Với thói quen tích trữ thức ăn trong tủ lạnh,ênđổhếtthứcănthừangàyTếtđểtránhngộđộkq c1 đặc biệt là những thức ăn đã được nấu chín trong dịp Tết, các chuyên gia cảnh báo tình trạng này rất dễ gây ngộ độc.
Đó là nhận định của bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai) khi được hỏi về tình hình ngộ độc trong dịp Tết, cũng như nguy cơ ngộ độc sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán.
Bác sĩ Tuấn cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, bệnh nhân ngộ độc thực phẩm không nhiều, theo đó số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm chỉ khoảng 7 ca nhập viện trong tình trạng nôn, tiêu chảy và đều đã điều trị ổn định và sớm xuất viện.
Tuy nhiên, bác sĩ Tuấn cảnh báo, sau Tết sẽ là thời điểm mà nguy cơ ngộ độc thực phẩm, kể cả là ngộ độc rượu có khả năng sẽ gia tăng. Nguyên nhân được bác sĩ Tuấn đưa ra đó là vì thói quen tích trữ đồ ăn thừa trong dịp Tết và tình trạng nhậu nhẹt đầu năm gia tăng ở nhiều gia đình và cơ quan.
“Sau Tết năm nào thực tế này cũng xảy ra do người dân Việt vẫn có thói quen tích trữ nhiều đồ thực phẩm để ăn Tết. Việc để lẫn thức ăn sống – chín trong tủ lạnh đã có nguy cơ nhiễm khuẩn, thực phẩm lại bảo quản lâu ngày càng có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cao hơn”, bác sĩ Tuấn cho hay.
Sử dụng đồ ăn thừa sau Tết rất dễ gây ngộ độc. |
Đồng thời, bác sĩ Tuấn cũng khẳng định không hề có loại rượu nào là rượu an toàn khi đưa vào cơ thể. Kể cả những loại rượu ngoại được cho là “xịn” vẫn hoàn toàn có thể gây ngộ độc khi uống nhiều. Vì khi uống quá nhiều rượu, say rượu sẽ gây ức chế hô hấp (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), đại tiện ra quần, tụt huyết áp, hôn mê, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tử vong.
Trước thực trạng trên, bác sĩ Tuấn khuyến cáo, người dân nên cân nhắc giữ lại hoặc từ bỏ loại thức ăn nào. Đặc biệt, những loại thức ăn có nghi ngờ ôi thiu, nhất là thực phẩm chế biến sẵn và chế biến nhiều lần thì nên loại bỏ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, việc để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu, đặc biệt là thức ăn chín sẽ làm biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%.
Hơn nữa, nhiều người khi để thức ăn trong tủ lạnh, nhiều gia đình bảo quản không đúng cách cũng gây hại khi chưa “hết hạn sử dụng”. Bởi vậy, trong trường hợp bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cần để riêng, bọc kỹ thức ăn sống, chín.
Khi lấy thức ăn trong tủ lạnh, nhiều người có thói quen chỉ hâm nóng lại, là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh. Bởi việc hâm nóng thức khó đảm bảo đủ nhiệt độ tiêu diệt vi trùng nếu không sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng loại thức ăn.
Khi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn. Vì vậy, đồ ăn chín trong tủ lạnh khi lấy ra cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Các thực phẩm không thể nấu sôi như giờ mỡ, thịt đông cần phải bảo quản kỹ càng bằng hộp kín, tránh vi khuẩn xâm nhập.
(Theo Khám phá)