当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Super Nova Riga vs Auda Riga, 21h00 ngày 2/5 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Jeddah, 22h15 ngày 19/2: Rơi xuống nhóm nguy hiểm
Vẻ đẹp của đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử thành di sản văn hóa nhân loại
Nếu như đất Bắc có Ca trù, xứ Huế có những điệu hò điệu lý thì vùng đồng bằng Nam Bộ nổi tiếng với những bài Đờn ca tài tử gắn liền với đời sống tinh thần của người dân và đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhân là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cuộc hội ngộ lớn của giới Đờn ca tài tử cả nước
![]() |
Thành phần Ban tổ chức Festival Đờn ca tài tử. |
Phát biểu tại họp báo giới thiệu Festival vừa qua, ông Huỳnh Vĩnh Ái - thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, đồng trưởng ban tổ chức - nhấn mạnh: “Nếu các loại hình nghệ thuật truyền thống khác có không gian tương đối hẹp thì Đờn ca tài tử có không gian trải rộng, phát triển rất mạnh mẽ qua 21 tỉnh thành, được rất nhiều người yêu mến. Vì vậy rất cần những sân chơi cho các tài tử đàn, tài tử ca được hòa nhịp chung trong dòng chảy của bộ môn nghệ thuật này cùng với cộng đồng!”.
Với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển”, một loạt hoạt động tôn vinh bộ môn Đờn ca tài tử, tôn vinh những nghệ nhân ưu tú sẽ kéo dài từ ngày 8-12/4 tại tại tỉnh Bình Dương. Đêm khai mạc Festival sẽ diễn ra vào tối 8/4 tại quảng trường trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, được truyền hình trực tiếp trên VTV1, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương và một số các Đài Phát thanh – Truyền hình các tỉnh, thành trong khu vực phía Nam.
Trong suốt những ngày diễn ra Festival Đờn ca tài tử lần II, có nhiều hoạt động phong phú như: Không gian đờn ca tài tử với sự tham gia của 21 tỉnh, thành khu vực Đông và Tây Nam bộ; không gian ẩm thực và đặc sản Nam bộ; đêm hội tôn vinh các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ đã có đóng góp cho loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương Nam bộ; tổ chức các tour, tuyến du lịch phục vụ du khách nhân dịp festival…
Đặc biệt lần đầu tiên, sẽ có chương trình diễu hành motor phân khối lớn và xe cổ trên các tuyến đường, đại lộ Bình Dương – Phạm Ngọc Thạch – Hùng Vương – Lê Lợi và kết thúc tại Quảng trường Trung tâm Hành chính tỉnh.
![]() |
Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh và nghệ sĩ nhí Bảo Ngọc là đại diện hình ảnh của Festival năm nay. |
Với sự đồng hành trong vai trò quảng bá của Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh và nghệ sĩ nhí Bảo Ngọc,Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II- Bình Dương năm 2017 hứa hẹn sẽ được đông đảo người dân, nhất là giới trẻ yêu thích và quan tâm.
Đặc biệt, thông qua chương trình, công chúng trong và ngoài nước không chỉ biết đến bộ môn nghệ thuật gắn liền với sự phát triển của đất nước mà còn cho thấy một tỉnh Bình Dương tươi đẹp, phát triển, hội nhập nhưng luôn giữ gìn những giá trị truyền thống.
Minh Huyền
Ngày 18/11, chung kết Miss World 2017 chính thức diễn ra tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đại diện Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đạt thành tích cao trong đêm chung kết.
" alt="HH Đỗ Mỹ Linh đại diện hình ảnh Festival Đờn ca tài tử"/>HLV Park Hang Seo tiết lộ bữa ăn của cầu thủ U23 Việt Nam trên báo nước ngoài
Mới đây, một bộ ảnh cưới của cặp đôi “Cô Mít - Cậu Tèo” được thực hiện tại xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hầu hết người xem đều tỏ ra thích thú, ngưỡng mộ đám cưới đẹp, độc, lạ này.
Thông báo tin hỉ ấn tượng của cặp đôi “Cô Mít - Cậu Tèo”. |
![]() |
Cặp đôi “Cô Mít - Cậu Tèo” trong bộ ảnh cưới gây chú ý. |
Được biết “Cô Mít” trong bộ ảnh cưới tên thật là Nguyễn Bảo Huyền Dung (SN 1993, An Giang). Theo Huyền Dung, cô và chồng yêu nhau 11 năm trước khi tiến tới hôn nhân.
