您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Thí điểm tiền lương của VNPT, Vietnam Airlines: Chủ tịch nhận lương cơ bản 60
NEWS2025-04-10 22:48:22【Ngoại Hạng Anh】7人已围观
简介Đối với VNPT,íđiểmtiềnlươngcủaVNPTVietnamAirlinesChủtịchnhậnlươngcơbảgia do la hom nay đơn giá khoángia do la hom naygia do la hom nay、、
![]() |
Đối với VNPT,íđiểmtiềnlươngcủaVNPTVietnamAirlinesChủtịchnhậnlươngcơbảgia do la hom nay đơn giá khoán tiền lương theo tỷ lệ % trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương, được xác định trên cơ sở đơn giá bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 và có tính bù chênh lệch tiền lương của lao động trực tiếp thực hiện sản phẩm công nghệ cao. |
Nghị định này quy định việc thực hiện thí điểm về quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương; tiền lương, tiền thưởng của người lao động và lãnh đạo tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines); Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) (gọi chung là công ty).
Nghị định quy định, tiền lương của người lao động và Ban điều hành được khoán theo đơn giá tiền lương. Đối với công ty mẹ - VNPT, đơn giá khoán theo tỷ lệ % trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương, được xác định trên cơ sở đơn giá bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 và có tính bù chênh lệch tiền lương của lao động trực tiếp thực hiện sản phẩm công nghệ cao theo Danh mục sản phẩm công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ chuyên ngành ban hành mà công ty trả lương thấp hơn so với mặt bằng tiền lương cùng ngành nghề trên thị trường.
Đối với công ty mẹ - Vietnam Airlines, đơn giá khoán theo chỉ tiêu tấn - km thực hiện có doanh thu, được xác định trên cơ sở đơn giá bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 và có tính bù chênh lệch tiền lương của người lái máy bay là người Việt Nam mà công ty trả thấp hơn so với người lái máy bay là người nước ngoài.
Đối với công ty mẹ - VATM, đơn giá khoán theo chỉ tiêu km điều hành bay quy đổi, được xác định trên cơ sở đơn giá bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 và tiền lương, tiền thưởng an toàn (nếu có) tính cho số lao động dự kiến phải bổ sung năm 2020 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì mục tiêu an ninh, an toàn hàng không.
Đơn giá bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 được tính trên cơ sở tổng quỹ tiền lương, tiền thưởng an toàn (nếu có) thực tế hằng năm của người lao động và Ban điều hành chia cho chỉ tiêu tính đơn giá khoán theo khoản 1 Điều này trong giai đoạn 2018 - 2019.
Khi xác định đơn giá khoán, công ty phải bảo đảm lợi nhuận (trước thuế) kế hoạch năm 2020 không thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019. Công ty quyết định tạm ứng tiền lương không quá 85% đơn giá khoán để chi trả hàng tháng cho người lao động và Ban điều hành.
Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở đơn giá khoán nhân với chỉ tiêu tính đơn giá khoán, bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện không thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 - 2019. Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 thì được tính thêm vào quỹ tiền lương (hạch toán vào chi phí) theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận, được tính thêm tối đa 2% quỹ tiền lương, nhưng không quá 20% phần lợi nhuận vượt và không quá 2 tháng tiền lương thực hiện.
Trường hợp lợi nhuận thực hiện thấp hơn bình quân của giai đoạn 2018 - 2019 thì phải giảm trừ quỹ tiền lương theo một trong hai cách do công ty lựa chọn: giảm trừ tỷ lệ (%) hoặc theo mức chênh lệch giá trị lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân của giai đoạn 2018 - 2019. Mức giảm trừ tối đa không quá 02 tháng tiền lương và bảo đảm quỹ tiền lương thực hiện không thấp hơn quỹ tiền lương tính theo mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.
Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và tiền lương đã tạm ứng cho người lao động, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng và chi vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.
