Buổi công bố chương trình Chuyển đổi số của UBND TP.HCM diễn ra sáng 22/7 với sự tham dự của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân,Địaphươngđầutiêncôngbốchươngtrìnhchuyểnđổisốbong đá Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong... cùng nhiều đại biểu.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trình bày về Chương trình Chuyển đổi số của thành phố. Ảnh: Thanh Tùng |
Xác định đi đầu về chuyển đổi số trong cả nước
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã phối hợp ngay từ đầu với Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) để xây dựng chương trình Chuyển đổi số cho thành phố, xác định vai trò đi đầu trong cả nước. Ngay sau 1 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành quyết định thì TP.HCM cũng có Quyết định 2393 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của thành phố
Ông Đức khẳng định chương trình đặt mục tiêu là TP.HCM trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời đặt lên hàng đầu năng suất và hiệu quả công việc của chính quyền, người dân, doanh nghiệp.
TP.HCM xác định ưu tiên phát triển thương mại điện tử đi đầu về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Song song với đó, một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên phát triển nhanh chóng để mang lại lợi ích cho người dân, chủ yếu là y tế và giáo dục. Những lĩnh vực như giao thông, tài chính ngân hàng, du lịch - vốn đã có thành tựu nhất định - sẽ được tiếp tục tạo môi trường đi lên.
Bên cạnh những hạng mục đã triển khai thành công, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết vẫn còn khó khăn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu người dân. Việc nhập dữ liệu hộ tịch tương đối ổn nhưng quá trình triển khai cơ sở dữ liệu người dân bị tắc trong một năm qua. Ông Đức đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ hoàn thành công việc này.
Hội nghị công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai. Trong năm 2020 này, các bộ ban ngành và địa phương sẽ ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã kết tinh nhiều chương trình lớn của ngành TT&TT như: Make in Vietnam; Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Xây dựng hạ tầng số quốc gia; Phát triển hạ tầng bưu chính chuyển phát; Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Chuyển đổi số Quốc gia bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng; Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Chuyển đổi số là dám chấp nhận các mô hình mới
Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chuyển đổi số là thời kỳ dám ứng dụng công nghệ mới, dám thay đổi mô hình quản trị, dám thay đổi mô hình kinh doanh, dám chấp nhận các mô hình mới quan trọng hơn là sáng tạo công nghệ. Sáng tạo công nghệ là câu chuyện toàn cầu, còn ứng dụng là câu chuyện dám hay không dám của địa phương, của lãnh đạo địa phương. Ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính."
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: "Ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính". Ảnh: Thanh Tùng. |
"Ai dám thí điểm cái mới, sớm ứng dụng cái mới, dám cho cái mới một tờ giấy khai sinh, thì người đó mới có cơ hội thành công, bứt phá vươn lên và thay đổi thứ hạng. Nhưng phải là đi trước người khác thì mới có cơ hội thay đổi thứ hạng."
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị TP.HCM tăng mức chi ngân sách cho chuyển đổi số. Hiện mức chi ngân sách cho CNTT tại TP.HCM vào khoảng 0.4%. Trong khi đó, các quốc gia dành cho CNTT trung bình 1% ngân sách. Riêng một số nước phát triển, đặc biệt như Hàn Quốc - hiện dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử - đã chi 2% ngân sách cho CNTT.
Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Thanh Tùng. |
Đáp lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn Bộ đã đồng hành ngay từ đầu để giúp TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng Chương trình Chuyển đổi số.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã lập tức yêu cầu các sở ngành nghiên cứu mức chi ngân sách cho CNTT theo gợi ý của Bộ trưởng: Cần sơ kết về hiệu quả mức chi 0.4%, đồng thời nghiên cứu mức chi trung bình 1% của thế giới, và cả mức 2% của Hàn Quốc.
Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Về đề xuất của một số doanh nghiệp trong việc kết nối với kho dữ liệu của TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định thành phố đang xây dựng trung tâm dữ liệu để doanh nghiệp kết nối. Ông cũng đề xuất thành lập một trung tâm trưng bày các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số để bất kỳ ngành nghề nào cũng được 'mắt thấy tai nghe", có thể trải nghiệm và dùng thử sản phẩm.
Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tổng kết hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng. |
Phát biểu tổng kết, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ cụ thể hoá các ý kiến của Bí thư Thành ủy và Bộ trưởng Bộ TT&TT để đưa vào chương trình chuyển đổi số của thành phố.
(Quý độc giả có thể tham khảo quyết định phê duyệt và báo cáo công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM, cùng toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.)
Hải Đăng
TP.HCM cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử
Một mục tiêu của việc cập nhật, điều chỉnh Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM là làm rõ sự tương quan, phù hợp của Kiến trúc với chương trình chuyển đổi số của thành phố và Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.