Theo ông Vinh, sau khi sự việc xảy ra, UBND phường đã yêu cầu các cô giáo có mặt tại clip viết bản tường trình và cô giáo đánh học sinh phải viết bản kiểm điểm.
UBND phường Lê Lợi đã có văn bản ra quyết định đình chỉ hoạt động cơ sở này, dừng công tác cô giáo đánh học sinh.
Tại buổi làm việc sáng 20/4, cô giáo Nguyễn Hải (sinh năm 1995, là giáo viên đánh học sinh trong clip) đã thừa nhận sai lầm của mình và tự nhân lỗi là do “nóng” và“không chín chắn”.
Được biết, cô Hải không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp mà là giáo viên dạy năng khiếu.
Tuy nhiên, khi thấy cháu bé khóc và đòi về nhà, cô Hải đã ngăn cản cháu và sau đó đã đánh cháu.
Ngoài cơ sở giáo dục Mầm non tư thục ABC, trên địa bàn phường Lê Lợi có 8 cơ sở khác cùng hoạt động.
Đây là một trong 2 phường còn lại trên địa bàn thành phố Vinh chưa có trường mầm non công lập.
Sau nhiều năm dự án xây dựng trường bị treo vì thiếu vốn, dự kiến năm học 2018 – 2019, Trường Mầm non Lê Lợi sẽ đi vào hoạt động với quy mô khoảng 350 học sinh.
Trước đó, chủ cơ sở này làm hồ sơ xin thành lập trường tư thục, nhưng không đủ điều kiện nên không được đồng ý. Ngày 19/4, cơ sở này mới có giấy phép hoạt động.
Phạm Tâm
Vừa tròn 22 tuổi, mang trong mình phơi phới nhiệt huyết, kỳ vọng, tin yêu về nghề giáo viên mầm non, Thùy quyết định rời quê lên Thủ đô để thỏa mãn niềm say mê nuôi dạy trẻ.
" alt=""/>Đình chỉ hoạt động cơ sở mầm non có trẻ bị đánh tới tấpNhưng thông tin này được chia sẻ tại hội thảo “Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình môn học phổ thông” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức cuối tháng 4.
Tại hội thảo, các chủ biên các chương trình môn học đã đưa ra những thay đổi trong từng môn so với chương trình hiện hành, trong đó có các nội dung liên quan tới vấn đề giáo dục tài chính.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Theo PGS.TS Đào Đức Doãn, Chủ biên chương trình môn Giáo dục công dân, môn học được xây dựng nhiều chủ đề có nội dung giáo dục tài chính xuyên suốt theo từng cấp học.
Cụ thể, trong chương trình tiểu học, ở lớp 4 học sinh sẽ được tiếp cận với chủ đề “Tiền và giá trị của tiền” có nội dung giáo dục các loại mệnh giá tiền Việt Nam, giá trị các loại tiền. Cùng đó biết quý trọng và tiết kiệm tiền.
Lên lớp 5 các em sẽ được học chủ đề “Sử dụng tiền hợp lý giáo dục về sự cần thiết và cách sử dụng tiền hợp lý.
Trong chương trình bậc THCS, lớp 6 có chủ đề “Tiết kiệm” qua đó cho thấy ý nghĩa, hình thức tiết kiệm qua đó rèn luyện ý thức cho các học sinh.
Lên lớp 7, học sinh tiếp cận chủ đề “Quản lý tiền” giúp học sinh biết cách quản lý và sử dụng tiền hiệu quả.
Lớp 8 các em được giáo dục về sự cần thiết, phương pháp và rèn luyện thói quen từ chủ đề “Lập kế hoạch chỉ tiêu”, còn chủ đề ở lớp 9 giáo dục học sinh về lợi ích và biện pháp để trở thành “Người tiêu dùng thông thái”.
Ở chương trình THPT, lớp 10 các em sẽ tiếp tục được tiếp cận các chủ đề “Ngân sách nhà nước và chính sách thuế”, “Tính dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng”, “Lập kế hoạch tài chính cá nhân”.
Lớp 11 bàn về chủ đề “Ý tưởng kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh”, “Lạm phát, thất nghiệp”, “Vai trò của tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng Việt Nam”.
Lớp 12 các em được học về các chủ đề “Chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội” cùng đó nhận thức về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các lĩnh vực này.
2 chủ đề rất thiết thực khác cũng được học ở lớp này là “Quản lý thu, chi trong gia đình” và “Kế hoạch kinh doanh và cách lập kế hoạch kinh doanh”.
Không chỉ 2 chương trình môn học/hoạt động này, mà các chương trình môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên Xã hội, Khoa học … cũng đều có những lồng ghép về kiến thức giáo dục tài chính.
Tuy nhiên, theo các chủ biên, mỗi môn học có một cách lồng ghép khác nhau, song đều định hướng giúp các học sinh phát triển được các năng lực có thể sáng tạo, vận dụng trong thực tế.
Thanh Hùng
Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa hoàn thành đợt thực nghiệm các chương trình môn học kéo dài 1 tháng.
" alt=""/>Chương trình phổ thông mới sẽ chỉ học sinh cách sử dụng tiền hợp lý