Những món chay được chế biến, trình bày như những món mặn. (Ảnh: H. A).

Điều này một lần nữa dấy lên không ít tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, ăn chay giả mặn là phản cảm, nhất là với những người ăn chay với mục đích khơi dậy lòng từ bi, người theo đạo Phật, người tu hành. Bởi dù là tinh bột, rau, củ, quả, đậu hũ… nhưng ăn dưới hình hài là động vật vẫn là sân si, tâm không từ được việc ăn thịt nên mới phải làm giả đồ mặn như vậy.

Một số khác lại nêu quan điểm, không nên áp đặt một cách cứng nhắc, cho rằng việc ăn chay là để tịnh tâm hay tu hành. Nhiều người ăn chay đơn giản vì người đó thích, ăn để không sát sinh, ăn để thấy nhẹ nhàng trong người, ăn để thưởng thức nghệ thuật nấu đồ chay.

"Với những người lần đầu ăn chay hoặc muốn ăn chay nhưng chưa thể quen ngay thì việc ăn chay giả mặn cũng khiến họ dễ dàng làm quen hơn, giảm dần thói quen sát sinh", chị Lê Thị Gấm (42 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, Đại đức Thích Minh Thành (trụ trì chùa Linh Quang, Nghĩa Hưng, Nam Định) cho hay, mục đích của việc ăn chay là để khởi tâm từ, thể hiện tình yêu thương chúng sinh.

Đạo Phật chia ăn chay làm hai loại ăn chay trường (ngày nào cũng ăn) và ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ có nhiều cách: Nhị trai (mỗi tháng ăn hai ngày là mồng một và ngày rằm), tứ trai, lục trai, thập trai; nhất nguyệt trai (ăn chay trọn tháng Giêng hay tháng 7); tam nguyệt trai (ăn chay trọn tháng Giêng, tháng 7 và tháng 12).

Cỗ chay được nhiều người lựa chọn để dâng cúng trong tháng 7. (Ảnh: An Phúc).

"Tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu, cũng là tháng cuối trong ba tháng an cư kết hạ của chư tăng trên khắp thế giới. Với tâm hiếu kính đến ông bà cha mẹ, một số người đã bỏ tiền tài đi phóng sinh. Một số lại lựa chọn ăn chay với quan niệm mỗi một bữa ăn chay cũng là một lần phóng sinh", Đại đức Thích Minh Thành nói.

Tuy nhiên, thực tế, có nhiều người lựa chọn ăn chay nhưng vẫn sử dụng các thực phẩm chay theo kiểu giả mặn. Các món ăn có hình thù con cá, con tôm, thịt gà, thịt ba chỉ, thịt bê xào xả ớt…

Theo Đại đức Thích Minh Thành, xét ở một góc độ nào đó thì ăn chay giả mặn là cách "lấy giả để tìm lại chân".

Vị Đại đức phân tích: Cũng như "Phật tâm vô tướng", Phật trong tâm không có hình tướng nhưng con người vẫn xây chùa, tạc tượng, dạy mọi người đến chùa lễ Phật, nghe pháp, tụng kinh, làm việc thiện… thì việc ăn chay giả mặn theo quan điểm là cách dùng cái giả để tìm thấy cái chân thật, không làm cho chúng sinh đau khổ.

Một người chưa ăn quen đồ chay nhưng khi nhìn thấy đồ chay được chế biến bắt mắt dưới hình hài những món ăn từ động vật hàng ngày mình vẫn ăn sẽ thấy hấp dẫn hơn. 

Các loại nguyên liệu chay như đậu phụ, bột nếp, bột đỗ… kết hợp với các loại gia vị làm thành các món ăn chay khác nhau. Những người thưởng thức thấy rằng, hóa ra ăn chay cũng ngon, cũng không quá khó, thi thoảng đổi bữa, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe, theo quan điểm lại vừa bớt đi "một nghiệp sát sinh".

 "Thay vì một bữa cơm họ ăn biết bao nhiêu con cá, con cua rồi thịt gà, thịt bò… thì ăn đồ chay giả sẽ không sát sinh bất cứ sinh linh nào. Trong đầu họ liên tưởng đến những con vật thật đó thì theo quan điểm của Phật giáo vẫn sinh ra nghiệp, nhưng nghiệp đó so với việc ăn thật vẫn nhẹ hơn rất nhiều", vị Đại đức nhấn mạnh.

