![]() |
Hòa Hiệp xót thương, chỉ biết cầu nguyện cho Mai Phương. |
Ngay sau khi đăng tải dòng trạng thái, nhiều bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ đã bình luận hỏi thăm tình hình sức khỏe của Mai Phương. Đồng thời, những ai biết được sự việc cũng đều động viên, an ủi và cầu nguyện mong cho nữ diễn viên sớm vượt qua khó khăn và chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác.
Kể từ tháng 10/2018, Mai Phương đã nhiều lần phải nhập viện điều trị sau khi phát hiện ung thư phổi. Mới đây, khi bệnh tình chuyển biến không tốt, cô đã phải nhập viện trước Tết Nguyên đán 2020 để điều trị.
Mặc dù vậy, thông tin về tình hình sức khỏe của cô không nhiều. Trong một chia sẻ trước đó của MC, diễn viên Ốc Thanh Vân, bạn thân của cô hiện đã yếu hơn, đôi lúc nói không ra hơi, thở khó, da xanh và giảm cân. Khi VietNamNet liên hệ với Mai Phương, cô cũng cho biết bản thân khá mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Hiện cô đang được tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Thời gian gần đây, nữ diễn viên sinh năm 1985 cũng đăng đàn tìm người chăm sóc cho cô trong bệnh viện khi bệnh tình diễn biến phức tạp.
![]() |
Mai Phương đang tích cực điều trị ung thư phổi tại bệnh viện. |
Mặc dù phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo nhưng Mai Phương vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và tràn đầy nghị lực. Kể từ thời điểm bắt đầu nhập viện từ năm 2018, cô vẫn đi làm để nuôi con, tự thân lo cho gia đình. Bản thân cô khiến nhiều người thán phục vì sự kiên cường khi không bi lụy, không than phiền.
Công Nguyễn
- Hoàng Yến Chibi rạng rỡ bên mẹ và em trai ngày 8/3, tiết lộ chuyện cảm động về đấng sinh thành.
" alt=""/>Diễn viên Hòa Hiệp xót thương bệnh tình của Mai PhươngThưa GS, trướchết, xin được trở lại SGK hiện hành. Trong cuốn sách Lịch sử 12 do ôngđồng chủ biên thì cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chỉ đưa đượcvào 11 dòng. Khi đó, những người viết sách đã suy nghĩ như thế nào?
- Ởtrại viết sách tại Đồ Sơn năm đó, những người viết sách lịch sử chúngtôi đã thảo luận về việc đưa sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới phíaBắc vào SGK như thế nào. Khi đó, đã có ý kiến từ bên ngoài là không nênđưa cuộc chiến này vào trong SGK, nhưng chúng tôi không đồng ý và đã phâncông người viết.
Lúcđầu, chúng tôi đưa lên hội đồng thẩm định 4 trang. Nhưng vì các cơ quanxét duyệt nêu lý do khách quan nên sự kiện này đã được thu gọn chỉ cònmươi dòng. Hoàn cảnh khi đó bắt buộc như vậy, những người viết sách chúngtôi rất không hài lòng nhưng cũng phải chấp nhận.
![]() |
Pháo đài Đồng Đăng, nơi gần 400 quân và dân Lạng Sơn bị quân Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang giết chết. Ảnh: Hoàng Hường |
- Sao lại gọi là “tế nhị”? Những từ này gần đây hay bị lạm dụng, dùng sai nghĩa để che giấu một sự thực nào đó. Tôi không đồng ý.
Đếnnăm 2018 mới có sách giáo khoa mới. Vì vậy, tôi đã nhiều lần đề nghịtrước hết, cần biên soạn tài liệu về những sự kiện này để các thầy côgiáo có thể giảng ngay cho học sinh. Không nên chỉ chờ đợi tài liệu từphía Bộ GD-ĐT, mà tốt nhất, các tỉnh nên tổ chức các thầy cô giáodạy giỏi biên soạn tài liệu, kết hợp với những vấn đề của địa phương cùngvới sự góp ý của lãnh đạo Sở GD-ĐT, của các nhà chuyên môn.
Bêncạnh bài giảng chính, nên có các hoạt động ngoại khóa như thi hát, kểchuyện, thảo luận, chiếu phim ảnh… Nhưng nơi có điều kiện, nên cho họcsinh tham quan bảo tàng và thực địa, để các em có nhiều cách tiếp cận.Được biết, Đà Nẵng đã biên soạn tài liệu này, các địa phương khácnên tham khảo rút kinh nghiệm.
5 nguyên tắc đưa vào chương trình phổ thông
Còn đối với chương trình và SGK mới thì sao, thưa ông?
