Vừa qua,ệtđiQatarxemchungkếtWorldCupkểđiềuítthấytrêntruyềnthôlịch thi đấu vòng loại world cup 2026 châu á anh Nguyễn Đức Hùng, CEO một công ty truyền thông ở Hà Nội đã có mặt ở Qatar theo dõi trực tiếp trận chung kết World Cup 2022.
Bên cạnh trải nghiệm không khí tưng bừng trước, trong và sau trận đấu mà chỉ những người có mặt trực tiếp xem có được, anh Hùng cũng có thời gian khám phá Doha, thủ đô của Qatar. Dưới đây là một số thông tin thú vị anh tìm hiểu được sau thời gian ở Qatar.
Qatar là một quốc gia nhỏ bé về cả diện tích lẫn dân số. Với diện tích 11.571 km2, Qatar lớn gấp gần 4 lần thủ đô Hà Nội nhưng có dân số chỉ khoảng 3 triệu người, trong đó có tới 2,7 triệu là dân nhập cư và không bao giờ được nhập tịch. Có khoảng 600 người Việt đang sinh sống và làm việc ở Qatar, đa phần làm công việc liên quan tới xây dựng và một số ít làm công việc văn phòng.
Trong thời gian diễn ra World Cup, bên cạnh hàng chục ngàn tình nguyện viên từ các nước trên thế giới còn có hàng chục ngàn cảnh sát và quân đội nước ngoài sang Qatar hỗ trợ nước chủ nhà tổ chức sự kiện đặc biệt này.
Trên các phương tiện truyền thông, hầu hết du khách đến Qatar xem World Cup được khuyên không nên mặc quần soóc ra đường. Tuy nhiên trong suốt thời gian ở đây, du khách vẫn bắt gặp nhiều người nước ngoài mặc quần soóc trên đường phố và loại trang phục này chỉ bị cấm tuyệt đối khi vào các địa điểm tôn giáo.
Trong thời gian diễn ra World Cup, các trung tâm thương mại, nhà hàng mở rất muộn. Trung tâm thương mại lớn nhất Doha là Doha City Centre mở phục vụ du khách tới 2h sáng. Các nhóm nghệ sỹ đường phố trên thế giới được mời đến biểu diễn miễn phí cho du khách tại các trung tâm thương mại và các khu vực fan zone.
Đồ uống có cồn chỉ được bán ở một số khách sạn và quán ăn được cấp phép. Bạn không được mang đồ uống có cồn thừa về trừ khi bạn ăn tại quán ở ngay trong khách sạn. Trong trường hợp muốn mang đồ uống có cồn còn thừa lên phòng, bạn cũng không được tự mang lên mà nhân viên nhà hàng sẽ mang lên giúp bạn.
Hãng bia Budweiser, nhà tài trợ chính của FIFA, vào phút cuối đã không được bán bia tại Qatar dù đã nhập khẩu một lượng bia lớn để phục vụ cho khách du lịch trong thời gian của giải đấu. Hãng đã đòi FIFA bồi thường 47 triệu vì lệnh cấm này và sự việc chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, bia Bud, Corona (cũng thuộc hãng AB InBev), rượu vang và rượu mạnh, tức đồ uống có cồn vẫn được phục vụ miễn phí và không giới hạn trong khu vực Hospitality (dành cho khách mua vé corporate, tức doanh nghiệp mua vé trực tiếp và từ trước từ FIFA).
Các nhà hàng, quán ăn luôn tấp nập du khách
Thịt lợn không được phục vụ tại tất cả các quán ăn. Tuy nhiên, có một siêu thị duy nhất trên toàn Qatar trực thuộc Chính phủ tên là Qatar Distribution Company bán thịt lợn cho người nước ngoài mang về nấu ăn ở nhà. Một số người Việt ở đây chia sẻ họ cũng ít ăn thịt lợn vì thịt không tươi và đắt do phải nhập khẩu và đa phần được tẩm ướp nên nấu ăn không ngon.
World Cup được tổ chức trong mùa đông, thời gian mát nhất trong năm ở Qatar và vùng Vịnh. Nhiệt độ ban ngày chỉ khoảng 25-27 độ C và giảm xuống còn 20 độ C khi mặt trời lặn lúc 5h30 và 17 độ C vào ban đêm. Trong khi vào mùa hè, nhiệt độ ở đây cao nhất lên tới 52 độ C.
Ở Qatar, mưa chỉ rơi khoảng 10 lần trong một năm. Nước sinh hoạt được lọc chủ yếu từ nước biển vì vậy nước còn có một chút muối. Một chai nước suối đắt hơn một lít xăng vì phải nhập khẩu.
Công tác tổ chức World Cup cũng như trận chung kết được giới báo chí thế giới đánh giá rất cao. Tôi cũng thấy vậy. Điểm trừ duy nhất đó là bố trí giao thông sau khi trận đấu kết thúc. Chúng tôi mất gần 2,5 tiếng để đi ô tô từ sân vận động Lusail về khách sạn ở trung tâm thành phố trong khi bình thường chỉ mất khoảng 45-50 phút do tắc đường và phải đi lòng vòng.
Nguyễn Đức Hùng