当前位置:首页 > Giải trí > Soi kèo phạt góc Tijuana vs UNAM Pumas, 10h ngày 28/1 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Báo cáo cũng cho biết, giai đoạn 2021-2025, HĐND TP, UBND TP đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân sau khi hoàn thành chương trình THCS gồm: Trường THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); Trường THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Trường THPT Việt Hưng (quận Long Biên); Trường THPT Uy Nỗ, Trường THPT Nguyên Khê và Trường THPT Việt Hùng (tại huyện Đông Anh).
Trong giai đoạn 2022-2025, TP Hà Nội quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD-ĐT để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII (phấn đấu đến hết năm 2025, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên toàn thành phố đạt tỷ lệ 80-85%),
Cụ thể, UBND TP đã có Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Theo đó, đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.
Với 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT gồm có THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); THPT Uy Nỗ, THPT Nguyên Khê và THPT Việt Hùng (huyện Đông Anh); Trường Phổ thông chuyên biệt cho trẻ khuyết tật thành phố; xây dựng 7 trường phổ thông có nhiều cấp học có diện tích tối thiểu 5ha (tại các quận, huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đan Phượng, Thạch Thất, Hà Đông); dự án trường THPT tại ô đất B2.5-THPT01 Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê; trường THPT Trung tâm đô thị vệ tinh huyện Sóc Sơn.
“Với sự quan tâm của Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội, đến năm 2025 cơ bản sẽ giải quyết được tình trạng thiếu cơ sở vật chất của các trường THPT công lập trên địa bàn”, báo cáo của Sở GD-ĐT nêu.
Đề nghị cơ chế đặc thù trong tuyển sinh lớp 10
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, hằng năm, do sự tăng dân số cơ học nên số học sinh dự tuyển vào lớp 10 trên địa bàn tăng nhanh, trong khi đó số trường, lớp bổ sung, xây mới chưa đáp ứng kịp thời.
Tuy nhiên với sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND, HĐND TP, Sở GD-ĐT đã nỗ lực để đảm bảo tỷ lệ số học sinh vào học tại các trường THPT công lập khoảng 60%, đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 522/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phụ huynh xếp hàng xuyên đêm, chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 một trường THPT tư thục ở Hà Nội sau khi không thể vào được trường công lập.
Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPTtrên địa bàn trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023-2024.
Cụ thể, cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường);
Cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp);
Cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.
Cùng đó, kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.
Sở GD-ĐT cũng kiến nghị UBND TP và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm GDNN-GDTX công lập.
Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX trong tình hình mới, đó là cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.
14% nhân viên Google chưa học đại học
Google, nổi tiếng với các công nghệ đổi mới và đột phá, từ lâu đã đi đầu trong việc áp dụng chiến lược tuyển dụng toàn diện hơn.
Năm 2013, trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động nhân sự của Google lúc bấy giờ, Laszlo Bock, tiết lộ rằng số lượng nhân viên không có bằng cấp có xu hướng tăng lên khi công ty ngừng yêu cầu bảng điểm đối với hầu hết tất cả mọi người.
"14% nhân viên của chúng tôi chưa bao giờ học đại học", ông Bock nói. Sự thẳng thắn của giám đốc nhân sự Google về giáo dục đại học đã "vạch trần" việc sử dụng điểm trung bình- GPA như một thước đo tuyển dụng. Ông nói rằng môi trường học thuật là một nơi "nhân tạo"- nơi mọi người được đào tạo chuyên sâu để chỉ thành công trong một môi trường cụ thể.
Trên thực tế, trong những năm đầu thành lập, Google xem xét kỹ lưỡng nơi các ứng viên theo học, "lôi kéo" những tài năng hàng đầu từ các trường đại học danh tiếng thông qua điểm số học tập. Tuy vậy, điều mà Bock và nhóm của ông phát hiện ra là không có mối quan hệ nào giữa việc nhân viên học ở đâu và những người đó thực sự đảm đương công việc của họ như thế nào.
