您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Tin bóng đá 20
NEWS2025-01-17 22:56:49【Kinh doanh】6人已围观
简介MU đối mặt phải giảm giá Pogba còn 50 triệu bảngManchester United có thể buộc phải cắt lỗ để bán Paulịch tường thuật bóng đá ngoại hạng anhlịch tường thuật bóng đá ngoại hạng anh、、
MU đối mặt phải giảm giá Pogba còn 50 triệu bảng
Manchester United có thể buộc phải cắt lỗ để bán Paul Pogba vào mùa hè này.
Tiền vệ người Pháp được loan báo kiên quyết rời Old Trafford vào cuối mùa. Phía MU cũng liên tục được các cựu danh thủ khuyên nên tiễn Paul Pogba,óngđálịch tường thuật bóng đá ngoại hạng anh để tránh ‘nhiễu’ thêm trong phòng thay đồ.
MU có thể phải hối hận vì không bán Pogba hè qua, khi còn được giá cao |
Theo cả huyền thoại Roy Keane lẫn Garry Neville thì một CLB danh tiếng như MU không thể để những người như Mino Raiola – cò bự và là đại diện của Paul Pogba, muốn nói gì thì nói về CLB, và điều cốt yếu không nên giữ một cầu thủ khi tâm ý gắn bó không còn.
Tuy nhiên, Daily Mail cảnh báo, MU có thể bị lỗ nặng để bán Paul Pogba, bởi đội bóng sốt sắng muốn có tiền vệ này nhất là Real Madrid chỉ chấp nhận trả 50 triệu bảng, thay vì cái giá như 150 triệu bảng hè vừa qua Quỷ đỏ đưa ra.
Lý do được cho, tới mùa hè thì Paul Pogba đi vào năm cuối của hợp đồng, và dù có điều khoản MU tự động kích hoạt thêm 12 tháng thì kiểu gì Quỷ đỏ cũng bị ‘ép giá’. Lúc ấy, MU thấy tự đá vào chân mình, bởi họ biết điều tốt nhất là để Paul Pogba ra đi nên đáng ra phải bán từ hè qua.
Ở giải năm nay, Paul Pogba chủ yếu ngồi ngoài do dính chấn thương.
Lampard lung lay ghế nếu Chelsea không lấy được vé C1
Việc Chelsea để thua MU 0-2 ngay tại Stamford Bridge khiến vị trí thứ 4 của The Blues không còn có được khoảng cách an toàn với các đội đeo bám.
Lampard chịu sức ép sau khi Chelsea để thua MU 0-2 |
Cụ thể, Chelsea giờ chỉ hơn Tottenham xếp sau đúng 1 điểm, và chỉ là 3 điểm so với MU ở hạng 7.
Tờ Telegraph cho hay, tương lai của Frank Lampard có thể được đưa ra xem xét trong trường hợp cựu danh thủ không đảm bảo vé dự Champions League mùa sau cho Chelsea.
Nguồn tin cũng cho hay, việc Lampard quyết định để thủ thành Kepa Arrizabalaga ngồi ngoài ở đại chiến Chelsea với MU, gây ngỡ ngàng cho trong CLB.
Thủ môn đắt giá nhất thế giới đã bị Lampard loại ở trận gặp Leicester City trước kỳ nghỉ Đông và một lần nữa ngồi ghế dự bị khi đội nhà tiếp Quỷ đỏ vào đêm thứ Hai vừa qua.
Cuối tuần này, Chelsea có một trận đấu quan trọng khác, chiến đối thủ cạnh tranh trực tiếp Tottenham.
L.H
很赞哦!(587)
相关文章
- Soi kèo góc Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
- Áp dụng bệnh án điện tử sẽ hết cảnh bệnh nhân chuyển viện phải dài cổ chờ xét nghiệm lại
- Apple mang iPhone đời cũ gắn mác Made in China về bán tại Ấn Độ
- Nhà thờ thực tế ảo có gì lạ?
- Nhận định, soi kèo Western United vs Newcastle Jets, 13h00 ngày 17/1: Tin vào chủ nhà
- Twitch đón chào streamer đầu tiên đạt ba triệu người theo dõi kênh
- Hướng dẫn thêm nút Download cho video trên YouTube, Facebook...
