您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Kyoto Sanga, 13h00 ngày 6/4: Củng cố ngôi đầu
NEWS2025-04-09 03:56:44【Thời sự】1人已围观
简介 Hồng Quân - 05/04/2025 17:01 Nhật Bản lịch am 2024lịch am 2024、、
很赞哦!(2649)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4
- Vẻ bốc lửa hiếm có của nữ siêu mẫu sở hữu đôi chân 1m12
- Du học Nhật: Tin lời hứa lương 2.000 đô la Mỹ, hàng chục kỹ sư nhận quả đắng
- Ngăn chặn thêm 2 website giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe
- Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs Llaneros, 08h30 ngày 7/4: Níu chân nhau
- Phát triển app dùng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người nói lắp giao tiếp
- Từ hang động tới trung tâm big
- Sẽ có làn sóng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam
- Soi kèo góc Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4
- Dự kiến tựu trường ngày 1/9
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4
Trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc các trường mầm non, tiểu học có tổ chức bán trú khi học sinh trở lại, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay thành phố thực hiện theo chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Trong Chỉ thị có nêu, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
Thanh Hùng
Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?
- Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non và tiểu học ở Hà Nội đang nhấp nhổm mấy ngày qua.
">Hà Nội hướng dẫn các trường tổ chức lớp học khi trẻ trở lại
- Trong bài viết “Nhật Bản sắp bỏ thi trắc nghiệm trong tuyển sinh” trước đó, tôi đã giới thiệu sơ lược về Kì thi thứ nhất vào đại học được tiến hành bằng hình thức trắc nghiệm ở Nhật Bản.
Trong bài viết này tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về đề thi môn “Lịch sử Nhật Bản B” trong kì thi này. Liên quan đến môn Lịch sử, ở Nhật Bản học sinh THPT sẽ học các môn như: Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B. Trong kì thi thứ nhất vào đại học, các thí sinh sẽ lựa chọn môn thi phù hợp với yêu cầu của trường đại học mình muốn nộp đơn xét tuyển, tham dự kì thi thứ hai do trường tổ chức.
Kiểu đề thi
Đề thi lịch sử Nhật Bản do Trung tâm tuyển sinh quốc gia ra thường trải rộng từ thời nguyên thủy tới hiện đại. Theo các tác giả tài liệu “Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B”(NXB Kyogaku, 2016) thì đề thi môn lịch sử của trung tâm có thể phân ra làm 3 kiểu chủ yếu: Kiểu đề yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai, kiểu đề ghép nối và kiểu đề yêu cầu sắp xếp theo trật tự niên đại, thời đại.
Trong 3 kiểu đề trên thì kiểu đề yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai quan trọng nhất và cũng…khó nhất.
Trong kỳ thi chính thức năm 2006 đối với môn Lịch sử Nhật Bản B, tỉ lệ các câu hỏi trong bài thi phân theo ba kiểu đề nói trên như sau: Số câu yêu cầu sắp xếp theo trật tự niên đại, thời đại (11%), số câu yêu cầu ghép nối (61%), số câu yêu cầu chọn câu đúng-câu sai (28%).
Ở Nhật Bản nhiều người cũng nghĩ môn Lịch sử là môn có vẻ như chỉ yêu cầu học thuộc lòng.
Tuy nhiên, khi khảo sát các đề thi của trung tâm người ta thấy rằng các tác giả ra đề rất coi trọng việc đo đạc xem “thí sinh có hiểu chính xác hay không”.
Vì vậy các câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu đúng-câu sai trở thành trung tâm của đề thi. Trong kì thi chính thức của trung tâm năm 2016, ở môn Lịch sử Nhật Bản B có 28% tổng số câu hỏi là thuộc kiểu chọn câu đúng-câu sai (10/36 câu) và nếu tính thêm cả các câu yêu cầu ghép nối các câu đúng, câu sai thì tỉ lệ này tăng lên 64% (23/36 câu).
Dưới đây là một số câu hỏi trong đề thi phân theo 3 kiểu câu hỏi nói trên.
