您现在的位置是:Giải trí >>正文
Không phân loại trên văn bằng đại học: Nâng tại chức lên hay kéo chính quy xuống?
Giải trí7人已围观
简介Dự thảo thông tư ghi nội dung trên văn bằng tốt nghiệp đại học có thay đổi đáng chú ý là: Trên văn b...
Dự thảo thông tư ghi nội dung trên văn bằng tốt nghiệp đại học có thay đổi đáng chú ý là: Trên văn bằng sẽ không ghi phương thức đào tạo nữa,ôngphânloạitrênvănbằngđạihọcNângtạichứclênhaykéochínhquyxuốdoc bao mà sẽ ghi ở phụ lục. Mặc dù ý tưởng này đã được nêu ra trong quá trình soạn thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và đại diện Bộ GD-ĐT đã giải thích '"phù hợp với thông lệ quốc tế", nhưng đây là điều mà dư luận vẫn thấy chưa "xuôi" bởi thực tế ở Việt Nam vẫn còn khoảng cách giữa chính quy và các loại hình đào tạo khác.
Đã thống nhất chung chương trình, chuẩn đầu ra nhưng vẫn băn khoăn
Thực tế là từ trước khi có dự thảo này, từ năm 2008, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) đã thống nhất sử dụng cùng mã môn học, cùng chuẩn đầu ra cho các chương trình vừa làm vừa học và chương trình chính quy. Cả 2 hệ cùng 1 đề cương môn học, giảng viên phải tuân thủ đúng đề cương.
"Cũng có thể một số thầy cô cho rằng sinh viên hệ vừa làm vừa học yếu nên dạy chương trình riêng, nhưng như vậy là vi phạm quy định của trường.Chúng tôi yêu cầu giảng viên dạy đúng đề cương, nội dung môn học, cùng ra đề thi, thực hiện đánh giá ngay tại trụ sở chính. Kể cả lúc ra đề thi cũng phải ghi rõ rằng câu hỏi này thì đánh giá chuẩn đầu ra nào. Do vậy, thầy giáo không bỏ được bất kỳ nội dung nào trong môn học"- ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo của trường cho biết.
Cũng theo ông Thắng, chương trình đào tạo được xây dựng trên chương trình đào tạo chính quy.
Còn sinh viên hệ vừa làm vừa học sẽ học cuối tuần, ngoài giờ; thậm chí cũng có thể lên lớp cùng sinh viên chính quy.
"Nếu có sự khác biệt thì ở hình thức đào tạo từ xa đó. Thầy giáo có thể thực hiện livestream hoặc quay lại video rồi gửi cho người học dùng để phát nhiều lần. Nhưng trường quy đinh thi cử cũng tập trung từ cách ra đề và chấm bài y như hệ khác"- ông Thắng nói.
Ông Thắng khẳng định, nếu các trường cùng làm như vậy và thực hiện nghiêm túc việc kiểm định chất lượng thì việc không cần ghi hình thức đào tạo gì trên bằng là hợp lý.
Trường ĐH Nha Trang cũng đã tiến tới lộ trình hợp nhất như vậy. Hệ vừa làm vừa học đã được chuyển từ niên chế sang tín chỉ. Sinh viên hệ này có thể cùng lớp với chính quy từ thứ 2 tới thứ 6. Môn học nào giống thì đăng ký cùng lúc. Đối với lớp liên thông văn bằng 2, ngoài thời gian cuối tuần thì có thể theo học các ngày bình thường.
"Chúng tôi muốn rằng nếu được tăng khả năng lên lớp bằng nhiều hình thức thì chất lượng giữa các hệ sẽ đỡ có khoảng cách. Thực sự, hệ liên thông văn bằng 2 và hệ vừa làm vừa học vẫn có khoảng cách trình độ nhất định"- ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo của nhà trường thừa nhận.
Theo ông, chủ trương dù đào tạo bằng hình thức nào, nhưng cùng một ngành nghề, chương trìnhthì chuẩn đầu ra như nhau là đúng, nhưng nếu không phân loại bằng cũng "đáng lăn tăn".
Không thể bằng nhau khi tại chức học nhanh kết thúc gọn
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định "nói chuẩn đầu ra giống nhau" là cách nói xoa dịu hơn là thực tế.
Theo ông, nếu đã không coi trọng bằng cấp thì phải xây văn hóa chất lượng mà việc triển khai ở Việt Nam hiện nay là rất khó.