很赞哦!(9976)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Norwich City vs Sunderland, 1h45 ngày 9/4: Giữ chắc Top 6
- Israel thông qua dự luật cấm các hãng tin nước ngoài gây hại cho an ninh
- Garnacho cãi lời MU, về chơi cho Argentina ở giải U20 World Cup
- Mourinho ra tay, Tottenham tuyển ngay tiền đạo hay
- Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs America, 10h10 ngày 9/4: Cruz Azul vào bán kết
- Tội đánh bạc có được người thân bảo lãnh không?
- Hòa Bình FC tranh vé thăng hạng Nhất cùng Đồng Nai
- TPHCM, vé mời chương trình ‘Chuyến tàu huyền thoại” bán trên mạng sai quy định
- Kèo vàng bóng đá Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Trở lại đỉnh bảng
- Hàn Quốc cảnh báo đáp trả mạnh nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 9/4: Tính toán kỹ lưỡng
Mới đây, tại hội thảo “Du học Singapore 2021”do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức, các sinh viên, cựu sinh viên Việt đã có những chia sẻ về kinh nghiệm học tập và xin học bổng du học tại Singapore.
'Singlish' không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Từng đi du học từ khi còn học cấp hai, Nguyễn Phương Chi (SN 2002), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, ở một đất nước có nền giáo dục được xem là hàng đầu thế giới, có rất nhiều khó khăn du học sinh có thể gặp phải.
Theo Phương Chi, đối với những bạn có ý định đi du học từ cấp 2, cấp 3, cần phải xem xét kỹ về việc liệu mình có đủ tự lập và vượt qua được những khó khăn trong học tập, những khác biệt về văn hóa và sự cô đơn trong một môi trường mới hay không. Ngoài ra, vấn đề tài chính gia đình, theo Chi, cũng là điều du học sinh cần phải cân nhắc bởi ở lứa tuổi này, việc đi làm thêm tại Singapore là điều không được cho phép.
Đối với bản thân Chi, điều khó khăn nhất nữ sinh từng gặp phải khi tới Singapore là vấn đề ngôn ngữ. “Ở Singapore, mọi người chủ yếu nói “Singlish”. Do đó, khi mới sang, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười mình từng gặp phải như không thể hiểu những cô chú ngoài khuôn viên trường nói gì”.
Tuy vậy, Chi cũng đảm bảo rằng, ở trong trường học hay những môi trường làm việc khác, giáo viên và sinh viên đều dùng Tiếng Anh tiêu chuẩn. Vì thế, “Singlish” sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngược lại, khi đã ở Singapore một thời gian khá dài, Phương Chi còn cảm thấy tiếng “Singlish” khá dễ thương và có chút thân thuộc giống như các từ đệm “á, ý, à, nha” ở Việt Nam.
Ngoài ra, Phương Chi cũng cho rằng, điều quan trọng nhất khi đi du học là phải tin vào bản thân và không ngừng cố gắng. “Mình đã từng ăn nhiều điểm S cho môn Toán, tương đương với điểm 4 ở Việt Nam trong năm lớp 12. Mình nhớ mãi, giáo viên đã nói với mình rằng: “Lý do em làm không tốt là vì em nghĩ mình không làm được chứ không phải vì em không có khả năng”. Sau đó, mình đã tự thuyết phục bản thân và nỗ lực nhiều hơn để kéo được điểm lên tới 4 hạng”, Chi chia sẻ.
Mặc dù có nhiều khó khăn khi học tập trong môi trường quốc tế, nhưng theo Chi, điều cô cảm thấy thích thú là nền giáo dục ở đây cũng rất đầu tư vào hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy kỹ năng sống cho học sinh.
Trong những năm cấp 2, Phương Chi đã là thành viên ban giao hưởng của trường và tham gia vào một cuộc thi trí nhân tạo khi học cấp 3. Phương Chi tin rằng, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, dù ở lĩnh vực gì, cũng sẽ giúp học sinh có thêm những khoảnh khắc đáng nhớ, mở rộng quan hệ và còn giúp học sinh có thêm điểm cộng khi “apply” vào các trường đại học.
