NEWS

Elisabeth Amalie Eugenie thường được gọi là Hoàng hậu Sisi sau khi kết hôn với Hoàng đế Franz Josephđá banhđá banh、、

Số phận bi thảm của hoàng hậu luôn xinh đẹp, kiêu sa trong tranh

Elisabeth Amalie Eugenie thường được gọi là Hoàng hậu Sisi sau khi kết hôn với Hoàng đế Franz Joseph của Áo vào năm 1854. Những bức tranh và nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy bà có nhan sắc tuyệt trần với mái tóc xoăn dài màu hạt dẻ,ốphậnbithảmcủahoànghậuluônxinhđẹpkiêđá banh gương mặt thanh tú, luôn vận những bộ xiêm y lộng lẫy. 

Hoàng hậu Sisi dường như sở hữu quá nhiều lợi thế so với người khác nhưng thực tế, bà phải trải qua không ít bi kịch trong 61 năm cuộc đời. Phía sau những bức chân dung tuyệt đẹp của Hoàng hậu Sisi là một tâm hồn bị giày vò do mắc kẹt trong chiếc lồng mạ vàng. 

hoang hau 2.jpg
Chân dung Hoàng hậu Sisi do họa sĩ Franz Xaver Winterhalter vẽ năm 1864.

Sinh ra trong nhung lụa

Sisi sinh năm 1837 tại Munich, Đức. Từ khi còn rất nhỏ, bà đã thích cưỡi ngựa, khám phá những khu rừng ở Bavaria và leo núi cùng bảy anh chị em của mình. Cha của bà là Công tước Maximilian Joseph, người mà Sisi thừa hưởng những tư tưởng dân chủ tiến bộ khá hiếm gặp trong hoàng gia vào thời điểm đó. Mẹ của bà, Công tước Ludovika, là người yêu thích sự riêng tư và sợ hãi các nghĩa vụ cộng đồng. Thật không may, Sisi lại thừa hưởng tính cách này của mẹ - điều không tốt khi bà trở thành hoàng hậu.

Năm 1853, chị gái của Sisi được gia đình dự định gả cho Franz Joseph (sau này là Hoàng đế nước Áo). Nhưng Franz lại mê mệt Sisi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mặc dù thích vị hoàng đế tương lai nhưng Sisi vẫn lo lắng đến mức không thể ăn trong thời gian đôi bên tán tỉnh. Hai ngày sau, Franz ngỏ lời cầu hôn Sisi. Năm 1854, hai người kết hôn.

Theo Daily Art, sống trong giàu sang và tình yêu của chồng nhưng Sisi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Bà không chịu được áp lực của hoàng gia. Với tư tưởng tự do và cầu tiến, bà cố gắng trốn khỏi cung điện và đi du lịch khắp thế giới. 

Hoàng đế Franz Joseph yêu vợ say đắm, luôn muốn được nhìn ngắm bà mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, ông đã đặt các họa sĩ tài ba vẽ chân dung của Sisi và đặt các tác phẩm trong văn phòng - nơi ông dành phần lớn thời gian của mình. Hai người có bốn người con nhưng một người mất sớm. 

hoang hau 4.jpg
Hoàng hậu Sisi rất quan tâm tới nhan sắc, vóc dáng của mình. Tranh của họa sĩ Franz Xaver Winterhalter.

Ám ảnh với nhan sắc 

Dù đã rất đẹp nhưng Hoàng hậu Sisi vẫn muốn mình phải hoàn hảo hơn nữa. Bà dành ba tiếng mỗi ngày để chăm sóc mái tóc dài. Thêm một giờ nữa để làm săn chắc vòng eo nhỏ nhắn. Bà rất chú ý đến vóc dáng của mình, tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và tập luyện không ngừng. 

Để giữ được thân hình thon thả (nặng 47 kg và cao 1,72m), bà chỉ uống nước dùng loãng trong một thời gian, sau đó, uống sữa tươi, ăn cam và trứng. Ngoại lệ trong thực đơn của bà là món kem tím của Demel Confectioner và bánh chocolate của Khách sạn Sacher. 

