Nhắc đến vợ chồng ông Nguyễn Nhã,ÔngbốCầnThơchocongáilấychồngĐàiLoanmonggiàbxh premier league 2024 người dân ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Cần Thơ ai cũng hỏi: ‘Nhà có bốn cô con gái lấy chồng Đài Loan phải không?’. Xong, ai cũng hướng dẫn đường đi tận tình. Một cậu bé 8 tuổi nhanh nhảu đáp: ‘Để con dẫn cô đến nhà ông đó. Cô người ở xa đến, không biết đường, đi bị lạc đó’. Vừa dứt câu, cậu bé lấy chiếc xe đạp của mình dẫn chúng tôi đến nhà ông Nhã. Vừa đạp xe, cậu bé vừa nhìn ra sau nói: ‘Đường vào nhà ông ấy nhỏ có xíu thôi. Cô chạy xe cẩn thận không té đó’. Chưa đến 2 phút, cậu bé đã đưa chúng tôi đến căn nhà khang trang, nằm bên bờ sông hậu. Bên trong, ông Nhã đang chuẩn bị nấu cơm tối cho hai cháu ngoại ăn. Hai tuần qua, bà Trần Thị Tâm qua Đài Loan (Trung Quốc) thăm hai con gái nên ông phải ở nhà đi chợ, nấu ăn, tắm rửa cho các cháu. 6 giờ chiều, ông nấu cơm xong. Dọn cơm ra, gọi các cháu vào ăn ông mới có chút thời gian rảnh. | Ông Nhã ho biết, ông thích đi du lịch nước ngoài, nhưng đến nay vẫn chưa đi được, vì kinh tế không có, chưa làm được hộ chiếu. Ảnh: T.A. |
Ngồi nhìn ba cháu gái xúc cơm ăn, ông Nhã cho biết, hai bé là cháu ngoại ông. Các em là trẻ em lai, bố là người Đài Loan (Trung Quốc, mẹ là người Việt Nam. Một bé bố mẹ bận công việc nên vợ chồng ông phải nuôi từ lúc mới sinh. Một bé, bố mất hồi đầu năm, em phải về nhà ngoại sống. Mỗi tháng, vợ chồng ông được các con gửi tiền về để mua đồ ăn, quần áo, đóng tiền học cho các cháu. Giọng trầm buồn, người đàn ông năm nay 67 tuổi kể câu chuyện gia đình mình. Vợ chồng ông có 8 người con, bốn trai bốn gái. Con đông, thu nhập bấp bênh từ nghề làm ruộng nên nhà ông trước đây luôn nằm trong danh sách hộ nghèo của phường. Cuối những năm 90, phong trào lấy chồng Đài Loan bắt đầu xuất hiện ở cù lao Tân Lập. Ông Nhã cho biết, lúc đó, một số nhà ở cù lao có con gái lấy chồng Đài Loan xây nhà lớn, có của ăn của để nên cả làng ai cũng tò mò. Khi đó, con gái lớn ông Nhã 18 tuổi, lấy người chồng cùng quê. Hai năm sau, chị và chồng ly hôn. ‘Chồng nó nghèo, không có việc làm. Nó đi ăn nhậu rồi về đánh vợ. Khổ quá, con tôi bỏ về. May hai đứa nó chưa có con’, ông Nhã kể. Được bà mối đến nhà đặt vấn đề cho Lan đi lấy chồng Đài Loan, vợ chồng ông Nhã đồng ý ngay. ‘Ban đầu, con bé không đồng ý. Nó sợ khổ thêm lần nữa. Khi được bà mối nói, qua đó sướng, có tiền gửi về cho vợ chồng tôi xây nhà, nó đồng ý’, ông Nhã kể. Sau đó, vợ chồng ông chuẩn bị quần áo, son phấn rồi đưa con gái ra bến đò để lên TP.HCM ở trong một căn nhà tập thể, chờ ngày những người đàn ông Đài Loan đến chọn làm vợ. Ở nhà, ngày nào ông Nhã cũng thắp hương khấn ông bà phù hộ cho con. Còn bà Tâm thì đi chùa để cầu cho Lan gặp may mắn. ‘Đi được gần tháng, con bé gọi về báo: ‘Con thi đậu rồi ba ơi’. Vợ chồng tôi mừng cho con bé, nhưng cũng lo vì không biết như thế nào’, ông Nhã nhớ lại kỉ niệm lúc con gái lớn lấy được chồng ngoại quốc. | Căn nhà của ông Nhã được xây bằng số tiền của các con gái gửi về. Ảnh: T.A. |
Ông cho biết, lần đó, vợ chồng ông được bà mối đưa 2 triệu đồng tiền nộp tài của nhà trai. Ba năm sau, con gái thứ hai của ông cũng ‘thi đậu’ trong đợt tuyển vợ của những người đàn ông Đài Loan ở TP.HCM. Lần này, vợ chồng ông được nhà trai đưa gần 100 triệu để chuẩn bị cho tiệc cưới, váy áo cô dâu. Đến lần thứ tư tiễn con gái đi lấy chồng ngoại, vợ chồng ông nổi tiếng khắp cù lao Tân Lập. Hiện bốn người con gái của ông, hai người đang sống cùng chồng ở Đài Bắc, hai người đang cùng chồng làm công nhân ở Đồng Nai. Đưa tay chỉ vào căn nhà mới xây, các đồ gia dụng trong nhà, ông Nhã cho biết, tất cả đều được bốn con gái gửi tiền về cho ba mẹ mua. ‘Vui vì kinh tế khá hơn, nhưng buồn lắm’, ông bố 8 con nói giọng trầm buồn. Ông cho biết, hơn 20 năm qua, cả gia đình ông chưa lần nào có đầy đủ các thành viên. Trong căn nhà rộng hơn 200m2, giờ đây cũng chỉ có vợ chồng ông và hai cô cháu ngoại sống cùng nhau. Bốn người con trai thì sống riêng. Hai người con gái sống ở Đài Loan rất ít khi về nhà vì kinh tế khó khăn. Một người, chồng mới mất vì tai nạn, phải gửi con cho ông bà nuôi giúp. Hiện, vợ chồng ông đang chạy ngược xuôi để làm giấy tờ cho cháu ngoại 8 tuổi, năm tới bé đi học lớp 3. ‘Con bé sinh ở Việt Nam, làm giấy khai sinh ở đây luôn mà giờ không được công nhận. Vợ chồng tôi đang chạy ngược xuôi làm lại cho cháu mà chưa được’, giọng ông Nhã rầu rĩ. Bà Nguyễn Thị Huệ, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường Tân Lộc cho biết, hiện ở địa phương có rất nhiều gia đình có đến 2-3 con gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc... Riêng gia đình ông Nhã là một trong những gia đình có con lấy chồng ngoại nhiều nhất. Nói về vấn đề bị gặp khó khi làm giấy khai sinh cho cháu ngoại ông Nhã, bà Huệ cho biết, trước đây, ở địa phương có nhiều bé có cha là người nước ngoài được sinh ra tại quê mẹ nên được phường chủ động làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, việc phường cấp giấy khai sinh cho các bé là chưa đúng. Hiện, phía quận đang yêu cầu thu hồi tất cả giấy khai sinh cấp sai thẩm quyền để các gia đình đi làm lại cho con cháu. Cú sốc ông bố Việt lần đầu đến nhà con gái lấy chồng Hàn QuốcSang Hàn Quốc thăm con cháu, ông Thảo chứng kiến rất nhiều chuyện bất ngờ. Trong đó, có nhiều điều văn minh, tiến bộ nhưng cũng có những việc khiến ông chạnh lòng ... |