
Cơn sốt Pokemon Go đã khiến không ít người dùng iPhone bất cẩn tại Việt Nam sử dụng những tài khoản Apple ID trôi nổi trên mạng "giúp đỡ" để download game hot này. Hậu quả là đã có nhiều chiếc iPhone bị khoá. |
Pokemon Go đang sốt nhưng chưa có hỗ trợ trên toàn cầu khiến nhiều người chơi gặp khó.
|
Sau khi Pokemon Go ra mắt tại Nhật Bản, New Zealand, Australia và Mỹ, nhiều game thủ đã không thể chờ đợi, tìm cách "vượt rào" để được trải nghiệm sớm tựa game hot này.
Một trong các cách thức để "lách" là đổi cài đặt Appstore sang các quốc gia được hỗ trợ. Cụ thể là nhiều game thủ Việt dùng iPhone, iPad đã chọn cách đổi location sang New Zealand, Australia, Mỹ. Nhưng nhiều người chơi lại không muốn tự đăng ký một Apple ID của riêng mình cũng do việc đăng ký khá khó khăn khi cần có thông tin Visa tại các quốc gia này.
Vì thế, đã có nhiều game thủ có lòng tốt chia sẻ Apple ID tài khoản ở New Zealand, Australia, Mỹ để giúp đỡ những người chơi.
 |
Một người dùng chia sẻ Apple ID giúp game thủ cài Pokemon Go.
|
Nếu chỉ dùng Apple ID này đăng nhập AppStore để tải Pokemon Go về cài đặt rồi thoát ra thì sẽ không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, vấn đề trở nên rắc rối khi nhiều người dùng Apple ID "chùa" đăng nhập thẳng vào iCloud của máy mình mà không biết rằng, điều này gây rủi ro cho chiếc iPhone có thể biến thành "cục gạch".
Chia sẻ trên mạng xã hội, một người chơi Pokemon Go cho biết, đã dùng một Apple ID trên mạng để download và cài đặt game này. Tuy nhiên, sau khi đăng nhập 1 thời gian thì chiếc iPhone bất ngờ reset và yêu cầu kích hoạt lại từ đầu. Chiếc iPhone khi đó đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn.
 |
Một người dùng Apple ID "chùa" đăng nhập iCloud để cài Pokemon Go và tình trạng máy bị khoá.
|
Nguyên nhân của vụ việc rất có thể do chủ nhân iPhone này đã dùng một Apple ID của kẻ xấu. Sau khi người này đăng nhập vào iCloud của iPhone, kẻ xấu đã dùng chức năng khoá máy từ xa. Trong trường hợp này Apple không hỗ trợ mở khoá và chiếc iPhone bỗng dưng trở thành "cục gạch".
Hiện tại, trên một số nhóm chơi Pokemon Go tại Việt Nam, có hàng chục người chơi thông báo về việc máy iOS của họ đã chính thức bị khoá.
 |
Một cư dân mạng chia sẻ về hiện tượng iPhone bị khoá khi dùng Apple ID lạ để cài Pokemon Go.
|
Sau khi iPhone bị khoá iCloud, tuỳ 1 số dòng máy có thể can thiệp phần cứng để mở khoá thì đa số không thể. Lúc này, những kẻ lừa đảo sẽ đưa ra các yêu cầu, hoặc doạ phát tán những thông tin nhạy cảm trên iPhone của nạn nhân để tống tiền.
Người chơi Pokemon Go cần lưu ý
1. Chỉ dùng các Apple ID mượn để đăng nhập vào AppStore. Tuyệt đối không dùng để đăng nhập vào iCloud của các thiết bị iOS.
2. Nếu không có được những Apple ID đáng tin cậy thì tốt nhất là tạo cho mình một Apple ID riêng để sử dụng.
3. Sau khi dùng Apple ID mượn đăng nhập AppStore để cài đặt Pokemon Go nên logout ngay khi cài đặt hoàn tất để tránh những sự cố đáng tiếc.
Cần biết về iCloud
iCloud là dịch vụ đám mây trên nền Internet để đồng bộ hóa dữ liệu giữa iPhone, iPad và các thiết bị chạy Mac OS, iOS của Apple.