Hoàng hậu Sisi vận động nhiều giờ mỗi ngày. Thói quen tập luyện của bà bao gồm cưỡi ngựa, đấu kiếm, đi bộ nhanh và các bài tập phỏng theo nghệ sĩ xiếc. Trong cung điện, bà có phòng tập thể dục cá nhân với thiết bị nâng tạ, vòng tập. Sisi là một trong những người giỏi nhất ở các môn thể thao mà bà tham gia.

thu vui.jpg
Họa sĩ Vinzenz Katzler vẽ Hoàng hậu Sisi đi săn cáo.

Tâm hồn mong manh, dễ suy sụp 

Những bức tranh mô tả Sisi là một người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, diện những bộ váy đẹp nhất. Ngoài đời, bà cũng là người có lý tưởng, quan tâm tới người dân. Hoàng hậu thường đến bệnh viện hoặc khu từ thiện mà không báo trước và chỉ có một người hầu đi cùng. Ở đó, bà dành thời gian nói chuyện với bệnh nhân về nhu cầu của họ hoặc nắm tay an ủi những người sắp mất. 

Tâm thần học là một chủ đề khiến Sisi say mê. Bà ấp ủ ý tưởng mở bệnh viện tâm thần. Để giải thích cho niềm đam mê của mình, bà đã trích dẫn Shakespeare rằng những kẻ điên thường là người nhạy cảm nhất. 

Tuy nhiên, Hoàng hậu Sisi cũng là người u sầu, không thích cuộc sống xã giao đông người. Mẹ chồng của bà, Nữ công tước Sophie, cho rằng bà cư xử như con nít. Chồng của bà là Hoàng đế Franz Joseph khoan dung hơn nên cố gắng để vợ tự do nhất có thể. 

Năm 1862, Sisi bị suy nhược thần kinh do áp lực của hoàng gia. Sau đó, bà rời khỏi Cung điện Hofburg và du lịch đến Hy Lạp, Ireland, Thụy Sĩ, Anh và Hungary. Nhưng đến những năm 1880, bệnh tâm thần của bà trở nên nghiêm trọng. Một ngày nọ, Công chúa Marie Valerie thấy mẹ cười điên loạn trong bồn tắm. Hoàng hậu Sisi cũng thường xuyên nói về việc tự sát với chồng mình khiến ông sợ hãi. 

hoang hau 5.jpg
Hoàng hậu Sisi trong tranh của họa sĩ Georg Raab.

Bi kịch cuối đời 

Năm 1889, người con trai yêu quý của Sisi là Hoàng tử Rudolf được phát hiện nằm chết bên cạnh bạn gái 17 tuổi - Mary Vetsera. Cả hai đều không để lại thư tuyệt mệnh. 

Ban đầu, người ta tin rằng Vetsera đã đầu độc Rudolf rồi kết thúc cuộc đời. Thế nhưng, một thời gian sau, lại có tin đồn Rudolf bắn chết người yêu của mình rồi tự sát. Điều này khiến Sisi càng đau buồn và tuyệt vọng hơn.

Cân nặng của Sisi bắt đầu giảm mạnh. Luôn mặc đồ đen, che mặt, bà đi phiêu dạt khắp châu Âu và Bắc Phi. Bà chờ đợi cái chết của mình và từ chối sự bảo vệ. Ở tuổi 51, vị hoàng hậu có một hình xăm mỏ neo trên cánh tay, biểu thị sự ổn định và gốc rễ mà bà cảm thấy mình chưa từng có.

Ngày 10/9/1898, Sisi đến thăm Geneva dưới một cái tên giả. Vào thời điểm đó, Luigi Lucheni, một kẻ vô chính phủ người Italy, cũng có mặt trong thị trấn để ám sát một vị hoàng tử. Tin tức về chuyến thăm của Sisi rò rỉ, tên sát thủ âm mưu giết chết vị hoàng hậu. Hắn đã dùng dao đâm Sisi khi bà đang chuẩn bị lên tàu. Bà đã qua đời khi 61 tuổi. 

Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi

Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi

Khi Françoise Gilot chia tay Pablo Picasso sau thời gian yêu đương đầy sóng gió, bà bị danh họa người Tây Ban Nha tìm mọi cách hủy hoại sự nghiệp.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap