Đầu số 0120 (MobiFone), 0129 (VinaPhone) và 0188.3 (Vietnamobile) vừa tiến hành đổi đầu số trong đêm qua.
Cụ thể, đầu số 0121 của MobiFone sẽ chuyển thành, đầu số 0129 của VinaPhone chuyển thành 082 (VinaPhone), trong khi đó dải số 0188.3 của Vietnamobile chuyển thành 058.3.
Đây cũng là những đầu 11 số mới nhất được chuyển về 10 số. Trong đó, cả 2 đầu số 0121 (MobiFone) và 0129 (VinaPhone đều có rất đông người sử dụng với tổng số lên tới hàng triệu thuê bao.
Theo như lịch dự kiến, 23/9 sẽ là ngày diễn ra đợt chuyển đổi mã mạng tiếp theo với 2 đầu số 0167 của Viettel và 0186.5 của Vietnamobile.
Trọng Đạt
Vì sao nhiều thuê bao 11 số chưa được đổi về 10 số sau ngày 15/9?
Sau ngày 15/9, các thuê bao SIM 11 số sẽ được đổ về 10 số. Tuy vậy phần đông người dùng vẫn chưa được đổi số. Vì sao lại vậy?
Ngoài cái bắt tay giữa các chủ đầu tư với nhau năm 2018 còn nổi lên xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp môi giới hay bắt tay liên kết theo vùng để phủ kín địa bàn phân phối.
Đây cũng được coi là một thách thức không nhỏ với đại gia địa ốc Phú Long. Sau 5 năm đình trệ, đến tháng 6/2017 dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh mới triển khai giai đoạn 2. Việc triển khai nhỏ giọt đặt ra lo ngại về việc thiếu đồng bộ về hạ tầng. Cùng với đó, tại khu vực đang có hàng loạt dự án rầm rộ thi công, bàn giao nhà…thì những bất động sản cao cấp tại Splendora sẽ không còn là “hàng hiếm” ở khu vực này, và chịu sự cạnh tranh khốc liệt với nhiều dự án khác.
Tuy nhiên, thương vụ chào sàn khủng này được kỳ vọng là động lực thúc đẩy sự bùng nổ của hoạt động M&A bất động sản năm 2018. Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), với nền tảng kinh tế chung vững vàng và nhu cầu nhà ở còn cao tại Việt Nam, xu thế hợp tác cùng phát triển dự án giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ còn tăng mạnh trong năm 2018 này.
HoREA còn cho rằng, ngoài cái bắt tay giữa các chủ đầu tư với nhau thì còn nổi lên xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp môi giới hay bắt tay liên kết theo vùng để phủ kín địa bàn phân phối.
Tại một hội nghị bất động sản tổ chức cuối năm 2017, bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc cấp cao Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho rằng: “Đa phần các thương vụ M&A trong ngành bất động sản là mua lại đất hoặc các dự án mới được cấp phép để phát triển, con số này chiếm tới 80 - 90% tổng lượng giao dịch trên thị trường.
Ông Đặng Xuân Minh – Tổng Giám đốc AVM Vietnam & Vietnam M&A Forum cho rằng, có 3 vấn đề để M&A bất động sản sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Một là, công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, theo thống kê thì có rất nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện M&A khá thành công trên thị trường. Hai là, sự trỗi dậy của nhiều đơn vị tư nhân trong ngành. Ba là, sự quan tâm và ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam, trong đó từ năm 2016 đến nay, TP.HCM luôn là điểm đến được khuyến nghị đầu tư.
Theo Jones Lang LaSalle (JLL), các dòng vốn nước ngoài đang có xu hướng ồ ạt tìm bến đỗ tại thị trường Việt Nam khiến năm qua, thị trường bất động sản đón chào một số lượng kỷ lục các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là các quỹ đầu tư tư nhân, muốn triển khai vốn nhanh chóng và hiệu quả.
Cũng theo đơn vị này, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang dần trở nên đa dạng hơn trong năm 2017. Thông thường, phân khúc nhà ở vẫn là thị trường hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hiện nay đang có xu hướng chuyển sang thị trường bất động sản thương mại, đặc biệt tập trung vào các dự án văn phòng hạng A có vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng về giá trị vốn và lợi suất đầu tư (7 – 8%). Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với những dự án khách sạn.
Hồng Khanh
M&A được mùa, hàng trăm triệu USD chờ đổ vào bất động sản
Theo JLL, hiện có hàng trăm triệu đô la đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp.
评论专区