Hội thảo “Du học Singapore 2021” do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức
Cấu trúc 'STAR' khi viết bài luận du học
Không đi du học từ thời cấp 2 như Chi, Nguyễn Lan Hương (SN 1998) từng là sinh viên của Trường Đại học Ngoại Thương. Sau 1 năm học tập tại Việt Nam, Hương mới bắt đầu hành trình du học của mình với học bổng toàn phần ở Học viện Quản lý Singapore, sau đó là Đại học RMIT.
Chia sẻ về kinh nghiệm giành học bổng 100% của mình, Lan Hương cho rằng: “Khi “apply” học bổng, các bạn cần lưu ý 3 điều: Hãy hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để làm mình nổi bật hơn so với các ứng viên khác và cuối cùng là hãy đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá”.
Riêng về bài luận cá nhân, Lan Hương đã đưa ra một vài “tips” nhỏ để giúp các bạn học sinh chăm chút hơn cho bài luận của mình.
“Đừng chỉ liệt kê thành tích, hãy trở thành một người kể chuyện và truyền cảm hứng để nói lên đam mê của mình. Một cách thường thấy và cũng là cách mình đã sử dụng khi viết bài luận nộp tới trường đại học Singpore là sử dụng hình ảnh ẩn dụ để đại diện cho bản thân hay một sự kiện quan trọng nào đó”.
Ngoài ra, Hương cũng khuyến khích mọi người có thể tham khảo cấu trúc STAR khi viết luận cũng như phỏng vấn để giúp câu trả lời được chặt chẽ hơn.
Cấu trúc STAR trong bài luận cá nhân, theo Hương, gồm S (Situation, mô tả tình huống cụ thể), T (Tasks, mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó), A (Action, hành động cụ thể để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ), R (Results, kết quả và bài học rút ra cho bản thân).
Cả Phương Chi và Lan Hương đều cho rằng, những học sinh có mong muốn đi du học phải chuẩn bị cho mình một năng lực ngoại ngữ thật tốt để có thể tiếp thu bài giảng và hoàn thành bài tập được giao. Thực tế, có những sinh viên dù đạt 7.0-7.5 IELTS, nhưng khi sang nước ngoài vẫn gặp phải những vấn đề về giao tiếp hay học tập. Vì thế, Phương Chi cho rằng, học sinh cần phải chú trọng đều vào các kỹ năng thay vì chỉ chăm chút vào ngữ pháp hay từ vựng.
Thời Vũ
9X biết ơn bố vì được khuyến khích đi du học từ cấp 2
Những chuyến đi du lịch nước ngoài của cả gia đình vô tình truyền cảm hứng cho Tuấn Minh về ước mơ du học từ ngày còn bé. Nhờ sự động viên của bố, năm lớp 8, Minh quyết định thi vào một trường cấp 2 công lập của Singapore.
">Hội du học sinh Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng du học Singapore
Flamingo Ibiza Hải Tiến City được đầu tư để trở thành trung tâm khoáng nóng đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Flamingo Ấn tượng nhất phải kể đến Sand Foot Onsen - phương pháp thư giãn bằng liệu pháp cát nóng. Trong không gian vườn Nhật thanh bình, du khách có thể tận hưởng cảm giác thư thái khi đôi chân được làm dịu bởi sức nóng từ cát và khoáng tự nhiên.
Du khách trải nghiệm Sand Foot Onsen và check-in tại SEVA Onsen & Spa. Ảnh: Flamingo Không chỉ nâng niu đôi bàn chân, du khách còn thể thư giãn toàn thân với liệu trình tắm thảo dược. Đắm mình trong làn nước ấm áp, cơ thể không chỉ được hấp thu các khoáng chất tự nhiên mà còn tận hưởng dưỡng chất quý giá từ tinh dầu thảo dược, mang lại cảm giác thư thái.
Đại diện Flamingo Ibiza Hải Tiến City cho biết, tại đây có những thảo dược được điều chế độc quyền dành riêng cho SEVA Onsen & Spa, với những lựa chọn đa dạng, từ Onsen Kinma với tinh dầu chiết xuất từ lá trầu tiên, tác dụng kháng khuẩn, giữ cho làn da luôn tươi mát và khỏe mạnh; Onsen Hiba với chiết xuất từ cây pơ mu, mang lại cảm giác thư thái sâu sắc, tới Onsen Yakuso với chiết xuất từ các loại thảo dược quý như cây chu tạy, đìa siêu, tùng dè,… giúp làm mát cơ thể. Mỗi liệu trình đều được thiết kế tỉ mỉ, mang lại lợi ích vượt trội về sức khỏe và sự thư giãn toàn diện.
