Nhận định, soi kèo Bulo Bulo vs Velez Sarsfield, 5h00 ngày 24/4: Điều bất ngờ
本文地址:http://casino.tour-time.com/html/07a495595.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Hebar Pazardzhik, 21h30 ngày 25/4: Bảo vệ ngôi đầu
Mặt trận Donbass đang diễn ra giao tranh quyết liệt (Ảnh: Quân đội Ukraine).
New York Timesđưa tin, Ukraine dường như đang sử dụng chiến thuật bào mòn tiềm lực của Nga ở mặt trận miền Đông. Theo đó, Ukraine sẽ tiến hành rút lui với tốc độ chậm khỏi các khu vực, duy trì phòng thủ mạnh mẽ, nhằm câu giờ để Nga phải tốn lượng lớn vũ khí, nguồn lực nhằm giành lấy lãnh thổ.
Theo giới quan sát phương Tây, chiến thuật này có thể khiến Nga bị kiệt quệ nguồn lực khi họ phải tấn công dữ dội và kéo dài vào một mục tiêu, liên tục trong nhiều tháng.
Trong chiến đấu, phía tấn công luôn phải đảm bảo có nguồn lực gấp 3 lần phía phòng thủ để đảm bảo giành ưu thế. Vì vậy,New York Timescho rằng, việc Ukraine kiên cố phòng thủ, rút lui chậm đang khiến Nga bị bào mòn nguồn lực.
Năm 2024, Ukraine đã mất một số khu vực quan trọng ở Donbass sau những trận chiến kéo dài, như Marinka, Avdiivka và gần đây là Vuhledar (Ugledar).
Mặc dù mất đi lãnh thổ, các chỉ huy Ukraine nhấn mạnh rằng cuộc chiến đã bước vào giai đoạn tiêu hao, trong đó yếu tố quyết định không phải là quyền kiểm soát đất đai mà là tổn thất mà cả hai bên phải chịu.
Vì vậy, mục tiêu của Ukraine dường như là buộc Nga phải "trả cái giá đắt nhất có thể" để kiểm soát một khu vực.
"Vấn đề là Nga sẽ mất bao nhiêu quân và vũ khí trước khi nhận ra rằng điều đó là vô ích", ông Oleksandr Solonko, một thành viên thuộc tiểu đoàn máy bay không người lái 411 của Ukraine, cho biết. Ông đang chiến đấu ở Pokrovsk, nơi mà Nga đã tấn công không ngừng nghỉ trong thời gian qua.
Trên chiến trường, cán cân về nguồn lực đang nghiêng hẳn về Nga. Moscow sử dụng pháo, UAV và bom lượn liên tục trút xuống vị trí của đối thủ để áp đảo hỏa lực, ép họ rút lui.
Ukraine, với tiềm lực ít hơn, không thể đánh tay đôi với Nga và buộc phải trong thế phòng thủ, câu giờ để Nga tốn nhiều nhất vũ khí và nhân lực tấn công một khu vực.
"Cuộc chiến này sẽ không được quyết định bởi ai kiểm soát Vuhledar hoặc các thị trấn và thành phố tiền tuyến khác. Mà nó là về số lượng quân mà người Nga đã mất để cố gắng giành lấy Vuhledar so với số lượng quân mà người Ukraine phải chịu khi cố gắng giữ nó", Franz-Stefan Gady, một nhà phân tích quân sự tại Vienna, Áo, cho biết.
Các chuyên gia cho rằng yếu tố then chốt của cuộc chiến là cán cân tổn thất giữa 2 bên, vì suy cho cùng đây là cuộc chiến tiêu hao.
Các quan chức Ukraine và phương Tây nhiều lần cho rằng, Nga đã gia tăng tổn thất đáng kể trong những tháng gần đây khi tăng cường tấn công.
Theo giới chức phương Tây, Nga đang mất số lượng lớn xe bọc thép và nhân lực. Theo dự báo, với tốc độ tổn thất hiện tại, Nga có thể cạn kiệt kho xe bọc thép của mình vào năm 2026. "Đây là điều quan trọng nhất, làm kiệt sức đối thủ", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định.
Ukraine tuyên bố đã thu hẹp được khoảng cách về đạn pháo sử dụng hàng ngày với Nga xuống tỷ lệ thấp hơn.
Nga chưa bình luận về những thông tin trên, nhưng rất khó để xác nhận những nhận định như vậy, vì đây có thể là một phần của cuộc chiến thông tin. Phương Tây trước đó nhiều lần cho rằng Nga sắp cạn vũ khí và tên lửa, nhưng những gì trên thực tế lại cho thấy những diễn biến khác.
