00:30 - 04:30: Phường Kim Sơn
09:30 - 14:30: Xã An Sinh, xã Tân Việt; thôn Xuân Bình, xã Bình Khê; phường Đức Chính, phường Hồng Phong, xã Thủy An, xã Bình Dương, xã Nguyễn Huệ, xã Bình Khê, xã Tràng Lương; thôn Tràng Bảng xã Tràng An
14:30 - 19:30: Phường Mạo Khê, phường Kim Sơn
21:00 - 02:00 (ngày 11/6): Phường Mạo Khê, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hưng Đạo, xã Việt Dân, phường Đông Triều
Điện lực TP. Hạ Long
00:30 - 04:30: Khu vực xã Đồng Sơn, Quảng La, Tân Dân, khu vực phường Hà Khẩu, khu vực phường Giếng Đáy
06:30 - 11:30: Phường Hồng Hải
08:00 - 13:00: TBA nhà máy dầu - khu công nghiệp Cái Lân
09:30 - 14:30: TBA nhà máy dầu - khu công nghiệp Cái Lân
2. Lịch cắt điện ở Nghệ An:
Điện lực thị xã Cửa Lò
04:00 - 08:00: Xã Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Đức, Hưng Lộc
06:00 - 10:00: Xã Phúc Thọ, Nghi Xuân
08:00 - 14:00: Khu CN Nam Cấm
09:00 - 15:00: Phường Nghi Hải, Nghi Hoà
13:00 - 16:00: Xã Nghi Khánh
15:00 - 18:00: Xã Nghi Thái, xã Nghi Phong
18:00 - 22:00: Phường Nghi Thu, Nghi Hương; xã Nghi Thạch, Nghi Xuân
18:00 - 23:59: Khu CN Nam Cấm
Điện lực Diễn Châu
05:30 - 20:00: Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Thành, Diễn Kim, thị trấn Diễn Châu, Diễn Phúc, Diễn Tân, Diễn Lộc, Diễn An, Diễn Thọ, Diễn Lợi, Diễn Cát, Minh Châu, Diễn Phong, Diễn Hồng, Diễn Vạn, Diễn Kỹ, Diễn Xuân, Diễn Đồng, Diễn Liên, Diễn Thái, Diễn Quảng, Diễn Hạnh
18:00 - 02:00 (ngày 11/6): Diễn Mỹ, Diễn Phong, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Vạn, Diễn Cát, Diễn Nguyên, Diễn Quảng, Diễn Hạnh, Diễn Phúc, Diễn Kỹ, Diễn Vạn, Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Phú, Diễn Lộc, Diễn An, Diễn Yên, Diễn Hoàng, Diễn Hồng, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn An, Diễn Lộc
22:00 - 02:00 (ngày 11/6): Diễn kỹ, Diễn Hoa, Diễn Ngọc
Điện lực Nam Đàn
00:00 - 06:00: ĐZ 373 E15.43, ĐZ 475 E15.15
06:00 - 19:00: ĐZ 471E15.15, ĐZ 373E15.15
07:00 - 09:00: Trạm 4AC ĐZ 371 E15.15
09:00 - 11:00: Trạm 4B ĐZ 371 E15.15
15:00 - 18:00: Trạm Thép Hoàng Nam ĐZ 373 E15.43
19:00 - 23:59: ĐZ 371 E15.15
Điện lực Nghĩa Đàn-Thái Hòa
07:00 - 23:55: Nghĩa Hoà, Nghĩa Khánh, Nghĩa Đức, Nghĩa An, TX Thái Hoà, Quang Tiến, Nghĩa Tiến, Nghĩa Thắng, Nghĩa Liên, Nghĩa Tân, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hưng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Yên, Nghĩa Sơn, Nghĩa Minh, Bãi Trành, Nghĩa Thuận, Nghĩa Lộc, Đông Hiếu, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình, Đồng Tâm, Long Sơn, Nghĩa Bình, Nghĩa Thọ, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, UB Thị Trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Hội
07:00 - 12:00: Khối Quyết Thắng, Hoà Hiếu
