Sinh viên và giảng viên tại Trường ĐH Việt Nhật. Ảnh: VJU.
Bên cạnh đó, trường còn có 70 suất học bổng toàn phần cho 3 tháng thực tập tại Nhật Bản và tham gia các dự án nghiên cứu mũi nhọn với các GS Nhật. Ngoài ra, các sinh viên khoa học mới còn có cơ hội nhận được 3 suất học bổng từ chính hiệu trưởng nhà trường danh cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ có chính sách học bổng tốt, theo ông Oanh, Trường ĐH Việt Nhật là trường có mức học phí vào loại thấp nhất so với các trường đại học quốc tế tại Việt Nam do được hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
"80% chi phí học tập của sinh viên tại trường được hỗ trợ. Mức học phí cho cả chương trình thạc sĩ 2 năm chỉ là 75 triệu đồng (3.300 USD), bằng 20% chi phí đào tạo thực, khoảng 15.000 USD" - ông Oanh cho hay.
Sinh viên là trung tâm
Ngoài tài chính, với tư cách là một dự án hỗ trợ kỹ thuật giữa Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, Trường ĐH Việt Nhật còn được đầu tư và hỗ trợ tốt từ Chính phủ Nhật Bản về nhân lực và chương trình đào tạo.
Theo ông Nguyễn Hoàng Oanh, các chương trình của nhà trường đều do những giáo sư hàng đầu Nhật Bản, Việt Nam và thế giới giảng dạy. Hơn 50% học phần chuyên môn do các giáo sư đến từ các đại học hàng đầu Nhật Bản đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình của các ĐH đối tác, là những đại học hàng đầu của Nhật Bản.
Theo GS. Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, với triết lý giáo dục khai phóng, bền vững và lấy sinh viên làm trung tâm, mục tiêu của Trường ĐH Việt Nhật là đào tạo những con người có nền tảng kiến thức rộng, có khả năng tư duy, sáng tạo phong phú và tầm nhìn hướng ra thế giới.
"Người học của ĐH Việt Nhật có thể làm việc không chỉ ở Việt nam, Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực" - ông Furuta khẳng định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Oanh bổ sung rằng, nhiều trường vẫn nhắc tới việc lấy học sinh làm trung tâm đào tạo nhưng lại không thực hiện tốt trên thực tế. Tuy nhiên, ở Trường ĐH Việt Nhật, điều này được ban giám hiệu cũng như toàn bộ cán bộ, giảng viên thực hiện triệt để.
"Sinh viên có thể học, làm việc ở trường tới tối muộn cũng không có ai làm phiền các bạn. Việc duy trì các lớp học ở quy mô nhỏ cũng là cách chúng tôi đầu tư cho sinh viên nhiều hơn".
"Nhiều trường ĐH chỉ mở lớp khi đủ sĩ số nhất định, nhưng Trường ĐH Việt Nhật sẵn sàng mở lớp dù chỉ có 1-2 sinh viên có nhu cầu" - ông Oanh nói.
Điều này được khẳng định bởi hầu hết các SV đang theo học tại trường. Nguyễn Vân Anh, sinh viên chương trình thạc sĩ Chính sách công, người từng theo học thạc sĩ tại Pháp cho biết, số lượng sinh viên ít nên sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên rất lớn. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cùng khóa gần như biết nhau hết nên việc học tập cũng như các hoạt động tập thể rất gắn kết, vui vẻ.
Thông tin từ Trường ĐH Việt Nhật cho biết, hiện đợt tuyển sinh thứ nhất của trường đã kết thúc, trường đang tuyển sinh đợt 2 cho 6 chương trình thạc sĩ. Hạn nộp hồ sơ của đợt 2 là ngày 14/7.
Lịch xét GS Nhà nước năm nay có thể không thay đổi
Ngành Dược có 11 ứng viên được Hội đồng GS Cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn GS, PGS nhưng chỉ có 10 ứng viên được Hội đồng GS ngành thông qua. Trong đó, có 2 ứng viên GS, 8 ứng viên PGS.
