Vợ cũ của Giang kém anh ta 1 tuổi, tên là Yến. Họ là bạn cùng lớp cao đẳng. Ra trường đi làm, cặp đôi yêu nhau một thời gian và kết hôn.Sau khi kết hôn, Yến có thai sớm, Giang thay đổi nhiều công việc nhưng cuối cùng lại quyết định mở một nhà máy cùng với bạn bè của mình.
Sự nghiệp của Giang diễn ra suôn sẻ, điều kiện tài chính của gia đình được cải thiện. Anh thuyết phục vợ ở nhà chăm sóc con sau khi sinh chứ không ra ngoài làm việc. Khi đó, suy nghĩ của vợ chồng Giang rất đơn giản, chỉ cần vật chất đầy đủ, con cái ngoan khỏe chứ không cần bận tâm về việc ai trả tiền trong cuộc hôn nhân.
Tuy nhiên có thời điểm công việc của Giang gặp khó khăn, thái độ của anh ta đối với vợ đã không còn tốt như trước nữa. Anh luôn mang theo cảm xúc tiêu cực khi đối diện với Yến và hay than phiền về vợ.
Yến hiểu được sự vất vả của chồng nên âm thầm chịu đựng. Cô mong rằng khi việc làm ăn của anh Giang tốt trở lại, anh sẽ lại giống như trước kia.
 |
|
Yến luôn dịu dàng quan tâm đến chồng, dù anh có thái độ thế nào hay nóng tính ra sao. Cô cũng luôn nấu cho anh những bữa cơm nóng hổi, chăm chỉ ủi đồ và đánh bóng giày cho anh mỗi ngày.
Nhiều năm trôi qua, công việc kinh doanh của Giang ngày càng tốt hơn, anh đi tối ngày và thời gian về nhà thường rất muộn. Nhưng dù muộn thế nào, Yến vẫn cố gắng chờ chồng về mới yên tâm đi ngủ. Cô luôn tận tụy chăm sóc chồng con và lấy đó làm niềm vui. Nhưng khi cậu con trai duy nhất lớn dần lên và ngủ phòng riêng, cô lại cảm thấy cô đơn và càng mong ngóng chồng về nhà mỗi ngày.
Giang nói rằng anh quá bận và mệt mỏi, về nhà anh chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon và thoải mái. Anh còn nói, anh không muốn ở cùng phòng với Yến nữa vì sự có mặt của cô làm ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của anh. Thậm chí, Giang còn cho rằng giữ một khoảng cách nhất định sẽ tốt hơn cho tình cảm vợ chồng.
Thực ra, Yến đã cảm nhận được rằng Giang không còn yêu cô nhiều nữa và thời điểm đó cũng là lúc Giang phản bội Yến. Giang đã phạm phải những suy nghĩ tham lam mà nhiều người đàn ông mắc phải sau khi có tiền và sự nghiệp. Anh bắt đầu coi thường vợ mình, cảm thấy cô chẳng làm được gì ngoài việc nhà và nuôi dạy con cái. Anh thấy cô tẻ nhạt, ăn mặc thì xuề xòa khiến anh thiếu đi khoái cảm khi yêu cô.
Càng ngày Giang càng có thái độ khinh thường vợ, anh không mấy quan tâm đến cảm xúc của Yến mà luôn mải mê nhập nhằng với những người phụ nữ khác.
Đến khi Yến 46 tuổi, Giang vẫn luôn bận rộn với công việc và vui chơi với những người phụ nữ khác, nhưng thay vì im lặng Yến đột nhiên lên tiếng muốn ly hôn.
Giang bật cười khi nghe những lời vợ nói, anh cảm thấy mình không đòi ly hôn thì thôi, Yến không đủ tư cách để ly hôn với anh. Cô đã tiêu tiền của anh suốt bao năm qua, cô không có lý do gì để bất mãn cả.
Nhưng Yến đã giải thích vô cùng hợp lý, cô nói rằng con trai đã lớn và không cần cô phải chăm sóc từng ly từng tí nữa. Anh cũng không còn tình cảm với cô nữa thì cô càng không cần phải chịu đựng.
Trong nhiều năm qua, cô biết sự phản bội của chồng nhưng cô thương con nên vẫn toàn tâm toàn ý mong anh sẽ từ từ hiểu chuyện mà thay đổi. Vậy nhưng con trai đã vào đại học, cô cũng đã đợi anh đủ lâu nhưng không có sự thỏa hiệp xứng đáng. Nhiệm vụ của cô trong căn nhà này đã hoàn thành và giờ cô muốn sống cho chính mình.