Kiểu 1.Câu hỏi yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai (câu hỏi số 4 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)
Hãy lựa chọn câu văn trình bày chính xác về mối quan hệ đối với vùng phía Bắc trong số các câu từ 1 đến 4 dưới đây.
1. Mogami Tokunai đã thám hiểm hướng Shiberia.
2. Laxman đã cùng với Takadaya Kahee đến Nemuro.
3. Ino Tadataka đã đo đạc vùng bờ biển Ezochi
4. Rezanop cùng với Daikokuya Kodayu đã đến Nemuro
Đáp án: 2
Kiểu 2. Câu hỏi ghép nối
Kiểu này có ba dạng là “ghép nối từ-cụm từ”, “ghép nối các câu” và “ghép nối giữa thuật ngữ lịch sử với câu văn thuyết minh”.
Dạng 1: “Ghép nối từ-cụm từ” (Câu số 1 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)
Khi bước vào thời kì Heian, những quý tộc có thế lực đã thiết lập (a) và cho đệ tử của dòng họ nghỉ lại để tiện lợi cho việc học tập. Trong khi Đại học-Quốc học là cơ quan đào tạo quan lại thì Shugeishuchiin do (b) thành lập lại là nơi học tập của tăng lữ và dân chúng.
Câu hỏi: Hãy chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ 1 đến 4 để điền vào chỗ trống trên câu trên tạo ra câu văn chính xác.
1. a. Daigaku Besso b. Saicho
2. a. Daigaku Besso b. Kukai
3. a. Untei b. Saicho
4. a. Untei b. Kukai
Đáp án: 3
Dạng 2: “Ghép nối các câu” (câu hỏi số 6 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)
Các câu từ X đến Z dưới đây nói về xã hội và văn hóa nửa sau thế kỉ XV. Hãy chọn ra phương án đúng nhất trong số các phương án từ 1 đến 4
X. Ki-tô giáo truyền tới và lan rộng với trung tâm là Tây Nhật Bản.
Y. Bằng hoạt động truyền giáo của Nisshin, phái Nichiren đã mở rộng tới các địa phương ở Tây Nhật Bản với trung tâm là Kyoto.
Z. “Ứng an tân thức”, cuốn sách về quy tắc của Renka đã được biên soạn.
1. X đúng, Y đúng, Z sai
2. X sai, Y đúng, Z đúng
3. X đúng, Y sai, Z sai
4. X sai, Y đúng, Z sai
Đáp án: 4.
Dạng 3:“Ghép nối thuật ngữ lịch sử với câu văn thuyết minh:” (Câu số 4 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2015)
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong số các phương án từ 1 đến 4 ở dưới đây với tư cách là câu văn chính xác khi ghép nối câu văn X, Y viết về giao thông của vùng Tây Nhật Bản thời cận thế với các tên người tương ứng.
X. Kết nối Osaka với vùng Đông Bắc và xây dựng đường thủy tới phía Tây (hải vận).
Y. Đào sông Takase-gawa và có đóng góp cho sự phát triển của vận tải đường sông bằng thuyền trong vùng nội địa
a. Kawamura Zuiken b. Kinokuniya Bunzaemon c. Tanaka Shosuke
1. X-a Y-c
2. X-a Y-d
3. X-b Y-c
4. X-b Y-d
Đáp án: 2
Kiểu 3.Câu hỏi về sắp xếp trật tự niên đại, thời đại
Thông thường câu hỏi kiểu này sẽ đưa ra ba câu văn và yêu cầu thí sinh sắp xếp đúng theo trật tự niên đại. Ví dụ câu số 5 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2009 như sau:
Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các phương án từ 1 đến 6 với tư cách là sự sắp xếp chính xác theo trật tự niên đại từ xưa đến nay.