- LMHT: Đại thắng KT, Kingzone sớm có mặt tại trận Chung kết LCK Mùa Xuân 2018
- Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
- Tại sao 'Xóa Facebook' là từ khóa đang được chia sẻ rầm rộ?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng
Có vẻ như vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết nhờ vào các công cụ dịch máy. Hồi tháng 1 vừa qua, Google đã phối hợp với Quỹ Wikimedia (tổ chức điều hành các dự án tri thức mở, trong đó có Wikipedia) để bước đầu tìm cách khắc phục vấn đề trên, thông qua việc tích hợp dịch vụ dịch thuật Google Translate của Google vào công cụ biên dịch nội dung của chính Wikimedia. Trước đây, công cụ biên dịch nội dung của Wikipedia là một phần mềm mã nguồn mở ít được sử dụng, do đó tồn tại nhiều vấn đề. Vì vậy, việc sử dụng công cụ dịch thuật Google Translate vô cùng phổ biến của Google được coi như đã mở ra những tiềm năng rất lớn với sự phát triển về nội dung của bách khoa toàn thư này. Dù vậy, các biên tập viên đang hoạt động trên các phiên bản ngôn ngữ không phải tiếng Anh lại cho rằng công cụ biên dịch nội dung mới giống như một "lời nguyền" nhiều hơn là phép màu, từ đó dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu có nên ứng dụng dịch máy vào bách khoa toàn thư Wikipedia hay không.
Được tích hợp dưới dạng một tính năng thử nghiệm, công cụ biên dịch nội dung của Wikipedia cho phép các biên tập viên xem trước một bản dịch (máy) mẫu của bài viết tương đương từ phiên bản ngôn ngữ khác. Nếu được sử dụng một cách hợp lý, công cụ này có thể giúp tiết kiệm thời gian cho các biên tập viên đang hoạt động tại các phiên bản ngôn ngữ có nguồn nhân lực hạn chế — nhưng nếu bị lạm dụng sai cách, hậu quả có thể sẽ rất nghiêm trọng. Một quản trị viên toàn hệ thống của Wikipedia đã chỉ ra một lỗi dịch thuật rất "nguy hiểm" khi sử dụng công cụ dịch máy tự động từ phiên bản tiếng Anh sang tiếng Bồ Đào Nha. Trang "Village Pump" (nghĩa đen: khu bơm nước chung của làng, nghĩa bóng: một khu vực công cộng cho phép các biên tập viên có thể trao đổi những vấn đề chung, giúp đỡ người mới…) thì khi chuyển sang tiếng Bồ Đào Nha, máy lại dịch thành "đánh bom ngôi làng" (!)
"Nhiều người cho rằng Google Translate là một công cụ hoàn hảo," vị quản trị viên trên cho hay. Phóng viên chuyên trang The Vergeliên hệ với người này thông qua tên tài khoản của anh/chị ta trên Wikipedia là Vermont. "Nhưng chắc chắn là nó không thể là phương tiện thay thế hoàn toàn để hiểu được một ngôn ngữ."
Những bản dịch máy lủng củng và thậm chí là sai lệch hẳn về ý nghĩa đã trở thành một vấn đề nhức nhối của Wikipedia trong một thời gan dài, đến mức mà một số phiên bản ngôn ngữ đã thiết lập những quy tắc đặc biệt cho phép các quản trị viên loại bỏ những bài viết như vậy mà không cần thông qua thảo luận của cộng đồng. Phiên bản Wikipedia tiếng Anh đã biểu quyết để xây dựng một tiêu chuẩn "xoá nhanh bài viết" tạm thời nhằm cho phép các quản trị viên xoá "bất kỳ trang nào được tạo bởi công cụ biên dịch nội dung trước ngày 27 tháng 7 năm 2016," miễn là trong lịch sử trang đó không có phiên bản nào do người thực dịch. Tên của tiêu chuẩn xoá nhanh bài "đặc biệt" này là "X2. Trang được tạo ra bởi công cụ biên dịch nội dung."
Đây có thể là điều bất ngờ nếu bạn theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông gần đây rằng trí tuệ nhân tạo đang đạt được những kết quả dịch thuật "ngang ngửa" với người thực. Tuy nhiên kết quả trên thu được trong điều kiện những bài test nhỏ lẻ, được thiết kế riêng để phù hợp với khả năng trung bình của công nghệ dịch máy. Còn khi phần mềm được triển khai ứng dụng ngoài thực tế, các hạn chế của trí tuệ nhân tạo được thể hiện rõ hơn rất nhiều. Theo ông Douglas Hofstadter, Giáo sư về Khoa học nhận thức tại Trường Đại học Indiana Bloomington, trí tuệ nhân tạo (AI) thường cho ra những bản dịch khá "nông" về nghĩa. Mặc dù nó có thể dịch ra những văn bản bề ngoài khá lưu loát, song lại thường để sót mất những tầng ý nghĩa sâu xa của các từ ngữ và câu. Các hệ thống AI học cách dịch văn bản thông qua việc nghiên cứu và chọn ra các mô hình lặp đi lặp lại từ những khối dữ liệu lớn được sử dụng để đào tạo chúng. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng sẽ hoàn toàn "bất lực" với các sắc thái ngôn ngữ không được sử dụng thường xuyên, nếu thiếu đi những tư duy thường thức của con người.