Không những thế, SEVA Onsen & Spa còn mở ra hành trình khám phá nét văn hóa độc đáo của đất nước mặt trời mọc ngay giữa lòng xứ Thanh. Du khách có cơ hội khoác lên mình những bộ trang phục yukata truyền thống trong không gian đậm chất Nhật Bản và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ thông qua ống kính của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tại Onsen Studio.
Để hoàn thiện trải nghiệm, thực khách còn được thưởng thức các món ăn tinh túy của ẩm thực xứ Phù Tang như mì ramen, udon, tempura, sushi, bánh mochi hay trà đạo.
Khám phá ẩm thực Nhật Bản tại Thành phố khoáng nóng Flamingo Ibiza Hải Tiến City. Ảnh: Flamingo Bên cạnh đó, Flamingo Ibiza Hải Tiến còn làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách bằng những hoạt động vui chơi, giải trí đậm sắc màu văn hóa Nhật Bản. Trong ngày ra mắt “thành phố onsen khoáng nóng”, phố đi bộ Lala Town trở thành tâm điểm với không khí sôi động, đầy màu sắc của những màn trình diễn cosplay ấn tượng, tái hiện các nhân vật nổi tiếng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản.
Điểm đến du lịch 4 mùa với tiện ích đẳng cấp
Nằm bên bãi biển đẹp của xứ Thanh, Flamingo Ibiza Hải Tiến City đã mang đến một làn gió mới cho du lịch xứ Thanh. Với những đại nhạc hội bùng nổ, màn diễu hành carnaval rực rỡ, các lễ hội sôi động cùng hàng loạt tiện ích trong nhà và ngoài trời, tạo nên một mùa hè sôi động chưa từng có tại vùng biển Hải Tiến.
“Thành phố onsen khoáng nóng” cũng là mảnh ghép hoàn thiện hệ sinh thái trải nghiệm 4 mùa tại Flamingo Ibiza Hải Tiến City, đánh dấu bước ngoặt lớn cho du lịch biển miền Bắc.
Du khách tham quan không gian chuẩn Nhật tại SEVA Onsen & Spa. Ảnh: Flamingo Mùa hạ và mùa xuân, đến Hải Tiến và trải nghiệm nghỉ dưỡng là một lựa chọn thú vị, khi du khách được cảm nhận tính ưu việt của du lịch chăm sóc sức khỏe với dịch vụ onsen riêng tư đậm chất thượng lưu Nhật Bản..
Khi mùa thu ghé đến, tận hưởng sự dễ chịu lan tỏa từ trời thu mát mẻ, không gian thanh bình và những dưỡng chất quý giá từ khoáng nóng, du khách sẽ cảm nhận rõ sự tái tạo năng lượng từ bên trong. Những món ăn chuẩn phong vị Nhật cũng trở nên hấp dẫn hơn khi lòng người phơi phới trong tiết thu.
Riêng với mùa đông, mọi trải nghiệm đều được nâng tầm. Giữa tiết trời lạnh giá, ngâm mình trong làn khoáng nóng, du khách sẽ tìm thấy sự thư giãn và dễ chịu tuyệt đối. Đây không chỉ là liệu pháp giúp xua tan cái lạnh, mà còn là khoảnh khắc tận hưởng sự chăm sóc hoàn hảo cho cả thể chất lẫn tinh thần, khiến mùa đông trở thành thời điểm lý tưởng để trải nghiệm onsen.
Không chỉ mang đến những trải nghiệm mới lạ, Flamingo Holdings còn đặt mục tiêu nâng tầm du lịch Thanh Hóa, đưa nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng quanh năm, khẳng định sức hút không giới hạn của vùng đất này đối với du khách trong nước và quốc tế.