I. Chính đảng xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhật Bản ra đời và hô hào thực hiện bầu cử phổ thông.
II. Phong trào hộ hiến lần hai nổ ra
III. Tư cách nộp thuế trong quyền bầu cử đã hạ xuống mức trên 3 yên đối với thuế trực thu.
1. I-II-III
2. I-III-II
3. II-I-III
4. II-III-I
5. III-I-II
6. III-II-I
Đáp án : 2
Ngoài ra cũng có thể kể thêm một kiểu nữa được gọi là kiểu câu hỏi “lựa chọn đơn giản”. Số lượng các câu hỏi yêu cầu ghi nhớ thuần túy này chiếm số lượng rất ít trong đề thi. Ví dụ như câu số 5 trong Đề thi bổ sung môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2003 dưới đây:
Vào ngày 1/1/1946, Thiên hoàng đã ra tuyên bố
Câu hỏi: “Tuyên bố” được gạch chân ở trên gọi là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án từ 1 đến 4.
1. Sắc chỉ giáo dục
2. Tuyên bố quốc thể minh trưng
3. Tuyên ngôn độc lập
4. Tuyên ngôn Thiên hoàng là con người
Đáp án: 4
Nội dung đề thi
Đề thi bố trí các câu hỏi bao quát một phạm vi khá rộng. Vì vậy, nhìn ở phương diện nội dung có thể thấy các câu hỏi được thiết kế phân chia theo thời đại hoặc theo lĩnh vực.
Khi phân chia theo thời đại, thông thường các câu hỏi sẽ được tính toán để có cả câu hỏi về lịch sử theo chủ đề và các câu hỏi theo thời đại.
Từ năm 1997 trở lại đây, các câu hỏi đầu tiên trong bài thi thường là các câu hỏi về lịch sử theo chủ đề.
Các chủ đề thường được sử dụng trong 10 năm trở lại đây có thể được tổng hợp như dưới đây:
Kỳ thi chính thức Kỳ thi bổ sung 2016 Nhật ký với tư cách là sử liệu 2015 Những người vượt biển Các vấn đề liên quan đến mô hình sinh hoạt 2014 Các vấn đề liên quan đến bảo quản văn kiện lịch sử Cái nhìn của người nước ngoài về Nhật Bản 2013 Lịch sử Hokkaido và Lịch sử Okinawa Lịch sử kinh tế Nhật Bản nhìn từ Tokuseirei (Đức chính lệnh) 2012 Lịch sử Nhật Bản nhìn từ các di sản văn hóa Lịch sử chiến tranh 2011 Lịch sử đèn chiếu sáng và nguồn năng lượng Sự di động sang xu hướng kết hợp Thần đạo với Phật giáo 2010 Lịch sử võ sĩ Nhật Bản trong lòng thế giới 2009 Sự thay đổi quy hoạch hành chính khu vực Lịch sử Kyoto 2008 Lễ hội và tín ngưỡng ở đền thờ Thần đạo Lịch sử chế độ thuế khóa 2007 Khảo sát di sản văn hóa Tham quan học tập di tích ở vùng phía nam khu vực Kanto (Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.25)
Các câu hỏi còn lại sẽ phân chia thành câu hỏi về thời nguyên thủy-cổ đại, câu hỏi về thời trung thế, câu hỏi về thời cận thế, câu hỏi về thời cận-hiện đại.
Cũng có thể thấy các câu hỏi được thiết kế dựa trên ý đồ “rải đều” trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế xã hội, lịch sử ngoại giao, các lĩnh vực khác.
Kĩ thuật thiết kế câu hỏi trong đề thi
Một đặc điểm nổi bật đáng chú ý của các câu hỏi được đưa ra trong kì thi do Trung tâm tuyển sinh quốc gia nói trên tổ chức là sự xuất hiện rất nhiều các sử liệu, tài liệu.
Các sử liệu được sử dụng ở đây không chỉ là sử liệu thành văn mà còn bao gồm cả bức ảnh chụp các tác phẩm mĩ thuật, bản đồ, biểu đồ-đồ thị, bảng biểu(ở Nhật người ta gọi những sử liệu này là “sử liệu thị giác”).
Ví dụ như trong câu hỏi số 2, Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2008 có dẫn ra sử liệu là đoạn trích tác phẩm “Nhật Bản linh dị kí”, được viết vào đầu thời Heian (794-1185) kèm các chú thích cần thiết từ đó đặt ra yêu cầu học sinh phải chọn ra một câu sai trong 4 câu được đưa ra với tư cách là kết quả có thể đọc được (suy luận) từ tư liệu nói trên.
Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.32)
Xu hướng sử dụng đoạn trích các tác phẩm với tư cách là sử liệu rất phổ biến trong những năm trở lại đây. Một số tác phẩm hay được trích là “Vạn diệp tập”, “Lưu Cầu quốc đồ”, “Tống thư”… những đoạn trích này nếu là cổ văn sẽ có thêm phần dịch sang ngôn ngữ hiện đại và các chú thích cần thiết.
Đề thi cũng sử dụng rất nhiều “sử liệu thị giác” (ảnh tác phẩm mĩ thuật, đồ thị, bảng biểu, bản đồ). Ví dụ câu hỏi số 4 trong Đề thi bổ sung năm 2004 có đưa ra bốn bức tranh đánh số từ 1 đến 4 và yêu cầu thí sinh lựa chọn ra bức tranh vẽ cảnh các thương nhân đang tiến hành phương pháp buôn bán mới có tên “Genkinkakenenashi”.
(Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.34).
Ngoài ra đề thi cũng sử dụng bản đồ, đồ thị, bảng biểu để yêu cầu thí sinh đọc hiểu, giải mã thông tin. Ví dụ câu hỏi số 6 Đề chính thức năm 2007 có đưa ra “Biểu đồ diễn tả sự di động dân số của thủ đô Tokyo, phủ Osaka, tỉnh Aichi trong 40 năm từ năm 1920-1960”. Từ đó đặt ra yêu cầu thí sinh chọn ra một câu sai trong số 4 câu được đưa ra dưới đây:
- Bối cảnh đằng sau sự suy giảm dân số trong năm 1945 là sự hư hại của các đô thị do hậu quả của chiến tranh.
- Sự suy giảm dân số của thủ đô Tokyo 1945 năm tương đương với sự gia tăng dân số trong những năm 1920-1944
- Dân số của phủ Osaka trong thời kì chiến tranh Thái Bình Dương có xu hướng giảm
- Thủ đô Tokyo và phủ Osaka trong suốt những năm 1950 vẫn chưa hồi phục được mức dân số trước chiến tranh
Đáp án: 4
(Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.36)
Như vậy, nhìn vào mô hình, nội dung và cách thức kĩ thuật của đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Nhật Bản sẽ thấy đề thi chú trọng đến tư duy sử học và các phương pháp của sử học như phân tích, đọc hiểu, phê phán tư liệu.
Nó phản ánh chân thực lý luận mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử không phải là mối quan hệ một chiều ở đó giáo dục lịch sử truyền đạt các thành tựu của sử học mà giáo dục lịch sử còn tích cực sử dụng các phương pháp của nhà sử học.
Nội dung lịch sử cũng trải rộng từ thời cổ đại đến hiện đại và bao trùm mọi lĩnh vực.
Từ đó có thể liên tưởng đến sự hiện diện của ba hình thái giáo dục lịch sử đang tồn tại trong trường học của Nhật là “lịch sử theo chủ đề” thông sử và “lịch sử lội ngược dòng” cũng như triết lý giáo dục lịch sử hướng đến “nhận thức lịch sử khoa học” và “phẩm chất công dân” mà người Nhật đang theo đuổi.
- Nguyễn Quốc Vương
Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Nhật Bản được thiết kế như thế nào?
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh quy định bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4 hạn chế
Theo Bộ GD-ĐT, từ cuối năm 2017, Bộ đã hoàn thiện việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (TCCDNN) giáo viên, giảng viên.
Theo đó, các địa phương đã phối hợp với các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ này để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập phát sinh một số vấn đề bất cập.
Thứ nhất, theo quy định hiện hành, cả Bộ GD-ĐT và các tỉnh, thành phố đều có chức năng giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng TCCDNN. Điều này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng bồi dưỡng, nhất là đối với các cơ sở do địa phương giao nhiệm vụ bồi dưỡng.
Thứ hai, giáo viên tham gia bồi dưỡng theo TCCDNN chủ yếu phải tự túc kinh phí (một số ít địa phương có hỗ trợ một phần kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên nhưng số lượng không nhiều và không thực hiện hàng năm vì phụ thuộc vào nguồn ngân sách mỗi năm).
