- Dù đã đi học đại học nhưng cô gái trẻ vẫn không thể hoà nhập với bạn bè,ácsĩkểcakéodàichâncủacôgáiHàNộsuv 7 chỗ luôn tự ti vì chiều cao khiêm tốn 1,38m của mình.
Bệnh nhân có chiều cao khiêm tốn nhất
Dù đã gần 20 năm trôi qua song đến nay PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, BV TƯ quân đội 108 vẫn nhớ như in bệnh nhân nữ tên Hằng ở Hà Nội được chị gái là một nhân viên y tế dẫn tới BV 108 tư vấn kéo dài chân.
“Cô sinh viên đến gặp tôi bé như cái kẹo với chiều cao chỉ vẻn vẹn 1,38m, cân nặng hơn 30kg và đang là sinh viên năm 3 tại một trường ĐH tại Hà Nội”, PGS Đoàn nhớ lại.
Mặc cảm quá lớn về chiều cao khiến cô không thể hoà đồng với bạn bè cùng trang lứa, đi đâu cũng tự ti, khép nép.
Khung cố định bên ngoài để chỉnh độ căng giãn của xương |
BS Đoàn khi ấy đã tư vấn cặn kẽ cho cô gái trẻ rằng phương pháp này chỉ dành cho những ai thực sự dũng cảm và kiên trì vì sẽ phải đeo khung trong gần 1 năm với nhiều bức bí, khó chịu khi mọi sinh hoạt đều trên giường.
Không chút đắn đo, cô gái trẻ gật đầu đồng ý, xin nghỉ học 1 năm để bắt đầu hành trình kéo dài chân. Hơn 300 ngày trôi qua với nhiều đau đớn và nước mắt, kết quả khiến Hằng vỡ oà hạnh phúc khi cao thêm được 8cm.
Cô vui tươi đi học trở lại, sau này vào TP.HCM lập nghiệp, kết hôn và đang sinh sống tại đó.
BS Đoàn cho biết, đây cũng là bệnh nhân có chiều cao khiêm tốn nhất từng được anh phẫu thuật kéo dài chân.
2 nữ bệnh nhân khác có chiều cao 1,53m, 37 tuổi và đã có 2 con lớn nhưng vẫn quyết tâm rủ nhau đi kéo dài chân, nay đã hoàn thành với kết quả mỹ mãn, mỗi người cao thêm được 7cm. Đây cũng là 2 bệnh nhân cao tuổi nhất kéo dài chân thẩm mỹ đến thời điểm hiện tại tại BV 108.
Bệnh nhân đến tái khám định kỳ tại BV TƯ quân đội khi kéo dài chân |
Mới đây, Viện Chấn thương chỉnh hình, BV TƯ quân đội 108 tiếp nhận 2 bệnh nhân đặc biệt đến kéo dài chân. Trường hợp thứ nhất là nam sinh Việt kiều Mỹ, năm nay mới 18 tuổi, cao 1,60m, hiện đã kéo được 6cm, trong tuần sau sẽ được tháo khung.
Trường hợp còn lại là một cô gái gốc Việt đang sinh sống và làm việc tại Anh, đã quyết định nghỉ làm 1 năm để về Việt Nam thực hiện phẫu thuật, cải thiện chiều cao 1,49m của mình do không thể hoà nhập được với môi trường công việc.
BS Đoàn cũng không thể quên trường hợp một nam thanh niên 25 từ miền Nam bay ra Hà Nội để xin thực hiện phẫu thuật kéo dài chân. Thậm chí một kế hoạch dài hơi đã được chàng trai này sắp xếp sẵn bằng việc tích lũy kinh tế, thuê nhà, nhờ người chăm sóc trong thời gian gần 1 năm ở Hà Nội.
Khi đã làm xong đầy đủ xét nghiệm, chuẩn bị phẫu thuật, PGS Đoàn hỏi người đi cùng chàng trai mới hay đây chỉ là bạn, không phải người thân. Ngay sau đó, mẹ của bệnh nhân phát hiện và gọi điện cho bác sĩ xin dừng cuộc phẫu thuật.
Nghe bác sĩ thông báo, chàng trai gần như phát điên, cầu xin được phẫu thuật nhưng cuối cùng bác sĩ phải từ chối và khuyên bệnh nhân cần thêm thời gian để thuyết phục gia đình.
Hơn 100 ca kéo dài chân thẩm mỹ
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chiều cao khiêm tốn nhất thế giới. Theo số liệu WHO công bố năm 2017, đàn ông Việt có chiều cao trung bình 164cm, đứng ở vị trí 174/193 quốc gia, chiều cao phụ nữ ở mức 153cm, xếp vị trí 180/193.
Cũng vì mặc cảm với chiều cao khiêm tốn, không ít người quyết định kéo dài chân, xem đây là phương cách duy nhất để cải thiện chiều cao khi đã hết tuổi phát triển.
PGS Đoàn cho biết, phương pháp kéo dài chân được áp dụng trên thế giới từ khoảng thập niên 50 thế kỷ trước. Tại Việt Nam, phương pháp này được thực hiện từ những năm 1980 với mục đích chính để kéo 2 chân bằng nhau cho các trường hợp bị thương tật do chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các trường hợp chân thấp, chân cao, biến chứng bại liệt...
PGS.TS Lê Văn Đoàn |
Tuy nhiên từ năm 2001, đặc biệt từ 2010 đến nay, ngày càng có nhiều người kéo dài chân để cải thiện chiều cao. Tại BV trong vòng 18 năm qua đã hơn 100 ca kéo dài chân thẩm mỹ, chủ yếu sống ở miền Bắc. Nếu tính chung cả các ca kéo dài chân bệnh lý thì đến nay số lượng đã lên tới trên 500 ca.
PGS Đoàn cho biết, trước đây, để kéo dài 6-8cm, bệnh nhân cần nằm bất động gần 1 năm do phải dùng 8 đinh xuyên qua xương kèm theo khung cố định bên ngoài để căng dãn xương từ từ với tốc độ 1mm/ngày.
Như vậy muốn kéo dài 7cm sẽ mất 70 ngày, sau đó cần thêm hơn 7 tháng đeo khung đợi xương liền chắc mới được tháo gây nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt.
Tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, nhờ cải tiến kĩ thuật, trước khi cắt xương, bác sĩ sẽ đặt chiếc đinh dài trong ống tủy xương và chỉ xuyên 4 đinh nhỏ qua 2 đầu xương.
Khi kéo dãn đủ chiều dài trong thời gian 2-3 tháng, bác sĩ sẽ khóa chốt 2 đầu đinh lại với nhau để tháo khung. Sau 2-3 năm, bệnh nhân có thể phẫu thuật lấy đinh. Sau tháo khung, vết sẹo để lại cũng rất nhỏ, qua thời gian gần như không thấy, bệnh nhân sau thời gian tập luyện sẽ trở lại cuộc sống như bình thường.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Bài 2: Có thể cao thêm tới 20cm, kéo dài chân có thực sự đáng sợ?
Ho kéo dài, đau ngực nghĩ ngay đến ung thư phổi
Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng nên khi được chẩn đoán xác định thì đã là lúc di căn.