Chia sẻ về đám cưới, Huyền Dung cho hay, cô chọn phong cách và lên ý tưởng cho đám cưới và được chồng hết mực ủng hộ. Huyền Dung muốn tổ chức theo phong cách xưa để gợi nhớ những đám cưới giai đoạn mấy chục năm về trước.
Ngoài ra, cô chia sẻ thêm, việc chuẩn bị trang phục cho hai vợ chồng, phù dâu, phù rể do cô tự tìm mua. Để đám cưới giống những năm thập niên 90, cô tự tay làm từ những chi tiết nhỏ nhất như hoa cài tóc, hoa cài áo…
Theo Huyền Dung, công việc hướng dẫn viên du lịch đã cho cô có cơ hội được đi nhiều, tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau nên nhờ đó, cô không gặp bất kỳ khó khăn nào trong công tác chuẩn bị đám cưới.
Dàn xe đón dâu được trang trí đáng yêu của nhà trai. |
Anh Mai Quang Tuyến (SN 1987, An Giang), người thực hiện bộ ảnh cưới, chia sẻ: “Tôi thực sự ấn tượng với đám cưới của cô dâu và chú rể hôm đó. Đám cưới vui nhất, chất chơi nhất từ trước tới giờ.
Tôi cũng bất ngờ vì họ chuẩn bị mọi thứ chu đáo như vậy. Dù theo tôi biết, trước đó một ngày, mưa lớn đã làm hỏng rất nhiều phần trang trí của đám cưới. Khi đảm nhiệm việc chụp ảnh trong hôn lễ của họ, tôi thấy ai tham dự cũng vui vẻ và bất ngờ”.
Cùng ngắm bộ ảnh cưới của cặp đôi “Cô Mít - Cậu Tèo” ở An Giang:
![]() |
Những hình ảnh trang trí đáng yêu trong đám cưới. |
Chú rể và phù rể có phong cách "chất". |
![]() |
![]() |
Đám cưới của cặp đôi với phong cách thập niên 90. |
![]() |
Những đôi dép tổ ong được nhuộm nhiều màu sắc. |
![]() |
Chú rể xuất hiện với cặp kính đen. |
![]() |
Những tráp lễ. |
![]() |
Cô dâu - chú rể và những người bạn tham dự đám cưới không kém phần nghịch ngợm. |
![]() |
Cặp đôi “Cô Mít - Cậu Tèo” trong đám cưới thú hút sự chú ý của mọi người ở An Giang. |
Bỏ qua những ý kiến trái chiều từ dư luận xã hội, chị Thu Sao đang cùng chồng gấp rút chuẩn bị cho đám cưới được tổ chức ngày 20/9 (tức ngày 11/8 âm lịch) sắp tới.
" alt="Đám cưới độc nhất vô nhị của cặp đôi 'Cô Mít"/>Nhận định, soi kèo Arnett Gardens vs Portmore United, 07h00 ngày 21/2: Giữ vững ngôi nhì
Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 25/8: Ma kết gặp trở ngại khôn lường
Lê Xuân Tiền chia tay bạn gái vì đóng cảnh nóng với Ninh Dương Lan Ngọc
Hương Tràm: Tôi và Bùi Anh Tuấn từng khóc vì không làm gì được cho nhau
Clip Bùi Thị Thúy và Huy Tuấn hát "Đám cưới trên đường quê":
![]() |
Được biết đến là cặp đôi được yêu thích 3 tuần tại cuộc thi Tuyệt đỉnh song ca 2017, Bùi Thuý - Hữu Tuấn trở thành cặp hát ăn ý và khá đắt sô lưu diễn hải ngoại thời gian qua. Giọng Hữu Tuấn không hẳn ngọt kiểu dân gian nhưng cũng giống Bùi Thuý, Tuấn hát mộc mạc, giản dị và cảm xúc chân thành nên dễ chạm đến trái tim người nghe. Khi kết hợp với nhau, sự mềm mại, uyển chuyển của Bùi Thuý từ giọng hát đến phong thái rất hợp với sự mạnh mẽ, cứng cáp của Hữu Tuấn. |
![]() |