Theo Đại đức Thích Minh Thành, bữa ăn của các nhà tu hành, các Phật tử thường rất giản dị với những đĩa đậu luộc, rau luộc, tương chao. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nhà chùa khi tiếp đón khách thường uyển chuyển trong chế biến để khách đến chùa được thưởng thức bữa cơm ngon với tinh thần hoan hỷ.

Một mâm cơm chay chế biến đơn giản. (Ảnh: H. H).

Nhìn nhận từ góc độ an toàn vệ sinh thực phẩm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để các món ăn chay có hình thù giống như các món ăn mặn, khi chế biến, người nấu bắt buộc phải cho thêm các chất phụ gia để tạo màu, tạo mùi, tạo vị và dễ định hình.

"Việc sử dụng các chất này nếu không được kiểm soát, nằm ngoài ngưỡng cho phép thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thị trường đồ chay hiện giờ rất sôi động và tiện lợi.

Người dân không cần nấu nướng, chế biến mà chỉ cần mua về hoặc đặt hàng là đã có các món ăn chay để thưởng thức. Vậy nên, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường là cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để người dân yên tâm sử dụng", ông Thịnh nói.

Một chuyên gia dinh dưỡng thì cho rằng, nếu muốn ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường, người dân nên sử dụng những thực phẩm tươi như rau, củ và hạn chế thực phẩm giả mặn để tránh được những nguy cơ khó lường với sức khỏe nếu thực phẩm chay giả mặn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Dân trí

Con dâu ăn chay trường ở cữ, đến bữa cơm mẹ chồng làm điều bất ngờ

Con dâu ăn chay trường ở cữ, đến bữa cơm mẹ chồng làm điều bất ngờ

Con dâu ăn chay trường đang ở cữ, rơi nước mắt khi thấy mâm cơm của mẹ chồng bê đến tận giường." />

Tranh luận ăn chay giả mặn, chuyên gia nói gì?

Ở nước ta,ậnănchaygiảmặnchuyêngianóigìtin tức the thao tháng 7 âm lịch có ba lễ lớn: Xá tội vong nhân (theo quan niệm của Đạo giáo), Vu Lan báo hiếu (theo quan niệm của Phật giáo) và Tết Trung nguyên (theo thần sát).

Trong tháng này, nhiều gia đình đã lựa chọn các mâm cỗ chay để dâng cúng tổ tiên, thần Phật. Nhiều người thậm chí còn phát nguyện ăn chay vào các ngày rằm, mồng 1 hoặc ăn chay nguyên tháng 7 âm lịch.

Những mâm cỗ chay được lựa chọn dâng cúng hoặc để ăn thường không thiếu giò, chả, nem, cá kho, tôm chiên, gà làm giả chay... Nhìn hình thức bề ngoài, nó rất giống với một mâm cỗ mặn thông thường. Nhiều người gọi đây là lối "ăn chay giả mặn".

Những món chay được chế biến, trình bày như những món mặn. (Ảnh: H. A).

Điều này một lần nữa dấy lên không ít tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, ăn chay giả mặn là phản cảm, nhất là với những người ăn chay với mục đích khơi dậy lòng từ bi, người theo đạo Phật, người tu hành. Bởi dù là tinh bột, rau, củ, quả, đậu hũ… nhưng ăn dưới hình hài là động vật vẫn là sân si, tâm không từ được việc ăn thịt nên mới phải làm giả đồ mặn như vậy.

Một số khác lại nêu quan điểm, không nên áp đặt một cách cứng nhắc, cho rằng việc ăn chay là để tịnh tâm hay tu hành. Nhiều người ăn chay đơn giản vì người đó thích, ăn để không sát sinh, ăn để thấy nhẹ nhàng trong người, ăn để thưởng thức nghệ thuật nấu đồ chay.

"Với những người lần đầu ăn chay hoặc muốn ăn chay nhưng chưa thể quen ngay thì việc ăn chay giả mặn cũng khiến họ dễ dàng làm quen hơn, giảm dần thói quen sát sinh", chị Lê Thị Gấm (42 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, Đại đức Thích Minh Thành (trụ trì chùa Linh Quang, Nghĩa Hưng, Nam Định) cho hay, mục đích của việc ăn chay là để khởi tâm từ, thể hiện tình yêu thương chúng sinh.

Đạo Phật chia ăn chay làm hai loại ăn chay trường (ngày nào cũng ăn) và ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ có nhiều cách: Nhị trai (mỗi tháng ăn hai ngày là mồng một và ngày rằm), tứ trai, lục trai, thập trai; nhất nguyệt trai (ăn chay trọn tháng Giêng hay tháng 7); tam nguyệt trai (ăn chay trọn tháng Giêng, tháng 7 và tháng 12).