![]() |
(Ảnh: Lê Huyền) |
Ông Dũng khẳng định, do khác biệt đầu vào và quá trình đào tạo nên đầu ra của các hình thức đào tạo là chưa thể như nhau.
"Phương thức đào tạo vừa làm vừa học hiện nay chủ yếu là cuốn chiếu. Thầy giáo sẽ dạy rất nhanh kết thúc môn trong 1 hoặc vài tuần. Chưa kể là hệ vừa làm vừa học, người học đi làm cả tuần, chỉ học buổi tối và Thứ 7, chủ Nhật thì không còn năng lượng học nên không thể đảm bảo chất lượng. Thêm nữa có tình trạng thuê người học hộ, gian lận thi cử…"- ông Dũng nói. Thậm chí, nếu đánh giá các hệ các hệ đào tạo cùng một chuẩn đầu ra, thì người học hệ vừa làm vừa học và các hệ khác sẽ rớt kha khá.
Ông Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nói về lâu dài có thể thực hiện không phân loại trên văn bằng, nhưng hiện tại là chưa phù hợp. Lý do là chất lượng đào tạo các loại hình, chất lượng các trường đại học chưa ngang ngay.
"Có thể ở một khía cạnh nào đó cũng cần hội nhập quốc tế, nhưng phải tùy theo quốc gia. Ở các nước, thương hiệu của trường đã được định hình".
Ông Đương cho rằng, hiện nay trường nào cũng đặt mục tiêu "muốn tồn tại thì phải có chất lượng", thế nhưng xây văn hóa chất lượng là chưa đủ. Cơ quan tuyển dụng phải đủ khả năng để tuyển người đúng loại hình công việc. Ngay cả người thầy cũng phải thay đổi văn hóa đánh giá. "Cứ thương cảm người học đang đi làm và nghĩ đi học được là một cố gắng, đánh giá nhẹ tay thì chất lượng đã khác rồi"- ông nói.
Ông Tô Văn Phương chỉ ra một số điểm còn tồn tại hiện này ở hệ vừa học vừa làm là : "Đối tượng học đa dạng, kiểu học ngoại ngữ cũng sang học kinh tế, học khối C đi học kế toán. Do vậy, dù cùng chương trình nhưng có người tiếp thu tốt, có người tiếp thu không tốt. Còn ở khâu tổ chức, các trường làm theo kiểu cơ sở liên kết. Một cán bộ tới cơ sở dạy 3-4 ngày hoặc 1 tuần cho hết môn nên người học không có thời gian nghiền ngẫm để tiêu hóa kiến thức".
Xây dựng văn hóa chất lượng, có quyết tâm "bỏ nồi cơm"?
Ông Đỗ Văn Dũng cho rằng nhiều trường ủng hộ việc không phân loại hình thức đào tạo trên bằng bởi "nồi cơm" sẽ được bảo toàn. Do vậy, cần nhìn sâu xa hơn là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chứ không phải số lượng.
Còn ông Tô Văn Phương băn khoăn, xây dựng văn hóa chất lượng nhưng các trường có quyết tâm làm được không.
"Điều này sẽ ảnh hưởng rất tới nguồn tuyển sinh hàng năm. Trường này quyết tâm nhưng trường khác không làm thì lại lợi thế là hút được sinh viên. Các cơ sở liên kết đang "hết mình" cho người học thuận lợi, còn động cơ của người học vì mảnh bằng cũng khá nhiều"- ông Phương nói.
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng bỏ xếp loại trên văn bằng tốt nghiệp thể hiện đúng tinh thần đổi mới của Luật GDĐH sửa đổi 2018 về khía cạnh giảm bớt trùng lặp và cải cách hành chính. Bộ GD-ĐT khẩn trương ban hành các thông tư quan trọng khác liên quan, như về đào tạo đại học, bao gồm đào tạo đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, thay thế cho một số thông tư hiện hành.
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường ĐH FPT việc không ghi hình thức đào tạo lên bằng tốt nghiệp đã đặt dấu chấm hết lên chuỗi quy định pháp lý về vấn đề này. Điều này không bất ngờ bởi từ năm 2017, Bộ GD-ĐT đã quy định: tiêu chí đối tượng tuyển sinh, nội dung chương trình, giáo trình của hai hệ này là như nhau, thậm chí việc kiểm tra cùng một ngân hàng câu hỏi và tiêu chí xét tốt nghiệp giống nhau. Đến việc Luật Giáo dục Đại học quy định các bằng "có giá trị pháp lý như nhau".