Vấn đề của các biên tập viên trên Wikipedia là khoảng cách về trình độ và kĩ năng giữa họ. Các bản dịch máy cần có con người kiểm tra cẩn thận; bản thân những tình nguyện viên tham gia dịch bài phải có hiểu biết tốt cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Đây là một khó khăn thực sự đối với các phiên bản Wikipedia nhỏ, vốn đã luôn ở trong tình trạng thiếu tình nguyện viên.
Guilherme Morandini, quản trị viên phiên bản Wikipedia tiếng Bồ Đào Nha, thường thấy các tình nguyện viên trực tiếp xuất bản các bài viết được dịch máy từ các phiên bản ngôn ngữ khác sang mà không có sự kiểm tra, đối chiếu nào. Theo kinh nghiệm của anh, kết quả của những bài viết dịch máy như thế thường là những câu văn lủng củng hoặc thậm chí là hoàn toàn vô nghĩa, là một "thảm hoạ" đối với một trang web vốn được coi như một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất của thế giới Internet. Trả lời phóng viên chuyên trang The Verge, Morandini lấy ví dụ là bài viết về nhân vật Jusuf Nurkić, được "dịch máy" từ bài viết tiếng Anh sang tiếng Bồ Đào Nha. Dòng đầu tiên "... é um Bósnio profissional que atualmente joga ..." dịch ra có nghĩa là "... một chuyên gia người Bosnian hiện đang chơi cho ...," khác khá nhiều so với phiên bản tiếng Anh "… is a Bosnian professional basketball player" (là một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp người Bosnia).
Cộng đồng Wikipedia tiếng Indonesia thậm chí còn có những động thái quyết liệt hơn khi yêu cầu Quỹ Wikimedia loại bỏ công cụ trên khỏi phiên bản Wikipedia của họ. Quỹ Wikimedia tỏ thái độ miễn cưỡng với yêu cầu này (dựa trên các cuộc trao đổi qua lại giữa Quỹ và cộng đồng Wikipedia tiếng Indonesia) – trên thực tế, trong quá khứ Wikimedia đã từng sử dụng "quyền lực" của mình để ngăn cản các yêu cầu dựa trên ý kiến đồng thuận chung của cộng đồng. Một số người còn bày tỏ lo ngại sự việc tương tự như với công cụ Media Viewer hồi năm 2014 có thể sẽ lặp lại, vốn đã gây mâu thuẫn và mất niềm tin sâu sắc giữa Quỹ Wikimedia và các cộng đồng người dùng mà Quỹ này đang vận hành.
João Alexandre Peschanski, Giáo sư chuyên ngành Báo chí tại Trường Đại học Faculdade Cásper Líbero, Brazil, người hiện đang giảng dạy một khoá học trên nền tảng Wikiversity (cũng do Quỹ Wikimedia vận hành), là một trong những người cũng tham gia chỉ trích hệ thống dịch máy hiện tại của Quỹ. Peschanski cho biết "cần thảo luận một chiến lược áp dụng với toàn bộ cộng đồng người dùng để cải thiện chất lượng máy học, bởi hiệu quả công việc của chúng ta đang bị giảm sút rất nhiều chủ yếu bởi mất quá nhiều thời gian vào công đoạn dịch thuật phức tạp." Việc dịch thuật là mấu chốt, là chìa khoá, và theo kinh nghiệm của Peschanski, các hệ thống dịch thuật tự động hoạt động "khá tốt". Theo ông, vấn đề chính ở đây là việc tìm những trang "bản mẫu" (template) tương đương giữa các phiên bản ngôn ngữ khác nhau. Các bản mẫu là nơi lưu trữ những nội dung lặp đi lặp lại ở nhiều bài viết và thậm chí là giữa các phiên bản ngôn ngữ với nhau. Nhờ chúng mà việc phân tích và xử lý ngôn ngữ có thể diễn ra một cách tự động và giảm bớt lượng nội dung cần dịch.
Peschanski nhìn nhận dịch thuật là một hoạt động "tái sử dụng" và "thích nghi", trong đó việc "tái sử dụng" dữ liệu giữa các phiên bản ngôn ngữ còn phải phụ thuộc vào việc liệu các ngôn ngữ khác có chứa những bài viết với chủ đề tương đương hay không. Trong khi đó, "thích nghi" là quá trình "chuyển tải những bối cảnh văn hoá và ngôn ngữ đặc trưng, cụ thể của một ngôn ngữ hoàn toàn khác" vào bản dịch. Giải pháp vĩ mô hơn cần triển khai lúc này là phải áp dụng một hệ thống quy định cấm hoàn toàn các bản dịch máy mà không qua biên tập viên kiểm tra lại.
