Có HTX kiểu mới, nông dân giàu
Cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới,óHTXkiểumớinôngdângiàketqua bong da Hội nông dân nhiều tỉnh đã vận động các hộ nông dân liên kết sản xuất để hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh tế tập thể. Trồng trọt, chăn nuôi theo hướng dẫn của các nhà khoa học, nông sản làm ra có DN bao tiêu; nông dân sản xuất thứ gì bán chạy thứ đó.
Ứng dụng VietGAP theo hướng dẫn của nhà khoa học
Trên cánh đồng mẫu lớn trồng lúa thơm đặc sản Jasmine 85, nông dân tổ hợp tác sản xuất lúa giống Khiết Tâm (xã Thạnh Lợi, TP.Cần Thơ) được các nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật "1 phải 5 giảm". Đó là: Phải dùng giống lúa được xác nhận, Giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón.
Nhà khoa học xuống đồng hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác mới
Đây chỉ là 1 trong nhiều giải pháp kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp thuộc Chương trình Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) được HTX Khiết Tâm và các nhà khoa học Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp thực hiện nhiều năm nay. Nhờ hoạt động liên kết của nông dân - nhà khoa học, lúa của Khiết Tâm cứng cây, khó đổ ngã khi mưa bão, dễ thu hoạch; giúp giảm chi phí lại cải thiện môi trường đồng ruộng. Lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, bớt lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu.
Không chỉ ở tổ hợp Khiết Tâm, Global GAP đang trở thành phong trào rộng khắp nông thôn Việt Nam. Nhiều nhóm nhà nông chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các viện khoa học, sôi nổi tham gia tập huấn KHKT, tự tin chuyển đổi giống cây trồng, ứng dụng kỹ thuật canh tác mới theo Quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP (xây dựng dựa trên Global GAP). Trong chăn nuôi thì thực hiện phương châm “Sản phẩm sạch là tiêu chí hàng đầu”. Vì thế, từ lúa gạo, rau trái đến thủy sản, thịt gia súc gia cầm của các HTX này đều bán chạy.
Mạnh dạn chuyển hướng làm ăn
Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đang tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc thay thế cho trồng lúa, ngô và sắn kém hiệu quả. Hợp HTX kiểu mới chính là một trong những mắt xích quan trọng, giúp người dân tìm được phương án sản xuất hợp lý và đầu ra ổn định.
Kho bảo quản gạo của HTX Khiết Tâm (TP.Cần Thơ)
Tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, trên diện tích đất khai hoang chủ yếu là đồi dốc, người dân chuyên trồng ngô, rồi mận hậu, xoài lùn...; giá trị kinh tế thấp, giá cả bấp bênh và đầu ra không ổn định.
Ông Nguyễn Văn Ngân, Giám đốc Hợp tác xã cam Văn Yên cho biết, ông đã 2 lần phải chặt bỏ các cây trồng không hiệu quả để chuyển đổi, nhưng vẫn thất bại. Sau khi đi nhiều nơi tìm hiểu và nhận thấy trồng cam trên đồi dốc cho năng suất cao, ông đã trồng thử 500 cây ca. Hiệu quả thực tế đã thôi thúc ông thành lập HTX cam Văn Yên để bà con cùng tham gia. HTX hiện có 9 ha trồng cam được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap, mang lại nguồn thu nhập trung bình cho mỗi thành viên khoảng 30 triệu đồng/năm.
Tại Bản Chiềng Ban 2, huyện Yên Châu, người dân cũng thành lập HTX hoa quả Quyết Tâm, cùng nhau chuyển đổi từ cây ngô sang trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày. Được HTX hỗ trợ phân bón, kỹ thuật chăm sóc và quan trọng nhất là đầu ra cho các sản phẩm luôn được đảm bảo; thu nhập mang lại hàng trăm triệu đồng trên 1ha.
Tìm doanh nghiệp để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Tổ Trưởng tổ hợp tác Khiết Tâm (TP.Cần Thơ) cho biết, từ vụ đông xuân 2011-2012, chương trình xây dựng xã nông thôn mới lấy cơ sở là tổ hợp tác sản xuất Khiết Tâm mở rộng lên 340 ha và hơn 160 hộ dân để hình thành cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, các nông gieo một loại giống, xuống giống đồng loạt, khi thu hoạch được các công ty bao tiêu. Cùng với đó, cán bộ bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp... thường xuyên xuống đồng hỗ trợ nông dân. Trung bình năng suất hàng năm thì vụ đông - xuân là hơn 7,5 tấn, vụ hè - thu và thu - đông thì khoảng 5,5 tấn/ha.
Rau quả sạch trồng theo tiêu chuẩn Viet Gap của các HTX chiếm lĩnh siêu thị
Được sự hỗ trợ tích cực từ phía ngành Nông nghiệp, các cấp chính quyền và Hội nông dân TP.Cần Thơ như: ưu tiên đưa vào chương trình hưởng lợi từ các dự án phát triển nông nghiệp; giới thiệu, tạo điều kiện để ký kết hợp tác với DN, giải quyết cho các hộ thành viên khó khăn được vay vốn sản xuất từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Liên tục làm ăn hiệu quả, đến nay, tổ hợp tác đã đủ điều kiện công nhận là HTXsản xuất, kinh doanh lúa giống chất lượng cao và mở rộng ký kết với đối tác phía Bắc.
Có thể thấy, HTX kiểu mới là nền tảng liên kết giữa HTX và DN để có thể cạnh tranh xuất khẩu, hội nhập. Mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới đã phát huy hiệu quả trong việc đổi thay cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết “4 nhà”, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
“HTX kiểu mới sẽ tạo ra động lực kép, mạnh mẽ để tạo đột phá phát triển của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. HTX kiểu mới vừa duy trì sự quan tâm, nỗ lực, sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân (trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá,...). Các nông hộ vẫn là người chủ đầy đủ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời họ được sự hỗ trợ rất hiệu quả của HTX nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp nhận tối đa các hỗ trợ của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ các liên kết với DN và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hội nhập quốc tế về thương mại”. |
Q.H - Thu Trà