Với các sao nữ, kiểu chân váy này cũng luôn nằm trong số những item được ưa chuộng. Càng ngày, chân váy xếp ly dáng dài càng trở nên đa dạng với nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau. Vì thế, các cô nàng cũng thoải mái biến hóa với đủ các công thức mà ai ngắm nhìn cũng muốn học hỏi ngay.
![]() |
Lã Thanh Huyền đã mang tới vô vàn những set đồ công sở vô cùng thanh lịch với chân váy xếp ly trong phim Tình yêu và tham vọng. |
![]() |
Với vai Tuệ Lâm, Lã Thanh Huyền diện rất nhiều chân váy xếp ly khác nhau từ màu sắc tới chất liệu. |
![]() |
Diễm My 9X cũng không bỏ qua "chiếc chân váy thần thánh" này trong vai Linh ở "Tình yêu và tham vọng" |
![]() |
Sam vô cùng nữ tính trong set đồ cùng tông màu. |
![]() |
Tóc Tiên dí dỏm nhận mình "nhã" khi lần hiếm hoi diện kiểu chân váy này. |
![]() |
Huyền Lizzie trở thành một quý cô yêu kiều với cách phối áo và chân váy cùng tông hồng nhưng có sự tương phản đậm - nhạt. |
![]() |
BTV Thụy Vân là một trong những người đẹp chuộng chân váy xếp ly với trang phục thường ngày. |
![]() |
Chiều cao lý tưởng của nàng Á hậu khiến chiếc chân váy càng thêm bay bổng. |
![]() |
BTV Diệp Chi xuất hiện với set đồ duyên dáng khi dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia. |
![]() |
BTV Thu Hương đặc biệt yêu thích cách phối áo peplum với chân váy xếp ly dáng dài, mang đến cho cô vẻ thanh lịch khi xuất hiện trên sóng truyền hình. |
![]() |
Cách phối này cực kỳ tôn dáng và phù hợp với môi trường công sở. |
![]() |
BTV Thu Hương thường kết hợp thêm chiếc dây thắt lưng để nhấn vòng eo thon gọn khiến set đồ nổi bật hơn. |
![]() |
BTV thời tiết Quỳnh Hoa cũng yêu thích cách phối này với chân váy xếp ly dáng dài. |
![]() |
Tăng Thanh Hà cũng từng rất yêu thích chân váy xếp ly dáng dài. |
![]() |
Diễn viên Lương Thanh và Lê Hạ Anh mặc đồ đôi với chân váy xếp ly mùa đông. |
![]() |
Bộ ảnh khá lâu rồi của Chi Pu nhưng đây cũng là lần hiếm hoi cô nàng diện kiểu váy này. Cách phối này giúp Chi Pu trở nên cá tính, thời thượng. |
(Theo VTV)
Trương Ngọc Ánh là diễn viên tiếp theo sau Phạm Băng Băng xuất hiện trên trang bìa tạp chí L'Officiel trong ấn bản đặc biệt 'Từ châu Á ra thế giới'.
" alt=""/>Dàn nữ MC, diễn viên, ca sĩ mặc chân váy dài xếp ly đẹp như thế nào?Trong cuộc thi khoa học viễn tưởng và khoa học phổ thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) lần thứ 5, với sự góp mặt của khoảng 200 tác phẩm văn học đã được gửi tham dự cuộc thi, tác phẩm với tựa đề ‘Vùng đất của ký ức máy móc’ (The Land of Machine Memories) được tạo ra hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đã giành được vị trí thứ 2, tạo ra cuộc tranh luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khắp Trung Quốc.
Giáo sư Shen Yanggu tại trường Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã lên kế hoạch và hoàn tất tác phẩm chỉ trong thời gian 3 giờ. Bản thảo với hơn 40.000 ký tự, được tạo ra từ 66 yêu cầu văn bản gửi đến AI và được viết theo phong cách huyền huyễn, siêu thực Kafkaesque, đặc trưng bởi cốt truyện phi lý và siêu thực.