- Khi biên soạn chương trình và SGK môn Lịch sử, theo tôi có thể nêu 5 nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất,phải nói sự thực khách quan là đã xảy ra những vụ việc như vậy: Năm 1974Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1977 - 1978 là chiến tranh biên giớiTây Nam, năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc rồi đến các vụ xâm phạmbiển đảo, đặc biệt là vụ Gạc Ma năm 1988…Chiến tranh biên giới phía Bắctrên thực tế không dừng lại ở năm 1979, mà còn kéo dài tới sau này nhưcuộc chiến Vị Xuyên…
Thứ hai,phải khẳng định về phía Việt Nam, đây là một quá trình đấu tranh chốngxâm lược bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo. Phải phân tích cuộc chiếntranh này là do Trung Quốc xâm lược lãnh thổ chủ quyền của chúng ta,chúng ta phải chiến đấu chống xâm lược.
![]() |
GS Vũ Dương Ninh: "Trong cuộc chiến tranh biên giới này, chúng ta đã biết được những ai? Đã có nhiều tấm gương anh hùng cho đến nay họ chưa được nhắc đến?". Ảnh: Ngân Anh |
Thứba, cũng như hai cuộc kháng chiến trước, phải nêu cao tấm gương hy sinh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Giáo dụclịch sử phải qua nhân vật và sự kiện. Phải nêu cho học sinh thấy đượcnhững tấm gương cụ thể.
Trongkháng chiến chống Pháp có La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót… Trongchiến tranh chống Mỹ có Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân… Còn trong cuộcchiến tranh biên giới này, chúng ta đã biết được những ai? Đã có nhiềutấm gương anh hùng cho đến nay họ chưa được nhắc đến.
Thứ tư,cho tới nay cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới và biển đảo vẫn còn tiếpdiễn. Nước ta hàng ngày hàng giờ vẫn đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược.Cho nên rất cần làm cho học sinh hiểu rõ tình hình và thường xuyên nângcao tinh thần cảnh giác.
Và nguyên tắc thứ năm,kinh nghiệm hai cuộc kháng chiến trước đây cho thấy cần mở rộng mặttrận ngoại giao, đoàn kết nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủquyền lãnh thổ, gìn giữ hòa bình và hợp tác phát triển.
Với5 nguyên tắc trên, ta có thể có cả một hoặc nhiều cuốn sách về các cuộcđấu tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo.
Đó là chuyện của các nhànghiên cứu. SGK phổ thông còn tùy thuộc chương trình từng cấp học, tùytheo thời lượng và số trang cho phép, nhưng dẫu sao cũng cần cómột chương riêng. Và tinh thần cơ bản phải là khẳng định tính chấtchính nghĩa của Việt Nam và nêu gương các anh hùng đã đấu tranh đề bảo vệbiên cương Tổ quốc.
" alt=""/>Chiến tranh biên giới 1979 không phải nội dung tế nhị
Báo cáo này vẽ ra một bức tranh về hệ thống giáo dục ĐH với những nét chính: nhờ tăng cường sử dụng dữ liệu, giáo dục đại học trải qua thay đổi căn bản, đôi khi là quá trình cân nhắc các vấn đề đạo đức cực kỳ khó khăn.
Báo cáo dự báo một dịch vụ theo kiểu Amazon (công ty thương mại điện tử đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới) - tức là cung cấp khuyến nghị về các khóa học, kinh nghiệm làm việc và tư cách hội viên của các cộng đồng sinh viên dựa trên nền tảng cá nhân, và kinh nghiệm của các sinh viên đi trước có hồ sơ tương tự.
Báo cáo cũng tiên liệu một hệ thống mà ở đó những sinh viên có nguy cơ thất bại có thể được nhận dạng ngay ngày đầu nhập học;sinh viên nhận phản hồi nhanh chóng về các bài tập, nhiệm vụ được giao, đánh giá chất lượng học tập theo mục tiêu của mình và chất lượng của bạn học.
Thêm nữa, mọi mặt trải nghiệm ở trường ĐH của sinh viên được xây dựng sao cho phù hợp với từng cá nhân và được theo dõi thông qua các phương tiện công nghệ có thể mang theo. Chẳng hạn LinkedIn, mạng xã hội chuyên dành cho cộng đồng tìm việc và tuyển dụng trong nhiều lĩnh vực, nhấn mạnh lý lịch giáo dục và lý lịch làm việc của người tham gia.
Sarah Porter, chuyên gia cố vấn độc lập về giáo dục đại học, kiêm trưởng nhóm báo cáo cho rằng các nhà cung cấp học tập qua mạng đã và đang xây dựng lượng dữ liệu khổng lồ về sinh viên, việc này có thể bỏ các trường đại học dựa vào khuôn viên truyền thống lại phía sau.