"Thách thức lớn nhất là các trường đại học đào tạo cả chính quy lẫn tại chức phải nhanh chóng đồng nhất chất lượng hai hệ đào tạo này cụ thể là kéo tại chức lên ngang bằng chính quy"- ông Tùng nói
Theo ông Tùng, nếu xem bằng chính quy là loại A, bằng tại chức là loại B và khi sản phẩm, dịch vụ các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhiều năm chỉ còn một loại chất lượng thì việc xoá A, B trong giáo dục là cần thiết. Đây cũng là dẹp đi cái phao "phi chất lượng, cái "nồi cơm" bẽ bàng một thời ở các trường.
Lê Huyền

Văn bằng đại học các nước được ghi như thế nào?
- Ở nhiều nước trên thế giới, văn bằng do các trường quyết định. Hình thức đào tạo gần như không được thể hiện nhưng có ghi xếp loại.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2: Khách đi tiếp
Giải tríNguyễn Quang Hải - 20/02/2025 09:28 Cup C2 ...
【Giải trí】
阅读更多Sự phi thường của Rafael Nadal
Giải trí">
...
【Giải trí】
阅读更多Trường Giang thay thế Trấn Thành tại gameshow Người bí ẩn
Giải tríNhận được nhiều sự yêu mến của khán giả khi dẫn dắt chương trình "Người bí ẩn", Trấn Thành dường như là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến sự thành công của chương trình qua 5 mùa. Tuy nhiên, năm nay, nam danh hài sẽ không đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình. Người thay thế anh là Trường Giang. Trường Giang sẽ thay thế Trấn Thành đảm nhận vị trí MC ở mùa 6. Thay vào đó, Trấn Thành sẽ cùng ngồi ghế nóng với đàn chị Việt Hương với tư cách là đội chủ nhà. Diễn viên "Cua lại vợ bầu" cho hay lý do mà anh gắn bó với "Người bí ẩn" trong suốt 6 mùa là vì chương trình có yếu tố nhân văn.
Bên cạnh đó, bộ ba Việt Hương – Trấn Thành – Trường Giang cũng mong muốn góp phần để lan tỏa những câu chuyện đầy cảm hứng, đầy tình người khi tham gia chương trình.
Năm nay, Trấn Thành sẽ tham gia chương trình với tư cách đội chủ nhà cùng danh hài Việt Hương. Nghệ sĩ Trường Giang cảm thấy áp lực khi lần đầu tiên đảm nhận vai trò MC của chương trình. Nam diễn viên hài cho rằng mỗi chương trình mỗi cách dẫn khác nhau thì ở “Người bí ẩn” cũng vậy, Trấn Thành đã làm tốt vị trí đó suốt 5 năm qua và anh cũng xem đây là một thử thách mới đối với cá nhân của mình.
Tuy có kinh nghiệm dẫn dắt nhiều chương trình truyền hình lớn nhỏ nhưng Trường Giang vẫn luôn dành nhiều thời gian cho chương trình. Anh chủ động trao đổi kịch bản với đạo diễn cũng như góp ý tưởng giúp các vòng thi thêm phần đặc sắc.
Chương trình sẽ phát sóng vào lúc 20h30, Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7 từ 19/5/2019.