Với tựa đề ‘Vùng đất của ký ức máy móc’, tác phẩm đã ghi lại cuộc phiêu lưu của nhân vật nữ chính Li Xiao trong siêu vũ trụ khi tìm cách khôi phục những ký ức trong cuộc sống thực đã mất của mình.
Theo giáo sư Shen Yanggu, toàn bộ bài dự thi đều được tạo ra bởi AI, bao gồm từ bố cục tiểu thuyết và hình minh họa, thậm chí cả bút danh ‘@SiliconZen’ cũng do AI tự lựa chọn.
Giáo sư Shen Yanggu đã gửi tác phẩm tới cuộc thi mà không tiết lộ ‘tác giả’ thực sự của tác phẩm. Chỉ có duy nhất một thành viên ban giám khảo biết rằng tác phẩm được tạo ra bởi AI.
Mục đích của việc này là để có thể nghe được ý kiến đánh giá hoàn toàn công bằng và độc lập của ban giám khảo. Điều đó không vi phạm quy tắc, vì cuộc thi cho đến nay chưa đưa ra luật cấm sử dụng AI.
Bất chấp việc giải thưởng đã được công bố, ban giám khảo cuộc thi quyết định rằng tác phẩm ‘Vùng đất của ký ức máy móc’ chưa thể đưa ra xuất bản ngay và sẽ cần phải chỉnh sửa nhiều nội dung, bởi lẽ văn bản do AI viết vẫn rất khác so với văn bản do con người tạo ra.
Một thành viên ban giám khảo cho rằng sản phẩm do AI tạo ra hoặc sẽ là một hiện tượng lịch sử ngắn ngủi, hoặc sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với giới sáng tác trong tương lai.
Trước đó, vào tháng 4/2023, một nhiếp ảnh gia đến từ Berlin (Đức) đã giành được Giải thưởng Nhiếp ảnh Thế giới do Sony tổ chức cho bức ảnh được tạo ra bởi AI, nhưng đã từ chối giải thưởng với lý do sản phẩm của AI và tác phẩm nhiếp ảnh truyền thống không nên có mặt trong cùng một cuộc thi.
(theo Securitylab)
Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Nguyễn Tiến Đạt (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Vinh năm 1978, tôi được Bộ Giáo dục điều động vào Lâm Đồng công tác và có nhiều năm dạy THPT tại Đà Lạt. Thời đó, mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa nhà trường với phụ huynh hết sức thân thiện, gắn kết – tạo nên một môi trường giáo dục thật ý nghĩa, không chỉ là niềm vui riêng của đội ngũ “thay Đảng rèn người”, mà còn là lòng tin, hy vọng của thế hệ trẻ học đường, của các bậc sinh thành khi con em đến lớp.
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời của người Việt Nam, được cổ nhân răn dạy “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, nhắc nhở muôn đời hãy ghi lòng tạc dạ công ơn trời biển của thầy cô giáo, bởi “Không thầy đố mày làm nên”. Hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi điều chỉnh qua mối quan hệ biện chứng “Hội đồng sư phạm – Học sinh - Phụ huynh”, rộng hơn nữa là kết hợp với giáo dục xã hội. Nếu thiếu hoặc lơi lỏng một trong các yếu tố trên, hiệu quả giáo dục toàn diện tác động lên học sinh sẽ suy giảm, thậm chí phát sinh tiêu cực.
Để có trường học hạnh phúc, trước hết, nhân tố quyết định là chuẩn mực người thầy.
Bước chân qua cổng trường, rồi bắt đầu vào giờ học, tâm trạng học sinh có phấn khích, có thanh thản, nhẹ nhàng, hồ hởi hay không phụ thuộc vào hình ảnh, phong cách, thái độ của giáo viên. Từ cử chỉ, lời nói, hành vi suốt quá trình truyền thụ kiến thức trong tiết học sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho học sinh tiếp thu.
Đừng bao giờ có ý nghĩ định kiến với học sinh, cho dù học sinh “cá biệt” đi chăng nữa, đưa các em hòa nhập, tiến bộ mới là mục tiêu mà chúng ta hướng tới.