Theo Defense Express">Chiến thuật bào mòn đối thủ của Ukraine khi Nga áp đảo ở Donbass
Vừa mở cửa phiên sáng nay, các chỉ số trên thị trường đã rơi tự do. Đồ thị các chỉ số chính lao dốc thẳng đứng. Tính đến khoảng 9h47, VN-Index đã đánh rơi hơn 47 điểm tương ứng khoảng 4,3% về vùng 1.054 điểm.
"Họ" Vingroup bao gồm cả 3 mã là VIC, VHM và VRE giảm sàn đầu tiên trong rổ VN30. Tính đến 9h50 thì cả 3 mã này đều dư bán sàn và trắng bên mua, trong đó VHM dư bán sàn lên tới 31,5 triệu đơn vị, khớp lệnh mới chỉ đạt hơn 4,2 triệu cổ phiếu.
Top cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất lên VN-Index tại thời điểm khoảng 10h phiên 26/10 (Nguồn: VNDS).
Ở trạng thái giảm sàn, thị giá VIC còn 41.600 đồng; VHM còn 41.800 đồng và VRE còn 24.600 đồng. Khối ngoại mua ròng VRE nhưng bán ròng VIC và VHM. Lúc này toàn sàn HoSE có khoảng gần 30 mã giảm sàn; HNX có 13 mã giảm sàn và UPCoM chỉ có 3 mã giảm sàn.
Ngoài ra, trong VN30, SSI và MWG cũng có thời điểm giảm sàn, thanh khoản tại SSI tăng mạnh với khớp lệnh trong khoảng 50 phút đầu giao dịch đã vượt 17,5 triệu đơn vị khớp lệnh.
Cùng thời điểm, thanh khoản toàn sàn HoSE gần 7.000 tỷ đồng, tại HNX là khoảng 1.000 tỷ đồng và trên UPCoM khoảng 260 tỷ đồng.
Loạt cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng loạt bị bán mạnh, hàng loạt mã giảm sàn hoặc chạm sàn. Bên cạnh VRE và SSI thì nhiều mã khác như CTS, VCI, VND, AGR, HCM, DCM, BCG, VIX, VDS cũng đều có thời điểm bị bán giá sàn.
Cổ phiếu bất động sản giảm sàn la liệt. Cùng với "họ Vin" thì FIR, QCG cũng dư bán sàn, nhiều mã có lúc đã chạm sàn như NTL, NBB, HAR, DXG, DRH, LDG, TDC, KHG…
Đến khoảng 10h, nhiều cổ phiếu đã thu hẹp biên độ thiệt hại và thoát giá sàn. Tổng số mã giảm sàn trên HoSE còn khoảng 19 mã. Thanh khoản toàn sàn HoSE cũng được cải thiện lên khoảng 7.500 tỷ đồng và VN-Index lúc này giảm khoảng 42 điểm tương ứng khoảng 3,8%, còn hơn 1.059 điểm. Chỉ số đang nỗ lực lấy lại mốc 1.060 điểm nhờ vào lực cầu giá thấp.
">Chứng khoán bị bán tháo
Cuộc diễu hành "Bảo vệ tương lai của chúng ta" tại thành phố New York (Ảnh: Getty).
Theo báo Guardian(Anh), hàng nghìn người ở các thành phố lớn của Mỹ, trong đó có New York và Seattle, đã xuống đường biểu tình để bày tỏ sự thất vọng về việc ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống.
Người biểu tình phản đối các chính sách mà ông Trump cam kết sẽ thực hiện khi trở lại Nhà Trắng, bao gồm các chính sách về quyền sinh sản và trục xuất hàng loạt người nhập cư.
Tại thành phố New York, vào ngày 9/11, người biểu tình từ các nhóm vận động bảo vệ quyền của người lao động và công lý cho người nhập cư đã tụ tập bên ngoài Khách sạn và Tòa nhà Trump International trên Đại lộ số 5.
Họ cầm những tấm biển có dòng chữ: "Chúng tôi bảo vệ chính mình" và "Thưa Tổng thống, phụ nữ phải chờ đợi tự do bao lâu nữa?". Những người khác cầm những tấm biển có dòng chữ: "Chúng tôi sẽ không lùi bước", trong khi hô vang: "Chúng tôi ở đây và chúng tôi sẽ không rời đi!"
Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra tại thủ đô Washington DC, nơi các thành viên của tổ chức Women's March biểu tình bên ngoài Heritage Foundation, tổ chức tư vấn cánh hữu đứng sau Dự án 2025.