Trong khi đó, số lượng giáo viên mầm non, phổ thông công lập đông, địa bàn làm việc phân bố rộng; nhiều giáo viên công tác tại các vùng có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, do không có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính đối với việc bồi dưỡng theo TCCDNN nên nhiều địa phương muốn hỗ trợ giáo viên nhưng không có cơ sở để thực hiện.
Thứ ba, theo đặc thù của ngành giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã được ban hành (theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019) bao gồm các nội dung chi tiết tương ứng với TCCDNN giáo viên các cấp. Căn cứ vào đó, hàng năm giáo viên đều được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT và được cấp chứng chỉ nếu đạt yêu cầu. Vì vậy, việc quy định bồi dưỡng TCCDNN cho giáo viên dẫn đến sự trùng lắp, lãng phí, gây áp lực cho đội ngũ giáo viên.
Thứ tư, hiện nay, cán bộ quản lý giáo dục chưa có chương trình bồi dưỡng chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
Địa phương không bồi dưỡng để Bộ Giáo dục kiểm soát chất lượng
Vì các bất cập nêu trên, đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức mà Bộ Nội vụ đang xin ý kiến góp ý, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi theo một số hướng mới.
Cụ thể, đối với viên chức ngành giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ GD-ĐT quy định (trong trường hợp không thể thay thế tất cả thì chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp).
Bổ sung quy định giao cho các Bộ/Ngành ban hành chương trình bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị sự nghiệp (trong và ngoài công lập) do Bộ/Ngành chủ trì xây dựng (ngoài chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước nói chung do Bộ Nội vụ chủ trì).
Không giao thẩm quyền cho các địa phương về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập để đảm bảo Bộ GD-ĐT kiểm soát được chất lượng tổ chức bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục được Bộ giao nhiệm vụ.
Ngoài ra, để phù hợp với bối cảnh hiện nay, theo Bộ GD-ĐT, cần bổ sung thêm hình thức bồi dưỡng “qua mạng”.
Thanh Hùng
Phương án lương mới của giáo viên không thấp hơn lương cũ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết hiện Bộ GD-ĐT đang tham mưu cho Chính phủ về phương án lương mới của giáo viên, theo nguyên tắc không thấp hơn lương cũ.
">Đề nghị không giao quyền cho địa phương về bồi dưỡng giáo viên
Nhận định, soi kèo Marseille vs Toulouse, 01h45 ngày 7/4: Bảo toàn trong Top 3
Thùy Tiên và ngài Nawat - Chủ tịch Miss Grand International - vừa tới Peru, bắt đầu hành trình hoạt động của mình tại các nước latin. Dù trải qua chặng bay dài từ Thái Lan đến Peru, Thùy Tiên vẫn tươi tắn trước công chúng tại sân bay. Đương kim hoa hậu Hoà Bình Quốc tế tự tin khoe vẻ đẹp tươi tắn, đầy sức sống của mình trong chiếc đầm bắt mắt với những khoảng hở gợi cảm.
Ngay sau khi hạ cánh tới Lima, Thuỳ Tiên có buổi họp báo với giới truyền thông. Trên livestream, khán giả khen Thuỳ Tiên đã diện trang phục nổi bật và thanh lịch với chiếc đầm trễ vai trắng cắt xẻ ở eo.
Tại họp báo, Chủ tịch Nawat và Thuỳ Tiên trao sash và vương miện cho Janet Leyva - đại diện của Peru tại Miss Grand 2022. Dù vóc dáng nhỏ nhắn hơn khi đứng cạnh, Thùy Tiên vẫn nổi bật, không hề “lép vế” so với đại diện phía Peru.
Sau khi trao sash và vương miện, Thuỳ Tiên tham quan nơi tổ chức sự kiện và được truyền thông săn đón. Thuỳ Tiên được người dân Peru chào mời những chiếc bánh ngọt và mật ong. Với biểu cảm khi ăn vô cùng nhí nhảnh và dễ thương của mình, Thuỳ Tiên đầy vui vẻ trong những hoạt động đầu tiên trong chuyến công tác xa nhất từ khi đăng quang.