08:00 - 23:55: Quỳnh Tam, Tân Sơn, TĐTNXP 6
Điện Lực Hưng Nguyên
05:00 - 15:00: TTHN, Hưng Thái, Hưng Tân, Hưng Thông, Hưng Xá, Hưng Long, Hưng Đạo, Nam Cát
07:00 - 12:30: Hưng Lợi, Hưng Thịnh, Hưng Phúc, Hưng Châu, Hưng Nhân
Điện lực Nghi Lộc
05:00 - 09:00: TBA Nghi Diên 7 Đz 373E15.1
05:30 - 13:00: TBA Nghi Hợp 2 Đz 478E15.8
09:00 - 12:00: TBA Nghi Quang 1 Đz 480E15.8
Điện lực Quỳ Châu
08:00 - 12:00: Xã Quang Phong, Cắm Muộn
11:00 - 18:00: Xã Đồng Văn, Thông Thụ, Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận, Châu Thắng, Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm, Tà Sỏi
17:00 - 21:00: Huyện Quế Phong và 3 xã của huyện Tương Dương: Nhôn Mai, Mai Sơn, Hữu Khuông
Điện Lực Quỳ Hợp
05:00 - 21:00: Một số khu vực ở Quỳ Hợp
20:30 - 00:00 (ngày 11/6): Một số khu vực ở Quỳ Hợp
Điện lực Quỳnh Lưu
05:30 - 15:00: Một số khu vực phường, xã: Quỳnh Hậu, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Sơn Hải, An Hòa, Mai Hùng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Phương, Quỳnh Tân, Quỳnh Trang, Quỳnh Thiện, Quỳnh Lộc, Quỳnh Vinh, Tân Thắng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Thạch, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Yên
15:00 - 23:59: Một số khu vực phường, xã: Quỳnh Văn, Quỳnh Hoa, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy, Quỳnh Hậu, Quỳnh Thạch, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên, Quỳnh Lộc, Thị Trấn Cầu Giát, Quỳnh Hồng, Quỳnh Giang, Quỳnh Giang, Quỳnh Diện, Quỳnh Thọ
15:00 - 02:30 (ngày 11/6): Một số khu vực phường, xã: Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập
15:00 - 23:59: Một số khu vực phường, xã: Quỳnh Giang, Quỳnh Diện, Quỳnh Thọ
17:00 - 23:30: Một số khu vực phường, xã: Quỳnh Thiện, Mai Hùng
19:00 - 02:30 (ngày 11/6): Một số khu vực phường, xã: Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn
Điện lực Thanh Chương
05:30 - 13:30: Các xã Thanh Hương, Thanh Sơn, Ngọc Lâm, Thanh Mỹ, Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Nho, Thanh Lĩnh, Thanh Tiên, Thanh Liên, Phong Thịnh, Thanh Hòa
13:30 - 20:30: Các xã và thị trấn Thanh Lĩnh, Đồng Văn, Thanh Ngọc, Thanh Chi, Thanh Khê, Thanh Thủy, Võ Liệt, Thanh Long, Thanh Hương, Thanh Thịnh
20:30 - 00:30 (ngày 11/6): Các xã Thanh Phong, Thanh Đồng, Đại Đồng, Thanh Ngọc, thị trấn Thanh Chương, Thanh Dương, Thanh Lương, Thanh Khai, Xuân Tường, Ngọc Sơn, Thanh Yên, Thanh Mai, Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Tùng, Thanh Hà, Thanh Giang
Điện lực Tương Dương
06:00 - 11:00: Các xã và thị trấn Thạch Giám, Tam Thái, Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang
10:00 - 23:59: Thị trấn Thạch Giám, các xã Xá Lượng, Lượng Minh, Yên Na
Điện lực Tân Kỳ