Ngoài xã hội, thầy cô giáo tất tả mưu sinh, bươn chải tăng thêm thu nhập chính đáng để lo toan cho gia đình là việc ai cũng trân trọng. Tuy nhiên, dù làm thêm gì, dù ở đâu, người thầy cũng luôn nhớ đặt mình vào cương vị “nhà giáo” trong giao tiếp, ứng xử - nghĩa là phải “chuẩn mực”. Đây là điều cần thiết nhất, không phải đòi hỏi khắt khe đâu! Không ai khẳng định vị thế người thầy, không ai trả lại vị thế người thầy bằng chính bản thân chủ thể của bục giảng.
Thứ hai,là ứng xử của phụ huynh với nhà trường.
Quan niệm của các bậc cha mẹ bây giờ cũng có nhiều thay đổi, điển hình là một bộ phận khá phổ biến nặng về xu thế “con em mình phải hơn con em người”. Đặc biệt, dịp tổng kết năm học phải xuất sắc nhất, nhận nhiều giải thưởng nhất. Vì thế nên dẫn đến ganh đua bằng mọi giá, nhiều gia đình tạo mối liên hệ mật thiết với giáo viên chủ nhiệm, gửi gắm… Không ít trường hợp con em sai phạm về đạo đức, hạn chế về chất lượng kiến thức, khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi, thay vì hợp tác thì cha mẹ lại nổi giận, trút hết tội lỗi cho thầy cô giáo, thậm chí sử dụng trang mạng xã hội tung tin, đe dọa, xúc phạm đến cả nhà trường, gây nhiễu loạn dư luận. Quá đau lòng! Phải chi sự việc như vậy, bậc sinh thành hãy bình tĩnh, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm trên tinh thần xây dựng, tất cả vì tương lai con em, bàn bạc giải pháp khắc phục, để gột rửa tâm hồn non trẻ, hướng về phía trước, chắc chắn sẽ đạt được mục đích đào tạo, mục tiêu giáo dục để con em đứng vững, trưởng thành.
Một khi dưới mái trường tập hợp đội ngũ thầy cô giáo chuẩn mực, kiến tạo tâm lý học sinh hứng khởi “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Một khi từng phụ huynh cân nhắc, phân tích cặn kẽ bản chất vụ việc nếu con em phạm lỗi, ứng xử hài hòa, nhân văn cùng giáo viên chủ nhiệm, cùng hội đồng sư phạm nhà trường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên quan tâm đến học tập, rèn luyện của học sinh, ắt hệ quả tất yếu là chất lượng giáo dục toàn diện sẽ đáp ứng yêu cầu, phản ánh trung thực kết quả một năm học, một khóa học.
Cuối cùng,để giáo viên chú tâm vào nghiệp trồng người, để cha mẹ an tâm lao động sản xuất, an tâm công tác khi con em ngồi trên ghế nhà trường, xin Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm thay đổi cách phân loại, đánh giá thi đua của hệ thống giáo dục, kể cả thầy và trò.
Xin đừng lấy số lượng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc làm yếu tố quyết định khen thưởng, quyết định “thương hiệu” nhà trường, gây áp lực vô hình nhưng quá nặng nề, cuối năm học cứ đến hẹn lại… lo. Thời chúng tôi đi học những năm 70 thế kỷ trước, mỗi lớp chỉ có vài ba học sinh tiên tiến, được biểu dương khen thưởng, nhưng tình thầy trò, tình bạn, tình cảm phụ huynh với nhà trường luôn toát lên truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong sáng, lành mạnh.
Thầy cô là tấm gương sáng. Cha mẹ hài hòa, ứng xử nhân văn, thực sự tôn vinh những người miệt mài dạy dỗ con em mình. Điểm số phản ánh trung thực chất lượng giáo dục cho học sinh - nền móng bền vững xây đắp, hình thành, củng cố và phát triển thế hệ trẻ học đường chăm ngoan, biết kính trên, nhường dưới, quý trọng tình bạn. Trường học hạnh phúc khi hội tụ đầy đủ các yếu tố biện chứng, khách quan đó.
Nguyễn Tiến Đạt
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |