Suốt hơn 43 năm qua, bà Nguyễn Thị Đẹp (SN 1949, quận Thủ Đức, TP.HCM) không mệt mỏi trên hành trình tìm lại đứa con lai Việt - Mỹ của mình.
Trong căn nhà của mình, bà Đẹp lặng người khi nhắc đến đứa con mà bà đang tìm kiếm bấy lâu. Ẩn sau trong đôi mắt của người phụ nữ gần 70 tuổi này là cả nỗi buồn và nỗi đau. "Giờ con đang ở đâu? Làm gì?", bà tự hỏi trong vô vọng.
Bà Đẹp kể, năm 1968, bà làm tạp vụ cho căn cứ quân sự Mỹ ở Long Bình, Đồng Nai. Nhờ khả năng nói tiếng Anh lưu loát, một thời gian sau, bà được chuyển lên làm tổng đài viên.
![]() |
Bà Đẹp trong thời gian làm tổng đài viên. Ảnh: NVCC |
Trong thời gian làm việc tại đây, bà gặp gỡ Joe (SN 1945), thành viên của đoàn văn nghệ phục vụ trong quân đội của Mỹ. Theo bà Đẹp, Joe là một người sống tình cảm, thường xuyên quan tâm đến bà.
Vì vậy qua nhiều lần tiếp xúc, họ thấy quý mến và yêu nhau. Sau 3 năm tình cảm mặn nồng, Đẹp đón nhận niềm vui khi biết mình đang mang thai đứa con của Joe. Tuy nhiên cũng chính lúc này, Joe phải quay trở về Mỹ vì hết thời hạn phục vụ.
Xa nửa vòng trái đất không biết ngày nào gặp lại, bà Đẹp luôn mang nỗi nhớ về người đàn ông ngoại quốc này. Thế nhưng sau hơn một năm liên lạc, họ bặt vô âm tín về nhau. Đến 5/1/1972, bà sinh con gái và đặt tên là Nguyễn Thị Phương Mai.
Chiến tranh kết thúc, Mỹ thực hiện chiến dịch Babylift (Chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam sang Mỹ và một số nước châu Âu). Những người bạn làm chung hồi đó nói với bà Đẹp rằng, nếu bà thương con thì hãy cho con đi, sau này mẹ con có thể tìm nhau, đoàn tụ. Bà cũng nghĩ rằng, quyết định này khiến bà không nhìn thấy con nhưng con sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Bởi vậy bà Đẹp làm thủ tục cho bé sang Mỹ.
Trước khi đi mấy ngày, các bé được tập trung tại một trại trẻ. Trong lần cuối cùng, bà đến thăm con. Hôm đó, bà dẫn con đi chơi. Khi đưa bé trở về, con của bà hỏi: “Sao mẹ dẫn con vào đây nữa làm gì?”. Khi đó, lòng người mẹ như quặn thắt. Bà Đẹp cắn chặt răng để không khóc trước mặt con.
![]() |
Bà Đẹp chụp ảnh cùng con gái trong lần đi chơi cuối cùng. Ảnh: NVCC |
Khi gửi con xong, bà để lại giấy khai sinh và một tấm ảnh. Bà mong sau này kỷ vật đó sẽ là sợi dây kết nối để hai mẹ con tìm lại được nhau.
Sau đó, bà nói dối đi vệ sinh, rồi lẳng lặng ra về để con không biết. Thế nhưng từ xa, bà nghe thấy con hét lớn trong tiếng khóc nức nở: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ đừng bỏ con”.
Bà Đẹp cho biết, tiếng gọi của con như xé nát trái tim bà. Không cầm được nước mắt, bà khóc ròng trên suốt quãng đường dài từ chỗ giao con cho đến khi về nhà.
Sau khi dò hỏi thông tin qua một số người bạn, bà biết được con mình đã lên chuyến bay cuối cùng của chiến dịch Babylift vào ngày 26/4/1975. Nhưng không một ai biết chuyến bay chở bé Mai ngày đó đến nước nào. Những đứa trẻ trên chuyến bay đó đã được đưa đến đâu.
Khi đó, bé Mai mới 3 tuổi. Thế nhưng, những hình ảnh về con khắc sâu trong trí nhớ của bà. Hồi đó, con gái của bà có đôi mắt màu nâu, làn da trắng, mái tóc màu sáng.