06:00 - 23:45: Các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Thái, Tân Phú, Nghĩa Hoàn, Tân Xuân, Giai Xuân, Tân Long, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Bài Sơn, Hồng Sơn, Hương Sơn, Kỳ Tân
Điện lực TP. Vinh
05:30 - 08:30: Vinh Tân, Quang Trung
06:00 - 10:30: Quán Bàu, Hà Huy Tập, Lê lợi, Hưng Bình
07:00 - 08:00: Đông Vĩnh, Cửa Nam, Hưng Đông, Lê Lợi, Đội Cung, Cửa Nam, Quang Trung
08:00 - 10:00: Lê Lợi, Quán Bàu, Hà Huy Tập, Hưng Bình
10:00 - 11:30: Nghi Phú, Nghi Ân, Nghi Kim
10:00 - 11:00: Bến Thủy
11:30 - 13:30: Trung Đô, Nghi Xuân, Hưng Dũng, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Hòa
13:30 - 15:00: Trung Đô, Hồng Sơn, Trường Thi, Hưng Bình, Lê Mao
16:00 - 17:00: Hưng Bình, Trương Thi, Hưng Phúc
17:00 - 18:00: Hưng Bình, Hà Huy Tập
18:00 - 19:00: Trung Đô, Bến Thủy, Hưng Dũng, Trường Thi, Hưng Hòa
19:00 - 20:00: Trung Đô, Vinh Tân, Hồng Sơn, Cửa Nam
20:00 - 21:00: Cửa Nam, Đội Cung, Trung Đô, Bến Thủy
21:00 - 22:00: Đông Vĩnh, Lê Mao, Quang Trung, Hưng Bình, Trường Thi, Hưng Phúc, Hưng Dũng
Điện lực Yên Thành
06:00 - 12:00: Đại Thành, Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Lý Thành, Minh Thành, Liên Thành Bảo Thành, Sơn Thành, Viên Thành, Long Thành, Nam Thành, Vĩnh Thành, Khánh Thành Xuân Thành, Phúc Thành, Văn Thành, Tăng Thành, Thị Trấn, Hoa Thành Đồng Thành, Tăng Thành, Văn Thành, Thị Trấn, Tăng Thành
11:00 - 19:00: Xuân Thành, Thị Trấn, Tăng Thành, Hoa Thành, Long Thành, Vĩnh Thành, Nhân Thành, Hợp Thành, Phú Thành, Hồng Thành, Lăng Thành, Mã Thành, Hậu Thành, Hùng Thành, Tân Thành Tây Thành, Quang Thành, Kim Thành, Thịnh Thành
18:00 - 23:59: Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Liên Thành, Khánh Thành, Công Thành, Mỹ Thành Đô Thành, Thọ Thành, Đức Thành, Tân Thành, Mã Thành, Hồng Thành
3. Lịch cắt điện ở Bắc Ninh:
Điện lực TP. Bắc Ninh
05:00 - 07:00: KH sau TBA Lê Văn Thịnh 4 - phường Suối Hoa
07:00 - 08:30: KH sau TBA Khu 10A - phường Đại Phúc
08:30 - 10:00: KH sau TBA TT Thủy Lợi 1 - phường Đại Phúc
10:00 - 12:00: KH sau TBA Xóm 2+3 Đại Phúc - phường Đại Phúc
13:30 - 15:00: KH sau TBA KGD Đại Phúc - phường Đại Phúc
15:00 - 17:00: KH sau TBA Xóm 5+7 Đại Phúc - phường Đại Phúc
Điện lực Quế Võ
05:00 - 06:30: Thôn Đồng
06:30 - 08:00: Thôn Thủy
08:00 - 09:30: Thôn Mão
09:30 - 11:00: Thôn Mão
Điện lực Yên Phong
06:30 - 09:00: Công ty HS
08:30 - 11:00: Công ty Pocons Vina
15:00 - 17:00: TBA Phúc Kiên, Phúc Kiên 2
Điện lực Tiên Du
08:00 - 14:00: Công ty Ojitex
08:00 - 08:00 (ngày 11/6): Một phần KCN VSIP Bắc Ninh
4. Lịch cắt điện ở Hải Phòng:
Điện lực Lê Chân
Đường Thiên Lôi bị cắt điện vào cắt khung giờ: 06:00 - 18:30, 06:00 - 08:00, 16:00 - 18:30
Điện lực An Dương