Anh Giang nghe vậy liền đồng ý, chẳng chút níu kéo. Anh nghĩ, dù sao cuộc sống của anh cũng không ảnh hưởng gì nếu thiếu Yến. Thậm chí anh còn cho rằng, Yến đã rất già, lại không có việc làm, để xem cô ấy đi ra ngoài sẽ sống thế nào? Chắc chắn một ngày cô ấy sẽ quay lại cầu xin anh ta tái hôn.
Sau khi ly hôn, Yến dọn ra ngoài sống, Giang cũng nhanh chóng đưa bạn gái đến sống cùng, anh ấy thực sự không còn tâm trạng để quan tâm đến chuyện xảy ra với vợ cũ, đắm chìm trong cuộc sống của chính mình.
Chỉ là, thói quen ở nhà của anh ta đã thay đổi, mỗi ngày anh phải làm rất nhiều việc để nhân tình hài lòng, ngoài việc đưa tiền, anh còn phải nấu cơm rửa bát, ủi đồ quần áo của mình.
Bạn gái mới không biết làm thứ gì trừ tiêu tiền. Căn nhà trở thành một đống hỗn độn, Giang cuối cùng cũng phát hiện sự xuất sắc của Yến trước kia, ngôi nhà đã được giữ ngăn nắp trong nhiều năm và Yến chẳng hề tiêu tiền nhiều như cô nhân tình của anh.
Về phần Yến, sau khi ly hôn, cô lên thành phố và mở một cửa hàng quần áo nhỏ với số tiền sau khi ly hôn. May mắn việc kinh doanh của cô thuận lợi nên cuộc sống rất vui vẻ, thoải mái.
Giang từng đi ngang qua và trò chuyện với Yến nhưng vẫn giọng khinh thường: “Một cửa hàng nhỏ xíu thế này có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Nếu muốn tái hôn thì quay về nhà càng sớm càng tốt, nếu không tôi sẽ đổi ý”.
Giang luôn cho rằng vợ cũ đã 46 tuổi đâu còn trẻ trung gì, mặt đã đầy những nếp nhăn quanh mắt, ai mà thèm yêu thương nữa nên nhất định sẽ quay lại cầu xin anh ta sau vài năm vất vả.
Nhưng Giang đã nhầm, sau 3 năm ly hôn, anh ta bất ngờ nhận được lời mời tới lễ tái hôn của Yến. Người đàn ông chuẩn bị tái hôn với Yến kém cô 2 tuổi và là chủ một cửa hàng giày cao cấp trên cùng con phố với cửa hàng quần áo của cô.
Giang hết sức ngạc nhiên, sau bất ngờ là những tiếc nuối hiện hữu, không ngờ Yến vẫn có thể lấy được chồng tốt như vậy, trong khi đó anh ta vẫn còn nhớ đến vợ cũ và rất mong mỏi ngày cô trở về cầu xin anh ta được quay lại.
Thực tế cho thấy, mỗi người phụ nữ đều là một chiến binh trong hôn nhân, họ luôn cố gắng hết mình vì hạnh phúc gia đình. Nếu đã yêu một ai đó, họ sẽ không dễ dàng rời bỏ, kể cả khi cuộc sống khó khăn, họ vẫn chọn ở lại vì còn yêu và còn hy vọng. Tuy nhiên họ cũng luôn cần sự quan tâm, tôn trọng và thấu hiểu của bạn đời.
Một khi những điều đó không còn, phụ nữ không cảm nhận được tình cảm của người chồng thì sự dịu dàng của họ sẽ dần rút đi và thay vào đó là lớp vỏ cứng rắn, không còn hy sinh vô ích mà họ sẽ chọn yêu bản thân mình, sống cho chính mình.
Vì vậy, đàn ông đừng nên tự mãn, sự độc đoán và thờ ơ với bạn đời sẽ khiến hôn nhân trở nên tồi tệ và chấm dứt lúc nào không hay.
Độc giả Khánh Vân

Bắt gặp vợ ngoại tình, chồng viết đơn ly hôn nhưng sau 2 tháng lại đòi hàn gắn
Quảng cứ nghĩ khi vợ bị phát hiện chuyện ngoại tình sẽ cầu xin anh tha thứ, nhưng cô thản nhiên như không có gì xảy ra. Anh tức giận, ném tờ đơn ly hôn ra, và sốc hơn là Mai lập tức kí.
