Cô ngồi xuống, trực diện với Dạ Phong Lệ, rồi nhìn gương mặt mè nheo của đứa bé bên cạnh, thằng bé ăn uống dính hết lên cả mặt.

Bạch Doãn Chy không hỏi han anh, vội lấy khăn giấy lau mặt cho thằng bé, rồi lau tay để sạch sẽ, không để làm bẩn quần áo.

" Con trai anh sao? " Cô vừa lau vừa hỏi.

" Phải "

" Anh kết hôn rồi à? " Bạch Doãn Chy hết sức bình tĩnh.

" Phải "

" />

Truyện Cô Ấy Là Để Sủng!

Nhận định 2025-02-06 03:22:40 6
Bạch Doãn Chy mặc chiếc váy giản dị,ệnCôẤyLàĐểSủbóng đá kết quả ngoại hạng anh trang điểm nhẹ nhàng, một mình bắt taxi đến nhà hàng theo địa chỉ gửi mình.

Thật ra từ nhỏ cô đã nghe ba mình nói mình có hôn ước, cô vì thương ba nên không dám cãi, không dám từ chối, phải đến gặp chàng trai để xem mắt.

Cô cũng không quan tâm việc hôn nhân, vì cô chưa nghĩ đến, nếu người đàn ông này tốt, cùng lắm cô hốt về?

Bước vào phòng, Bạch Doãn Chy nhìn người đàn ông khôi ngô ngồi đó, kế bên có đứa bé trai nhỏ.

Anh ta...kết hôn rồi?

" Chào Bạch tiểu thư " Dạ Phong Lệ đứng dậy, đi lại kéo ghế cho cô ngồi xuống.

Cô ngồi xuống, trực diện với Dạ Phong Lệ, rồi nhìn gương mặt mè nheo của đứa bé bên cạnh, thằng bé ăn uống dính hết lên cả mặt.

Bạch Doãn Chy không hỏi han anh, vội lấy khăn giấy lau mặt cho thằng bé, rồi lau tay để sạch sẽ, không để làm bẩn quần áo.

" Con trai anh sao? " Cô vừa lau vừa hỏi.

" Phải "

" Anh kết hôn rồi à? " Bạch Doãn Chy hết sức bình tĩnh.

" Phải "

本文地址:http://casino.tour-time.com/html/116d499867.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Jubail, 20h15 ngày 4/2: Khách ‘tạch’

{keywords}Yossi Carmil, một trong những người thành lập hãng cung cấp dịch vụ bẻ khóa iPhone Cellebrite. Ảnh: (Cellebrite)

Kayleigh Haywood, cô gái 15 tuổi đến từ Measham, Leicestershire, gặp kẻ sau này sẽ giết mình thông qua Facebook. Khi thi thể cô gái được phát hiện, cảnh sát đã sử dụng một chiếc điện thoại đặc biệt để mở khóa thiết bị của cô – vốn đang bị khóa và phá hoại nghiêm trọng - để trích xuất thông tin. Bằng chứng thu được giúp cảnh sát tìm ra kẻ thủ ác, chính là gã hàng xóm Stepen Beardman. Nó cũng giải oan cho một nghi phạm.

Trước đó, công nghệ này đã hỗ trợ FBI mở khóa iPhone của thủ phạm vụ xả súng San Bernardino sau khi Apple không đồng ý hợp tác, cũng như thu thập bằng chứng sau vụ xả súng tại hộp đêm cho người đồng tính tại Orlando, Florida (Mỹ).

Tất nhiên, sẽ có những ý kiến phản đối một công ty giúp chính phủ hack điện thoại của họ. Điều đó khiến Cellebrite, công ty Israel đứng sau thiết bị bẻ khóa nói trên, trở thành mục tiêu công kích của các tổ chức nhân quyền trên toàn cầu với lo ngại nó bị lợi dụng làm điều sai trái.

Yossi Carmil, một trong những người sáng lập kiêm CEO Cellebrite, cho biết “la bàn đạo đức” của Cellebrite vẫn còn nguyên vẹn. Ông tự nhận là “những người tốt hỗ trợ các anh hùng trong công việc của họ”, đó là cứu mạng người khác, duy trì bình an cho cộng đồng.

