您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất thế giới đang cảm thấy 'cô đơn'
NEWS2025-01-17 23:03:44【Công nghệ】9人已围观
简介Hồi đầu tháng 7,àmáysảnxuấtsmartphonelớnnhấtthếgiớiđangcảmthấycôđơc1 châu âu thủ tưởng Ấn Độ Narendrc1 châu âuc1 châu âu、、
Hồi đầu tháng 7,àmáysảnxuấtsmartphonelớnnhấtthếgiớiđangcảmthấycôđơc1 châu âu thủ tưởng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại lễ khánh thành công ty TNHH Điện tử Samsung, nơi đặt nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất thế giới với công suất lên tới 120 triệu sản phẩm/năm.
Modi cho rằng, cơ sở sản xuất của Samsung sẽ là động lực cực kỳ quan trọng cho sáng kiến "Make in India" của quốc gia hơn 1 tỷ dân. Sáng kiến này bao gồm thúc đẩy các mặt hàng được chế tạo và sản xuất tại Ấn Độ, qua đó đem lại 25% giá trị cho nền kinh tế Ấn Độ và tạo ra hàng triệu việc làm vào năm 2020.
Nhưng chỉ riêng những khoản đầu từ từ các công ty nước ngoài không đủ để tạo động lực cho Ấn Độ trong việc thực hiện hóa sáng kiến trên. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho thấy, quy mô sản xuất của ngành công nghiệp nước này vẫn tăng rất chậm kể từ khi Modi nhậm chức hồi 2014.
Mặc dù Ấn Độ đã vượt Pháp trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới nhưng giá trị sản xuất của nước này đã giảm chỉ còn 15% tổng GDP, so với mức tăng cao nhất lên tới 18,6% hồi năm 1995. Dữ liệu cho thấy, các khoản đầu tư mới tại Ấn Độ đã giảm mạnh và số lượng dự án bị đình trệ cũng đang gia tăng.
Vivek Dehejia, phó giáo sư kinh tế tại Đại học Carleton, Ottawa cho biết:"Bước đi của Samsung là một động thái tốt nhưng nó giống như việc trăm năm mới xảy một lần vậy. 'Make in India' là một khát vọng lớn của chính phủ Modi. Tuy nhiên nếu như không có cơ sở hạ tầng hỗ trợ và môi trường kinh doanh thuận lợi, đó sẽ là một thách thức vô cùng lớn".
Sáng kiến Make in India là một nỗ lực đáng ghi nhận của Ấn Độ trong việc thu hút các công ty trên toàn cầu nhưng giới phân tích tin rằng, sáng kiến này không đủ mạnh để tạo ra một cuộc chuyển mình, phục hồi giá trị sản xuất hoặc thay đổi nền kinh tế định hướng dịch vụ của Ấn Độ.
Mô hình Make in India sẽ hoàn toàn khác Made in China
Khi mà Ấn Độ đang phải chật vật trên con đường thực hiện hóa tham vọng Make in India thì Trung Quốc đã và đang rất thành công với chiến lược "Made in China".
Cũng trong chiến lược Made in China tầm nhìn tới năm 2025, Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp robot và xe hơi dùng điện tái tạo. Ngược lại, tham vọng Make in India của Ấn Độ sẽ tập trung vào chiến lược xúc tiến đầu tư.
Một trong những bước đi quan trọng đầu tiên nhằm thực hiện hóa tham vọng Make in India của chính phủ Ấn Độ là việc nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, bao gồm cả quốc phòng vào năm 2014
Tuy nhiên chỉ với những nỗ lực đó là không đủ. Trung tâm giám sát kinh tế Ấn Độ nhận thấy, các khoản đầu tư cho các dự án mới đã giảm xuống chỉ còn 96,6 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018, tụt sâu so với con số 272 tỷ USD trong năm tài khóa 2015.
Sáng kiến Make in India và tham vọng trở thành "công xưởng" thế giới có khả thi?
Giá trị của các dự án bị đình trệ đã tăng từ mức 77 tỷ USD lên 111,1 tỷ USD trong cùng giai đoạn. Thậm chí theo dữ liệu từ Ngân hàng dữ trữ Ấn Độ cho thấy, chi tiêu vốn của các công ty đã giảm kể từ khi ông Modi lên nắm quyền.