Thu Loan
">Trải nghiệm Onsen chuẩn Nhật tại Flamingo Ibiza Hải Tiến City
TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
PV: Xin ông cho biết các xu hướng lớn của Công nghệ 4.0 trong lao động và việc làm ảnh hưởng thế nào đến người lao động Việt Nam trong 10-15 năm tới?
TS Trương Anh Dũng:Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, cùng với sự tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi mạnh mẽ của thế giới việc làm, thị trường lao động và người lao động. Ở phạm vi toàn cầu, những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 5 năm tới, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động.
Trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin (CNTT), robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của họ. Do khoảng cách ngày càng tăng giữa các kỹ năng của lực lượng lao động toàn cầu hiện tại và các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với thay đổi công nghệ và thị trường, 6% GDP của thế giới, tương đương 5 nghìn tỷ USD, bị mất mỗi năm.
Việt Nam hiện đang trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên thị trường lao động và người lao động Việt Nam sẽ không phải là ngoại lệ của xu hướng trên. Thậm chí, do Việt Nam là một nước đang phát triển, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hiện chủ yếu là thâm dụng lao động giá rẻ, lao động khu vực phi chính thức rất cao nên sẽ chịu tác động nặng nề hơn trong xu thế ra đời và biến mất của nhiều ngành/nghề và công việc do số hóa, tự động hóa, chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sản xuất của CMCN 4.0.
Số liệu dự báo thì có thể khác nhau, nhưng chắc chắn thị trường lao động và việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm kỹ năng thấp/lương thấp và kỹ năng cao/lương cao. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm. Nó không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế số.
Theo nhận định của ông, các chính sách trung tâm và chương trình quan trọng đã giúp chuẩn bị cho lực lượng lao động của Việt Nam như thế nào trong việc cải thiện vị thế và thích ứng với công nghệ 4.0? Hoạt động đào tạo hiện nay đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động công nghệ 4.0 ra sao?
Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư, từ đó đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chủ đề này. Riêng về vấn đề lao động, mới đây Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời bạn hành quyết định của Thủ tướng về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư” với mục tiêu Tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường; Tạo việc làm tốt hơn cho người lao động; Xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.
Các chính sách trên đã giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội nhất là cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động thích ứng CMCN lần thứ tư; tập trung, huy động hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo thích ứng CMCN lần thứ tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhà nước – nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo
Hoạt động đào tạo đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động CMCN 4.0 bằng cách xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đã có những chuẩn kiến thức, kỹ năng, công nghệ của CMCN lần thứ 4, trước mắt đang cập nhật những kỹ năng 4.0 trong khoảng 50-60 nhóm ngành, nghề được tổ chức thi kỹ năng ở khu vực ASEAN và thế giới.
Tiếp nhận chuyển giao 34 chương trình từ nước ngoài đào tạo chất lượng cao, trong đó có các nghề trong lĩnh vực CMCN lần thứ tư như cơ điện tử, điện tử công nghiệp, quản trị mạng máy tính, công nghệ sinh học v.v...
Chuẩn bị triển khai đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của CMCN lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới nhằm thích ứng với yêu cầu của CMCN lần thứ tư.
Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo từ xác định nhu cầu từ doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, quá trình triển khai đào tạo, đánh giá…
Xin ông cho biết chuyển đổi việc làm cần được thực hiện song song với chuyển đổi số và số hóa việc làm như thế nào? Cần làm gì để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động 4.0?
Chuyển đổi số có thể làm nhiều việc làm mất đi, những cũng tạo việc làm mới, công việc cũng thay đổi từ công việc giản đơn chuyển sang công việc cần hàm lượng tri thức và kỹ năng nghề cao, nhiều việc làm được xem là rủi ro do tự động hóa hoặc số hóa như công việc văn phòng, bán hàng, vận chuyển hơn là ngành, nghề khác như quản lý, quản lý nguồn nhân lực, khoa học, kỹ sư, một số loại hình dịch vụ như nghề công tác xã hội…Ranh giới việc làm rủi ro và những việc làm ít rủi ro cũng sẽ dịch chuyển theo thời gian, ngày càng nhiều việc làm sẽ bị xếp vào rủi ro hơn. 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ, 41% có kế hoạch mở rộng việc sử dụng các nhà thầu cho các công việc chuyên biệt và 34% có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động của họ do tích hợp công nghệ
Trong nền kinh tế số, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn ở lực lượng lao động và năng lực của họ. Chuyển đổi số đang làm thay đổi bản chất công việc, đặt ra yêu cầu với nhà sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn phải chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện có để có thể khai thác, áp dụng công nghệ mới và thích ứng với các tác động của công nghệ.