Đa số người dùng trả lời phỏng vấn của chuyên trang The Vergeđều cho biết họ mong muốn kết hợp giữa dịch thuật thủ công và dịch máy, tuy nhiên dịch máy chỉ được áp dụng để tra cứu một số thuật ngữ cụ thể. Tất cả mọi người đều đồng tình với ý kiến của Vermont cho rằng "dịch máy sẽ không bao giờ có thể trở thành một phương thức viết bài trên Wikipedia, đơn giản là bởi máy móc hiện nay vẫn chưa thể hiểu hoàn toàn được những cụm từ phức tạp mà con người sử dụng, nhất là trong những trường hợp các ngôn ngữ khác nhau không có những cụm từ với ý nghĩa tương đương," song cũng không hoàn toàn phủ nhận vai trò của dịch máy.
Đối mặt với những rào cản như vậy, các dự án ngôn ngữ quy mô nhỏ sẽ luôn ở trong tình trạng thua kém về chất lượng so với Wikipedia tiếng Anh. Trên thực tế, chất lượng là một khái niệm tương đối; việc loại bỏ hoàn toàn những bài viết chưa hoàn thiện hoặc chất lượng viết kém là bất khả thi. Tuy vậy, điều gì cũng có cái giá của nó. "Ở Brazil," Morandini chia sẻ, "Wikipedia vẫn được coi là một nguồn không đáng tin cậy," và những bài viết dịch thuật cẩu thả từ phiên bản tiếng Anh sang chắc chắn sẽ không thể giúp cải thiện tiếng xấu đó. Cả Vermont và Morandini đều đồng tình rằng, đối với trường hợp những bài viết hoàn toàn là dịch máy, thì thà xoá những bài đó đi còn hơn. Bởi đa số các bài viết đó đều có "chất lượng quá tệ để mà giữ lại."
Quang Huy
">Sử dụng công cụ dịch Google Translate trên Wikipedia: thảm họa chất lượng nội dung
Virus phát tán qua email “đòi nợ” tấn công máy tính người dùng như thế nào?
Cuộc lội ngược dòng khó tin của Liverpool bắt đầu với bàn thắng ở phút thứ 7 của Divock Origi. Đến lúc này, tài khoản chính thức của câu lạc bộ Barcelona vẫn còn lạc quan cho rằng đội bóng của mình chỉ cần ghi một bàn, điều không mấy khó khăn, và Liverpool sẽ phải ghi thêm tới 4 bàn. Thực tế là Barca nhận thêm 3 bàn thua, chẳng ghi được bàn nào và ngậm ngùi nhìn Liverpool tiến vào chung kết Champions League. Một anh chàng hứa tặng 1.000 bảng Anh cho một người bất kỳ thích dòng tweet nếu Liverpool thắng 4-0. Tỷ số trận đấu đúng là như vậy, và anh đã tìm ra một người may mắn để trao thưởng. Sau khi Messi bị cầu thủ trẻ Robertson dằn mặt, một tài khoản dọa “bạn không muốn làm anh ta giận đâu”. Tuy nhiên cuối cùng thì Messi vẫn phải cúi đầu cùng Barca về nhà khi thất bại. Tài khoản Just Toon It đùa rằng kịch bản trận đấu này khá giống những gì diễn ra ở Avengers: Endgame. Tài khoản Goal Tanzania chế hình ảnh chú chim Liver bird trên biểu tượng câu lạc bộ Liverpool đánh cắp quả bóng trên biểu tượng của Barcelona. Một anh chàng chế nhạo phong độ của Messi ở trận lượt đi và lượt về như hai hình ảnh trái ngược của Thor trong phim Avengers. Trong khi đó một fan Real Madrid lại chế nhạo Messi trên sân Anfield chỉ mang phong độ như khi chơi cho tuyển quốc gia. Trước trận, Suarez hứa sẽ không ăn mừng trước đội bóng cũ. Cuối cùng anh không có cơ hội ăn mừng trước trận thua muối mặt của Barca.
">Có một sự trùng hợp không hề nhẹ khi 2 bàn thắng để cân bằng tỷ số của Liverpool trong trận này diễn ra cùng thời điểm với 2 bàn thắng làm nên đêm Istanbul lịch sử 14 năm trước. Internet dậy sóng sau đại chiến Liverpool và Barcelona
Nhận định, soi kèo Al Adalah vs Al Arabi, 21h50 ngày 16/1: Niềm tin cửa trên
Hình ảnh VR được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó. Đã có nhiều thế giới được dựng trong môi trường VR, và giờ mời bạn gặp gỡ “nhà thờ VR” (VR Church).
Với VR Church, người tham gia có thể dự một chương trình lễ hàng tuần với mọi người từ khắp nơi trên thế giới tại nhà thờ đầu tiên tồn tại hoàn toàn trong thực tế ảo. Thay vì ở trong một nhà thờ thực tế, nhà thờ VR là một thế giới mở, nơi một tuần lễ có thể ở trên một bãi biển và tiếp theo là trong một thành phố nào đó.