Theo lịch trình, Thùy Tiên sẽ bay tới các nước Peru, Colombia và Ecuador trong tháng 3. Tháng 4, người đẹp sẽ đồng hành cùng Miss Grand Thái Lan và sang đến đầu tháng 5, Thùy Tiên sẽ đến Tây Ban Nha.
Hà Trang
Thùy Tiên kiếm 70 tỷ đồng sau 3 tháng làm hoa hậu
Sau 3 tháng đăng quang ngôi vị Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên trúng nhiều hợp đồng, thu nhập lên đến 70 tỷ đồng.
">Hoa hậu Thuỳ Tiên diện mốt cắt xẻ táo bạo ở Peru
Ngô Thanh Vân chia sẻ trên trang cá nhân, cô cảm ơn khán giả đã đồng hành và theo dõi hành trình cuộc sống và công việc của mình trong thời gian qua. Những thăng trầm, vui buồn, thành công và hạnh phúc của Ngô Thanh Vân đều đã được khán giả sẻ chia. Cô luôn trân trọng và cảm thấy mình cần có trách nhiệm với sự quan tâm ấy. Chính vì thế, Ngô Thanh Vân đã chính thức thông báo việc được bạn trai cầu hôn.
Ngô Thanh Vân khoe nhẫn cầu hôn. "Đó là câu chuyện của một người phụ nữ, tưởng chừng như đã bị công việc cuốn đi. Phần lớn thời gian cô ấy không dành cho mình mà chỉ vùi đầu vào công việc, vốn dĩ nó cứ dồn dập đến với nhau. Hành trình của cô ấy tìm kiếm sự thành công trong sự nghiệp, tìm kiếm niềm vui trong công việc mà cô ấy say mê… Thành quả cô ấy có được phần nào là món quà của thượng đế đã trao cho bởi sự chăm chỉ và nỗ lực ấy.
Thế nhưng dường như cô ấy vẫn thiếu, vẫn chưa thực sự là người hạnh phúc. Có những lúc ngoài công việc, đối diện với bốn bức tường… cô ấy cũng ao ước những hạnh phúc giản đơn như bao người phụ nữ khác trên đời.
Cô đã từng hứa với người Cha nuôi đáng kính của cô, một ngày nào đó ông sẽ đưa cô vào lễ đường làm lễ cưới, trao cô tận tay một chàng trai nào đó xứng đáng người con gái mà ông đã chăm sóc từ tấm bé. Nay cha cô đã ở trên thiên đàng, và cô vẫn nợ ông lời hứa đó.
2 năm đại dịch, là hai năm không thể dành thời gian cho công việc. Nhưng cùng lúc đó đã có một người đàn ông bước vào cuộc sống của cô ấy, chia sẻ với cô ấy từng phút giây. Anh ấy chuẩn bị đồ ăn và pha cà phê tận giường vào mỗi bữa sáng. Anh ấy cùng dạo phố vào ban trưa. Anh ấy mở cửa xe và lái xe đưa cô ấy về nhà vào buổi tối. Anh ấy không phải hoàng tử, cũng không phải là siêu nhân… Đơn giản anh ấy là một điểm tựa, và khiến cô ấy cảm thấy bình an, luôn thấy mình nhỏ bé, và không bao giờ cô đơn. Họ đã có một happy ending vì anh ấy đã cầu hôn cô ấy. Và cô “say Yes”", Ngô Thanh Vân chia sẻ xúc động trên trang cá nhân.
Trước đó ít phút, Huy Trần cũng chia sẻ trên trang cá nhân về khoảnh khắc hạnh phúc này, khi Ngô Thanh Vẫn đã nhận lời cầu hôn của anh.