Lưu Hằng
Phạm Băng Băng bị nghi sửa mũi đổi vận sau bê bối trốn thuế
- Nhiều người cho rằng Phạm Băng Băng đã quyết định nâng mũi để "đổi vận" sau scandal trốn thuế phải đóng phạt hơn 3.000 tỷ đồng.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
-
Từ trước đến nay, Yên Bái vốn được mệnh danh là “thiên đường ruộng bậc thang” với địa điểm nổi tiếng là Mù Cang Chải. Thế nhưng gần đây, dân phượt đã khám phá một địa chỉ khác về ruộng bậc thang cũng đẹp không kém nằm ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hiện nay, ruộng bậc thang của xã tập trung chủ yếu ở thôn Khe Táu với gần 30ha, do 79 hộ dân trong thôn làm nên. Đây là thôn có 100% là đồng bào dân tộc H'Mông. Khoảng đầu năm 1997, những người H'Mông ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải di cư về xã sinh sống đã khai phá vùng đất này thành những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước. Hàng năm, diện tích ruộng bậc thang lại mở rộng thêm. Xã khuyến khích người dân cải tạo đất hoang hóa, đồng thời đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện sống. Thời gian gần đây, hình ảnh ruộng bậc thang ở Phong Dụ Thượng thu hút nhiều dân phượt đến tham quan, check in cũng như các nhiếp ảnh gia đến tác nghiệp. Huyện Văn Yên đã gắn việc sản xuất nông nghiệp của bà con với việc phát triển du lịch, quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững; lấy du lịch sinh thái, văn hóa, tham quan nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng làm chủ đạo… Để lan toả những hình ảnh ruộng bậc thang của Phong Dụ Thượng, nhiếp ảnh gia Thanh Miền đã dành nhiều tâm huyết ghi lại vẻ đẹp nguyên sơ mà đặc trưng của mảnh đất Yên Bái. Anh cũng là người có nhiều hình ảnh về Mù Cang Chải, được đem đi triển lãm, trưng bày tại các cuộc thi ảnh quốc tế. Tác phẩm “Vân núi” về Mù Cang Chải của anh từng đoạn Huy chương vàng tại Cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 8 MIROC Digital Circuit 2020. Cuộc thi được tổ chức bởi 4 câu lạc bộ từ các nước Serbia, Nga, Nam Phi, Na Uy. Xem thêm hình ảnh ruộng bậc thang ở Phong Dụ Thượng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Miền.
Ngân AnẢnh: Nhiếp ảnh gia Thanh Miền
Lặng người vì câu nói lạnh nhạt ẩn chứa giông bão của người dưng
Nhìn người dưng vừa bối rối vừa có vẻ cuống, bình thường Thy sẽ phá lên cười và thêm dầu vào lửa, nhưng nay Thy lại thấy có chút gì đó như cảm động...
" alt="Ruộng bậc thang mới nổi ở Yên Bái thu hút giới trẻ">Ruộng bậc thang mới nổi ở Yên Bái thu hút giới trẻ
-
Bất ngờ nhận được nhiều lượt tương tác trên mạng xã hội khi chia sẻ ảnh thẻ của bản thân, Quách Trà cảm thấy ngại ngùng bởi dân mạng gọi cô là "hot girl ảnh thẻ".
Khi đăng hình ảnh thẻ trên mạng xã hội, người xem dễ bị "hút hồn" bởi ánh mắt có chiều sâu, nét mặt khả ái của nữ sinh lớp 12 này. Bởi vậy, với gần 60 nghìn người theo dõi trên Instagram, Quách Trà nhận được không ít lời khen như: "Ảnh thẻ nhà người ta"; "Chụp ở đâu mà xinh vậy"; "Nhìn là muốn phát phiếu bé ngoan ngay"; "Xinh xuất sắc"...
Trong vô vàn lời khen, Trà cảm thấy "ngại" và trả lời rằng: "Em trang điểm chắc tầm 5 phút thôi, chủ yếu em kẻ chân mày, che khuyết điểm, đánh son nên cũng khá nhanh.
Em tự tin với ảnh thẻ của mình nhưng với biệt danh "hot girl" thì em cũng chưa dám nhận. Nếu mọi người thấy ảnh em đẹp và dành lời khen, em rất vui và em muốn gửi lời cảm ơn đến những người đã quan tâm, yêu quý em".
Quách Trà xinh như nàng thơ khi mặc áo dài trắng đồng phục nữ sinh.
Hình ảnh Trà với thần thái nhẹ nhàng khi "hóa thân" vào bộ ảnh công chúa thơ mộng. Nữ sinh cho biết thêm: "Hiện tại, em vừa học tập vừa làm người mẫu ảnh tự do. Bởi vậy, ở mỗi bức hình, em luôn tự tin và biết cách tạo dáng thần thái trong nhiều concept khác nhau để thu hút mọi người".
Nữ sinh lớp 12 sở hữu chiều cao khiêm tốn 1m55 và 45kg. Trong tương lai, Trà mong muốn thi đỗ vào Đại học Văn hóa Hà Nội để phát triển năng khiếu của bản thân.