Điểm số cũng không phải là tất cả tại Google. “Điểm B hoặc điểm C trong khoa học máy tính hoặc vật lý hoặc giải tích hoặc bất cứ thứ gì sẽ có trọng lượng hơn với nhà tuyển dụng so với điểm A ở môn lịch sử”.
Những phần thể hiện ở trường đại học "hoàn toàn không liên quan" đến công việc thực tế tại Google, bởi vì các kỹ năng được học rất khác, ông Bock cũng chia sẻ. “Một trong những nỗi thất vọng của tôi khi còn học đại học và cao học là bạn biết rằng giáo sư đang tìm kiếm một câu trả lời cụ thể. Bạn có thể tìm ra điều đó, nhưng sẽ thú vị hơn nhiều khi giải quyết các vấn đề không có câu trả lời rõ ràng".
Cách nhìn nhận của vị giám đốc cấp cao từ một thập kỷ trước đã thể hiện bước đột phá trong tư duy tuyển dụng của Google. Công ty tập trung hơn vào việc đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, phân tích dữ liệu, cách tư duy sáng tạo, khả năng không ngừng học hỏi và thích nghi với thách thức mới của ứng viên.
Bằng cách áp dụng phương pháp này, Google đã có thể khai thác được nguồn tài năng đa dạng hơn và mang đến những quan điểm mới cho nhân viên của mình.
Tư duy tuyển dụng "lạ" của Facebook
YouTube, một công ty con của Google, cũng "thách thức" những yêu cầu thông thường về bằng đại học. Hệ sinh thái đa dạng của YouTube, bao gồm những người sáng tạo nội dung và nhà phát triển, thừa nhận rằng sự đổi mới và sáng tạo thường nảy sinh từ những con đường độc đáo.
YouTube không ưu tiên giáo dục chính quy hay bằng cấp. Công ty mẹ của nền tảng này, Google, đã tác động đến các hoạt động tuyển dụng của YouTube, khuyến khích sự tập trung vào các kỹ năng thực tế, niềm đam mê và kiến thức chuyên môn được chứng minh.
Facebook, được thành lập bởi Mark Zuckerberg trong những năm đại học, ban đầu ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng. Tuy nhiên, công ty đã sớm nhận ra những hạn chế của phương pháp này.
Khi nhu cầu về nhân tài kỹ thuật tiếp tục vượt xa nguồn cung, Facebook đã áp dụng triết lý "Hacker Way", nhấn mạnh giá trị của trải nghiệm thực tế và học hỏi không ngừng, theo CBS News.
"Hacker Way" (Con đường của tin tặc) là triết lý cốt lõi thúc đẩy văn hóa và sự đổi mới của Facebook. Theo Mark Zuckerberg, thuật ngữ “hacker” thường hàm ý tiêu cực, mô tả “hacker” như những người phá phách, xâm nhập máy tính. Trên thực tế, "hack" cũng có nghĩakiến tạo hoặc thách thức các rào cản. "Hacker Way" nhấn mạnh việc học hỏi liên tục, lặp lại nhanh chóng và chấp nhận rủi ro táo bạo để tạo ra những kết quả có sức ảnh hưởng. |
Mark Zuckerberg đã thấm nhuần tư duy này, khuyến khích nhân viên suy nghĩ cởi mở và minh bạch, đồng thời tập trung vào các mục tiêu dài hạn trong khi tiến nhanh. Nguyên tắc này đã định hình thành công của Facebook với tư cách là gã khổng lồ công nghệ hàng đầu.
Sự thay đổi này cho phép Facebook xác định và thu hút những cá nhân tài năng không được đào tạo bài bản nhưng thể hiện những kỹ năng và thành tích đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ.
Trong khi những gã khổng lồ công nghệ đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc loại bỏ rào cản bằng cấp, thì một số vai trò chuyên môn nhất định, chẳng hạn như khoa học dữ liệu, vẫn có xu hướng coi trọng giáo dục chính quy. Khoa học dữ liệu đòi hỏi một nền tảng vững chắc về toán học, thống kê và khoa học máy tính.