Trong thế giới ngày nay, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn xảy ra xung quanh lực lượng lao động và khả năng của họ. Trong kỷ nguyên số hóa, sự gián đoạn này có thể được gọi là Lực lượng lao động 4.0.
Để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động trong CMCN 4.0, cần phải chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề chịu tác động của CMCN lần thứ tư; Cho đến nay vẫn còn thiếu các quan sát, đánh giá cụ thể theo từng ngành nghề và sự khác biệt cần thiết trong bối cảnh công nghệ 4.0.
Đẩy mạnh thu hút và tập trung nguồn lực để thúc đẩy đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ 4;
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhất là các chính sách đối với doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia GDNN trong đó có lĩnh vực ngành, nghề CMCN lần thứ tư.
Nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm quốc tế về GDNN thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư.
Trong đào tạo nhân lực cần nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng ngoại ngữ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá. Các chương trình giảng dạy mới sẽ bao gồm các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động trong tương lai - cả kỹ năng kỹ thuật số cũng như kỹ năng “con người” mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện.
Các chính sách và cơ chế hợp tác hiện thời (Luật, các văn bản dưới luật PPP và các cơ chế liên quan…) cần được thực hiện và điều chỉnh như thế nào nhằm thúc đẩy hợp tác giúp người lao động nâng cao sự chủ động sẵn sàng tham gia vào công nghệ 4.0.
Đẩy nhanh việc triển khai, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm các của các bên trong Bộ Luật lao động về phát triển giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề; kịp thời tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt việc gắn kết Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp, nhất là thiết chế " Hội đồng kỹ năng ngành" để huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy mạnh mẽ hình thức "tập nghề” doanh nghiệp; cơ chế để thúc đẩy nhà giáo học tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
Rà soát, bổ sung cập nhật danh mục ngành, nghề đào tạo trong đó bổ sung ngành, nghề đào tạo mới thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư;
Xây dựng, số hóa các công cụ, tài liệu hướng dẫn để thúc đẩy gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động
Có chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư, trong đó mở rộng đối tượng được hỗ trợ gồm cả người lao động thất nghiệp và người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao từ nguồn kinh phí, các quỹ hợp pháp và vốn sự nghiệp.
Thời Vũ (thực hiện)
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: Cần ưu tiên chiến lược nâng tầm kỹ năng lao động
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nâng tầm kỹ năng lao động là một chiến lược cần ưu tiên để đảm bảo chuỗi cung ứng lao động không bị đứt gãy và chuẩn bị cho phục hồi nền kinh tế sau Covid-19.
">Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs America, 10h10 ngày 9/4: Cruz Azul vào bán kết
- Với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, Federer có khởi đầu suôn sẻ ở ATP World Tour Finals 2015 khi đánh bại Tomas Berdych sau hai set với tỉ số 6-4, 6-2.">
Xem Federer đè bẹp Berdych ở ATP World Finals
Mỗi dự án đổi mới giáo dục được HundrED đánh giá dựa trên hai tiêu chí: tầm ảnh hưởng và tiềm năng mở rộng. Kết quả của cuộc bình chọn được đưa ra bởi các thành viên Hội đồng Học thuật của HundrED cùng các nhà lãnh đạo, giáo viên, nhà nghiên cứu và thực hành giáo dục..