Cellebrite ban đầu là công ty cung cấp dịch vụ sao lưu, truyền và khôi phục dữ liệu smartphone, hợp tác với các nhà mạng như Orange, T-Mobile, Carphone Warehouse. Khoảng 10% việc kinh doanh của họ đến từ những công ty tư nhân cần trích xuất dữ liệu từ điện thoại nhân viên vì lý do nhân sự, đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ hay điều tra lừa đảo.

Ông Carmil, 54 tuổi, có quan hệ thân cận với quân đội và cảnh sát. Ông dành 4 năm trong quân ngũ, nơi ông là một người lính chiến đấu và sỹ quan trong lực lượng đặc biệt. Ông gọi đây là quãng thời gian “đáng tự hào”. Ông từng làm cho Bộ Quốc phòng Israel trước khi chuyển sang châu Âu sống 10 năm, công tác tại Bosch và Siemens. Ông dành phần lớn thời gian này tại Đức, nơi ông lấy bằng MBA từ Đại học Ludwig Maximilian.

Ông trở về quê nhà Israel sau khi chị gái mất, sau đó kết hôn và sinh được 3 người con. Con trai lớn 19 tuổi của ông Carmil cũng đang phục vụ trong quân đội, hiện đóng quân tại biên giới giữa Israel và Gaza.

Phá khóa các ứng dụng mã hóa, vi phạm quyền riêng tư của người dùng, khiến hình ảnh của Carmil xấu đi trong mắt các lãnh đạo công nghệ. Moxie Marlinspike, CEO ứng dụng nhắn tin bảo mật Signal, từng công khai bài viết mô tả chi tiết lỗ hổng có thể thay đổi nội dung tin nhắn khi Cellebrite trích xuất chúng, làm hỏng bằng chứng quan trọng. Tuy nhiên, ông Carmil cho rằng việc khai thác lỗ hổng đó không bao giờ xảy ra trong thực tế.

Đối với ông Carmil, Anh là thị trường quan trọng với khoảng 50 cơ quan hành pháp đang dùng công nghệ của họ. Bên cạnh 17 nhân viên phụ trách kinh doanh và tiếp thị tại châu Âu, Cellebrite sẽ tuyển thêm các nhà nghiên cứu và nhà phát triển. Tổng cộng, công ty đang có khoảng 300 nhân sự, một số được mời về từ các tổ chức tình báo và hãng công nghệ khác.

Khi được hỏi làm thế nào để bảo đảm công nghệ của họ không bị dùng để chống lại người vô tội hay nhân quyền, ông Carmil khẳng định “trách nhiệm của tôi là không để công cụ quyền lực rơi vào tay kẻ xấu”. Cellebrite có một bộ phận pháp lý chuyên viết chính sách và một nhân viên tuân thủ, có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho CEO. Trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu, Cellebrite cũng thành lập một hội đồng đạo đức độc lập để truy cứu trách nhiệm nếu Cellebrite vi phạm.

Ông Carmil cho biết công ty kiểm soát mọi giấy phép mà họ bán ra từ xa và có thể vô hiệu hóa, cho vào sổ đen bất kỳ giấy phép nào, kể cả khi mới có chút nghi ngờ. Cellebrite bị cấm bán công nghệ cho Iraq, Lebanon, Palestine. Gần đây, họ quyết định dừng bán hàng sang Nga, Belarus và Trung Quốc.

Thường được biết đến như một công ty mờ ám, bị bịt miệng bởi các hợp đồng bí mật, ông Carmil muốn minh bạch hơn trước thềm IPO.

Du Lam (Theo Telegraph)

Microsoft: Tỷ lệ lây nhiễm malware và ransomware gia tăng

Microsoft: Tỷ lệ lây nhiễm malware và ransomware gia tăng

Theo các chuyên gia, tỷ lệ nhiễm malware ở châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng trong 18 tháng qua. Tại Việt Nam, tỷ lệ lây nhiễm mà Microsoft đo được là 7%.

">

Người đứng sau công ty phá khóa iPhone khét tiếng

{keywords}

Theo Quy chế thi THPT quốc gia, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi

Đối với phúc khảo bài thi tự luận, tổ chức chấm lại bài thi theo hướng dẫn chấm, đảm bảo đúng nguyên tắc 2 cán bộ chấm độc lập trên một bài thi.

Nếu kết quả chấm của hai cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho hai cán bộ chấm phúc khảo ký xác nhận.