Bùi Thị Thúy thành thật nói "Cưới" nếu gọi là bộ phim ca nhạc hơi to tát bởi nó thực chất đây chỉ là một câu chuyện điện ảnh được pha trộn với âm nhạc với một cốt truyện khá giản đơn và cũng không có quá nhiều tình tiết kịch tính hay những phương pháp làm phim điện ảnh thường thấy mà ở đây sự hấp dẫn xuất phát từ sự logic của câu chuyện và sự hợp lý, ăn ý, hài hoà giữa bài hát và hình ảnh tạo nên sự tự nhiên. |
![]() |
Ca sĩ Hữu Tuấn cho biết sản phẩm âm nhạc làm chung với Bùi Thị Thúy được thực hiện trong vòng một năm chi phí lên tới gần 1 tỷ đồng. Anh nhớ nhắt cảnh quay trên thuyền hoa với 5 chiếc thuyền gỗ nhỏ Bùi Thị Thúy không biết bơi nên mãi không chịu thực hiện cảnh này. "Thúy sợ không biết bơi mà nước sông Cầu lại xoáy và chảy xiết nên ê kíp động viên nhiều ngay cả tôi cũng bảo anh là dân miền biển nếu em có làm sao anh sẽ cứu, yên tâm và lúc đó Thúy mới xuống quay" - Hữu Tuấn tâm sự. |
![]() |
Ca sĩ Bùi Thị Thúy thổ lộ cảnh khó diễn nhất của chị là phải khóc thật. "Diễn cảnh khóc không hề dễ dàng với tôi. Tôi mất 15' mới có thể rơi nước mắt thật. Ban đầu có một chị trong đoàn mách mẹo có thể rơi nước mắt đó là mở to mắt một thời gian nhất định nước mắt sẽ chảy ra nhưng tôi làm mãi không sao chảy nước mắt cuối cùng tôi nghĩ đến những chuyện buồn mình từng gặp phải và nước mắt từ từ rơi ra" - ca sĩ Bùi Thị Thúy nói. |
![]() |
Liên quan đến thắc mắc cặp đôi sẽ chia cát xê như thế nào khi thường xuyên đi hát chung?, ca sĩ Hữu Tuấn thẳng thắn: "Ngay từ ngày đầu kết hợp cùng chúng tôi đã thống nhất rằng để gắn bó lâu dài cát xê phải sòng phẳng, chia đôi. Chúng tôi thẳng thắn với nhau, tin tưởng nhau và đó là cách tốt nhất chúng tôi có ở nhau sự yêu mến và gắn kết". |
![]() |
Bùi Thị Thúy và Hữu Tuấn thời gian qua cho khán giả thấy là một cặp ăn ý trên sân khấu, nhiều người lầm tưởng cả hai có tình cảm ngoài đời tuy nhiên có tin đồn nói rằng Bùi Thị Thúy đã có ''mạnh thường quân giấu mặt" thầm thương trộm nhớ nên Hữu Tuấn chỉ là "bạn trai' trên sân khấu mà thôi. Bùi Thị Thúy nói gì về tin đồn này?, trước câu hỏi của VietNamNet, Bùi Thị Thúy cho biết: "Đúng là tôi có mạnh thường quân và đó là mẹ tôi - người cả một đời dành tình cảm và vật chất cho tôi. Chuyện tình của tôi và Tuấn đúng là chỉ ở mức tình bạn thân thiết, không biết sau phim ca nhạc "Cưới" chúng tôi có phát sinh tình cảm lớn hay không còn phải chờ". |
Anh Phương
Mới đây, tôi cũng có cảm giác khựng lại khi đọc được thông tin tỉnh Thái Bình chuyển đổi hơn 11.000 ha Khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có rừng ngập mặn) thành khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng, sân golf. Sinh ra và lớn lên bên những cánh rừng ngập mặn, một lần nữa tôi thấm thía thực tế: giá trị của rừng trở nên quá "nhẹ" và đòn cân luôn lệch về phía lý do phát triển kinh tế.
Khi tôi còn nhỏ, rừng ở Gò Công còn nhiều lắm. Với hệ sinh thái và sản vật đa dạng, các cánh rừng ngập mặn đã nuôi sống và là "tấm khiên" che chở cho biết bao con người và vùng đất bên trong.
