tế nói riêng, xu hướng quốc tế hoá giáo dục đang có những vấn đề gì đáng chú ý đang được thảo luận?”, chúng tôi khá ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời không phải đề cập tới chương trình nọ hay bằng cấp kia, mà là thế này: “Do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và mạng internet, nhu cầu “trở thành công dân toàn cầu” ngày càng lớn, kể cả đối với những người học hầu như ít có điều kiện để sinh sống và làm việc ngoài đất nước nơi mình sinh ra,  nên “giáo dục quốc tế” ngày càng trở nên quan trọng và ngày càng được quan tâm. Theo cách hiểu rộng nhất thì “giáo dục quốc tế” không nằm ở các yếu tố bên ngoài như phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế, theo chương trình của nước ngoài, văn bằng do nước ngoài công nhận, mà cốt là ở nội dung và mục tiêu giảng dạy, miễn sao có thể góp phần phát triển người học trở thành một “công dân toàn cầu”, tức có hiểu biết về thế giới, tôn trọng các giá trị văn hóa khác nhau ….”

Chúng tôi lại nhớ đến vụ khủng hoảng mà trường Gateway đang gặp phải. Dù đang nỗ lực hội nhập quốc tế với sự hiện diện thầy Tây, chương trình quốc tế, nhưng trong cách giải quyết của chủ trường, của bộ phận quản lý và các cơ quan quản lý, những giá trị xuyên biên giới của "công dân toàn cầu" - cũng là giá trị bất biến của mọi nền giáo dục như lòng trắc ẩn, sự tử tế và sự trung thực, tính minh bạch…lại chưa có cơ hội được thể hiện, để "hội nhập quốc tế".

 

 Hạ Anh - Thúy Nga - Lê Huyền

Bộ Giáo dục khẳng định trong luật của Việt Nam không có khái niệm trường quốc tế

Bộ Giáo dục khẳng định trong luật của Việt Nam không có khái niệm trường quốc tế

- Sau vụ bé 6 tuổi của Trường Gateway tử vong trên xe đưa đón, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GD-ĐT) về việc quản lý nhà nước đối với các trường mang danh "quốc tế":

">

Danh xưng trường quốc tế có đang lập lờ?

Là cầu thủ giữ kỷ lục về số danh hiệu đạt được, ở tuổi 38, Dani Alves cùng Brazil đến Olympic Tokyo 2020với mục tiêu bảo vệ thành công chiếc Huy chương vàng.

{keywords}
 

Tuổi thơ và cuộc chiến sinh tồn

Dưa, cà chua và hành tây là những người bạn tuổi thơ của Dani Alves, trên cánh đồng mà người nông dân lam lũ Domingos Alves Da Silva cố gắng để mang về bữa ăn cho gia đình.

Ngay từ nhỏ, Dani Alves đã khác biệt so với những đứa trẻ trong khu phố. "Thằng bé luôn tràn đầy sức sống", ông Domingos nói về con trai.

Cậu bé Daniel gần như dành hết tuổi thơ của mình trên cánh đồng để phụ cha.

Tất nhiên, xen giữa những vụ mùa với dưa, cà chua và hành tây, Daniel cũng có thời gian cho trò giải trí tuyệt vời của mình: đá bóng.

Khi rảnh rỗi, Daniel làm trái bóng cho riêng mình bằng bất cứ cách nào có thể. Đấy có thể là những chiếc túi ni lông hoặc vài đôi tất cũ. Tất cả đều trở thành quả bóng vì niềm đam mê bất tận.

"Tôi sẽ đặt đôi dép xuống đất, để ghi bàn, và tôi nói điều đó với cha mình"- Dani Alves tâm sự từ nhiều năm trước với O Globo.

Là một người cha tuyệt vời, ông Domingos cũng là thần tượng lớn nhất của Daniel. Mỗi người đều tìm thấy cho mình những thần tượng riêng, nhưng cha luôn là người đàn ông vĩ đại nhất.

{keywords}
Những khoảnh khắc cuộc đời Dani Alves

Điều quý giá hơn tất cả đối với Alves là khoảng thời gian ở bên cha, học hỏi về cuộc sống. Về cách sinh tồn với cuộc sống.

"Tôi đi săn bồ câu hoang dã với cha, để gia đình có thể tồn tại với một chút thịt", Dani Alves nhớ về tuổi thơ nghèo khó, với những bữa cơm thiếu thốn mà người mẹ Dona Maria chuẩn bị.

"Tôi đã săn được rất nhiều thứ với ông. Chúng tôi đặt bẫy, sử dụng cả súng cao su nữa. Đó là một niềm vui về miếng ăn. Khi ở ngoài đồng đủ lâu, chúng tôi chuẩn bị cho mình được nhiều thứ. Khi trở về nhà, hai cha con có được những gia vị đặc biệt dành cho mẹ Dona Maria".