Nếu kết quả chấm của hai cán bộ chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo tổ chức cho cán bộ thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.

Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận.

Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm.

Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.

Đối với phúc khảo bài thi trắc nghiệm, điểm chấm lại của ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi bài thi trắc nghiệm chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các Hội đồng chấm thi phúc khảo phải niêm phong riêng các bài thi trắc nghiệm, các bài thi tự luận đã phúc khảo kèm theo phách và bàn giao cho Sở GD-ĐT lưu trữ.

Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo sẽ được cập nhật vào hệ thống quản lý thi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đồng thời, Hội đồng phải công bố kết quả sau phúc khảo và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi của các thí sinh có thay đổi điểm sau phúc khảo cho các Sở GD-ĐT có thí sinh xin phúc khảo.

Thúy Nga

Điểm thi THPT quốc gia môn văn của Bình Thuận chủ yếu từ 5 đến 6

Điểm thi THPT quốc gia môn văn của Bình Thuận chủ yếu từ 5 đến 6

- Trong 10.722 bài thi Ngữ văn của Bình Thuận chỉ duy nhất một thí sinh được điểm 9. Phổ điểm môn thi này ở mức 5-6 điểm.

">

Quy trình phúc khảo bài thi THPT quốc gia năm 2019

Nhận định, soi kèo Odisha vs NorthEast United, 21h00 ngày 3/2: Đối thủ yêu thích

{keywords}Trung tâm phản hồi về bảo mật của Microsoft (MSRC) ghi nhận chuyên gia Lê Hữu Quang Linh đã phát hiện ra lỗ hổng CVE-2021-31180.

Chuyên gia Lê Hữu Quang Linh cũng đã nhiều lần được Microsoft vinh danh và có tên trong danh sách 100 nhà nghiên cứu bảo mật tiêu biểu có sức ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường an ninh mạng năm 2020 của thế giới.

Trước đó, vào tháng 4, 6 và 9/2020, chuyên gia Lê Hữu Quang Linh cũng đã được Microsoft vinh danh khi phát hiện ra những lỗ hổng nguy hiểm trên các sản phẩm của hãng công nghệ này.

Cụ thể, hồi tháng 4 và tháng 6/2020, Lê Hữu Quang Linh đã phát hiện ra các lỗ hổng nguy hiểm CVE-2020-0687, CVE-2020-1299 cho phép kẻ tấn công tạo ra các tài khoản người dùng với đầy đủ quyền quản trị máy tính.

Đặc biệt, tháng 9/2020, chuyên gia bảo mật này đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trên hệ điều hành Windows. Lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng toàn thế giới, cho phép kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát hệ thống, cài đặt chương trình, xem, thay đổi, xóa dữ liệu người dùng hoặc có thể tạo tài khoản mới với đầy đủ quyền của người dùng.

Microsoft đã ghi nhận lổ hổng “CVE-2020-1319” do Lê Hữu Quang Linh phát hiện ở mức “Critical” (Nghiêm trọng) và đưa ra danh sách 29 phiên bản Windows có chứa lỗi, triển khai bản vá đến người dùng.

{keywords}
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các chuyên gia của Trung tâm NCSC đã phát hiện được hơn 30 lỗ hổng 0-Day, CVE trên nhiều nền tảng lớn khác nhau (Ảnh minh họa: Internet)

Đội ngũ nhân sự gồm các chuyên gia trẻ, với khoảng 85% là nhân sự 9x, của Trung tâm NCSC trong thời gian gần đây đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ, tìm ra nhiều lỗ hổng bảo mật Zero-Day (0-Day) trên các sản phẩm lớn, tác động đến hàng trăm ngàn thiết bị và hàng chục triệu người dùng toàn cầu.

Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, các chuyên gia của Trung tâm NCSC đã phát hiện được hơn 30 lỗ hổng 0-Day, CVE trên nhiều nền tảng lớn khác nhau.

Việc các chuyên gia của NCSC và các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam như VNPT, BKAV, VinCSS, VNCS… có những kết quả nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật được các tổ chức quốc tế ghi nhận, vinh danh đã một lần nữa khẳng định người Việt Nam rất có năng lực về an toàn, an ninh mạng.