Tuy nhiên, ngay cả trong khoa học dữ liệu, các công ty vẫn nhấn mạnh đến kinh nghiệm thực tế, chứng chỉ chuyên ngành chỉ được coi là tiêu chuẩn tuyển dụng.
Lối đi khác
Để đáp ứng với bối cảnh tuyển dụng phát triển như ngày nay, các chứng chỉ kỹ năng thay thế đã bắt đầu trở nên nổi bật. Các chương trình này cho phép ứng viên phát triển các kỹ năng chuyên môn và đạt được kiến thức thực tế mà không cần đăng ký các chương trình cấp bằng bốn năm truyền thống.
Các nền tảng như Coursera, Udacity và LinkedIn Learning cung cấp các khóa học giúp ứng viên được đào tạo và cấp chứng chỉ theo ngành cụ thể. Nhiều công ty công nghệ xem xét những bằng cấp này như một điểm cộng khi tuyển dụng.
Ngoài ra, đối với sinh viên, thực tập tạo cơ hội để thể hiện kỹ năng và tiến tới cơ hội được tuyển dụng toàn thời gian sau khi tốt nghiệp.
Đối với những cá nhân muốn chuyển sang ngành công nghệ mà không cần bằng cấp, học nghề cung cấp một lộ trình có cấu trúc để có được các kỹ năng cần thiết và xây dựng mạng lưới trong ngành.
Có thể thấy, trọng tâm tuyển dụng của các tập đoàn công nghệ lớn đã dần chuyển từ yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cấp đại học sang cách tiếp cận toàn diện hơn, xem xét các kỹ năng thực tế, kinh nghiệm. Sự chuyển đổi này đã cho phép các công ty này tiếp cận với nguồn nhân tài đa dạng hơn, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và tạo luồng gió mới mẻ trong đội ngũ nhân viên.
Khi công nghệ tiếp tục định hình lại thế giới, việc áp dụng một chiến lược tuyển dụng toàn diện hơn không chỉ là nhu cầu kinh doanh. Đó là một bước hướng tới xây dựng một tương lai linh hoạt hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người.
Tử Huy
Nhận định, soi kèo Mohammedan vs Jamshedpur, 21h00 ngày 20/2: Khó tin cửa dưới
Video bàn thắng Tây Ban Nha 2-1 Pháp:
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn Vòng chung kết UEFA Euro 2024 miễn phí trên TV360 tại: https://tv360.vn/
Mẹ Albert phải chật vật gánh vác việc gia đình và nuôi dưỡng 2 con trong điều kiện nghèo khó. Bà cũng rất ít khi chuyện trò với con trai vì điếc nặng và không biết chữ.
Bất chấp những khó khăn đó, Albert thể hiện năng lực và quyết tâm theo đuổi con đường học vấn. Năm 19 tuổi, ông đã có bài viết đăng báo. Thầy giáo lớp 5 Loui Germain- người ông đã cảm ơn khi nhận giải Nobel, đã khuyến khích ông tiếp tục học lên cao.
Năm 1930, sau khi tốt nghiệp trung học, Albert theo học ngành Triết học tại ĐH Algiers. Sau đó, ông dự định học tiếp cao học nhưng căn bệnh lao phổi đã buộc ông phải thay đổi ý định.
Sự ra đời Chủ nghĩa phi lý
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Albert Camus. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản, tích cực tham gia Kháng chiến chống Đức Quốc xã chiếm đóng, đấu tranh chống áp bức và bênh vực công lý.
Chứng kiến những hành động tàn bạo trong chiến tranh càng làm sâu sắc thêm sự khám phá triết học của ông về thân phận con người và cuộc đấu tranh ý nghĩa chống lại bạo lực phi nghĩa.
Năm 1942, ở tuổi 29, Albert Camus cho xuất bản tiểu thuyết gây chấn động giới văn chương Pháp- "Người xa lạ". Tác phẩm nói về một người đàn ông bị tống giam vì tội giết người và ngồi chờ bị hành hình.