Biết bà gửi con đi, bố bà Đẹp là cụ Nguyễn Văn Đệ (SN 1916) trách cứ bà nhiều. Ông nói, "làm mẹ, có con phải sống chết với nó", khiến bà càng thêm day dứt.
"Từ ngày xa con, tối nào tôi cũng khóc. Tôi ân hận và không biết con mình đã được đưa về đâu", bà Đẹp chia sẻ.
Câu hỏi "Giờ con đang ở đâu? Con có ổn không?" cứ canh cánh trong lòng người phụ nữ này suốt hơn 43 năm qua. Hễ nghe thấy có bất kỳ thông tin gì về việc tìm con, bà đều lặn lội tìm đến, mong có một tia hi vọng dù nhỏ nhoi về đứa con gái của mình. Thế nhưng, tất cả đều rơi vào tuyệt vọng.
![]() |
Bà Đẹp luôn đau đáu tìm lại đứa con của mình suốt 43 năm qua. Ảnh: Hoàng Tuân |
Tay run run cầm tấm ảnh con, bà Đẹp chia sẻ trong nước mắt giàn giụa: “Uớc muốn duy nhất của tôi là muốn biết con mình ra sao. Giờ tôi già rồi nên không biết mình sống được bao lâu. Vì vậy, tôi chỉ mong được gặp con một lần".
Babylift (Không vận Trẻ em) là chiến dịch di tản hàng nghìn trẻ em từ Sài Gòn tới Mỹ và một số nước châu Âu, thực hiện trong năm 1975 khoảng thời gian từ ngày 2 đến 26/4. Theo thống kê, khoảng 3.300 trẻ sơ sinh và trẻ em đã được di tản và nhận nuôi bởi nhiều gia đình trên khắp thế giới. |
(Còn nữa)
Hai tháng tuổi, cô gái gốc Việt Marion Potriquet (SN 1996) được bố mẹ người Pháp nhận nuôi. Họ đã cho cô một cuộc sống tuyệt vời. Thế nhưng Marion vẫn luôn đau đáu trong lòng về người mẹ Việt Nam chưa từng gặp mặt.
Câu chuyện tình yêu giữa ông Hồ Đại Phước với người vợ kém ông 22 tuổi khiến không ít người ngưỡng mộ. Được biết, họ kết hôn khi ông Phước đã xấp xỉ 40 tuổi.
" alt=""/>Gửi con gái theo chiến dịch Babylift, người mẹ Sài Gòn 43 năm ân hận đi tìmBBT báo VietNamNet trân trọng giới thiệu những cảm nhận của nhà khoa học, nhà văn Trần Gia Ninh trong lần đầu đứng trên đỉnh non thiêng của tổ quốc.
Chuyến lên Fansipan, nóc nhà Đông Dương rất thú vị. Đi cáp treo lên đến độ cao 2.850 m và phải leo núi thêm gần 300 m nữa (hơn 600 bậc, bằng cao ốc 100 tầng) mới lên đến đỉnh. Đoạn leo núi này là thử thách lớn nhất, ai không leo lên được thì ở lại, tại ga cáp treo có khu mua sắm rất hoành tráng, có khu vui chơi rộng đep mênh mông, có khu vực tâm linh với đền đài uy nghi hùng vĩ bằng đá và gỗ quý, không hề buồn chán tí nào.
![]() |
Tôi đã từng có dịp đi nhiều cáp treo hùng vĩ như khu trượt tuyết ASPEN ở Colorado, Núi Alpes ở Áo....nhưng phải công nhận cáp treo Fansipan là kỳ vĩ nhất. So về quy mô, cáp treo Bà Nà, Yên Tử… cũng rất khiêm tốn, khó sánh được với Fansipan.
Ngồi trong cabin cáp treo
Cáp treo này không phải bắc từ chân lên tới đỉnh của một ngọn núi, mà là bắc ngang qua thung lũng Mường Hoa, từ sườn dãy núi bên này sang đỉnh núi bên kia, dài hơn 6 km. Các kỹ sư Đức và Áo hiện vẫn đang túc trực làm việc với chủ đầu tư Sun Group để đảm bảo tuyến cáp hoạt động trơn tru, thuận lợi và an toàn.