06:30 - 11:30: Cắt CDPT 471-7/TC Cái Tắt + Cắt CDPT 471-7/09 nhánh B. Quán Vĩnh lộ 486E2.2 - An Dương, CDPT 331-3/TC Bờ Hồ lộ 374E2.2 - An Dương
Điện lực Kiến An
06:00 - 17:00: Phường Văn Đẩu
Điện lực Tiên Lãng
09:00 - 17:00: Các xã Quang Phục, Toàn Thắng, Tiên Thắng, Tiên Minh, Đoàn Lập, Cấp Tiến, Bạch Đằng, thị trấn Tiên Lãng
16:00 - 22:00: Thị trấn Tiên Lãng, Công ty CPBBD
Điện lực An Lão
01:00 - 05:00: Quốc Tuấn, Tân Viên - An Lão
01:00 - 05:00: Xã An Tiến, TT Trường Sơn - An Lão
16:00 - 23:30: Xã Mỹ Đức, An Thọ - Huyện An Lão
Điện lực Vĩnh Bảo
06:00 - 11:00: KH TBA An Hòa 4, KH TBA Cộng Hiền 3, KH TBA Vĩnh Phong 4
Điện lực Dương Kinh
08:00 - 20:00: Một phần khu vực Hòa Nghĩa, Anh Dũng, Hải Thành-Dương Kinh-Hải Phòng
5. Lịch cắt điện ở Hà Tĩnh:
Điện lực Cẩm Xuyên
06:30 - 11:00: Cẩm Huy, thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Huy, Cẩm Quang
Điện lực Đức Thọ
05:00 - 10:00: Xã Đức Tùng
05:30 - 07:00: Bưu điện
Điện lực Hương Khê
05:00 - 11:30: Xã Điền Mỹ, Hà Linh
05:00 - 07:00: Thôn Phú Yên, xã Phú Gia
Điện lực Hương Sơn
05:00 - 11:00: Xã Sơn Lĩnh, Sơn Hồng
Điện lực TP. Hà Tĩnh
06:30 - 10:20: Công ty Hoàng Hà
06:30 - 09:30: Nội bộ xăng dầu Hà Tĩnh, nội bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, nội bộ Sở Công thương
06:30 - 11:30: Nội bộ Trung tâm viễn thông Hà Tĩnh (TT Bưu điện 1)
09:15 - 11:30: Mitraco, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước
14:00 - 17:30: Ngân hàng Ngoại thương, Bưu điện 2(VNPT), cục thuế cũ, Liên đoàn lao động, khách sạn Đại Bàng
Điện Lực Kỳ Anh
05:00 - 08:00: NR Kỳ Bắc thuộc ĐZ 373E18.3
Điện lực Lộc Hà
05:00 - 17:30: Các TBA Băng Băng, Hộ Độ 7, Chiếu Sáng 1, Xăng Dầu Mai Phụ, Sạc Pin Mai Phụ
Điện lực Thạch Hà
06:00 - 11:00: Xóm K19 TBA Thạch Vĩnh 10 ĐZ 3725E18.1
Điện lực Vũ Quang
05:30 - 11:30: Thôn Cao Phong, Quang Tân, xã Đức Lĩnh
14:00 - 17:30: Thôn Cửa Lĩnh , thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh
Sự ổn thỏa của mô hình trường tư giai đoạn trước trùng hợp với giai đoạn nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt. Tầng lớp trung lưu có điều kiện thuận lợi để đầu tư cho việc học của con. Nhưng sau Covid-19, khi các gia đình phải thắt chặt chi tiêu - nhiều phụ huynh buộc phải rời trường tư học phí cao để quay lại trường công với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ - trường tư đứng trước vô vàn khó khăn.
Trường tư ở Việt Nam không hẳn giống trường tư ở nhiều nước. Ví dụ ở Mỹ, rất nhiều trường tư là trường phi lợi nhuận, được lập nên vì một sứ mệnh nào đó và nhận được bảo trợ tài chính của các tổ chức hay cá nhân hảo tâm... Còn ở Việt Nam, tuyệt đại đa số trường tư hoạt động vì lợi nhuận và vận hành như các doanh nghiệp, nguồn thu duy nhất là học phí.
Trường tư ở Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ "kép" có vẻ như mâu thuẫn nhau: vừa tối đa hóa lợi nhuận, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục. Hai mục tiêu kinh tế và giáo dục này không dễ hài hòa. Đôi khi ngay trong nội bộ trường học cũng có sự chia rẽ về quan điểm phát triển, giữa một bên là đội ngũ nhà giáo chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, một bên là đội ngũ tuyển sinh - marketing chịu trách nhiệm về sự tồn tại của trường. Nếu hai bên đều cực đoan, không thỏa hiệp, thì những mâu thuẫn nội bộ sẽ kìm hãm trường phát triển.
Trước khi có những trường tư phá sản, chưa có tiền lệ liên quan tới các gói đầu tư tài chính thông qua danh nghĩa học phí thu trước. Do vậy chưa có quy định để ngăn ngừa các quan hệ tín dụng không lành mạnh trong môi trường giáo dục, cũng như kịch bản xử lý hậu quả. Với một doanh nghiệp thông thường, chuyện lời ăn lỗ chịu, hoạt động theo cơ chế thị trường là điều đã được chấp nhận rộng rãi. Nhưng trường tư thục khác doanh nghiệp thông thường ở chỗ cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ em, cũng là dịch vụ thiết yếu. Nếu trường đóng cửa, hệ lụy nghiêm trọng là sự gián đoạn học tập.
Khi một trường quốc tế phá sản, trên lý thuyết học sinh có thể quay về trường công, nhưng trường quốc tế dạy chương trình nước ngoài, khác hẳn trường công, nên các em sẽ gặp thử thách lớn về ngôn ngữ giảng dạy, sự liên tục và thống nhất của chương trình học, văn hóa trường học, mục tiêu học tập, các kỳ thi và chứng chỉ, bằng cấp kèm theo...
Cách nghĩ đơn giản rằng trường tư là doanh nghiệp kinh doanh giáo dục lúc này không còn đúng nữa.
Tuy các gói tín dụng hình thành ở trường học chưa được quản lý theo luật đối với các tổ chức tín dụng nhưng khoảng 15 năm trước, đã xuất hiện các trường quốc tế chào mời gói đầu tư học phí trước với mức giảm ưu đãi lên tới 40%.
Gói đầu tư học phí trả trước thực chất là quan hệ tín dụng được thể hiện dưới hình thức một hợp đồng dân sự: trường vay tiền của phụ huynh và trả lại bằng quyền lợi miễn giảm học phí. Rất nhiều gia đình nhìn thấy ngay cái lợi trước mắt: con được học với học phí thấp - có khi chỉ bằng một nửa so với bạn cùng lớp. Dưới góc độ kinh tế học, tính toán đó là đúng. Nhưng cũng dưới góc độ kinh tế học, các rủi ro đã bị bỏ qua. Phụ huynh chưa tính tới khả năng trường phá sản, học phí thu trước bị lạm dụng đem đi đầu tư bên ngoài. Rủi ro biến động xảy ra trong suốt 12 năm rất dài đó.
Khi trường tư thu phí trước nhiều năm, họ làm gì với số tiền đó? Có không ít trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực chất lượng... Khi trường làm đúng mục đích là chỉ đầu tư cho giáo dục và đầu tư đúng vào trường, thì giữa trường - phụ huynh là quan hệ hai bên cùng có lợi. Trường không phải vay vốn của ngân hàng. Trong khi phụ huynh có cảm giác đầu tư vào trường là đầu tư vào tương lai của con cái.
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu trường đầu tư sai mục đích và thua lỗ? Họ lấy đâu ra tiền lời để trả cho phụ huynh với mức lên tới 40%? Nếu trường làm mất tiền qua các kênh có độ rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản, thì phụ huynh cũng sẽ mất tiền. Khả năng này là không nhỏ vì trường học chỉ là tổ chức "nghiệp dư" về đầu tư.
Trường tư còn có một rủi ro nữa liên quan đến nhân sự. Nếu như ở trường công, người có thẩm quyền cao nhất là người có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực giáo dục, thì ở trường tư, bộ máy quản lý trường học tách rời với ban giám hiệu. Bộ máy kinh doanh này (hội đồng quản trị, ban giám đốc) có quyền lực cao hơn ban giám hiệu (chịu trách nhiệm chuyên môn), nhưng trong nhiều trường hợp, họ hoàn toàn là những người "nghiệp dư", không đủ hiểu về giáo dục như một dịch vụ xã hội đặc biệt. Họ có thể chỉ quan niệm trường tư là tổ chức kinh doanh như mọi doanh nghiệp khác, học sinh là khách hàng, chương trình học là sản phẩm, thầy cô giáo là nhân viên làm thuê. Tầm nhìn, triết lý giáo dục, văn hóa trường học cũng có thể bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
Trường tư không thể và không nên là một doanh nghiệp thông thường. Cần có những điều kiện kèm theo khi kinh doanh dịch vụ này. Có những quan hệ tín dụng tại trường học cần tuân thủ khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Để bảo vệ lợi ích của người học, cần dự liệu về các khả năng có thể xảy ra để có cơ chế ngăn ngừa thiệt hại, đồng thời tạo điều kiện cho các trường tư tốt phát triển. Ví dụ, trường vay tiền thì phải trích lập quỹ dự phòng và công bố minh bạch tình hình tài chính cho các phụ huynh liên quan.
Trường học, bất luận công hay tư, đều phải có mục tiêu phụng sự xã hội, phục vụ và đảm bảo lợi ích cho học sinh, bên cạnh hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Cách thức để hài hòa các mục đích này là đặt ra yêu cầu và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo lợi ích của người học, và minh bạch thông tin để các thành phần khác nhau trong xã hội có thể tham gia vào quá trình giám sát những tuyên bố, cam kết và hành động thực tế của trường.
Hơn một doanh nghiệp thông thường, trường học cần sự ổn định và bền vững. Một lứa học sinh có thể chỉ cần dịch vụ trường học kéo dài 12-15 năm ở bậc giáo dục phổ thông, nhưng xã hội cần những ngôi trường có di sản tới hàng trăm năm.
Bùi Khánh Nguyên
" alt=""/>Trường tư: trường học hay doanh nghiệp?Xu hướng cắt đứt quan hệ độc hại với họ hàng ngày càng phổ biến với người trẻ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Ruanredelinghuys.
Thanh niên Trung Quốc cắt đứt quan hệ với người thân nổi lên như chủ đề nóng trên mạng xã hội xứ tỷ dân sau khi tạp chí Sanlian Lifeweekchia sẻ câu chuyện của Pan Duola (33 tuổi). Trong đó, cô cho biết lý do mình và bố mẹ không còn duy trì liên hệ với họ hàng, theo Zaobao.
Trên ifeng.com, bài viết có tiêu đề “Vì sao giới trẻ cắt đứt mối quan hệ với người thân” thu hút 2,9 triệu lượt đọc trong một giờ.
Các chủ đề tương tự thường xuyên trở thành xu hướng trên Internet Trung Quốc. Mỗi dịp Tết đến xuân về, cư dân mạng lại tranh luận về nguyên nhân giới trẻ ngày nay không về thăm người thân.
Thậm chí, không ít người trẻ tham gia các hội, nhóm chuyên phàn nàn về những người họ hàng “khó đỡ” trong gia đình.
Tạp chí Sanlian Lifeweek tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến để thăm dò ý kiến về hiện tượng này. Kết quả, 50.000 trong số 116.000 người được hỏi cho biết họ “ủng hộ” những thanh niên cắt đứt quan hệ với họ hàng vì một số người thân thực sự không đáng để dành thời gian.
Bên cạnh đó, 57.000 người khác cho rằng hành động của người trẻ là “bình thường” vì mối quan hệ với họ hàng thường hời hợt do ít tiếp xúc.
Chỉ 3.924, tức 3% tổng số người được hỏi, nghĩ rằng việc thăm người thân vẫn là “cần thiết” vì giúp mang lại nhiều sự hỗ trợ hơn.