Theo công bố của HundrED, nền tảng “Cùng học" của trung tâm NC&PT Giáo dục EdLab Asia đã được chọn vào danh sách các dự án đổi mới giáo dục toàn cầu năm 2021, là một trong 9 đại diện “Giải pháp giáo dục toàn diện" từ khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Phần giới thiệu về 'Cùng học' trên HundrEd (Phần Lan) Dự án “Cùng học" thuộc phân nhóm giáo dục phổ thông, với vai trò là nền tảng MOOCs (các khóa học trực tuyến mở, đại trà) đầu tiên dành cho giáo viên, xoay quanh ba nhóm nội dung: Học thế nào? Dạy thế nào? và Thiết kế Sư phạm thế nào?.
Tổ chức HundrED ghi nhận rằng “Cùng học" đang góp phần kiến tạo nên những mảnh ghép giáo dục toàn diện, phù hợp với Khung định hướng Giáo dục 2030 của OECD (Learning compass 2030). Trải qua hơn sáu tháng hoạt động, dự án đã thu hút hàng chục nghìn lượt giáo viên tham gia học tập trực tuyến. Qua các khóa học người học đã được cập nhật thường xuyên những kiến thức chuyên môn và công cụ hỗ trợ để có thể liên tục cải tổ năng lực sư phạm của bản thân, bắt nhịp với xu hướng đổi mới giáo dục toàn cầu.
Bên cạnh đó, trong phân nhóm giáo dục mầm non, HundrED cũng vinh danh dự án KidSkills (trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội), với mục tiêu tăng cường năng lực giảng dạy kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm và giáo viên mầm non với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Quỳnh Anh
3 vấn đề có thể thay đổi hiện trạng học online ở Việt Nam
PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, những bất cập của việc học trực tuyến không khó để nhận thấy, bởi đến nay vẫn chưa có nền tảng dạy học trực tuyến đúng nghĩa.
">Nền tảng học online cho giáo viên nhận giải Sáng kiến Đổi mới giáo dục toàn cầu
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu, chế độ làm việc của giáo viên cùng với các chế độ chính sách khác liên quan (kiêm nhiệm, thừa giờ...) vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, trong học kỳ I năm học 2021-2022 Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh phổ thông học trực tuyến. Qua đó giáo viên thực hiện các công việc như: dạy học, giáo dục học sinh; kiểm tra đánh giá học sinh,... thông qua các công cụ trực tuyến như qua Internet, trên truyền hình. Do đó khi xác định chế độ làm việc của giáo viên hiệu trưởng các các trường phải lưu ý:
Căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên, hiệu trưởng trao đổi với tổ/nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy, từ đó xác định tổng số tiết dạy của giáo viên (trong đó có cả các tiết quy đổi).
Giáo viên TP.HCM làm nhiệm vụ tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Ảnh: Thanh Tùng Số tiết thực dạy là số tiết giáo viên thực hiện trên thời khóa biểu trực tuyến (livestream) cộng với số tiết dạy học trên hệ thống quản lý học tập (LMS) của nhà trường theo kế hoạch bài dạy của giáo viên được xây dựng theo kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm môn học đã được hiệu trưởng phê duyệt.
Ngoài ra, nếu giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học, dạy phụ đạo cho học sinh, ... thì hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp đối với giáo viên đó hoặc tính toán, quy đổi cho cả những người cùng tham gia đảm bảo đúng người, đúng việc.
Việc quy đổi số tiết dạy online của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng GD-ĐT đối với cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở hoặc Giám đốc Sở GD-ĐT đối với cấp trung học phổ thông theo quy định.
Việc quy đổi tiết dạy học trực tuyến để xác định tổng số tiết dạy của giáo viên trong năm học 2021-2022 phải đúng với các quy định hiện hành (trong trường hợp có giáo viên có số tiết dạy vượt định mức giờ dạy/năm), cụ thể:
Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định: “Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông, định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm”.
Khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định: “Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật”.
Minh AnhSở GD-ĐT TP.HCM điều chuyển, bổ nhiệm nhiều cán bộ
Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM làm Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn An Ninh, trong khi đó Hiệu trưởng trưởng này làm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT.
">Sở Giáo dục: 5 lưu ý quy đổi số tiết dạy trực tuyến với giáo viên TP HCM và các tính thu nhập