" alt="Sau 3 năm ly hôn, tôi vẫn chờ vợ cũ quay lại và xin tái hôn"/>
Sau 3 năm ly hôn, tôi vẫn chờ vợ cũ quay lại và xin tái hôn
Giống như bao người phụ nữ đã lấy chồng khác, tôi có hai người mẹ, mẹ đẻ và mẹ chồng. Và tôi biết, hai người mẹ của tôi đều không dùng mạng xã hội, họ cũng chưa chắc đã biết đến những dòng này của tôi. Tôi viết ra đây những suy nghĩ như một sự trải lòng, không thể coi là báo hiếu.Ngày tôi đi lấy chồng, ai nhìn cũng bảo tôi giống mẹ chồng hơn là mẹ đẻ. Ngày tôi vào viện sinh con, tất cả những người cùng phòng và cả bác sĩ cũng bối rối khi nhận bà nội, bà ngoại. Ai cũng bảo bà nội là bà ngoại, rằng mẹ đẻ tôi mới là mẹ chồng. Tôi vẫn tin hay vì có duyên nên tôi mới giống mẹ chồng đến vậy.
Ngày tôi đi lấy chồng, mẹ đẻ không hề răn dạy một lời nào rằng khi về nhà chồng con phải ăn ở ra sao. Mẹ cũng không đề cập chuyện mẹ chồng, nàng dâu. Mẹ để tôi tự đến với cuộc sống mới, tự học tập và trưởng thành. Và quả thực tôi lấy chồng như tự dấn thân vào quãng đường mới.
Ở đó tôi nhận được rất nhiều sự yêu thương, bao dung của bố mẹ chồng. Ở đó có nhiều thứ tôi phải tự học lấy, có khi học từ nụ cười, có khi học từ nước mắt. Rồi tôi cũng trưởng thành hơn.
 |
|
Tôi học được ở mẹ chồng bản lĩnh, nghị lực và sự kiên cường đi qua khó khăn.
Mẹ chồng tôi từng đi Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, vào sinh ra tử. Đến giờ trên đầu mẹ vẫn còn những vết sẹo, dấu tích của những năm tháng ấy.
Mẹ chồng tôi mồ côi mẹ sớm, mẹ đẻ của bà mất trong một trận bỏ bom của giặc Mỹ. Chính tình yêu với người mẹ của mình đã thúc giục mẹ chồng tôi lên đường... Có lẽ những thiệt thòi, vất vả, mất mát ấy đã rèn đúc cho bà một nghị lực phi thường, một tính cách mạnh mẽ và quyết đoán. Sự quyết đoán ấy bà vẫn giữ được đến giờ trong việc nuôi dạy các con, các cháu. Bà thương con cháu nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Các cháu đứa nào cũng răm rắp, yêu và nghe lời bà.
Ở mẹ đẻ, tôi học được cách sống chan hòa và cách đối nhân xử thế. Mẹ tôi cũng đi lấy chồng thiên hạ, nhà ông bà nội đông con, kinh tế khó khăn, mẹ vất vả nhiều... Mẹ là giáo viên nhưng làm việc đồng áng không thua kém bất cứ người nông dân nào, có khi mẹ còn vất vả hơn, bởi mẹ còn bận lên lớp, việc đồng áng toàn tranh thủ lúc đêm khuya, gà gáy... Thế nhưng không khi nào tôi thấy thiếu vắng nụ cười trên gương mặt mẹ.
Bà con hàng xóm luôn trân trọng và quý mến mẹ. Tôi còn nhớ các bác hàng xóm san sẻ cho mẹ từ chai tương, quả cà muối, củ khoai, củ sắn đậm đà đến cái bóng đèn dầu khi lỡ làng.
Nhiều ông cụ bà cụ lấy gương mẹ tôi để nhắn nhủ con cháu của họ trong cuộc sống. Trong gia đình cũng vậy, ông bà nội tôi có tới tám người con. Mẹ luôn được các chị em trong nhà quý mến, chuyện nhỏ, chuyện to đều tìm đến mẹ để chia sẻ. Mẹ tôi cũng là người con dâu sống gần ông bà nội nhất. Vào ngày giáp hạt dù trong nhà không có, chúng tôi phải ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, tôi vẫn nhớ cảm giác sợ cái mùi ngô bốc lên khi mở nồi cơm... mẹ vẫn gánh gạo sang biếu ông bà. Trong kí ức tuổi thơ tôi, ông nội luôn khen ngợi mẹ từ nết ăn, nết ở.
Với mẹ chồng, tôi biết được những vất vả của mẹ qua những lần mẹ con trò chuyện, qua lời kể của bà con lối xóm lớn lên bên mẹ. Tôi về làm dâu mẹ cũng hơn 10 năm, thời gian chưa quá dài nhưng cũng đủ để tôi cảm nhận được tình cảm và trân trọng những gì mẹ làm cho chúng tôi. Mẹ dạy bảo tôi từng ly từng tí khi tôi mới về.