![]() |
Trong xã hội Trung Quốc truyền thống, duy trì mối quan hệ với họ hàng rất quan trọng, nhưng giới trẻ ngày nay không còn nghĩ vậy. Ảnh minh họa: The Farewell. |
Về phía những người chỉ trích hiện tượng cắt đứt quan hệ với người thân, họ cho rằng điều đó làm nổi bật sự thờ ơ và dửng dưng của thế hệ trẻ đối với các mối quan hệ gia đình. Với họ, đây là hành động “thiếu lòng hiếu thảo” và sẽ gây hối hận.
Một số khác liên tưởng xu hướng này với tỷ lệ sinh thấp của Trung Quốc, cho rằng nó sẽ gây bất lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Hu Xiaowu, Phó giáo sư tại trường Khoa học Xã hội và Hành vi của Đại học Nam Kinh, nhận định người càng trẻ càng ít có khả năng tương tác với người thân. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến trong thế hệ sinh sau những năm 1990 và những năm 2000 ở Trung Quốc.
Cắt đứt quan hệ với người thân trên thực tế trở thành chuẩn mực xã hội và sẽ tiếp tục sâu sắc hơn cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển của Internet.
Ông Hu cũng cho rằng khi cắt đứt quan hệ trong gia đình, thế hệ trẻ đang hành động khác với cha mẹ của họ. Đây là kết quả của những thay đổi xã hội do quá trình đô thị hóa mang lại, gây ra sự biến đổi về tài chính, không gian sống và lối sống.
Phó giáo sư Hu nói với Southern Weeklyrằng ông không coi hiện tượng này là vấn đề xã hội mà là kết quả khách quan.
Nói từ trải nghiệm của mình, Hu cho biết ông lớn lên xa cách họ hàng sau khi chuyển từ quê hương Giang Tây đến siêu đô thị Nam Kinh hơn 2 thập kỷ trước.
Mặc dù em gái của ông Hu sống ở Chiết Giang và con cái của hai người là họ hàng gần, họ chỉ gặp nhau 1-2 lần/năm nếu rảnh rỗi trong những dịp lễ.
Theo ông Hu, sự xa cách này được tạo ra bởi thời gian và không gian do quá trình đô thị hóa của Trung Quốc mang lại, khiến cấu trúc của xã hội thay đổi.
![]() |
Theo chuyên gia xã hội học, xu hướng cắt đứt quan hệ xa cách trong gia đình là kết quả của những thay đổi xã hội do quá trình đô thị hóa mang lại. Ảnh minh họa:Sim Chi Yin/NPR. |
Hiện đại hóa cũng khiến người dân Trung Quốc bớt phụ thuộc vào “đại gia đình”.
Ông Hu nói rằng trong các xã hội nông nghiệp hoặc tiền hiện đại, mối quan hệ họ hàng rất được coi trọng vì việc mở rộng gia đình có thể nâng cao sự tồn tại và phát triển của đại gia đình. Do đó, tìm cách kết nối với người thân được coi là sự khôn ngoan sống còn.
Tuy nhiên, ngày nay, học sinh quay cuồng với việc học, trong khi người lớn bù đầu với công việc. Các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình này đều không phải là gia đình.
Với sự ra đời của Internet, mỗi người có quyền truy cập vào nhiều loại hình dịch vụ, giải trí ngay cả khi sống một mình và có thể tự chăm sóc mình. Trong bối cảnh như vậy, mối quan hệ họ hàng dần trở thành tùy chọn hơn là cần thiết.
Tờ Southern Metropolis Dailynhận định thay vì lo lắng giới trẻ bỏ rơi “gia đình”, cắt đứt quan hệ nên được coi là sự nâng cao nhận thức và xem xét lại các mối quan hệ hiện đại.
Nhiều người nhìn chung không thích những màn trò chuyện gượng gạo với họ hàng sau thời gian dài xa cách. Họ cũng cảm thấy khó chịu bởi một số hành động đi quá giới hạn của người thân.
Pan Duola cho biết cô sinh ra ở một thành phố cấp 3 ở tỉnh Quảng Đông, nơi tất cả họ hàng sinh sống. Cha cô là con trai cả và phải gánh vác hầu hết trách nhiệm tài chính trong đại gia đình, chẳng hạn như chăm sóc người già đau ốm và lo liệu ma chay.