Nhà thờ VR được thành lập bởi DJ Soto vào năm 2017. Họ sớm nhận ra một tầm nhìn mới để xây dựng các nhà thờ trong thực tế ảo. Nhà thờ bao gồm một cơ quan quản lý, điều hành và sự tham gia của các mục sư.
VR Church được truy cập thông qua nền tảng xã hội thực tế ảo AltspaceVR. Người dùng có thể tạo hình đại diện được cá nhân hóa của riêng họ để khám phá thế giới ảo. Cùng với các chương trình lễ hàng tuần, nếu một người gặp vấn đề trong cuộc sống, họ cũng có thể nhận được sự tư vấn trong VR Church.
Cho đến nay, khoảng 150 người hàng tuần đang tham dự VR Church. Các kế hoạch trong tương lai của nhóm phát triển bao gồm mở rộng chương trình đến với thiết bị Playstation VR, một nhà thờ thực tế ảo dành cho người nói tiếng Ả Rập,...
">Nhà thờ thực tế ảo có gì lạ?
- Trong suốt quãng nghỉ giữa Stage 1 và Stage 2 tại Overwatch League (OWL) Season 1, London Spitfiređã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Đội hình của họ đã từng sở hữu hai trong số những main tanks giỏi nhất thế giới là Hong "Gesture" Jae Hee và Baek "Fissure" Chan Hyung – nhưng Spitfire đã chỉ giữ lại Gesture trong phần còn lại của OWL.
Điều đó có nghĩa là Fissure buộc phải ra đitìm bến đỗ mới. Và trong màu áo mới của Los Angeles Gladiators, Fissure đã chứng minh Spitfire đã sai khi “đẩy” anh đi bằng cách góp công lớn vào chiến thắng 3-1 trước những người đồng đội cũ vào sáng nay (11/3).
Đây là một chiến thắng cực kỳ quan trọng với Gladiators giúp team này có một tuần thi đấu thành công tại OWL – sau màn hủy diệt Los Angeles Valiant 4-0 hôm thứ Năm (08/3) vừa qua. Nhờ vậy, Gladiators đã tự khẳng định họ cũng là một trong những team đủ sức đua tranh vào top 3 tại Stage 2.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt điểm số và thứ hạng, việc Gladiators quật ngã được Spitfire còn cho thấy họ sẵn sàng đương đầu với những đối thủ đánh giá mạnh hơn. Thậm chí, Gladiators còn chơi “trên cơ” Spitfire xuyên suốt trận đấu vừa qua.
Ở phía ngược lại, có vẻ như sự chủ quan của Spitfire khi sử dụng đội hình B cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới thất bại trước Gladiators. Nhưng nói vậy không có nghĩa là Gladiators “ăn may” bởi họ biết cách kiểm soát thế trận, đặc biệt ở hai maps Volskaya Industries và Lijiang Tower để đem về điểm số thuyết phục.
Ở map đấu đầu tiên, Volskaya, Gladiators khởi đầu đầy hứng khởi nhờ tận dụng tối đa được khả năng phòng ngự của Sombra. Spitfire cần tới loạt overtime thứ hai mới có thể chiếm được checkpoint đầu do không thể tìm ra cách khắc chế combo EMP và Transcendence.
Tại cứ điểm cuối cùng, Gladiators tiếp tục để cho Lane "Surefour" Roberts chơi Sombra nhưng có thêm sự kết hợp với Mei trong tay support player Jonas "Shaz" Suovaara để thích ứng với sự thay đổi Reaper bên phía Spitfire.
Spitfire lại cần thêm một loạt overtime nữa để chiếm cứ điểm. Và khi tấn công, Gladiators hoàn toàn chiếm thế thượng phong do kiểm soát được high ground do những pha xử lý của Soldier 76 trong tay Surefour trước khi snowball tới điểm cuối cùng.
Bước sang map đấu thứ hai, Lijiang Tower, nơi mà Spitfire chỉ có thể chiếm được cứ điểm duy nhất một lần và ghi được tổng cộng 41 điểm trong hai rounds. Đây có thể coi là một sự bất ngờ mà team chiến thắng Stage 1 tạo ra.
Spitfire đã thực hiện những sự thay đổi người chiến thuật ở map ba, King’s Row, khi đem vào một loạt những Kim "Birdring" Ji Hyuk, Kim "Fury" Jun Ho, Kim "NUS" Jong Seok và Choi "Bdosin" Seung Tae – nhưng có vẻ như quyết định được đưa ra khá muộn màng.