Biết tôi mới về còn lạ lẫm, hôm nào chồng tôi đi làm ca về muộn bà lại sang nằm cùng tỉ tê câu chuyện cho tôi vui. Rồi lần đầu sinh con, tôi vô cùng bỡ ngỡ với vai trò mới, chính mẹ là người đã ở bên giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Mẹ dạy tôi từ cách bế con, cho bú mớm, quấn tã lót... rồi sau sinh phải kiêng những gì... Mẹ luôn công bằng và phân minh trong mọi việc. Đến giờ, việc lớn nhỏ trong nhà mẹ vẫn luôn đỡ đần cho vợ chồng tôi.
Tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi có hai người mẹ như thế! Nói về chữ hiếu, tôi nợ cả hai người mẹ của mình! Cuộc sống phức tạp không tránh khỏi những lúc va vấp, có lúc tôi đã làm mẹ buồn, mẹ lo. Cũng có những lúc tôi tủi thân khóc thầm. Nhưng tôi biết mẹ luôn thương tôi và tôi cũng thế!
Tôi chưa bao giờ dám bày tỏ trực tiếp tình cảm với mẹ, chưa bao giờ thốt lên đươc câu: Mẹ ơi, con yêu mẹ! Nhưng trong lòng thì luôn sẵn một tình yêu vô bờ bến và sự biết ơn sâu sắc. Tôi chỉ cầu mong hai mẹ luôn khỏe, vui và bớt đi những lo âu... Lòng mẹ là thế, chẳng bao giờ thảnh thơi!
Độc giảHồng Thắm
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 theo gợi ý của chuyên giaNghệ nhân Ánh Tuyết cho rằng, khi làm mâm cơm cúng Rằm tháng 7, các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp khẩu vị, tránh lãng phí." alt="Ngày Lễ Vu Lan nghĩ về mẹ"/>
Ngày Lễ Vu Lan nghĩ về mẹ
"Ba ơi, ba đừng đi"Trời đứng bóng, Huỳnh Tuấn Kiệt (28 tuổi, bác sĩ đa khoa, ngụ huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) mới hoàn tất công việc còn dở dang từ buổi sáng của mình tại Đội cấp cứu dã chiến thuộc Trung tâm y tế huyện Vĩnh Hưng.
Không vội ăn bữa trưa, Kiệt gọi điện thoại về nhà thăm con gái chưa đầy 4 tuổi đã xa cha mẹ nhiều ngày qua. Kiệt nói, vì là bác sĩ, khi dịch bệnh bùng phát, anh không thể ngồi yên ở nhà nên tình nguyện tham gia chống dịch.
Kiệt được giao nhiệm vụ khám sàng lọc, hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19, cấp cứu cho người dân tại Đội cấp cứu dã chiến ở địa phương. Ngày quyết định lên đường tham gia chống dịch, anh chỉ lo lắng chuyện sẽ xa con, sợ bé khóc khi không có ba mẹ ở gần.
 |
Tuấn Kiệt (bên trái) và Ngọc Tầm (bên phải) quyết định gửi con ở nhà để tham gia tuyến đầu chống dịch. |
Nam bác sĩ chia sẻ: “Lúc tôi bày tỏ ý định tham gia chống dịch, ba mẹ cũng lo lắng, ngăn cản. Tuy nhiên, tôi đã thuyết phục được gia đình. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là nỗi nhớ con. Bởi, cả hai vợ chồng tôi đều tham gia chống dịch mà bé lại còn rất nhỏ”.
“Vợ tôi là điều dưỡng, công tác tại Bệnh viện dã chiến số 6, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Hưng. Cô ấy phụ trách chăm sóc bệnh nhân F0 nên không thể về nhà. Tôi thì 4-5 ngày mới tranh thủ về thăm con nên đành gửi bé cho ông bà nội chăm sóc”, anh nói thêm.
Đầu tháng 9, Kiệt được điều động đến huyện Đức Hòa hỗ trợ tiêm vắc xin. Đây là lần xa nhà, xa bé lâu nhất từ lúc anh tham gia chống dịch. Biết anh đi lâu ngày, bé gái quyến luyến, khóc "không cho ba đi".
 |
Tuấn Kiệt hỗ trợ khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm. |
Tuấn Kiệt kể: “Đến giờ xe lăn bánh, bé vẫn níu lấy chân, không cho tôi đi. Thấy vậy, mọi người cho tôi nán lại, chia tay con thêm một chút. Xe lăn bánh, bé vừa khóc vừa chạy theo nói: “Ba ơi, ba đừng đi”".