Trà cảm thấy may mắn bởi gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật, bố làm nghệ sĩ dân ca nên em cũng thừa hưởng được năng khiếu ca hát ấy. Đặc biệt, khi mang họ "Dư", Trà cảm thấy tự hào khi tên của mình đặc biệt trong mắt mọi người, ít giống ai.
Nữ sinh lớp 12 luôn quan niệm: "Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Nhưng vấp ngã rồi đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn". Do đó, Trà đã thử sức với công việc làm mẫu ảnh từ sớm để tập đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, tập đối phó với nhiều thử thách để sớm trưởng thành.
"Em vẫn chưa đi vào làm mẫu chuyên nghiệp vì hiện tại em vẫn đang đi học. Môi trường hoạt động của em cũng chưa có nhiều nên em chưa vấp phải bất kỳ cám dỗ nào", nữ sinh chia sẻ.
Quách Trà nhận định, bất kể bạn nữ nào cũng sẽ chú tâm tới vẻ bề ngoài của bản thân. Để chăm sóc sắc đẹp và làn da, nữ sinh không cầu kỳ mà chú trọng vào chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều đồ dầu mỡ và đồ ngọt.
Trà theo đuổi nhiều phong cách thời trang khác nhau như cá tính, năng động, bánh bèo… Được làm quen với việc tạo dáng khi làm mẫu ảnh nên Trà luôn biết cách thể hiện và tự tin khi nói về vẻ bề ngoài của bạn thân.
Tuy không cười nhưng nữ sinh chưa tròn 18 tuổi vẫn tạo nên sức hút riêng khiến người đối diện phải dành lời khen.
Dư Quách Trà xinh đẹp trong ngày chụp kỷ yếu.
Theo Dân trí
Hot girl Trâm Anh khoe hạnh phúc trong tình yêu mới
Hot girl sinh năm 1996 chia sẻ về việc tìm được tình yêu mới sau nhiều scandal tai tiếng.
" alt="Ngỡ ngàng với vẻ đẹp trong veo của 'hot girl ảnh thẻ' chưa tròn 18 tuổi">Ngỡ ngàng với vẻ đẹp trong veo của 'hot girl ảnh thẻ' chưa tròn 18 tuổi
-
Đại diện Tiger Beer cho biết diện mạo mới không chỉ khẳng định vị bia đẳng cấp thế giới mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng và tinh thần bản lĩnh đặc trưng của bia "mãnh hổ". Theo đó, dấu ấn đầu tiên của diện mạo mới chính là sự hợp nhất logo của sản phẩm Tiger và Tiger Crystal, để tạo thành một logo chung tổng thể với hình ảnh mãnh hổ vươn cao, biểu trưng cho tinh thần bản lĩnh. Đồng thời, bước tiến mới trong nhận diện thương hiệu được thể hiện qua sự kết hợp giữa màu xanh tươi sáng, sắc cam năng động và màu bạc sang trọng nhằm nâng tầm trải nghiệm cho người tiêu dùng.
" alt="Tiger Beer ra mắt diện mạo mới">Tiger Beer ra mắt diện mạo mới
-
Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Semen Padang, 15h30 ngày 21/2: Tiếp tục bét bảng
-
NSND Trà Giang: Sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng
NSND Trà Giang (sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi) là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là "Dòng sông hoa trắng" (đạo diễn Trần Phương).
Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973).
NSND Trà Giang nổi tiếng với phim "Chị Tư Hậu".
Bố của nghệ sĩ Trà Giang là NSƯT Nguyễn Văn Khánh. Chồng của bà là NSƯT, GS âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc. Hai vợ chồng có một người con gái cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà.
Có lần bà tâm sự về gia đình, quê hương. Bà kể ba chị quê Quảng Ngãi, má quê Phan Thiết. Cả sáu chị em trong gia đình Trà Giang đều được ba lấy tên những vùng quê Quảng Ngãi đặt tên cho mỗi người con. Anh lớn là An Sơn (núi Thiên An); rồi đến Trà Giang; Bút Sơn; Thạch Bích…
Nhan sắc NSND Trà Giang lúc còn trẻ.
NSND Trà Giang kể rằng năm 1959, bà thi đỗ trường múa. Lẽ ra sự nghiệp của bà là một diễn viên múa. Nhưng ba NSND Trà Giang, NSƯT Nguyễn Văn Khánh đã nói: "Con có một gương mặt đẹp, sao không thi vào trường điện ảnh?". Và bà đã làm theo lời bố.