Như vậy nếu tham vọng Make in India chủ yếu tập trung vào kêu gọi đầu tư cho các dự án mới thì với tình hình hiện nay, tham vọng đó đang gặp phải những trở ngại vô cùng lớn, mà nguyên nhân chủ yếu do vấn đề nội tại.
Mahesh Vyas, CEO Trung tâm kiểm soát kinh tế Ấn Độ (CMIE) cho biết, dự án Make in India của chính quyền Modi vẫn chưa phát huy hiệu quả, một phần vì các công ty Ấn Độ đã đầu tư quá mạnh tay trong nhiều năm kể từ 2012, trước cả khi ông Modi lên nắm quyền. Và hiện giờ, quy mô ngành công nghiệp đã trở nên dư thừa.
Các dự án mới (đường màu đen) đã ngừng hoạt động và những dự án khác bị đình trệ kể từ khi ông Modi lên nhậm chức vào năm 2014.
Vyas khẳng định: "Bây giờ chúng ta cần chờ đợi những khoản đầu tư ban đầu ‘kết trái ngọt' trước khi đầu tư tiếp để thực hiện hóa tham vọng Make in India. Thế giới đang chạy theo chủ nghĩa bảo hộ và các nước có xu hướng giữ lại nguồn công việc cho nước mình thay vì xuất khẩu chúng sang các nước khác".
Hậu quả từ tình trạng này dẫn tới việc Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn bao giờ hết. Hiện tại smartphone và TV đang là hai mặt hàng có nhu cầu lớn tại Ấn Độ, do đó không có gì lạ khi hàng điện tử đang đứng thứ hai về giá trị nhập khẩu chỉ sau dầu mỏ tại quốc gia này, qua đó càng làm cho cán cân thương mại của Ấn Độ bị thâm hụt sâu hơn.
Dù còn trì trệ nhưng không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt được. Dưới triều đại của Modi, đầu tư nước ngoài trực tiếp đã chảy vào Ấn Độ rất nhiều. Hầu hết các khoản đầu tư vào Ấn Độ, ví dụ như khoản cam kết trị giá 5 tỷ USD của Amazon đều nhằm mục đích mở rộng hoạt động, đồng thời góp phần cải tiến ngành công nghệ và dịch vụ của quốc gia.
Ấn Độ bắt đầu khởi động sáng kiến Make in India kể từ tháng 9/2014. Với mục tiêu trở thành hình tượng chú sư tử hùng dũng, Ấn Độ mong muốn thoát khỏi hình ảnh con voi bệ vệ nhưng chậm chạp bấy lâu nay. Ngay sau khi khởi động sáng kiến, Ấn Độ đã nhanh chóng trở thành quốc gia thu hút vốn FDI số một thế giới.
Tham vọng của chính quyền ông Modi là mở cửa mọi lĩnh vực của nền kinh tế, hút vốn đầu tư vào mọi lĩnh vực mà Ấn Độ có tiềm năng và cơ sở để thực hiện hóa, ví dụ như phần mềm, xe hơi, xây dựng, công nghiệp vũ trụ, năng lượng,…
Không chỉ ngành công nghiệp và các công ty trong nước được hưởng lợi, chính người dân nước này, đặc biệt là giới trẻ cũng được hưởng lợi ích thông qua cơ hội việc làm rộng mở và sức mua thị trường tăng mạnh.
Hình ảnh biểu trưng cho tham vọng Make in India là một chú sư tử oai vệ
Tất nhiên để thực hiện hóa cái gọi là Make in India, Ấn Độ phải tập trung cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và phá dỡ các rào cản kinh tế, một trong những trở ngại chính khiến việc "hấp thụ" những công nghệ mới của Ấn Độ trở nên khó khăn.
Đối với mỗi quốc gia, sáng kiến "Make in…" luôn là cách hiệu quả nhất để nâng tầm vị thế. Và Ấn Độ cũng vậy, quốc gia hơn 1,2 tỷ dân và tiềm năng thị trường lớn có niềm tin rằng, Make in India sẽ trở thành đòn bẩy biến Ấn Độ trở thành một cường quốc và là "trung tâm chế tạo" toàn cầu trong tương lai.