Anh viết: "Just like a game of chess, a king is nothing without his queen. I was straying around, lost on the path of life, until I found you. Everyday you are pushing me to become the best version of myself, and because of you, I finally understand the true meaning of love. You are the one I can count on, the one I can trust and the one I want to spend the rest of my life with. I promise to protect you with everything I have and everything I am. I love you, for more than words can ever say. Will you marry me?(Tạm dịch: Cũng giống như một trò chơi cờ vua, vua không là gì nếu không có nữ hoàng của mình. Em đã đi lạc khắp nơi, lạc lối trên đường đời, cho đến khi anh tìm thấy em. Mỗi ngày em đang thúc đẩy anh trở thành phiên bản tốt nhất của chính anh, và vì em, cuối cùng anh cũng hiểu được ý nghĩa thực sự của tình yêu. Em là người anh có thể tin tưởng và là người anh muốn dành trọn phần đời còn lại. Anh hứa sẽ bảo vệ em bằng tất cả những gì em có và tất cả những gì anh có. Anh yêu em, nhiều hơn những lời có thể nói. Em sẽ lấy anh chứ?)".
Chuyện tình với Huy Trần kém 11 tuổi kéo dài hơn 1 năm "đả nữ" Ngô Thanh Vân mới công khai hồi tháng 9/2021. Huy Trần sinh năm 1990, là Việt kiều Đức. Anh được biết đến khi tham gia một số gameshow như Người ấy làai và chương trình Cuộc đua kỳ thú.Hiện tại, Huy Trần là CEO của công ty may mặc và là chủ của một nhà hàng nổi tiếng tại quận 1 (TP.HCM).
Kể từ khi công khai mối tình kém 11 tuổi, nữ diễn viên sinh năm 1979 thường xuyên đăng hình ảnh hạnh phúc bên bạn trai. Hiện tại cả hai ở Na Uy tận hưởng hạnh phúc. Khi Ngô Thanh Vân bận giải quyết công việc, Huy Trần sẽ trổ tài bếp núc, nấu những món giàu chất dinh dưỡng cho diễn viênHai Phượngthưởng thức. Thỉnh thoảng, Huy Trần làm "phó nháy" cho Ngô Thanh Vân. Do vậy nữ diễn viên luôn tỏ ra hạnh phúc khi được tình trẻ chăm sóc chu đáo. Cô thừa nhận: "Có Huy, tôi rất hạnh phúc. Thật sự Huy làm cho tôi rất vui".
Ngân An
Tình trẻ Ngô Thanh Vân về quê bạn gái chơi Tết
Đây là năm thứ 2 Huy Trần về quê bạn gái hơn 11 tuổi Ngô Thanh Vân chơi Tết Nhâm Dần 2022.
">Ngô Thanh Vân nhận lời cầu hôn sau 2 năm hẹn hò với Huy Trần
Nhìn chung luận điểm của Morgan Stanley vẫn lạc quan về vai trò của Ấn Độ với Apple, giống như “Trung Quốc trong 5 năm qua”. Báo cáo chi tiết dự đoán trong 5 năm tới, Ấn Độ có thể chiếm tới 15% tăng trưởng doanh thu Apple, trái ngược so với 2% trong 5 năm qua và 6 tỷ USD hiện nay. Trong khi đó, tăng trưởng cơ sở lắp đặt của công ty sẽ đạt mức 20%.
Morgan Stanley cho rằng mức tăng trưởng doanh thu ước tính đạt 40 tỷ USD trong 10 năm tới, “tương đương với việc Apple tung ra một danh mục sản phẩm hoàn toàn mới”.
Các yếu tố giúp Ấn Độ trở thành động lực tăng trưởng cho nhà sản xuất iPhone bao gồm việc New Delhi đã cải thiện lĩnh vực điện khí hoá cùng với nỗ lực xoay trục rõ nét của Apple nhằm xây dựng sự hiện diện sản xuất và bán lẻ tại quốc gia này. Một khảo sát gần đây cũng cho thấy người tiêu dùng Ấn Độ có mong muốn và khả năng mua iPhone ngày càng tăng.
Song, dự báo cũng đi kèm cảnh báo rằng trong trường hợp Ấn Độ không đạt được các mốc tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu học thì “Apple khó nhận được lợi ích đáng kể tại quốc gia này”.
(Theo CNBC)
Apple đã làm gì để đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD?
Trong bối cảnh kinh tế khó đoán, việc Apple chạm mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD có thể xem là một kỳ tích.">Ấn Độ có thể trở thành động lực tăng trưởng mới của Apple trong 5 năm tới