Tác phẩm thể hiện sự trăn trở, day dứt của cả một thế hệ trước câu hỏi về giá trị của cuộc sống cũng như lòng khao khát tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Dựa vào hình tượng của Sisyphus trong Thần thoại Hy Lạp, một vị thần bị kết án suốt đời đẩy một tảng đá lên đỉnh núi, rồi lại thấy nó lăn xuống, Albert cho ra đời tác phẩm "Thần thoại Sisyphe" (1942).
Thời gian trôi đi trong những hành động lặp đi lặp lại và kéo dài như bất tận của Sisyphus khiến Albert thấy rằng sự hiện hữu của con người trong đời sống này cũng vô nghĩa và phi lý như vậy.
Sau chiến tranh, khi chủ nghĩa Hiện sinh chi phối đời sống tinh thần người Paris cũng là lúc Albert nổi danh. Các tác phẩm của ông giúp tầng lớp trí thức châu Âu nhận ra giá trị cuộc sống.
5 lần đề cử Giải Nobel và hành trình "đứt đoạn"
Năm 1949, khi mới 36 tuổi, Albert Camus được đề cử giải Nobel và tiếp tục được đề cử vào các năm 1952, 1954, 1955, 1956 và 1957.
Năm 1957, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải cho ông, gọi Albert Camus là “một cây thanh thảo trồng trong vườn, cao quý và chẳng gì thay thế nổi. Khi đem trồng ra ngoài khu vườn ấy, nó vẫn cứ giữ nguyên mọi đặc điểm, bất chấp những ảnh hưởng của truyền thống và sự biến thiên".
Sự nghiệp văn chương lẫy lừng nhưng đường tình của Albert không hề phẳng lặng. Năm 1936, ông kết hôn với một người nghiện ma túy và ly hôn sau 2 năm vì lý do cả 2 không chung tình.
Sau đó, ông kết hôn lần thứ hai, sinh đôi nhưng cuộc sống gia đình sớm đổ vỡ do Albert tiếp tục có mối quan hệ với với María Victoria Casares y Pérez- nữ diễn viên người Pháp gốc Tây Ban Nha nổi bật nhất của sân khấu và điện ảnh Pháp lúc bấy giờ. Chính bản thân ông thừa nhận bản thân không thích hợp cuộc sống gia đình.
Ngày 4/1/1960, khi đang đi cùng một nhà xuất bản và một người bạn trên chiếc xe thể thao Facel Vega gần khu vực Sens (Pháp), Albert đã mất lái và đâm vào một cái cây. Vụ tai nạn khiến ông mãi ra đi ở tuổi 46.
Sự ra đi giữa lúc sự nghiệp Albert Camus thăng hoa đã để lại cho giới văn học và triết học Pháp, châu Âu và thế giới sự tiếc thương vô hạn. Cái chết của Albert đã "cắt ngắn" tiềm năng đóng góp của ông cho chủ nghĩa hiện sinh, khiến nhiều người băn khoăn về hành trình còn dang dở mà ông chỉ mới vừa bắt đầu.
Tuy vậy, các tác phẩm của ông vẫn mang sức ảnh hưởng đến ngày nay, khơi gợi sự suy ngẫm về thân phận con người, tìm kiếm ý nghĩa và phi lý của sự tồn tại.
Cái chết của Albert Camus cũng tạo thêm một lớp suy tư sâu sắc cho những ý tưởng của ông, nhấn mạnh sự mong manh của cuộc sống và sự vô thường của những nỗ lực của con người.
Tử Huy
Tại Hàn Quốc, tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập với “quân xanh” được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của BHL. Cụ thể, ở trận đá tập đầu tiên mang tính khởi động, Quang Hải và các đồng đội gặp CLB Ulsan Citizen thuộc K-League 3. Hai trận tiếp theo, đội tuyển lần lượt gặp Deagu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC đang chơi ở K-League 1. Đây cũng là 2 đội bóng được HLV Kim Sang Sik đánh giá rất cao, giúp đội tuyển có những bài test chất lượng.