King’s Row là nơi mà cả hai teams tỏ ra cân tài cân sức nhất khi những pha giao tranh chủ yếu nổ ra ở phần trung tâm map đấu. Nhưng Gladiators đã chứng minh họ nhỉnh hơn Spitfire nhờ lựa chọn đội hình hợp lý hơn – tận dụng tối đa sự kết hợp giữa Junkrat và Pharah để vô hiệu hóa đội hình thiên về tank của Spitfire.
Spitfire có được chiến thắng danh dự ở map đấu cuối cùng, Route 66 – nhưng nó không còn quan trọng bởi kết quả đã được ấn định từ trước. Họ còn buộc fan hâm mộ phải đưa ra nghi vấn: Liệu mọi chuyện có đổi khác nếu như Spitfire cứ thi đấu như những gì đã thể hiện tại Route 66?!
Trong cuộc phỏng vấn sau trận đấu, Fissure nói rằng “thật thú vị” khi đối đầu với team cũ và cuối cùng thì anh cũng đã chứng minh được bản thân sau suốt Stage 1 phải ngồi dự bị cho Gesture.
Fissure không chỉ chứng minh được anh vẫn là một tank player đẳng cấp, mà còn nâng tầm chất lượng đội hình của Gladiators. Sự bổ sung Fissure đang đem lại nhiều cái lợi cho Gladiators, giúp họ có thêm sự quyết đoán và khả năng chơi “tay đôi” với bất cứ team nào tại OWL.
Cập nhật kết quả Ngày 4 - Tuần 3 - Stage 2 OWL
BXH OWL sau ba tuần thi đấu tại Stage 2
Chiến thắng trước Spitfire giúp Gladiators sở hữu hệ số 8-8 kể từ khi OWL khai mạc. Họ vẫn còn những trận đấu khó khăn ở phía trước, nơi Gladiators sẽ chạm trán với Houston Outlaws và Philadelphia Fusion vào tuần sau.
Lịch thi đấu Tuần 4 - Stage 2 OWL
2016 (Theo Dot Esports)
">Team hàng đầu Overwatch League thua đau vì người cũ
Tôi chụp lấy tay nắm túi hành lý và tìm cách nâng nó lên, nhưng không thể. Sau 6 tiếng "tra tấn" dưới hình thức... sử dụng điện thoại không ngừng nghỉ, tay tôi đang kêu gào được nghỉ ngơi.
Tôi từ lâu đã biết rằng mình (và nhiều người khác) đã nướng quá nhiều thời gian vào màn hình điện thoại - mà đôi khi chẳng vì lý do chính đáng nào cả. Đôi lúc, kiểm tra hộp thư hay lướt Instagram vài phút là chưa đủ. "Mình chỉ lướt qua một chút thôi", tôi hay nói vậy. Nhưng "một chút" đó thường kéo dài đến 30 phút với vô số những bức ảnh đẹp, những lần gõ đôi vào màn hình, và những cú vuốt ngón tay mà tôi cho rằng sẽ khiến mình cảm thấy năng suất hơn, trong khi không phải vậy.
Một nghiên cứu vào năm 2018 của Nielsen cho thấy người trưởng thành ở Mỹ dành ra khoảng 2 giờ 22 phút mỗi ngày để lướt web trên các thiết bị, cao hơn con số của nghiên cứu trước đó. Con số này không bao gồm thời gian nhắn tin, hay những lần bạn ngẫu nhiên mở khóa điện thoại vì lý do gì chẳng ai biết. Với tôi, con số này từng ở mức... 4 tiếng mỗi ngày cho đến khi tôi quyết định làm gì đó để thay đổi.
Và quả thật, tôi thấy mọi thứ tốt hẳn lên.
Tại sao tôi không thể đặt điện thoại xuống?
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao smartphone lại gây nghiện đến thế, nhưng họ có một số suy đoán. Có thể bản thân chiếc điện thoại là một thứ gây nghiện, ví dụ như cảm giác thỏa mãn khi mở khóa hay chạm vào màn hình vậy. Cũng có thể tính gây nghiện đến từ các ứng dụng như Facebook và Instagram (nhiều người cho rằng nghiện điện thoại chủ yếu là do nguyên nhân thứ hai, nhưng sau khi đọc tiếp phần dưới, bạn sẽ thấy rằng cả hai nguyên nhân đều có tác động như nhau).
Hầu như mọi hãng công nghệ lớn nhất thế giới đều có những động thái nhằm đối phó với tình trạng sử dụng thiết bị quá nhiều trong vài năm trở lại đây, và phần lớn trong số họ đã bắt đầu giới thiệu những tính năng hoặc công cụ để theo dõi hoặc giới hạn thời gian sử dụng màn hình. Nhưng vì lý do tài chính, họ không thể đi quá xa được - vụ việc Apple triệt hạ các ứng dụng iPhone do nhà phát triển bên thứ ba tạo ra nhằm hạn chế tình trạng nghiện điện thoại là một ví dụ cho việc này.