Pan thường xuyên bị người thân chế giễu vì thành tích học tập kém, mắng mỏ vì nghe nhạc pop và gắn cho cái tiếng lười biếng, ham chơi.
“Người lớn không dạy tôi điều hay lẽ phải, mà chỉ bắt nạt tôi để trút bỏ áp lực cuộc sống”, cô nói.
Nhưng khi Pan được nhận vào trường âm nhạc danh tiếng, thái độ của họ hàng hoàn toàn thay đổi. Trong các cuộc họp gia đình, họ thúc giục con cái học hỏi từ cô.
Tất cả khiến Pan bối rối và căng thẳng. Cuối cùng, cô cắt đứt liên lạc với họ hàng và chỉ dành những ngày lễ, Tết bên cha mẹ.
Câu chuyện của Pan nhận được sự đồng cảm từ nhiều người.
“Có những người họ hàng lâu lắm mới gặp và chỉ nhăm nhe gây áp lực buộc tôi phải kết hôn, sinh con hay khoe công việc và tiền lương của họ, so sánh con rể và con dâu”, một người kể.
Trong hầu hết trường hợp, người trẻ Trung Quốc khó có thể nói chuyện với người lớn tuổi hơn.
![]() |
Mối quan hệ họ hàng dần trở thành tùy chọn hơn là cần thiết phải có với người trẻ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Maria Orlova/Pexels. |
Nhà xã hội học Zhai Xuewei nói với The Beijing Newsrằng trong xã hội Trung Quốc truyền thống, có nền văn hóa “giữ thể diện” trong quan hệ họ hàng, cũng như người vế dưới phải tâng bốc bề trên trong bữa ăn.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội Trung Quốc, chân dung người họ hàng lý tưởng được gọi là “dì út”. Trào lưu này trở nên phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2023.
TờLifeweek mô tả “dì út” là “em gái út của các thành viên lớn tuổi trong gia đình”. Đây là người lớn lên trong gia đình truyền thống, nhưng có cá tính mạnh mẽ, dám thể hiện bản thân.
“Dì út” không soi mói con, cháu mà đối xử bình đẳng và khuyến khích họ mạnh dạn là chính mình. Đối với thế hệ trẻ, đây là người chị và tri kỷ của họ.
Do đó, không phải những người trẻ không cần họ hàng, mà hy vọng mối quan hệ gia đình dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và độc lập. Họ cũng có thể khao khát được sống sao cho phù hợp với mình nhất, giống như “dì út”.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhiều người trẻ phàn nàn về họ hàng và ủng hộ việc “cắt đứt quan hệ”, hành động của họ lại nói lên câu chuyện khác.
Trên thực tế, việc săn vé trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm vẫn là cuộc chiến. Sau một năm làm việc xa nhà, hầu hết người Trung Quốc vẫn khao khát được trở về nhà và ăn bữa cơm sum họp với gia đình.
Có lẽ, chính cuộc đấu tranh nội tâm giữa việc “cắt đứt quan hệ hay không” dẫn đến việc một số người trút giận trên mạng về việc họ hàng của họ kỳ quặc như thế nào.
Rõ ràng, khi Trung Quốc chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội hiện đại, các mối quan hệ họ hàng cũng cần phải phát triển. Câu hỏi được đặt ra là liệu người Trung Quốc có đạt được những gì họ hình dung là mối quan hệ họ hàng lý tưởng?
Sự thật là sau nhiều năm thực hiện chính sách một con, nhiều người trưởng thành không có anh chị em. Các gia đình Trung Quốc cũng ngày càng nhỏ hơn.
Vài thế hệ nữa, những người bà con xa xôi như “dì Bảy”, “cô Tám” sẽ không còn nữa, theo Think China.
Do đó, như học giả Hu Xiaowu nói, không cần phải lo lắng về xu hướng “cắt đứt quan hệ” hay thậm chí làm bất cứ điều gì khi thực tế, mỗi người ngày càng có ít họ hàng và quy mô gia đình thu hẹp hơn.
Theo Zing