Kimazae (người Hàn Quốc,áchHànănloạiphởbòtrongngàyởĐàNẵnghàihướcnóimộtcâtin tuc thoi tiet sống ở Thái Lan được 20 năm) chuyển tới làm việc dài ngày tại Đà Nẵng từ tết Nguyên đán 2024. Trong thời gian sinh sống tại đây, anh cũng tranh thủ trải nghiệm ẩm thực và văn hóa địa phương.
Kimazae nhận xét Đà Nẵng là nơi đáng sống vì chi phí sinh hoạt phải chăng và có nhiều món ăn ngon. Trong đó, phở là một trong những món anh thích nhất, thậm chí 2 ngày liền chỉ ăn phở, thử tới 4 phiên bản khác nhau.
“Trong 2 ngày, tôi chỉ ăn phở. Phở có nhiều loại nhưng tôi ưu tiên lựa chọn những quán ăn nổi tiếng ở địa phương”, vị khách Hàn Quốc cho hay.
Ngày đầu tiên, Kimazae thử hai loại phở của cùng một thương hiệu nổi tiếng nhưng ở hai cơ sở khác nhau tại Đà Nẵng. Bữa ăn đầu tiên, anh ghé cơ sở trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà) và gọi món phở lòng bò vị Hàn Quốc.
Theo mô tả trên thực đơn của quán, đây là món phở “mang đến cho thực khách trải nghiệm mới về ẩm thực, là kết tinh của hai nền văn hóa ẩm thực lâu đời là Hàn Quốc và Việt Nam”.
Nam du khách nhận xét nước dùng phở đặc sánh và cay, còn lòng được sơ chế kỹ nên không hề có mùi tanh. “Vị cay ngay cả khi chưa thêm gia vị. Còn sợi phở mềm, đầy đặn nhưng hơi béo”.
Theo cảm nhận của Kimazae, phở ở đây có giá đắt hơn so với những quán thông thường khác. Giá phở lòng bò từ 80.000 – 120.000 đồng/suất (tùy khẩu phần ăn).
“Nhưng đắt bao nhiêu thì cũng đáng giá bấy nhiêu, vì chất lượng tốt và phục vụ rất nhiều thịt bò kèm theo”, Kimazae nói.
Bữa tiếp theo trong ngày, vị khách đến cơ sở thứ 2 nằm trên đường Pasteur (quận Hải Châu). Tại đây, anh gọi món phở sườn cay đặc biệt vì đây là món được người Hàn Quốc yêu thích, có giá 149.000 đồng.
Sau khi thưởng thức hết tô phở, Kimazae thừa nhận “no căng bụng” vì miếng sườn to và suất ăn đầy đặn bánh phở. Theo cảm nhận của anh, nước dùng ở đây cũng có độ đặc sánh, hương vị khá giống món phở lòng bò.
Ngày thứ hai, Kimazae dùng bữa trưa tại quán phở có tiếng trên đường Lý Tự Trọng (quận Hải Châu) và gọi một phần phở tái có giá 55.000 đồng, thêm một suất ram tôm thịt, giá 230.000 đồng.
Anh rất ấn tượng với cách phục vụ nhanh chóng và chu đáo của quán. Món ăn được chế biến nhanh. Thực khách có thể dùng thêm trà hoa nhài hay kim chi tùy sở thích.
“Nước dùng ở đây trong và ngon, nhìn rất sạch sẽ. Tuy nhiên, theo khẩu vị riêng, tôi thấy hơi nhạt nên đã nêm nếm chút gia vị cho đậm đà. Nhưng đây vẫn là loại phở tôi khuyên bạn nên ăn khi tới Đà Nẵng”, Kimazae nêu cảm nhận.
Anh cũng đánh giá cao hương vị món ram tôm thịt với phần vỏ giòn rụm, phần nhân đầy đặn, vừa miệng, chấm cùng nước mắm chua ngọt rất ngon.
Vị khách Hàn Quốc còn thừa nhận cố gắng ăn nhiều nhưng không thể sử dụng hết phần ăn đã gọi. “Tô phở khá đầy nên tôi ăn no lắm. Dù hai món đều ngon, tôi dùng hết sức có thể nhưng không thể ăn thêm được nữa”, anh bày tỏ.
Bữa tối, Kimazae tiếp tục tìm đến một quán phở trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà). Quán nằm ngay mặt đường lớn. Anh gọi một tô phở tái, giá 45.000 đồng, được phục vụ một số loại rau kèm theo như giá đỗ, ngò gai, húng chó.
Vì đã thưởng thức phở Việt nhiều lần và học hỏi cách ăn của người địa phương nên vị khách này cũng cho thêm rau và một số gia vị như giấm tỏi, ớt chưng,… để món ăn hấp dẫn hơn.
“Nước dùng có hương vị khá giống món phở lúc trưa tôi thưởng thức. Tuy nhiên, phở ở đây thường cho thêm lá ngò gai”, Kimazae nhận xét.
Kimazae cho biết, như vậy là trong 2 ngày, anh đã thử tới 4 loại phở bò khác nhau.
Anh nhận xét cả 4 loại đều ngon, song mỗi phiên bản có một hương vị riêng, không hòa lẫn. Thậm chí, mỗi loại được bán với giá khác nhau, từ bình dân đến đắt tiền.
“Nếu bây giờ ăn lại một trong các món phở đó, tôi vẫn có thể ăn tiếp được”, vị khách hài hước bày tỏ.
Ảnh: Kimazae Life
Chàng rể Việt bán bánh tráng nướng ở Thái Lan, kiếm vài triệu/ngày 'nhẹ tênh'Tiệm bánh tráng nướng của chàng rể Việt và người vợ Thái Lan không có địa điểm cố định, chỉ bán vài tiếng mỗi ngày nhưng luôn đông kín khách, thu lời tiền triệu “nhẹ tênh”.