Một cựu quản lý sản phẩm của Google từng gọi smartphone là một chiếc máy đánh bạc tìm cách khai thác cách thức não bộ con người hoạt động: chúng ta luôn thèm khát dopamine (phân tử hạnh phúc), và điện thoại mang đến điều đó. Các nhà thiết kế sản phẩm thiết kế ra các sản phẩm tận dụng yếu điểm này và khiến chúng ta bị lệ thuộc.
Nghiện smartphone thì có gì sai?
Bên cạnh những chấn thương gân tay mà tôi liên tục gặp phải, những hệ quả của nghiện điện thoại chủ yếu biểu hiện qua các yếu tố tâm lý.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự lo lắng và thời gian sử dụng điện thoại có mối liên hệ tương quan - những người sử dụng điện thoại quá nhiều thường có xu hướng rơi vào trạng thái đứng ngồi không yên, trầm uất, hay mức độ tự trọng không cao. Nhưng cũng như việc chúng ta không biết liệu bản thân chiếc điện thoại hay các ứng dụng có tính gây nghiện cao, chúng ta không biết liệu một người đã ở trạng thái lo lắng sẽ dành nhiều thời gian hơn vào điện thoại hay ngược lại.
Nghiện điện thoại (và ứng dụng) rắc rối đến nỗi một loạt những thuật ngữ đã được tạo ra để miêu tả một số triệu chứng của nó:
- Nomophobi: viết gọn của "No-Mobile-Phobia" - tình trạng lo sợ phải sống không có điện thoại.
- FOMO: "Fear Of Missing Out" - lo sợ bị lãng quên
- Ringxiety: tưởng tượng có chuông reo hoặc điện thoại đang rung, dẫn đến việc kiểm tra điện thoại thường xuyên
- Textiely: tình trạng lo lắng có liên quan đến cảm giác cần phải trả lời một tin nhắn càng sớm càng tốt.
Làm sao để cắt thời gian sử dụng điện thoại xuống chỉ 1 giờ mỗi ngày
Nếu tôi có thể làm được, thì bạn cũng vậy. Sau khi áp dụng những thủ thuật dưới đây, tôi đã giảm được hơn 3 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày. Rất khó, và đôi khi tôi dùng quá mất một giờ, nhưng dù sao tôi vẫn thấy tốt hơn nhiều.
Nhìn chung, tôi thấy ít bồn chồn hơn, nhưng tôi cũng thấy thực sự tốt khi có thể dồn toàn bộ sự chú ý của mình (vốn rất khó khi bạn luôn tìm cách nhìn vào điện thoại) vào những việc không liên quan đến điện thoại (như nói chuyện với người khác chẳng hạn). Đây là cách tôi đã làm.
Chuyển điện thoại sang chế độ đen trắng
Nếu không có màu sắc, các ứng dụng như Instagram, Facebook, Snapchat, và ngay cả các ứng dụng tin nhắn nữa, cũng trở nên ít hứng thú hơn. Đây là một thủ pháp đánh lừa trí óc tuyệt vời và có hiệu quả tức thì. Trên iPhone, hãy vào Settings > Accessibility > Display Accommodations > Color Filters và bật nó lên.
Sau đó vào Settings > Accessibility > Accessibility Shortcut và chọn Color Filters. Sau khi hoàn tất, bạn có thể bấm nút bên hông 3 lần (với iPhone X trở về sau) hoặc nút Home 3 lần (iPhone 8 trở về trước) để chuyển màn hình về trạng thái ban đầu khi cần thiết. Để chuyển sang trắng đen, thực hiện thao tác bấm nút 3 lần một lần nữa.
Tắt tính năng "nhấc máy sáng màn hình" (raise to wake)
Với tính năng này, chỉ cần máy chuyển động một chút là màn hình sẽ sáng lên. Khi lái xe hoặc ngồi ở văn phòng, tôi để ý thấy mỗi lần máy sáng lên là tôi lại mất thời gian sử dụng điện thoại không lường trước được. Tắt tính năng này đồng nghĩa chiếc điện thoại của bạn sẽ mời gọi bạn ít hơn rất nhiều. Trên iPhone, hãy vào Settings > Display & Brightness và tắt Raise to Wake.
Tắt hầu hết các thông báo
Một thủ thuật tuyệt vời khác. Ban đầu, bạn sẽ theo bản năng mở khóa điện thoại để xem có lỡ thông báo nào không. Nhưng dần dần, tần suất mở khóa máy sẽ ít hẳn khi bạn phát hiện ra rằng chẳng có gì đang chờ đợi bạn trên màn hình cả.
Tôi tắt thông báo email (trừ những người quan trọng, như sếp chẳng hạn), tin nhắn và Google Calendar.