Tuổi xế chiều của "Hoa khôi màn ảnh đen trắng" NSND Minh Đức: Bình yên bên chồng là đồng nghiệp nổi tiếng
Bên cạnh điện ảnh, Trà Giang còn thử sức trong lĩnh vực hội họa và đã có triển lãm tranh vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bà còn liên tiếp 7 lần là thành viên Hội đồng Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
Các phim NSND Trà Giang tham gia: Một ngày đầu thu (1962), Chị Tư Hậu (1962), Làng nổi (1965), Lửa rừng (1966), Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn (1969), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Bài ca ra trận (1973), Em bé Hà Nội (1974), Ngày lễ thánh (1976), Mối tình đầu (1977), Cho cả ngày mai (1981), Huyền thoại về người mẹ (1987), Hoàng Hoa Thám (1987) vai vợ ba của Đề Thám, Kẻ giết người (1988) vai bà Phượng, (đạo diễn Hoài Linh), Dòng sông hoa trắng (1989), (đạo diễn Trần Phương).
NSND Trà Giang: Nỗi buồn xa con gái và sở thích hội họa tuổi xế chiều
NSND Trà Giang đã rời xa màn ảnh hơn 30 năm nay nhưng bà vẫn theo dõi những hoạt động của nền điện ảnh nước nhà. Nói về điều này, nữ nghệ sĩ gạo cội nói: "Tôi vẫn dõi theo khi Hãng phim truyện Việt Nam còn hoạt động và quan tâm đến nền điện ảnh của nước nhà. Khi tôi dừng lại ở thời điểm vẫn còn sung sức, vẫn còn nhiệt huyết, vẫn còn đất diễn và nhận được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả cũng có người bảo tôi dừng lại ở thời điểm đó là hợp lý.
Hình ảnh mới nhất của NSND Trà Giang trong đêm hội "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020.
Thời gian chờ đợi đã hơn 30 năm cho những vai diễn đã qua rồi, tôi giờ bước sang tuổi 80 quả thực làm phim sẽ rất khó. Với nghệ sĩ trẻ làm phim hiện nay đã khó với những người có tuổi như tôi lại càng khó hơn. Đúng 30 năm tôi không đóng phim, nhưng trái tim và tình yêu tôi dành trọn cho điện ảnh không bao giờ thay đổi".
Hiện tại, NSND sống một mình bình yên với thú vui hội họa. Bà kể ở tuổi 80, bà tự chăm sóc bản thân. Phần lớn thời gian bà vẽ tranh, hội họa khiến bà không cảm thấy cô đơn. "Con gái tôi dù ở xa nhưng luôn đồng hành, bên cạnh đó tôi luôn có những người bạn thân thiết. Với tình yêu nghệ thuật và sự lạc quan tôi vẫn luôn luôn sống một cách khỏe mạnh, hạnh phúc. Tôi cũng rất nhớ màn ảnh, nhớ những người đồng nghiệp đã cùng làm những bộ phim cùng mình và rất yêu những nghệ sĩ trẻ bây giờ", NSND Trà Giang chia sẻ.
NSND Trà Giang với niềm đam mê hội họa.
Trên VietNamNet, nhà thơ Dương Kỳ Anh cũng chia sẻ về người con gái tài hoa của NSND Trà Giang. Theo đó, con gái của bà là nghệ sĩ piano Bích Trà. Chị hiện tại đang ở Anh quốc và có cuộc sống tốt, mua được nhà cửa định cư bên nước ngoài. Nói về niềm vui của gia đình đàn chị, nhà thơ Dương Kỳ Anh tâm sự: "Tôi cũng rất vui. Tôi điện cho chị Trà Giang để chúc mừng. Mừng chị đã nuôi dạy con nên người, trở thành tài, thành một nghệ sĩ piano nổi tiếng".
Theo GĐXH
NSND Trà Giang U80 và nỗi cô đơn mất chồng, xa con
Khi GS Bích Ngọc mất, chị Trà Giang rất buồn. Nhiều lúc tôi muốn nói với chị rằng, sao chị không động viên cháu Bích Trà về nước?
" alt="Tuổi xế chiều của 'chị Tư Hậu' NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt ở nước ngoài">Tuổi xế chiều của 'chị Tư Hậu' NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt ở nước ngoài