![]() |
Việc cùng lúc 3 tuyến cáp biển IA, AAG và SMW3 cùng gặp sự cố được các chuyên gia nhận định là khá hy hữu. (Ảnh minh họa) |
Thông tin từ một đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho hay, từ chiều nay, ngày 27/8/2017, cả 3 tuyến cáp quang biển quốc tế là Asia America Gateway (AAG), Liên Á (IA) và SMW3 đều đang gặp sự cố, mất lưu lượng trên tuyến, gây ảnh hưởng đến kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế.
Trong đó, thông tin từ các ISP cũng cho hay, 2 tuyến cáp biển AAG và IA đều gặp sự cố với hướng kết nối HongKong. Các chuyên gia phỏng đoán sự cố xảy ra với các tuyến cáp biển này nhiều khả năng do ảnh hưởng của bão quan khu vực HongKong.
Thông tin từ nhà mạng VNPT phát ra tối nay đã xác nhận đang xảy ra sự cố mất liên lạc 700G cáp AAG, chưa xác định nguyên nhân. Thời điểm hiện tại, VNPT đang tìm hiểu xác minh nguyên nhân và định tuyến lưu lượng ứng cứu cho khách hàng.
Hiện nay, việc kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, bên cạnh các tuyến cáp đất liền qua biên giới phía Bắc, hiện đang dựa chủ yếu vào 4 tuyến cáp biển chính là IA, AAG, SMW3 và APG. Trong đó, IA, AAG cập bờ tại Vũng Tàu, còn 2 tuyến SMW2 và APG cập bờ tại Đà Nẵng.gồm kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Theo các chuyên gia, IA và AAG hiện vẫn đang đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng dung lượng Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế khá lớn. Tuyến cáp AAG có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Còn với cáp biển Liên Á, tuyến cáp này được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009 có tổng chiều dài 6.800 km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông và Nhật Bản. Hệ thống có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3,84Tbps, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD và cung cấp dung lượng đầu cuối ban đầu là 320Gbps. Hệ thống cáp quang biển Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
Trao đổi với ICTnews, một chuyên gia đánh giá việc đồng thời 3 tuyến cáp biển gặp sự cố sẽ khiến cho các ISP sẽ rất “căng”, khó đảm bảo dung lượng kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho biết thời điểm hiện tại chưa thể xác định các tuyến cáp biển AAG, IA và SMW3 bị đứt. Thông tin về sự cố xảy ra với 3 tuyến cáp biển AAG, IA và SMW 3 sẽ tiếp tục được ICTnews cập nhật tới độc giả.
Theo ICTnews
" alt=""/>3 tuyến cáp biển IA, AAG và SMW3 đang cùng lúc xảy ra sự cốSự vắng mặt của Google, bắt nguồn từ những xung đột từ lâu với nền kinh tế thứ 2 thế giới, đang khiến ngành kinh doanh phần mềm và dịch vụ điện toán của gã khổng lồ này chịu không ít thiệt hại khi phải đối mặt với AWS và Azure của Microsoft trong cơn bão phát triển của hạ tầng điện toán đám mây.
Vào đầu năm nay, một trong những khách hàng lớn nhất của Google là Snap cho biết việc Google không có mặt tại thị trường Trung Quốc là một trong những lý do khiến Snap không thâm nhập được vào thị trường của đất nước tỉ dân. Và chỉ vài ngày sau đó, Snap đã công bố ngay một thỏa thuận với AWS. Còn Amazon đã mở trung tâm dữ liệu tại Bắc Kinh từ năm 2014.
Snap không đề cập đến vai trò của Trung Quốc trong thỏa thuận với AWS nhưng rõ ràng là ngành kinh doanh hạ tầng đám mây của Alphabet đang bỏ lỡ một trong những khu vực quan trọng nhất trong cơn bão phát triển của ngành công nghệ.
" alt=""/>Tại sao Google lại 'nhường' thị trường Trung Quốc cho Amazon và Microsoft?Trọng tâm của sự kiện chính là Windows 10. Gã khổng lồ phần mềm đang lên kế hoạch cho hai bản cập nhật Windows 10 lớn vào năm sau, cập nhật đầu tiên dự kiến vào tháng 3. Chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa, vì thế chúng ta hi vọng Microsoft sẽ công bố chi tiết những tính năng mới sắp có mặt trên hệ điều hành.
Một vài tính năng đã được thử nghiệm trong Windows Insider, bao gồm thay đổi trong trackpad cho phép người dùng Windows 10 kiểm soát hoàn toàn và tùy biến cử chỉ trên trackpad. Dù vậy, công ty vẫn chưa cho thử nghiệm rộng rãi mọi tính năng. Ngoài ra, còn có tính năng giảm ánh sáng xanh trong Windows 10, “HomeHub” thiết kế để điều khiển thiết bị thông minh.
![]() |
Sản phẩm được mọi người chờ đợi có thể là thiết bị Surface mới. Dù Microsoft thường ra tablet, laptop mang nhãn hiệu Surface, mẫu máy tính tất cả trong một (AIO) sẽ là nỗ lực tiếp theo nhằm tái tạo lại máy tính truyền thống. Công ty được cho là công bố đối thủ của iMac nhưng có vài điểm khác biệt.
Thiết bị Surface mới có thể trang bị màn hình lớn (24 hoặc 27 inch), dùng bản lề để đặt trên một mặt phẳng được. Nó khiến Surface AIO giống như mẫu Surface gốc và rất thú vị khi xem Microsoft sẽ dùng phần mềm gì trong chế độ phẳng. Bên cạnh đó, nó cũng có thể dược hỗ trợ màn hình cảm ứng, bút cảm ứng, khả năng dựng 3D.
Mới đây, Phó Chủ tịch mảng thiết bị và Windows Yusuf Mehdi đã đăng lên Twitter thông điệp “Hãy sẵn sàng để sáng tạo”, liên hệ đến sự kiện 26/10. Thư mời của Microsoft cũng có dòng chữ “tưởng tượng những gì bạn sẽ làm”, gợi ý toàn bộ sự kiện là về sự sáng tạo. Sự sáng tạo bị giới hạn trong khuôn khổ màn hình và bút cảm ứng trên desktop, tuy nhiên các thiết bị như HP Sprout lại muốn đặt chân đến miền đất mới như quét 3D. Nếu Microsoft nghiêm túc về HoloLens và dựng 3D, camera Intel RealSense trên desktop Surface là điều hợp lý.
Ngoài ra, hãng phần mềm có thể giới thiệu các phụ kiện mới cho máy Surface như bộ bàn phím và chuột.