很赞哦!(81371)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Adalah vs Al Arabi, 21h50 ngày 16/1: Niềm tin cửa trên
- Nhận định, soi kèo Hansa Rostock vs Hertha Berlin, 19h30 ngày 05/11
- Nhận định, soi kèo Kelantan FA vs Sabah FA, 16h00 ngày 03/11
- Nhận định, soi kèo Palermo vs Cittadella, 22h15 ngày 12/11
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1: Nhọc nhằn vượt ải
- Nhận định, soi kèo Varnamo vs Goteborg, 0h00 ngày 24/10
- Nhận định, soi kèo Al Qasim Sport Club vs Erbil SC, 20h00 ngày 30/10
- Nhận định, soi kèo Urartu vs Shirak, 22h00 ngày 30/10
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
- Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al Qaisoma, 21h30 ngày 06/11
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Slovan Liberec vs Malmo, 21h30 ngày 16/1: Bất ngờ?
Nhận định, soi kèo Burgos vs Alcorcon, 20h00 ngày 12/11
Nhận định, soi kèo Arema Malang vs Dewa United FC, 15h00 ngày 02/11
Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Arema Malang, 15h00 ngày 08/11
Nhận định, soi kèo Elche vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 16/1: Atletico nhọc nhằn đi tiếp
Nhận định, soi kèo San Carlos vs Puntarenas, 8h30 ngày 4/11
Trong phiên tòa chiều 22/11, bà Trương Mỹ Lan xin tòa cho trình bày phần tranh luận bổ sung liên quan đến kháng cáo của hai Công ty Âu Lạc, Công ty T&H Hạ Long (thuộc Tập đoàn Tuần Châu).
Bà Lan cho biết đã làm việc với ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh (còn gọi là " Chúa đảo Tuần Châu ") từ năm 2016 và đã chuyển cho Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) và hai công ty hơn 6.095 tỷ đồng để thực hiện các thỏa thuận hợp tác từ năm 2016.
Số tiền này được cho biết không liên quan đến SCB mà là tiền của bà Lan. Lúc đó, bà Lan đã kêu gọi khoảng 60 nhà đầu tư nước ngoài vào để thực hiện hợp tác với Tuần Châu, thuê những đơn vị tư vấn, kiến trúc sư nước ngoài về để nghiên cứu, thiết kế các dự án ở phường Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với mong muốn biến khu vực này thành những công trình "như Dubai".
Theo bà Lan, để kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài, trong nhiều năm qua, bị cáo đã dùng tiền của Vạn Thịnh Phát, tiền mượn của bạn bè.
"Bị cáo khẳng định hơn 6.000 tỷ đồng đã chuyển cho Tập đoàn Tuần Châu là của bị cáo, không phải của SCB. Ngân hàng SCB muốn nói 6.000 tỷ đồng là của mình thì phải có chứng cứ. Còn các tài sản hai Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh đang thế chấp cho SCB là từ ông Đào Anh Tuấn nể ân tình của bị cáo mà cho SCB mượn để tái cơ cấu ngân hàng", bà Lan nói tại tòa.
Trong khi đó, Luật sư của Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh (thuộc Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh do ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch HĐQT) cho biết, thân chủ đồng ý nộp lại 6.095 tỷ đồng đã nhận từ bà Lan, song đề nghị tòa phúc thẩm hủy các hợp đồng khung mà hai bên đã ký kết, và yêu cầu phía bà Lan phải hoàn trả lại tài sản.
Vinhomes khép lại thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam
Trong ngày 21/11, thanh khoản toàn sàn HoSE đạt 482,14 triệu đơn vị tương ứng 12.178,9 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch tại cổ phiếu VHM của Vinhomes tăng đột biến, đạt 34,4 triệu cổ phiếu khớp lệnh (giá trị 1.493,45 tỷ đồng) và 8,83 triệu cổ phiếu thỏa thuận (giá trị 382,58 tỷ đồng).