Những lúc ấy, anh xúc động, thương con lắm nhưng chỉ biết lén gạt nước mắt, buông tay con, lên đường đi chống dịch. Bởi anh biết, dịch bệnh càng nhanh được khống chế, anh càng sớm được về với con, với gia đình.
“Nhớ con thì lặng khóc một mình”
Nằm trong khu cách ly, chị Nguyễn Thị Ngọc Tầm (28 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, vợ Tuấn Kiệt) nhớ con quay quắt. Tầm cầm điện thoại, mở ảnh con lên xem cho đỡ nhớ. Đã hơn 1 tháng qua, chị bỏ lại bé gái chưa đầy 4 tuổi ở nhà để tham gia chống dịch tại bệnh viện dã chiến.
 |
Nam bác sĩ tham gia tiêm vắc xin cho người dân. |
Đây là lần thứ 2 chị vào bệnh viện dã chiến để chăm sóc F0. Trước đó, sau khi hoàn thành một tháng làm việc tại đây, chị được nghỉ 7 ngày để về thăm gia đình. Đó là 7 ngày quý giá, giúp chị bù đắp lại nỗi nhớ con suốt 1 tháng ròng rã đi chống dịch.
“Những ngày đó, tôi chơi đùa với bé rất vui. Một đêm, khi 2 mẹ con đang ngủ, bé quay sang ôm tôi rất chặt. Tôi bất ngờ, hỏi nhỏ: “Sao con ôm mẹ chặt thế” thì được bé gái trả lời là: “Con ôm mẹ để mẹ không đi nữa”. Nhưng cuối cùng tôi vẫn đi”, Ngọc Tầm chia sẻ.
Dù rất thương con nhưng với trách nhiệm của một nhân viên y tế, chị không thể ở nhà. Thế nên, ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu diễn biến phức tạp, Tầm đã sẵn sàng cho ngày sẽ xa con.
“Tôi cố gắng chơi đùa với con thật nhiều rồi dùng điện thoại ghi lại những hình ảnh của con. Mục đích là lúc đi chống dịch, không được về nhà, nhớ con, tôi sẽ lấy hình bé ra xem cho đỡ nhớ”, chị nói.
Dẫu đã “chuẩn bị tâm lý” nhưng khi vào bệnh viện dã chiến, Tầm vẫn nhớ con quay quắt. Những ca trực đêm, Tầm ngồi một mình nhớ khoảnh khắc được ôm bé vào lòng mà ngủ. Buồn, nhớ con, Tầm mở điện thoại xem ảnh chụp con từ lúc bé mới lọt lòng đến khi biết gọi mẹ, đòi ba.
 |
Gia đình nhỏ của vợ chồng bác sĩ Tuấn Kiệt, Ngọc Tầm. |
Nhiều đêm, nhớ con quá, chị lặng khóc một mình. Rồi những lần hai mẹ con nói chuyện với nhau qua điện thoại, thấy bé cứ đòi mẹ, Tầm không kìm nén được nỗi nhớ, muốn bật khóc thành tiếng. Những lúc như vậy, chị khéo léo hướng máy quay điện thoại đi nơi khác, lau nước mắt rồi mới tiếp tục trò chuyện với con.
Chị tâm sự: “Mỗi lần trò chuyện với bé qua điện thoại, bé đều khóc đòi tôi về nhà. Những lúc như thế, tôi dỗ bé bằng cách “xin” con cho mình đi bắt Covid.
"Tôi nói với bé rằng: “Con ở nhà ngoan để mẹ đi bắt Covid. Mai mốt mẹ về, mẹ đưa con đi Lan Rừng (khu vui chơi thiếu nhi gần nhà chị Tầm). Nghe vậy, bé mới đồng ý", chị kể thêm.
Hiện, Ngọc Tầm đã hoàn tất đợt công tác chống dịch tại bệnh viện dã chiến lần thứ 2 của mình. Chị đang trong thời gian cách ly theo quy định y tế để có thể trở về nhà với con gái.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Những bức vẽ xúc động về tuyến đầu chống dịch Covid-19 của họa sĩ Tây Đô
Đôi tay nữ bác sĩ phồng rộp sau một ngày vất vả hay cảnh một F0 "nhí" trong bộ đồ bảo hộ chuẩn bị rời nhà đi cách ly điều trị đã được họa sĩ Thuận vẽ lại y như thật, tạo cảm xúc mạnh cho người xem.
" alt="Bác sĩ lên đường chống dịch Covid"/>
Bác sĩ lên đường chống dịch Covid