{keywords}
Sẵn sàng nhận việc khó và dám giao trọng trách cho những người trẻ là 2 nét văn hóa của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Chia sẻ với ICTnews, đại diện lãnh đạo Trung tâm NCSC từng cho biết, 2 nét văn hóa lớn của đơn vị mới chỉ  là sẵn sàng nhận việc khó và dám giao trọng trách cho những người trẻ. “Trưởng phòng ở Trung tâm chúng tôi rất trẻ, có năm sinh khoảng 1994, 1995. So về tuổi đời là trẻ, nhưng kinh nghiệm trong nghề thì không hề ít, nhiều bạn đã bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực an toàn thông tin từ khi còn học phổ thông, những năm đầu đại học”, đại diện NCSC thông tin.

Vào giữa tháng 4/2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC đã thay đổi logo, thể hiện sự chuyển mình cùng xã hội số, với sứ mệnh bảo vệ cá nhân, tổ chức trước các nguy cơ, rủi ro mất an toàn trên không gian mạng.

Tầm nhìn và sứ mệnh của NCSC trong chặng đường mới cũng đã được công bố. Theo đó, NCSC xác định tầm nhìn là đối tác đáng tin cậy, có năng lực kỹ thuật cao, phấn đấu trở thành trung tâm an toàn thông tin hàng đầu ASEAN vào năm 2022 để góp phần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Sứ mệnh của Trung tâm là nỗ lực không ngừng để không gian mạng Việt Nam trở nên an toàn và lành mạnh, góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh, bền vững; giám sát, bảo vệ và hỗ trợ người dân, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng trước các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng. 

Công cuộc chuyển đổi số quốc gia đặt ra nhiều thách thức hơn cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm: “Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số”. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới đánh giá và có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này vào 2030.

Để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, đưa nước ta trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng, một giải pháp quan trọng là tạo dựng được đội ngũ lớn mạnh với nhiều nhân sự an toàn, an ninh mạng  chất lượng cao, đồng thời tạo điều kiện để họ được giải quyết những bài toán khó, có ảnh hưởng lớn tới xã hội và tham gia đóng góp cho cộng đồng thế giới.">

Thêm một lỗ hổng bảo mật nguy hiểm được chuyên gia Việt Nam phát hiện

 - Môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, cách xây dựng chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

LTS:Môn Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng xuyên suốt 12 năm của Chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, nội dung môn Ngữ văn sẽ được đổi mới như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. VietNamNet có cuộc trao đổi với PGS. TS Đỗ Ngọc Thống (Viện KHGD VN), tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn xoay quanh những điểm đổi mới của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông đang biên soạn.

Xuất phát từ các “chuẩn đầu ra” về năng lực

- Phóng viên:Xin ông cho biết, việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có những điểm khác biệt nào chương trình hiện hành?

- PGS. TS Đỗ Ngọc Thống: Đầu tiên phải khẳng định đổi mới chương trình không có nghĩa là làm lại từ đầu mà phải kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành. Tuy nhiên, chương trình mới cũng phải đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chương trình hiện nay, đáp ứng yêu cầu mới.

Đối với môn Ngữ văn, chương trình lần này sẽ có đổi mới cả về mục tiêu, quy trình xây dựng cũng như nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.

Về mục tiêu môn học, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe).

Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của học sinh (HS), đồng thời góp phần phát triển các năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo… mà chương trình tổng thể đã đề ra. Trong đó, năng lực giao tiếp ngôn ngữ là trục tích hợp để xây dựng xuyên suốt cả 3 cấp học.

{keywords}
PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới. Ảnh: Lê Văn.

Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng chương trình được tiến hành theo một quy trình khác cách làm truyền thống. Đó là cách thiết kế giật lùi hay bản đồ ngược (back mapping) mà World Bank đã khuyến cáo.

Để đạt mục tiêu này, trước hết cần xác định HS cần đạt hay cần có những phẩm chất và năng lực gì từ môn học này, năng lực đó ở mỗi cấp/ lớp yêu cầu đến đâu (mức độ/ chuẩn cần đạt). Từ các yêu cầu cần đạt này mới xác định những nội dung cần dạy, tức là dạy cái gì (kiến thức).

Như thế chỉ có những kiến thức giúp cho việc phát triển năng lực có hiệu quả thì mới được lựa chọn vào chương trình Ngữ văn mới. Chương trình sẽ được xây dựng thống nhất từ lớp 1 cho tới lớp 12 chứ không tách làm 3 cấp như trước đây.