Cỗ chay được nhiều người lựa chọn để dâng cúng trong tháng 7. (Ảnh: An Phúc).

"Tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu, cũng là tháng cuối trong ba tháng an cư kết hạ của chư tăng trên khắp thế giới. Với tâm hiếu kính đến ông bà cha mẹ, một số người đã bỏ tiền tài đi phóng sinh. Một số lại lựa chọn ăn chay với quan niệm mỗi một bữa ăn chay cũng là một lần phóng sinh", Đại đức Thích Minh Thành nói.

Tuy nhiên, thực tế, có nhiều người lựa chọn ăn chay nhưng vẫn sử dụng các thực phẩm chay theo kiểu giả mặn. Các món ăn có hình thù con cá, con tôm, thịt gà, thịt ba chỉ, thịt bê xào xả ớt…

Theo Đại đức Thích Minh Thành, xét ở một góc độ nào đó thì ăn chay giả mặn là cách "lấy giả để tìm lại chân".

Vị Đại đức phân tích: Cũng như "Phật tâm vô tướng", Phật trong tâm không có hình tướng nhưng con người vẫn xây chùa, tạc tượng, dạy mọi người đến chùa lễ Phật, nghe pháp, tụng kinh, làm việc thiện… thì việc ăn chay giả mặn theo quan điểm là cách dùng cái giả để tìm thấy cái chân thật, không làm cho chúng sinh đau khổ.

Một người chưa ăn quen đồ chay nhưng khi nhìn thấy đồ chay được chế biến bắt mắt dưới hình hài những món ăn từ động vật hàng ngày mình vẫn ăn sẽ thấy hấp dẫn hơn. 

Các loại nguyên liệu chay như đậu phụ, bột nếp, bột đỗ… kết hợp với các loại gia vị làm thành các món ăn chay khác nhau. Những người thưởng thức thấy rằng, hóa ra ăn chay cũng ngon, cũng không quá khó, thi thoảng đổi bữa, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe, theo quan điểm lại vừa bớt đi "một nghiệp sát sinh".

 "Thay vì một bữa cơm họ ăn biết bao nhiêu con cá, con cua rồi thịt gà, thịt bò… thì ăn đồ chay giả sẽ không sát sinh bất cứ sinh linh nào. Trong đầu họ liên tưởng đến những con vật thật đó thì theo quan điểm của Phật giáo vẫn sinh ra nghiệp, nhưng nghiệp đó so với việc ăn thật vẫn nhẹ hơn rất nhiều", vị Đại đức nhấn mạnh.

Theo Đại đức Thích Minh Thành, bữa ăn của các nhà tu hành, các Phật tử thường rất giản dị với những đĩa đậu luộc, rau luộc, tương chao. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nhà chùa khi tiếp đón khách thường uyển chuyển trong chế biến để khách đến chùa được thưởng thức bữa cơm ngon với tinh thần hoan hỷ.

Một mâm cơm chay chế biến đơn giản. (Ảnh: H. H).

Nhìn nhận từ góc độ an toàn vệ sinh thực phẩm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để các món ăn chay có hình thù giống như các món ăn mặn, khi chế biến, người nấu bắt buộc phải cho thêm các chất phụ gia để tạo màu, tạo mùi, tạo vị và dễ định hình.

"Việc sử dụng các chất này nếu không được kiểm soát, nằm ngoài ngưỡng cho phép thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thị trường đồ chay hiện giờ rất sôi động và tiện lợi.

Người dân không cần nấu nướng, chế biến mà chỉ cần mua về hoặc đặt hàng là đã có các món ăn chay để thưởng thức. Vậy nên, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường là cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để người dân yên tâm sử dụng", ông Thịnh nói.

Một chuyên gia dinh dưỡng thì cho rằng, nếu muốn ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường, người dân nên sử dụng những thực phẩm tươi như rau, củ và hạn chế thực phẩm giả mặn để tránh được những nguy cơ khó lường với sức khỏe nếu thực phẩm chay giả mặn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Dân trí

Con dâu ăn chay trường ở cữ, đến bữa cơm mẹ chồng làm điều bất ngờ

Con dâu ăn chay trường ở cữ, đến bữa cơm mẹ chồng làm điều bất ngờ

Con dâu ăn chay trường đang ở cữ, rơi nước mắt khi thấy mâm cơm của mẹ chồng bê đến tận giường.