Khi người dùng sở hữu một thiết bị của Apple sẽ cần đến một Apple ID để đăng ký cho thiết bị đó và cài đặt các ứng dụng từ AppStore, đồng thời tạo một tài khoản iCloud để lưu danh bạ, hình ảnh, nhạc... và sử dụng tính năng khóa/tìm thiết bị khi máy bị thất lạc.
iCloud như con dao 2 lưỡi, rất hữu dụng nhưng cũng gây ra những tai hại 'chết người' nếu người dùng mất kiểm soát tài khoản này.
Khi iCloud thuộc về người khác, thiết bị Apple của người dùng như iPhone, iPad đã gần như hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Toàn bộ các tin nhắn riêng tư, ảnh, video riêng nhạy cảm, vị trí,... đều đã bị lộ. Ngoài ra còn có thể bị trừ tiền oan trên Appstore dù không mua ứng dụng nào, thậm chí bị khoá thiết bị từ xa và đòi tiền chuộc.
Để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có, người dùng các thiết bị của Apple nên đăng ký một Apple ID và iCloud bằng một tài khoản email của mình (tốt nhất là email này không nằm trên thiết bị). Đăng ký xác thực 2 lớp trên tài khoản email. Nếu bị thất lạc thiết bị thì nhanh chóng khoá SIM để không bị kẻ xấu khai thác mật khẩu qua tin nhắn SMS.
H.P (tổng hợp)
XEM THÊM Hướng dẫn Download và cài đặt game Pokemon Go cho iOS và Android" width="175" height="115" alt="iPhone bị khoá vì dùng Apple ID 'chùa' cài đặt Pokemon Go" />
iPhone bị khoá vì dùng Apple ID 'chùa' cài đặt Pokemon Go
2025-04-03 23:41
Họ thiết bị đeo wearable riêng tư này sẽ giúp khai phá tương lai của "chuyện ấy" khi giảm tập trung vào tiếp xúc vật lý mà chuyên tâm hơn vào những ảo giác mô phỏng.Với tên gọi Wisp, chúng được đeo hoặc đặt ở những "khu vực nhạy cảm" trên cơ thể và sử dụng các moto siêu nhỏ để tái hiện một động chạm nhẹ nhàng, hoặc sử dụng cơ chế thổi khí để tái hiện hơi thở bạn tình trên làn da người đeo.  | Họ thiết bị Wisp sẽ giải phóng "bản năng tự nhiên" của phái nữ? |
"Tình dục vẫn là một chủ đề cấm kỵ ở nhiều nền văn hóa truyền thống. Nhiều người cảm thấy ngần ngại khi đề cập đến tình dục một cách công khai, do đó, tôi muốn đặt vấn đề này ra để giúp các cô gái khám phá cơ thể họ, cũng như thay đổi quan điểm của họ về sex", Wan Tseng, tác giả thiết kế của Wisp chia sẻ với DailyMail.  | Touch mô phỏng cảm giác khi được đụng chạm |
"Chuyện ấy là một bản năng rất con người, rất lành mạnh. Mục tiêu của tôi là tạo ra những trải nghiệm cá nhân đẹp đẽ thông qua mô phỏng cảm giác, để khuyến khích phụ nữ cởi mở với nhu cầu tự nhiên của mình", cô Tseng nói thêm. Dự án này chỉ mất đúng 5 tháng để hoàn thành, bao gồm nghiên cứu cũng như thương thảo hợp tác với các nhà sản xuất đồ chơi người lớn ở địa phương.  | Air là vòng cổ mô phỏng hơi thở bạn tình phả trên da người đeo |
Thiết bị đầu tiên trong họ Wisp là Touch, được thiết kế với nhiều moto siêu nhỏ nhúng bên trong một chất liệu mềm mại, phủ lông giả mịn màng. Những motor siêu nhỏ này sẽ vận hành cùng nhau để tạo ra những rung động giống như là ai đó đang chạm vào da của bạn. Touch cũng có thể được đặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như vai, cổ, tay.... Trong khi đó, cả Whisper và Air đều được trang bị cơ chế thổi khí để mô phỏng cảm giác hơi thở của bạn tình phả lên da bạn. Whisper là một tấm nhựa dẻo có thêm tính năng tỏa nhiệt để tăng cảm giác khi đặt trên da, còn Air là một chiếc vòng cổ tích hợp nước hoa.  | Chiếc vòng tay Pulse theo dõi mức độ hưng phấn của người đeo |