Thời gian đầu, Daniel Alves chỉ giúp cha đi săn ở Umbuzeiro de Salitre, thuộc thị trấn Juazeiro. Theo thời gian, cậu bé Daniel thi với ông Domingos xem ai kiếm được nhiều thức ăn hơn.

"Chúng tôi thi đua xem ai săn được nhiều nhất. Thực ra, ban đầu tôi chỉ bắt chim thôi. Nhưng dần tôi rất thích săn bắn".

Hành trình lên đỉnh cao thế giới

Khi trở thành cầu thủ trẻ của đội bóng địa phương Juazeiro - được thành lập từ năm 1995, Dani Alves vẫn giữ thói quen kiếm tiền giúp đỡ gia đình, vì cánh đồng mà ông Domingos canh tác luôn đầy sỏi và hạn hán thường kéo dài nửa năm.

{keywords}
Dani Alves giữ kỷ lục 42 danh hiệu tập thể

Vừa học bóng đá, Daniel vừa trở thành một diễn viên phụ khi đoàn làm phim "Guerra de Canudos" (cuộc chiến Canudos - phim truyền hình kể về sự kiện có thật, chiến dịch Canudos ở bang Bahia, kéo dài trong 11 tháng giai đoạn 1896-1897).

"Tôi đổi lấy thức ăn, cùng với số tiền 5-10 real (22.000-44.000 đồng)mỗi ngày", Alves tâm sự và nhấn mạnh "có được những kinh nghiệm tuyệt vời".

Dani Alves lọt vào mắt của CLB Bahia và anh ra mắt sự nghiệp chuyên nghiệp năm 2001 theo cách khá ấn tượng.

Khi ấy, Denilson chấn thương không thể thi đấu và Mantena được chọn thay thế. Nhưng cầu thủ dự bị này chấn thương trước giờ bóng lăn, nên Alves được thi đấu.

Chỉ sau thời gian ngắn khoác áo Bahia, Alves lọt vào mắt xanh các tuyển trạch viên Sevilla. Cánh cửa châu Âu và thiên đường trong mắt các cầu thủ Brazil mởi ra với Daniel.

Sevilla, Barcelona, Juventus và PSG, Dani Alves trải qua 17 năm chơi bóng ở châu Âu với nhiều thành công. Anh được công nhận là một trong những hậu vệ phải xuất sắc nhất thế kỷ 21.

Đỉnh cao của Dani Alves gắn với giai đoạn khoác áo Barca (2008-2016), nơi anh giành 3 danh hiệu Champions League. 5 năm kể từ ngày anh ra đi, cánh phải trở thành vấn đề không thể giải quyết của CLB xứ Catalunya, mỗi mùa giải lại vật lộn tìm kiếm giải pháp mới.

Mùa hè 2019, sau khi rời PSG, Alves về quê nhà khoác áo Sao Paulo - CLB mà anh yêu thích và mơ thi đấu từ nhỏ.

{keywords}
Dani Alves dự Olympic ở tuổi 38

Bây giờ, ở tuổi 38, Alves vẫn thi đấu đỉnh cao và có mặt trong đội hình Olympic Brazil dự Thế vận hội Mùa hè ở Tokyo. Anh đang giữ kỷ lục trong bóng đá thế giới với 42 danh hiệu khác nhau, hướng đến chiếc HCV để bổ sung vào bộ sưu tập.

Dani Alves thực sự là của hiếm ở Brazil - nơi sự nghiệp các cầu thủ khép lại rất sớm vì thiếu chuyên nghiệp và lao vào những cuộc vui (Marcelo của Real Madrid là ví dụ. Ở tuổi 33, truyền nhân Roberto Carlos đã đánh mất mình từ lâu).

Chính người cha lam lũ Domingos cùng những ngày lao động và săn bắn giúp Alves có được sự chuyên nghiệp đáng khen ngợi, cùng khát khao chiến đấu mãnh liệt. Một tấm gương cho những cầu thủ trẻ.

"Cha tôi luôn là tài liệu tham khảo của tôi. Tôi luôn làm mọi thứ để ông tự hào. Ông ở đâu, tôi sẽ luôn ở bên cạnh, theo dõi những việc ông làm. Tôi đã thực hiện được ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá và tôi biết cha rất tự hào về tôi".

Kim Ngọc

Lịch đi đấu bóng đá nam Olympic Tokyo hôm nay 22/7

Lịch đi đấu bóng đá nam Olympic Tokyo hôm nay 22/7

VietNamNet cập nhật lịch thi đấu môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020 hôm nay, ngày 22/7/2021.

">

Dani Alves tuổi thơ nghèo khó và giấc mơ Olympic 2021

友情链接