- Với mục tiêu và cách làm mới như vậy, nội dung chương trình môn Ngữ văn và phương pháp giảng dạy sẽ thay đổi như thế nào so với hiện nay, thưa ông?

- Về nội dung, theo mục tiêu và cách làm mới, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình (THCS và THPT) hiện hành. 

Tất cả kiến thức được chọn đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng tới chủ thể người học và khả năng ứng dụng tri thức ngữ văn vào cuộc sống. 

Các kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ tích hợp thông qua các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và phục vụ cho các kỹ năng này.

{keywords}
Chương trình môn Ngữ văn mới sẽ đổi mới toàn diện nhưng vẫn kế thừa chương hiện hành.

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo bằng cách chỉ quy định một số nội dung cốt lõi và một số tác phẩm bắt buộc, còn lại đưa ra một danh sách gợi ý để các tác giả sách giáo khoa (SGK) và giáo viên (GV) tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đối tượng người học, phát huy được sự sáng tạo. 

Như thế chương trình không quá khái quát dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, nhưng cũng không quá cụ thể để chỉ làm theo được 01 cách, 01 kiểu (đồng phục).

Về phương pháp giảng dạy, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ việc GV giảng về tác phẩm là chính sang việc GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc và có thể tự đọc.

Nói cách khác, thay vì giáo viên giảng cho HS về các tác phẩm thì với chương trình môn Ngữ văn mới, GV chỉ trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận tác phẩm thông qua ngữ liệu mẫu. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn.

- Những tác phẩm sẽ được đưa vào nội dung bắt buộc của chương trình môn Ngữ văn mới, thưa ông?

Việc quy định 6 tác phẩm bắt buộc trong nội dung chương trình môn Ngữ văn mới bao gồm bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập là do 6 tác phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà chương trình đề ra đối với việc lựa chọn tác phẩm đưa vào chương trình. 

Trong đó, quan trọng nhất là các tác phẩm này đều là thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, văn học và văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, từ thực tiễn qua những lần đổi mới, 6 tác phẩm này đều luôn có mặt trong chương trình môn Ngữ văn.

Việc giảng dạy các tác phẩm bắt buộc này cũng sẽ được phân bổ vào chương trình căn cứ theo độ khó văn bản tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm sẽ được giảng dạy từ lớp cuối cấp THCS và cấp THPT với tư cách một tác phẩm hoàn chỉnh.

- PGS. TS Đỗ Ngọc Thống

- Với nguyên tắc chương trình được xây dựng theo hướng mở, chúng tôi chỉ nêu lên một số văn bản- tác phẩm bắt buộc như bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập.

Còn lại chỉ nêu lên một danh sách các tác gia, tác phẩm để gợi ý, khuyến nghị các nhà biên soạn SGK và GV lựa chọn. 

Tuy nhiên để thống nhất và đáp ứng yêu cầu giáo dục của môn học, chương trình nêu lên các yêu cầu của việc lựa chọn văn bản tác phẩm, cụ thể là:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực, trước hết là năng lực giao tiếp (đọc, viết, nghe và nói) của học sinh.

- Phù hợp với đối tượng học sinh ở từng lớp học, cấp học

- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

- Chú trọng các ngữ liệu phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc và nhân loại.

- Xét trên tổng thể, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại , vùng miền, khu vực và các thời đại.

- Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Số lượng văn bản, tác phẩm cần dạy không nhiều để dạy kỹ, sâu và giúp học sinh có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học.

Đánh giá học sinh qua “sản phẩm” đọc, viết, nói và nghe

- Với điểm đổi mới như vừa nêu, phương pháp kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn sẽ được thay đổi như thế nào?

- Chúng tôi xác định kiểm tra đánh giá là một điểm nghẽn trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Vì vậy, trong chương trình mới, phương pháp kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá đúng được năng lực Ngữ văn của học sinh.

Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh của mình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng.

Hình thức và nội dung đánh giá là tất cả những cách thức có thể phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh. Thậm chí, cách viết nhật ký, sổ tay văn học, facebook của học sinh cũng có thể là một “sản phẩm” để xem xét, đánh giá.