Xóa các ứng dụng mạng xã hội
Không đùa đâu, nghiêm túc đấy. Không có Facebook bạn cũng chẳng chết đâu.
Tôi đã xóa Facebook từ vài năm trước và không bao giờ hối hận. Tôi thấy thoải mái ngay lập tức, và chắc bạn cũng vậy.
Tuy nhiên tôi chưa xóa Instagram. Thay vào đó, tôi dùng tính năng Screen Time của iPhone để giới hạn thời gian sử dụng các ứng dụng mạng xã hội mỗi ngày, trong đó có Instagram.
Đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh nữa
Loài người vẫn sống tốt qua hàng thiên niên kỷ mà chẳng cần mang thêm thứ gì vào nhà vệ sinh, và tôi tin bạn cũng sẽ chẳng gặp vấn đề gì đâu. Thứ nhất, việc mang máy vào đó là việc cực kỳ bẩn, và thứ hai, đó là cái cớ để bạn tiêu tốn thời gian xem tin tức vô bổ, lướt mạng xã hội hay chơi game mà thôi.
Tùy thuộc vào thời gian bạn ở trong nhà vệ sinh, việc này sẽ giúp bạn giảm đáng kể thời gian sử dụng điện thoại đấy.
Đừng cái gì cũng tìm Google
Lần tới, khi tranh cãi một vấn đề gì đó với bạn bè trong bữa ăn, hãy tự ngăn chính mình và mọi người khác chụp lấy điện thoại để tra Google.
Sẽ chẳng ai quan tâm việc bạn biết Người Nhện có bao nhiêu cô bồ đâu. Bỏ điện thoại ra, cuộc nói chuyện vẫn tiếp tục và không bị gián đoạn bởi một thông tin mà có lẽ sẽ chẳng ai nhớ đến sau này nữa.
Chụp ảnh vừa thôi
Giống như dựa dẫm quá mức vào Google sẽ khiến não bạn thoái hóa chức năng lưu giữ thông tin, chụp ảnh nhiều khiến não giảm khả năng hình thành các ký ức thực sự. Trong ít nhất 3 nghiên cứu từng được thực hiện, những người không chụp ảnh trong một sự kiện nào đó sẽ có ký ức chi tiết hơn đáng kể so với những người chụp ảnh.
Nếu điều đó vẫn chưa phải là lý do chính đáng để bạn ném điện thoại vào túi, tôi chẳng biết lý do gì chính đáng hơn?
Tạm thời cho điện thoại ra rìa
Vào các dịp cuối tuần, tôi thường mất vài tiếng để trả lời tin nhắn. Đó là bởi tôi hiếm khi mang theo điện thoại bên mình. Khi ăn trưa hay đi dạo, tôi để điện thoại ở nhà và tận hưởng thú vui cuộc đời.
Đừng dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức
Chỉ cần bạn cầm điện thoại lên đúng 1 phút để hẹn giờ báo thức, bạn sẽ phí phạm 30 phút tiếp theo vào việc...lướt các ứng dụng khác. Để điện thoại bên ngoài phòng ngủ sẽ giúp giảm thời gian sử dụng máy, và còn có thể giảm bồn chồn. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy những người để điện thoại gần bên khi ngủ sẽ có khả năng mắc hội chứng nomophobia cao gấp đôi thông thường.
Tập làm quen với smartwatch hay các loại thiết bị theo dõi thể chất
Khi nói về chứng nghiện điện thoại, có một thứ người ta hay gọi là "lỗ thỏ" (rabbit hole). Bạn nhận được một thông báo - dù chỉ là một tin nhắn mà thôi - và đột nhiên bạn rơi vào lỗ thỏ: mở các ứng dụng khác và tiêu tốn nhiều phút (hay thậm chí là cả tiếng đồng hồ) dán mắt vào điện thoại.
Trong một số trường hợp, sắm thêm một món đồ công nghệ có thể giúp hạn chế tình trạng này. Bằng cách sử dụng một chiếc smartwatch hay thiết bị đeo theo dõi thể chất với tính năng hiển thị thông báo, bạn có thể xem giờ và nhận các tin nhắn quan trọng mà không lo bị rơi vào lỗ thỏ.
Có một vấn đề lớn ở đây là các thông báo trên smartwatch có thể quá nhiều và liên tục, khiến bạn xao nhãng, nên bạn sẽ phải rất cân nhắc trong việc giới hạn những loại thông báo nào muốn nhận trên loại thiết bị này.
Cho bạn bè và gia đình biết
Như mọi mục tiêu khác, cho bạn bè và gia đình biết rằng bạn đang trên con đường giảm thời gian sử dụng thiết bị sẽ là một cách để bạn luôn thành thật với bản thân mình.
">Cai nghiện smartphone thành công, cây viết công nghệ Cnet chia sẻ 11 'bí quyết' của bản thân