![]() |
Nhìn công trình mà ngẫm, quả thật là không thể tưởng tượng nổi làm cách nào người ta có thể vận chuyển hàng vạn tấn thiết bị, vật liệu lên được tới đỉnh núi như vậy. Ngồi trong cabin, nếu quan sát kỹ, du khách vẫn có thể thấy dấu vết của tuyến cáp phụ ngày xưa dùng để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng lên đỉnh. Trước khi có tuyến cáp này, trong suốt nhiều tháng trời, chủ đầu tư và nhà thầu buộc phải sử dụng hoàn toàn sức người. Người mở núi, người băng rừng, người gùi, thồ, vác trên vai từng bao vật liệu lên đỉnh…, trong cả những ngày nắng cháy da, mưa rát mặt, lũ rừng và tuyết rơi, băng kết dày trên đỉnh khiến thịt da hoàn toàn mất cảm giác. Tưởng tượng thôi cũng đã thấy sợ rồi!
Từ cáp treo nhìn xuống thung lũng Mường Hoa
Chỉ sau một năm khai trương, từ năm thứ hai trở đi, ai cũng lên được đến đỉnh Fansipan mà không phải trèo 600 bậc nữa, vì khu du lịch đã hoàn thiện xong một đường tàu hỏa mini leo núi. Khu trưng bày các sản vật bản địa và đồ lưu niệm ở ga cáp treo hai đầu đều rộng lớn và hoành tráng hơn cả Tràng Tiền Plaza toàn bằng đá nguyên khối. Khu tâm linh hiển hiện hùng vĩ trên đỉnh trời với những công trình mang dáng dấp những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam, tiệp trong dáng núi, hòa quyện trong mây như vốn đã tồn tại ở đó từ bao giờ.
![]() |
600 bậc đá tự nhiên nguyên khối dẫn lên núi có màu trắng xanh rất đẹp. Càng nhìn ngắm và trải nghiệm công trình, tôi càng cảm thấy khâm phục tài năng con người, đặc biệt là tầm cao mỹ thuật và tầm nhìn xa của chủ đầu tư cùng nhóm kiến trúc sư đã kiến tạo nên công trình 4 ngàn tỷ này.
Lên đỉnh Fansipan
Điều đặc biệt nhất trên đỉnh Fansipan chắc chắn là khí hậu. Bước ra khỏi cabin cáp treo là gió lạnh thấu xương, thổi mạnh đến mức ngiêng ngả người. Mọi du khách đều phải mặc thật ấm, đội mũ ,choàng khăn kín mặt mới chống chọi được với thời tiết nơi đây trong những ngày đầu năm mới. Siêu thị đã có bán sẵn áo ấm, khăn mũ, khẩu trang.. cho những khách quên mang đồ giữ ấm cơ thể. Thế nhưng càng leo lên cao, gió càng bớt dần, thời tiết ấm áp hẳn lên. Khi lên đến đỉnh, gió lặng, tiết trời dịu mát như mùa thu Hà Nội, phải bỏ hết khăn áo ra mà chạy nhảy hò hét, vui đáo để!
![]() |
Trên đỉnh Fansipan, tôi đã thấy trọn toàn cảnh núi rừng, làng mạc, sông suối bên dưới, cảm xúc rõ nhất là niềm tự hào vì đất nước có thêm một công trình kỳ vĩ, giúp những người lớn tuổi như mình, như đám bạn già, hay như cả anh bạn trẻ cùng đoàn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo có cơ hội thăm thú nóc nhà Đông Dương, để được ngắm thật kỹ tổ quốc, quê hương từ góc nhìn tròn vẹn nhất.
![]() |
Những người lên Fansipan sau này sẽ còn may mắn hơn nữa, khi cảnh quan trên đỉnh đã hoàn thiện,, rất nhiều loài hoa lạ và đẹp đã được trồng thành công trên sườn núi gió. Quần thể văn hóa tâm linh hùng vỹ đã chính thức mở cửa để du khách về trẩy Hội xuân mở cổng trời, lễ Phật cầu an trong năm mới. Với khối óc và bàn tay con người, rồi đây, Sa Pa sẽ thực sự thức giấc trên chính khối đá hoa cương khổng lồ, tích tụ tinh hoa của đất, của nước, của linh khí triệu năm mang tên Fansipan này đây…
Tác giả Trần Gia Ninh là bút danh của Nhà Vật Lý thực nghiệm, Tiến sỹ khoa học Trần Xuân Hoài, quê gốc Hà Tĩnh, từng là Viện trưởng, Chủ tịch HĐKH Viện Vật lý Ứng dụng thuộc viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Ông nhận bằng Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học của Đại học Berlin mang tên Humboldt, đã nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy với tư cách là Giáo sư mời ở nhiều phòng thí nghiệm quốc gia và Đại học lớn tại các nước châu Âu, Mỹ. Với gần trăm công trình, sách, sáng chế, thiết kế… viết bằng tiếng nước ngoài, ông đã xác lập tên tuổi trong cộng đồng khoa học quốc tế. Những năm gần đây, người yêu lịch sử, văn hóa Việt Nam biết đến tác giả Trần Gia Ninh qua nhiều tác phẩm như tiểu thuyết lịch sử Kim Thiếp Vũ Môn, Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, Hành trình số phận: Dân tộc - Đất nước - Con người… Lạm bàn các vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội dưới con mắt tinh tường và khách quan của người làm khoa học, Trần Gia Ninh đã khiến nhiều người bị thuyết phục, rồi yêu mến. |
Nhà văn Trần Gia Ninh
" alt=""/>Fansipan trong con mắt của tiểu thuyết gia lịch sửNữ giám đốc 'biến hình' khiến thám tử ngả mũ bái phục
Thuê thám tử theo dõi con, đại gia đất Cảng phát hiện vợ ngoại tình
Thầy giáo toát mồ hôi nghe cuộc gọi cầu cứu của quý bà lái xe
Lâu nay, chuyện ngoại tình tưởng rằng chỉ diễn ra phần lớn ở đối tượng còn trẻ, sức khỏe sung mãn… Ít ai nghĩ, ở lứa tuổi lên chức ông, bà vẫn có người mải mê chạy theo những mối tình chớp nhoáng.
“Người ta cho rằng đây là những việc khuất mắt trông coi, thế nhưng do tính chất công việc nên chúng tôi thường xuyên bị “ép” phải chứng kiến”, anh Lê Ngọc Văn (SN 1970, quê Nghệ An) hiện làm lễ tân tại một nhà nghỉ thuộc khu vực quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết.
![]() |
Địa điểm được mệnh danh là phố nhà nghỉ ở Hà Nội. Ảnh: VietNamNet. |
Theo người đàn ông này, mỗi ngày nhà nghỉ có khoảng 20 - 25 lượt khách ra vào. Chủ yếu họ thuê theo giờ. Lượng khách thuê qua đêm thường ít hơn.
Vào dịp lễ, giao thừa, giáng sinh hoặc cuối tuần, nhà nghỉ luôn trong tình trạng “cháy” phòng. Tính đến nay anh Văn có thâm niên gần 8 năm làm ở các nhà nghỉ lớn, nhỏ ở Hà Nội. Nhiệm vụ của anh ngoài dọn dẹp phòng, thay chăn, ga mới còn kiêm luôn việc lễ tân, bố trí phòng cho khách.
Ban đầu mới vào nghề, nam nhân viên khá sốc khi hàng ngày chứng kiến biết bao mối tình ngoài chồng, ngoài vợ.
“Có chị đứng quầy lễ tân, tay ôm ấp người khác nhưng vẫn gọi điện về cho chồng, oang oang nói mình đi họp. Người này còn dặn chồng, con ăn uống đầy đủ. Lời lẽ của chị ta vô cùng ngọt ngào, tình cảm”, anh Văn kể.
Câu chuyện đang dang dở, một cụ ông chân đi khó nhọc, khoác tay cô gái trẻ, khoảng 20 tuổi, mặc váy ngắn bước vào. Ông ta cất giọng: “Cho anh phòng tầng 2”.
Nghe nhân viên thông báo tầng 2 hết phòng, chỉ còn tầng 3, cụ ông làu bàu rồi nói: “Tầng 3 cũng được, đưa chìa khóa đây”.
Nhận khóa phòng, cụ ông lập cập bước lên cầu thang. Cô gái lả lướt theo sau. Lên đến phòng, họ đóng sập cửa, mạnh đến mức vọng cả xuống dưới. Theo lời nhân viên nhà nghỉ, cụ ông đó năm nay đã bước sang tuổi 75 nhưng có lịch sử tình trường khá sôi động.