Riêng số lượng cổ phiếu được Vinhomes mua lại tăng đột biến lên mức 35,7 triệu đơn vị với phần lớn mua qua kênh khớp lệnh, có 9 triệu cổ phiếu được mua thỏa thuận từ khối ngoại.
Như vậy, Vinhomes đã khép lại thương vụ mua lại cổ phiếu với quy mô lớn nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng cộng 247 triệu cổ phiếu VHM được mua vào giai đoạn 23/10-21/11, ước tính giá trị 11.000 tỷ đồng.
Trước đó, công ty đăng ký mua 370 triệu cổ phiếu, khối lượng chưa mua đủ khoảng 123 triệu cổ phiếu. Thương vụ diễn ra trong bối cảnh các chỉ số biến động tiêu cực, thanh khoản toàn thị trường xuống thấp.
Cổ phiếu sau khi được mua lại sẽ bị hủy và tổng khối lượng cổ phiếu VHM trên thị trường bị giảm và qua đó tăng giá trị cổ phiếu. Đồng thời, vốn điều lệ của Vinhomes cũng giảm.
Với mức hoàn thành nêu trên, vốn điều lệ Vinhomes giảm 2.470 tỷ đồng, từ 43.543 tỷ đồng về còn 41.073 tỷ đồng.
Thêm một công ty đa cấp ở TPHCM chấm dứt hoạt động
Ngày 21/11, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group.
Hồi tháng 4, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ thông báo dừng bán hàng đa cấp của doanh nghiệp. Việc chấm dứt hoạt động do giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp đã bị thu hồi theo quyết định của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vào ngày 26/3/2019.
Tại thông báo mới nhất, cơ quan quản lý cho biết doanh nghiệp đã đề nghị giải tỏa số tiền ký quỹ với lý do đã chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và nộp hồ sơ thông báo tới Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
Theo thống kê, hiện cả nước có 19 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Năm 2023, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp là hơn 768.000 người, tổng doanh thu bán hàng đa cấp đạt hơn 16.800 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2022.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch Ree Corp
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (Ree Corp - mã chứng khoán: REE) công bố nghị quyết thông qua việc thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Mai Thanh từ ngày 22/11. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua quyết định bổ nhiệm ông Alain Xavier Cany ngồi ghế Chủ tịch HĐQT thay cho bà Thanh.
Bà Mai Thanh đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Ree Corp từ ngày 22/11 còn ông Lê Nguyễn Minh Quang rời ghế CEO sau chưa đầy 5 tháng nhậm chức tính từ đầu tháng 7.
Bà Mai Thanh tốt nghiệp Kỹ sư ngành Điện lạnh (Đại học Kỹ thuật Karl-Marx-Stadt, Đức) và đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT của Ree Corp từ năm 1993 tới nay. Bà cũng từng kiêm nhiệm Tổng giám đốc của công ty trong thời gian dài, từ năm 1993 đến tháng 7/2020.
Về phía ông Alain Xavier Cany, ông giữ chức Phó chủ tịch không điều hành từ năm 2021 tới nay. Ông Alain Xavier Cany là đại diện cho cổ đông Platinum Victory Pte. Ltd, tổ chức đang sở hữu 35,7% cổ phần tại Ree Corp. Quỹ này vừa đăng ký mua thêm 30 triệu cổ phiếu REE từ 22/11 đến 20/12 nhằm nâng sở hữu lên 42,07%.
Tính tới cuối tháng 6, bà Nguyễn Thị Mai Thanh sở hữu hơn 60,4 triệu cổ phiếu REE, chiếm tỷ lệ sở hữu 12,8%. Chồng bà Thanh nắm 5,5%; con trai bà Thanh là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình - Thành viên HĐQT - không điều hành kiêm Phó Tổng giám đốc - sở hữu 2%; con gái bà Thanh sở hữu 1,3% cổ phần tại REE Corp.
">Quan hệ của Trương Mỹ Lan và "chúa đảo"; Vinhomes xong thương vụ lịch sử
Nhận định, soi kèo U21 Bắc Macedonia vs U21 Georgia, 19h00 ngày 16/11