Nhưng rừng ngập mặn dần mất đi, đầu tiên là do xâm thực của biển, với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, nước biển dâng cao và quy luật bồi lở của tự nhiên. Sau đó là các hoạt động của con người. Bác Ba nói việc quản lý lỏng lẻo đã "tiếp tay" cho nạn phá rừng. Ban đầu chỉ là lẻ tẻ người dân lấy cây về làm nhà. Rồi không biết từ đâu, những chiếc ghe lặng lẽ cập vào lúc nước lớn, mang cây đi; bắt đầu với những cây ngã đổ, sau đó đến những cây còn sống. Những gốc đước mất 20-30 năm mới trưởng thành bị chặt đi trong vài phút.
Có dạo, nghề nuôi tôm phát triển. Các ao tôm mọc lên, còn rừng co hẹp lại. Người dân dần lấn chiếm. Ban đầu là cái chòi nho nhỏ, dần lớn hơn, cuối cùng thành ra căn nhà kiên cố. Người này ở được người kia cũng ở, cứ thế xóm này xóm khác mọc lên. "Gò Công anh dũng tuyệt vời/ Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây. Cái đám lá tới mức tối trời ấy giờ là khu công nghiệp mấy trăm mẫu rồi. Giờ kiếm ra được đám lá khó lắm", bác Ba nói.
Tiền Giang hiện chỉ còn gần 1.300 ha rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ 63.000 ha đất tự nhiên của các địa phương như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công... Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhiều năm qua, rừng ngày càng bị suy giảm. Huyện Gò Công Đông quê tôi mỗi năm bị xâm thực khiến bờ biển sạt lở mất 10-20 m, rừng phòng hộ mất theo trung bình 20 ha.
Khi rừng ngập mặn phòng hộ mất gần hết, sóng biển bắt đầu xâm thực, cuốn trôi các con đê bao quanh các ao tôm. Các ngôi nhà, ao tôm cũng bị cuốn đi, để lại những con người "vô gia cư" chật vật với cuộc sống.
Hiện nay, con đê đất đã được thay bằng bêtông kiên cố hơn, và cũng có dự án làm các đoạn đê chắn sóng. Nhưng báo cáo "Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển" của World Bank năm 2020 cho thấy hai phần ba tổng chiều dài đê cả nước không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn. Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cần phải cập nhật tiêu chuẩn, nâng cấp đê, và có cơ chế duy tu bảo dưỡng hạ tầng. Chi phí để thực hiện các biện pháp trên có thể tiêu tốn hơn 2,2 tỷ USD, ngoài ngân sách duy tu bảo dưỡng khoảng 10-40 triệu USD mỗi năm.
Nhìn từ góc độ này, tôi thực sự không chắc chắn liệu có nên đánh đổi những giá trị kinh tế có được từ việc phá đi rừng ngập mặn để phải bù lại những khoản tiền khổng lồ hàng năm nhằm bảo vệ bờ biển ngày càng bị xâm lấn. Thay vào đó có lẽ nên áp dụng cách nhìn "thuận thiên" hơn, nghĩa là đưa rừng ngập mặn vào thành một phần của giải pháp bảo vệ bờ biển. Khác với những giải pháp công trình, rừng ngập mặn có tính thích ứng cao hơn với diễn biến địa chất phức tạp của bờ biển. Hoạt động khôi phục, bảo vệ rừng ngập mặn cần mang tính liên tỉnh và đa ngành, chứ không phải nơi ra sức khôi phục, nơi lại phá bỏ đi. Bên cạnh đó là việc cân bằng giữa rủi ro và cơ hội khi đặt lên bàn cân: bảo vệ hay phá rừng làm kinh tế.
Bác Ba nhắc lại với tôi một điều nhiều người đã biết: không ai chọn được cha mẹ và quê hương. Nhưng bác nói mỗi người có thể chọn cách bảo vệ hay tàn phá nơi mình đã sinh ra. Bác buồn bã đồ rằng, ở vào tuổi đã 70, bác sẽ không còn đủ thời gian nhìn thấy những cánh rừng ngập mặn hồi sinh trên mảnh đất Gò Công nữa.
Nguyễn Minh Kha
" alt="Phá rừng làm kinh tế"/>