Các câu hỏi đánh giá không kiểm tra trí nhớ của các em về những kiến thức hay nội dung cụ thể mà phải dựa vào hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với đọc, viết, nói và nghe.

Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách thể hiện, chống sao chép (văn mẫu), không kiểm tra vào các văn bản, tác phẩm đã học (nhất là với các kỳ kiểm tra cuối lớp, cuối cấp) mà kiểm tra những văn bản-tác phẩm tương tự nhưng chưa được học để khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh.

{keywords}
Phổ điểm môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. Đồ họa: Lê Văn.

- Ông đánh giá về khả năng thực hiện những ý tưởng đổi mới nêu trên của đội ngũ GV hiện tại?

- Như tôi đã nói, đổi mới chương trình không có nghĩa là làm lại từ đầu mà phải kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành. Vì thế với phần lớn GV, nội dung chương trình, những kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ ít thay đổi, riêng hệ thống văn bản, tác phẩm sẽ có thay đổi nhưng không xa lạ mà theo tôi sẽ hấp dẫn hơn.

Điều GV cần thay đổi nhất với môn học này vẫn là phương pháp dạy học và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Cần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ áp đặt một chiều sang phương pháp dạy học phát triển năng lực (ở môn Ngữ văn là năng lực giao tiếp, năng lực văn học), theo đó chuyển cách đánh giá ghi nhớ máy móc, dập khuôn sang cách đánh giá ưu tiên sáng tạo, tôn trọng ý tưởng mới và cách trình bày độc đáo…

Đây là yêu cầu đòi hỏi phải có nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía GV mà còn ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo dạy học, các tác giả chương trình, SGK và việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV theo chương mới nữa. 

Nếu thực hiện đồng bộ, tôi nghĩ phần lớn GV có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới này. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu là một khó khăn, thách thức rất lớn trong bối cảnh hiện nay.

- Theo kế hoạch, đến tháng 9 chúng ta sẽ có chương trình mới và đến năm 2018 thì học sinh sẽ học bắt đầu học SGK mới theo chương trình mới. Vậy nhóm tác giả viết sách giáo khoa sẽ xoay xở ra sao để kịp viết sách, được thẩm định và được các nhà trường tuyển chọn vào dạy học?

- Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm học 2018-2019 sẽ triển khai 3 lớp đầu cấp: lớp 1, lớp 6 và lớp 10 (chứ không phải tất cả). Dù vậy đây vẫn là một thách thức rất lớn với các môn học.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ban chỉ đạo cũng đã tính toán và đề xuất tiến độ cụ thể như sau: Trong năm học 2018 – 2019, cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Những năm học sau là các lớp tiếp theo.

Đến năm học 20122 – 2023, chương trình mới sẽ được dạy ở tất cả các lớp theo đúng thời hạn Nghị quyết 88 của Quốc hội đề ra.

Về cách làm thì có thể linh hoạt, chỉ cần có chương trình dự thảo là có thể hình thành đề cương SGK, trong quá trình thiết kế chương tình môn học, người ta cũng đã phải hình dung ra hình hài của SGK để bổ sung, điều chỉnh và giúp cho chương trình có tính khả thi.

Như vậy hy vọng sớm có chương trình dự thảo của các môn học (dự định cuối tháng 5/2017) để các nhóm viết sách có thể cập nhật, triển khai sớm đề cương sách nhằm thực hiện được kế hoạch đúng tiến độ. Tuy nhiên bất luận trong trường hợp nào thì quan điểm của những người soạn thảo vẫn phải ưu tiên chú ý chất lượng của chương trình cũng như SGK.

Đội ngũ tham gia gia biên soạn chương trình môn Ngữ văn cũng như các môn học khác, được tuyển theo yêu cầu, tiêu chí của Bộ GD&ĐT với quy trình đấu thầu của Dự án và có sự đồng ý của Ngân hàng thế giới. Sau đó Bộ trưởng sẽ ra quyết định. Theo quyết định của Bộ trưởng Ban xây dựng chương trình môn Ngữ văn có 7 người (2 người thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, 2 người thuộc Viện KHGDVN, 02 người thuộc Trường ĐHSP TP.HCM và 1 người thuộc Trường ĐH Cần Thơ).

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Lê Văn (thực hiện)

">

Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới: Đổi mới nhưng không xa lạ

友情链接