5 năm làm khách VIP ở đây, không biết bao nhiêu phụ nữ đã vào đây cùng ông ấy. Người nào cặp kè lâu nhất cũng được vài tháng, còn đâu chỉ chớp nhoáng qua đường.
Một lần tôi thấy cô gái đi cùng lên taxi về trước khá lâu nhưng vị khách này vẫn chưa ra. Tôi lên gọi không có ai thưa, đành dùng khóa dự phòng mở cửa thì phát hiện cụ ông nằm thở dốc, mặt tái mét trong tình trạng không mảnh vải che thân.
Hỏi ra mới biết ông ấy "vui vẻ" với nhân tình xong, mệt quá, không ngồi dậy được. Sợ xảy ra chuyện đáng tiếc, tôi phải gợi ý gọi người nhà đến đón về. Ban đầu cụ ông không đồng ý nhưng sau tôi dọa báo công an phường, vị khách đó mới cho số con trai lớn để tôi liên lạc”, anh Văn nhớ lại.
Dường như cậu con trai lớn cũng chán ngán cảnh tượng trên nên lúc đến đón, anh tỏ ra bực bội. Giọng buồn rầu, anh ta nói: “Bố lớn tuổi rồi, không bỏ mấy chuyện này đi, chỉ rước bệnh vào người".
Người này tâm sự với anh Văn: “Con cái khuyên nhủ suốt, bố em vẫn bỏ ngoài tai. Bao nhiêu lương hưu đổ hết vào các cô gái. Mấy chục năm mẹ em nằm liệt giường, chỉ khóc thầm từng đêm”.
Sau lần đó, nam nhân viên nhà nghỉ nghĩ cụ ông sẽ không đến nữa nhưng được 2 tuần, sức khỏe ổn định, vị khách lớn tuổi lại xuất hiện cùng người phụ nữ khác...
![]() |
Quanh khu vực Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) có khá nhiều nhà nghỉ. |
Chúng tôi tiếp tục đưa mắt quan sát không gian bên trong nhà nghỉ. Bộ sofa cũ kỹ, bạc phếch kê ở góc nhà, sơn tường bắt đầu tróc lở. Mặc dù giữa trưa nhưng phía bên trong nhà tối tù mù, chỉ có chút ánh sáng hắt ra từ quầy lễ tân.
Mỗi lượt khách ra, vào anh Văn lại tất bật lên, xuống, dọn dẹp. Ôm đống ga giường và khăn tắm ngả màu, nam lễ tân cho biết: “Bình thường chăn, ga, mùa hè 3 ngày tôi mới thay, mùa đông thì 1 tuần. Nếu khách dùng bẩn quá thì đổi luôn.
Khăn tắm để 2 cái, khách họ mới lau qua thì mang ra phơi nắng, khô ráo chúng tôi mang vào dùng tiếp. Một ngày bao nhiêu lượt khách thế này, chúng tôi không thể thay liên tục”.
Lúc này, một người phụ nữ khá to béo, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang kín mít, chân đi đôi dép lê phi thẳng chiếc xe máy đời mới vào nhà nghỉ.
Mấy phút sau, một người đàn ông da đen bóng, khuôn mặt có râu quai nón, đeo kính đen, dáng vẻ lén lút, nhìn ngó xung quanh vào theo. Họ lấy chìa khóa, xin "dụng cụ" phòng the và nắm tay nhau lên “chốn” riêng tư.
Anh Văn cho biết: “Sếp với nhân viên đó. Nghe đâu cặp kè 3 năm rồi. Tuần trước họ mua cả bánh ga tô lên đây kỷ niệm. Những lần trước bà này chở cậu ta bằng ô tô đến, còn dặn dò tôi lấy khăn bịt biển số xe cẩn thận.
Họ xưng hô thân mật lắm nhưng hình như cậu này kém sếp 10 tuổi. Chắc cũng vợ con rồi, vì tay đeo nhẫn cưới”.
Vợ của Q đã bỏ chạy khỏi giường tân hôn cùng những tiếng la hét. Q phải lao ra giữ vợ. Lúc ôm được vợ vào lòng, anh mới phát hiện...
" alt=""/>Khoác tay người đẹp vào nhà nghỉ, cụ ông 75 tuổi khiến lễ tân tái mặt