Những bức ảnh được đăng trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình cầm những tấm biển có dòng chữ: "Phụ nữ hành xử đúng đắn không làm nên lịch sử" và "Bạn không bao giờ đơn độc". Những người biểu tình cũng hô vang: "Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng!" và cầm những tấm biển khác có dòng chữ: "Tự do của tôi ở đâu khi tôi không có lựa chọn?"
Đám đông biểu tình cũng tụ tập bên ngoài tòa tháp Space Needle của Seattle vào ngày 9/11. Các biểu ngữ có dòng chữ: "Diễu hành và tuần hành để phản đối Donald Trump và cỗ máy chiến tranh hai đảng"; "Xây dựng phong trào của người dân và chống lại chiến tranh, đàn áp và diệt chủng!".
Người biểu tình đi qua Khách sạn và Tòa nhà Trump International. (Ảnh: Getty).
Phát biểu trước đám đông người biểu tình, một số người mặc áo mưa trong khi những người khác đội khăn để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine trong bối cảnh cuộc chiến của Israel đang diễn ra ở Dải Gaza. Một người biểu tình cho biết: "Bất kỳ tổng thống nào lên nắm quyền cũng đều khiến người lao động thất vọng".
Trước đó, vào ngày 8/11, đám đông cũng tụ tập bên ngoài tòa thị chính ở Portland, Oregon, trong cuộc biểu tình tương tự phản đối ông Trump. Những biểu ngữ do những người biểu tình mang theo bao gồm các thông điệp có nội dung: "Chống chủ nghĩa phát xít" và "Biến nỗi sợ hãi thành chiến đấu".
"Chúng tôi ở đây vì chúng tôi đã đấu tranh trong nhiều năm cho các vấn đề y tế, nhà ở và giáo dục. Dù là ông Trump hay ông Biden trước đây, chúng tôi vẫn chưa đạt được điều đó và chúng tôi muốn thúc đẩy để hiện thực hóa các mục tiêu đó", Cody Urban, Chủ tịch chi nhánh Mỹ của Liên đoàn Đấu tranh Nhân dân Quốc tế, nói.
Hàng chục người biểu tình ở Pittsburgh, Pennsylvania đã tập trung tại công viên Point Start để phản đối chiến thắng của ông Trump. Mọi người cầm biểu ngữ có nội dung: "Chúng tôi sẽ không quay lại" và "Cơ thể tôi, sự lựa chọn của tôi".
Theo Guardian">Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
Nhận định, soi kèo Bangladesh Police vs Dhaka Wanderers, 16h30 ngày 25/4: Sáng cửa dưới
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun (Ảnh: Yonhap).
Theo Yonhap, chiều 4/12, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun lên tiếng xin lỗi người dân vì những rắc rối do lệnh thiết quân luật gây ra. Ông đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Yoon Suk-yeol, song chưa có phản hồi.
"Tôi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống và xin chịu trách nhiệm về mọi tình trạng hỗn loạn do tình trạng thiết quân luật gây ra", Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun phát biểu với các phóng viên.
Trước đó, đảng Dân chủ đối lập chính đã gửi một bản kiến nghị trình quốc hội, đề nghị luận tội đối với ông Kim Yong-hyun.
Phe đối lập chính dự kiến báo cáo bản kiến nghị này tại phiên họp toàn thể của quốc hội vào ngày mai 5/12 cùng với kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol mà họ đệ trình cùng ngày hôm nay. Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu vào ngày 6/12 hoặc 7/12.
Theo luật, kiến nghị luận tội phải được đưa ra biểu quyết trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ sau khi kiến nghị đó được báo cáo lên phiên họp toàn thể.
Ngoài ra, đảng Dân chủ cho biết, họ cũng có kế hoạch kiến nghị truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min.
Cuối ngày 3/12, Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật. Đây là lệnh thiết quân luật đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc trong vòng 44 năm qua.
Sắc lệnh cấm mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái chính trị, cấm các cuộc đình công. Ngoài ra, sắc lệnh yêu cầu đặt tất cả các phương tiện truyền thông và nhà xuất bản dưới sự kiểm soát của quân đội.
Sắc lệnh đã vấp phải chỉ trích gay gắt của các đảng đối lập và cả một bộ phận thành viên đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol. Nhiều người dân đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội để phản đối thiết quân luật.