Trước đó, GS Nguyễn Ngọc Châu, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận 11 email tố cáo 16 ứng viên GS, PGS ngành Y và ngành Dược có vấn đề về các bài báo khoa học, không đủ tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Là người từng có 3 nhiệm kỳ là thành viên Hội đồng Khoa học sự sống, Hội đồng Sinh học – Nông nghiệp, có kinh nghiệm thẩm định các công bố trong lĩnh vực khoa học sự sống (Sinh học, Y-Dược học), GS Châu đã tự thẩm định lại tất cả các công bố của các ứng viên có thư tố cáo.
Theo thẩm định của ông với hồ sơ của 16 ứng viên, thì 12/16 ứng viên không đạt yêu cầu về công bố do không đủ bài theo yêu cầu. Hầu hết bài báo của các ứng viên này đều đăng trên các tạp chí Open Access (OA). Đây là các tạp chí mở, thường mất phí để đăng tải.
GS Châu đã gửi báo cáo lên Hội đồng GS Nhà nước. Sau đó GS Nguyễn Ngọc Châu tiếp tục nhận thêm email tố cáo 21 ứng viên GS, PGS ngành Y không đạt tiêu chuẩn (trong số này có 3 ứng viên được nêu ở dạng nghi ngờ) đã được Hội đồng GS ngành Y học thông qua và đề nghị Hội đồng GS Nhà nước công nhận đạt chuẩn.
GS Châu đã xem hồ sơ của 21 ứng viên. Tuy nhiên, vì không có thời gian thẩm định nên ông gửi toàn bộ danh sách cho Hội đồng GS Nhà nước.
Như vậy 37 ứng viên Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược bị tố cáo. Trong đó, có 36 ứng viên đã được Hội đồng GS ngành Y và Dược thông qua.
Dù Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược phải xem xét lại hồ sơ của các ứng viên, việc xét công nhận chức danh GS, PGS năm nay có thể không thay đổi mà vẫn diễn ra trước 20/11 như mọi năm.
Lê Huyền
Hội đồng GS ngành Y lên tiếng vụ 30 ứng viên GS, PGS bị tố cáo
Về việc 30/40 ứng viên GS, PGS ngành Y bị tố cáo, trong đó chủ yếu liên quan tới công bố khoa học, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cho hay sẽ có những bài viết để giải trình vấn đề này.
">
Yêu cầu rà soát lại các ứng viên GS, PGS ngành Y, Dược
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, hết năm 2017 sẽ có 35% trường đại học kiểm định chất lượng
Tại lễ trao chứng nhận kiểm định chất lượng cho Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngày 6/5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn của một trường đại học, trong đó, công tác kiểm định chất lượng được thực hiện theo quy trình và bộ tiêu chí hết sức nghiêm ngặt và công tâm. Khi các trường thực hiện cơ chế tự chủ thì việc công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng để cho người học biết và lựa chọn vào học là điều hết sức cần thiết.
Trước đó, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ có chế tài cụ thể đối với các trường không tham gia hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, xác định rõ quyền lợi đối với các trường đạt kiểm định.
Kết quả kiểm định sẽ được công bố công khai, trên cơ sở đó, Bộ sẽ xem xét, lựa chọn khoảng 15 - 20 trường trọng điểm để tăng cường đầu tư. Đồng thời, Bộ cũng sẽ rà soát, đánh giá năng lực của các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục hiện có, bao gồm tự đánh giá của từng trung tâm và đánh giá ngoài bởi các tổ chức đánh giá độc lập. Nếu trung tâm nào không đáp ứng yêu cầu theo quy định sẽ không được tiếp tục kiểm định.
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến hết năm 2017, 35% trường đại học phải kiểm định chất lượng.
Lê Huyền
">
Ba trường đại học được trao chứng nhận kiểm định chất lượng