Bà nói: “Đây mới là giai đoạn đầu nhưng trong tương lai sẽ có nhiều thứ có sức mạnh ghê gớm hơn nữa. Các trường ĐH cần tham gia sử dụng các công cụ dữ liệu từ bây giờ và có thể hiểu sức mạnh của các công cụ đó”.
Bản báo cáo lập luận rằng các trường ĐH cần xem xét sử dụng các công cụ phân tích việc học tập (learning analytics), như phương pháp đo lường, thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu về người học - để hỗ trợ sinh viên tốt hơn và đạt được những mục tiêu chiến lược.
Nhiều trường đại học đã thu thập dữ liệu về hoạt động sử dụng công cụ học tập trực tuyến của sinh viên, quá trình lên lớp, sử dụng thư viện, nộp các bài tập được giao, kết quả học tập. Các trường cũng bắt đầu kết hợp sử dụng các thông tin về nền tảng xã hội và đạo đức của sinh viên. Một số trường thậm chí còn xem xét sinh viên nào sử dụng máy tính của trường và dùng bao nhiêu thời gian đọc sách điện tử. Đã có trường sử dụng công cụ phân tích việc học để xác định các nhóm sinh viên thuộc dân tộc nào gặp khó khăn trong các môn học cụ thể; từ đó nhà trường đã hỗ trợ và đạt kết quả tốt hơn ở các sinh viên khóa sau.
Tuy nhiên, theo một khảo sát do các chủ diễn đàn học qua mạng (Heads of E-Learning Forum) thực hiện hồi tháng 6/2015, gần phân nửa các trường đại học ở Anh đã không áp dụng các công cụ phân tích việc học.
John Domingue, giáo sư khoa học máy tính, người đóng góp báo cáo, nói: “Mỗi tuần sinh viên biến chuyển như bạn di chuyển trên bàn cờ vậy. Một số cách kết hợp các nước cờ dẫn tới thành công còn một số khác dẫn tới thất bại, do vậy chúng ta cần đôn đốc sinh viên đi con đường gần nhất, phù hợp để họ thành công”.
Domingue công nhận có những vấn đề đạo đức liên quan quá trình thu thập và kết hợp các dữ liệu cụ thể, nhưng ông cũng lập luận rằng sẽ là trái đạo đức khi phớt lờ giá trị của chúng.
Điều duy nhất ông lo ngại là khả năng dữ liệu bị sử dụng vì nhiều lý do khác ngoài mục đích đem lại lợi ích cho sinh viên, chẳng hạn trường hợp những người sử dụng lao động muốn mua dữ liệu về chất lượng và động cơ của sinh viên nhằm giúp họ đưa ra các quyết định tuyển dụng.
Các trường đại học có thể có một lựa chọn, đó là bắt buộc sinh viên đồng ý các dữ liệu được thu thập nhưng nên cho phép sinh viên chọn hoặc bỏ chọn những nội dung nhất định.
Một lo ngại nữa là nếu sinh viên nhận kết quả chứa tiềm năng tiêu cực, họ sẽ đùa nghịch với hệ thống. Đã có trường hợp sinh viên đứng ngoài trường liên tục quẹt thẻ ra vào để cải thiện kết quả “có mặt tại trường”.
Phát ngôn viên của hội sinh viên toàn quốc (National Union of Students) cho biết, hội sinh viên ủng hộ sử dụng các công cụ phân tích việc học vì trong một môi trường dữ liệu đồ sộ, các trường sẽ phải nâng cao tối đa tính chịu trách nhiệm và tính minh bạch. Họ cũng cho rằng việc bảo vệ dữ liệu có ý nghĩa sống còn.
Giáo sư Domingue phát biểu: “Tôi nghĩ trong 10 năm nữa sẽ có dữ liệu về mọi thứ. Chúng ta sẽ biết từng sinh viên ở đâu trong toàn bộ quá trình học tập”.Chuyện này sẽ bao gồm cả việc biết sinh viên đang ở giảng đường, đang tập thể dục hay đang trong quán bar. Ông gợi ý rằng khi nỗ lực nâng cao kết quả học tập, có thể sinh viên cũng muốn chia sẻ dữ liệu về đời sống của chính họ, từ hoạt động thể dục, thể thao đến ngủ nghỉ, cũng như các quan hệ tương tác về học thuật với giảng viên, cán bộ, nhân viên và bạn bè đồng nghiệp trên mạng.
“Công nghệ như thế này đang thay đổi tất cả, và tôi nghĩ nó sẽ thay đổi giáo dục ĐH”- Giáo sư Domingue nói.
XEM THÊM:
>> Tại sao đào tạo đại học rút xuống 3 năm?" alt=""/>Cách mới quản lý sinh viên mọi ngóc ngách