Quốc hội Hàn Quốc triệu tập cuộc họp giữa đêm để bỏ phiếu chặn sắc lệnh của Tổng thống. Đến rạng sáng 4/12, Tổng thống Yoon Suk-yeol thông báo nội các của ông nhất trí dỡ bỏ thiết quân luật theo đề nghị của quốc hội.
Bất chấp dỡ bỏ thiết quân luật, ông Yoon vẫn đối mặt với những lời kêu gọi từ chức. Ông chưa xuất hiện trước công chúng kể từ sau khi ban bố thiết quân luật.
Theo các nguồn tin, Thủ tướng Han Duck-soo và các nhà lãnh đạo của Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền đã tập trung tại Văn phòng Tổng thống vào đầu giờ chiều nay. Họ có thể sẽ gặp Tổng thống Yoon Suk-yeol sau khi 6 đảng đối lập trình quốc hội bản kiến nghị luận tội Tổng thống.
Theo hiến pháp Hàn Quốc, việc luận tội cần phải được đa số quốc hội đề xuất và được 2/3 trong số 300 nhà lập pháp chấp thuận.
Nếu bản kiến nghị được thông qua, đề xuất này sau đó sẽ được chuyển lên Tòa án Hiến pháp. Theo hiến pháp, ít nhất 6 thẩm phán phải đồng ý tiến hành luận tội. Tòa án sẽ quyết định liệu có phế truất Tổng thống hay không.
Tổng thống sẽ bị đình chỉ thực thi quyền lực của mình trong quá trình xét xử này. Thủ tướng Han Duck-soo, với tư cách là quan chức số hai trong chính phủ, sẽ đảm nhận trách nhiệm của Tổng thống.
Theo Yonhap">Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc xin lỗi dân và đệ đơn từ chức
Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Theo đó, ông Trump cho biết sẽ đưa ra hành động hành pháp ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh. Hiện nay, quyền này được trao cho bất kỳ ai sinh ra ở Mỹ, bất kể tình trạng nhập cư của cha mẹ họ thế nào.
Vào ngày nhậm chức 20/1/2025, ông Trump dự kiến sẽ tuyên bố nhập cư bất hợp pháp là tình trạng khẩn cấp quốc gia và sẽ huy động các nguồn lực từ khắp chính quyền liên bang để hỗ trợ cho một cuộc rà soát rộng rãi.
Trong cuộc phỏng vấn trên NBC News, nhà báo Kristen Welker đã hỏi ông Trump rằng liệu kế hoạch của ông có phải là trục xuất tất cả người không có tư cách hợp pháp hay không.
Ông cho biết việc trục xuất những người không có tư cách pháp lý là cần thiết, mặc dù đó là một nhiệm vụ rất khó khăn. Ông nhấn mạnh, việc này cần phải tuân theo các quy định, luật lệ và quy tắc hiện hành.
Theo ước tính của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, tính đến tháng 1/2022, có khoảng 11 triệu người nhập cư bấp hợp pháp ở Mỹ. Hiện nay, con số này có thể đã tăng lên.
Tuy nhiên, đối với nhóm "Dreamer" - những người được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ một cách bất hợp pháp, ông Trump cho biết muốn đạt được một thỏa thuận để bảo vệ nhóm này, đồng thời khẳng định đảng Cộng hòa sẵn sàng cởi mở với ý tưởng này.
Trong nhiệm kỳ tổng thống 2017-2021, ông Trump đã cố gắng chấm dứt một chương trình cung cấp cứu trợ trục xuất và giấy phép lao động cho những người nhập cư bất hợp pháp, nhưng đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ.
Kế hoạch chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh của ông Trump có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý. Quyền này bắt nguồn từ một tu chính án trong Hiến pháp Mỹ và được củng cố bởi một phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1898.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Welker, ông Trump cho rằng đảng Cộng hòa có thể sẽ phải theo đuổi một tu chính án hiến pháp để giải quyết vấn đề này - một quá trình gian nan.
Theo ông Tom Homan - người đứng đầu về vấn đề biên giới trong chính quyền sắp tới của ông Trump, và ông Stephen Miller - phó chánh văn phòng, quốc hội Mỹ nên tăng ngân sách đáng kể cho việc thực thi luật nhập cư.
Theo ước tính của Hội đồng Di trú Mỹ - một tổ chức ủng hộ nhập cư, việc trục xuất toàn bộ người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ trong hơn một thập niên sẽ tốn khoảng 88 tỷ USD mỗi năm.
Theo AFP">Ông Trump muốn trục xuất toàn bộ người nhập cư bất hợp pháp khỏi Mỹ
Quyền lợi của công nhân khi công ty ngừng hoạt động
友情链接