Thiết bị cuối cùng trong họ Wisp là Pulse, một chiếc vòng tay thông minh theo dõi mức độ hưng phấn của người đeo khi họ tương tác với 3 thiết bị nói trên. Pulse được thiết kế để giúp người đeo hiểu thêm về cơ thể họ, về những nhu cầu tự nhiên của mình mà có lẽ chính họ cũng chưa biết. Nó sẽ gửi các thông báo dưới dạng email đến cho người dùng và bạn tình của họ, mô tả về trạng thái cũng như mức độ hưng phấn khi sử dụng các thiết bị Wisp. Trước khi tạo ra Wisp, Tseng từng phỏng vấn một nhóm phụ nữ với sở thích tình dục khác nhau, cũng như tiến hành nghiên cứu về sự khác nhau trong mức độ hưng phấn ở nam giới và nữ giới. "Các nghiên cứu y học chứng minh rằng nam giới và nữ giới có những khác biệt tâm lý cũng như vật lý cực kỳ lớn trong tình dục. Phụ nữ có thể dễ dàng hưng phấn với những mô phỏng thanh âm, không gian và môi trường, trong khi nam giới dễ dàng hưng phấn với mô phỏng thị giác". Tseng hy vọng dự án này sẽ khởi đầu cho một giải pháp giải phóng "chuyện ấy" ở phái nữ. "Bằng cách tạo ra những khoảnh khắc ham muốn riêng tư và cải thiện trải nghiệm chuyện ấy trong các mối quan hệ, Wisp cũng có thể chữa được các căn bệnh rối loạn tình dục ở người đeo", cô giải thích. Châu Anh " width="175" height="115" alt="Vòng cổ Wisp sexy mô phỏng hơi thở, đụng chạm của bạn tình" />
Vòng cổ Wisp sexy mô phỏng hơi thở, đụng chạm của bạn tình
2025-04-03 23:19
[Demacia Cup 2016] Vượt qua inSec cùng đồng đội, Snake hiên ngang tiến vào vòng Bán kết
2025-04-03 23:05
|
|
Đủ loại bẫy chờ sẵn người tiêu dùng
Theo đánh giá của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), tại Việt Nam, 5 năm trở lại đây hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Các sàn thương mại điện tử cung cấp các mặt hàng rất đa dạng cùng hình thức thanh toán linh hoạt, phong phú, cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Tuy nhiên, theo dữ liệu khiếu nại trong năm 2016 và quý I/2017 của Cục Quản lý cạnh tranh, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên.
Các vấn đề điển hình bị phản ánh, khiếu nại bao gồm giao sai sản phẩm, sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web; giao hàng chậm; giao thiếu hàng khuyến mãi; giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại; đăng sai giá (điển hình là đăng giá rất rẻ sau đó hủy đơn đặt hàng của người tiêu dùng).
Cùng đó là thực trạng hủy đơn hàng không lý do khiến người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn thời điểm trước; sản phẩm không có nhãn mác, nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc mặc dù quảng cáo là hàng Mỹ, Nhật Bản; thông báo hết hàng mặc dù trang web vẫn còn hàng nhưng với giá cao hơn; không cung cấp hóa đơn; voucher không thể sử dụng mặc dù vẫn còn hạn…
Như vậy, bên cạnh vấn đề về chất lượng sản phẩm, thương mại điện tử ở Việt Nam còn tồn tại một vấn đề rất lớn đó là cung cấp thông tin.
Khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rõ một trong những quyền của người tiêu dùng là “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng”.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định rõ một trong những hành vi bị cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh là lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác…
" alt="Vạch mặt những chiêu trò lừa đảo người tiêu dùng trong mua sắm online" width="90" height="59"/>