您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Atromitos vs AEL Larissa, 0h00 ngày 17/1
NEWS2025-04-18 23:32:41【Giải trí】8人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 16/01/2024 09:53 Nhận định hôm nay ngày bao nhiêu âm lịchhôm nay ngày bao nhiêu âm lịch、、
很赞哦!(72869)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Once Caldas vs La Equidad, 4h10 ngày 17/4: Khó có bất ngờ
- Telegram ‘xuống nước’ sau khi CEO bị bắt
- Dodge Challenger GT 2021 màu độc về Việt Nam, giá khoảng 3,8 tỷ đồng
- Top 8 chiếc xe thể thao cũ giá rẻ 'giật mình', chỉ hơn 10 nghìn USD
- Nhận định, soi kèo Chengdu Rongcheng vs Yunnan Yukun, 18h35 ngày 16/4: Bắt nạt tân binh
- Trộm lái xe bỏ chạy kéo lê cảnh sát hàng chục mét
- Wakamono ra mắt dầu gội giảm rụng tóc với công nghệ nano dầu olive
- Bắt 1 phó phòng Sở Y tế Bà Rịa
- Nhận định, soi kèo Yokohama Marinos vs Shimizu S
- Đồng hồ Apple Watch, iPhone 11 và iPhone 12 giảm giá
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Wellington Phoenix, 16h35 ngày 18/4: Những người khốn khổ
">
Skoda Kodiaq 2024 ra mắt, nội thất sang xịn hơn và thêm nhiều trang bị
Realme 9 Pro+. Ngoài camera chính, máy còn có hai camera sau phụ trợ: camera góc siêu rộng sử dụng cảm biến Sony IMX355 8MP góc nhìn 119 độ; và cảm biến macro 2MP chụp cận cảnh ở cự ly 3-4cm với khẩu độ f/2.4.
Ở mặt trước, máy trang bị ống kính Sony IMX471 độ phân giải 16MP, khẩu độ f/2.45, chống rung điện tử EIS và các bộ lọc làm đẹp.
Realme 9 Pro+ có giá dự kiến dưới 10 triệu đồng. Với mức giá thấp hơn, phiên bản tiêu chuẩn Realme 9 Pro - tầm giá dưới 8 triệu đồng - cũng sở hữu cụm 3 camera.
Sản phẩm này có cảm biến chính độ phân giải 64MP, tiêu cự 26mm, khẩu độ f/1.8, cho khả năng chụp ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng.
Bổ trợ cho camera chính là camera góc siêu rộng 8MP, khẩu độ f/2.2 và camera macro 2MP, khẩu độ f/2.4. Camera trước có độ phân giải 16MP, f/2.1 có hỗ trợ chụp ảnh nhóm góc rộng.
Dự kiến, Realme 9 Pro có giá dưới 8 triệu đồng và 9 Pro+ dưới 10 triệu đồng, sẽ được công bố chính thức tại Việt Nam vào ngày 2/3.
Ngoài 2 chiếc máy trên, Realme đồng thời giới thiệu hai smartphone cao cấp dòng GT 2 Series mới chỉ vừa giới thiệu tại sự kiện Mobile World Congress (MWC) tại Barcelona hôm 28/2.
Dòng máy này sử dụng bộ vi xử Snapdragon 8 Gen 1 mạnh nhất hiện tại, RAM 8GB/12GB, bộ nhớ trong 128GB/256GB/512GB. Trong đó, đáng chú ý là mẫu Realme GT 2 Pro được trang bị camera góc rộng đến 150 độ (so với 120 độ như trên nhiều smartphone hiện nay).
Hải Đăng
Realme khởi tranh phân khúc điện thoại cao cấp tại thị trường Châu Âu
Lần đầu tiên, thương hiệu con của Oppo sẽ ra mắt 2 sản phẩm cao cấp của mình tại sự kiện Mobile World Congress vào tuần tới.
">Realme ra mắt 4 smartphone tại Việt Nam, tập trung mạnh vào camera
Biểu tượng Maybach gắn trên mũi xe luôn là niềm tự hào của chủ nhân và sự hâm mộ của nhiều người đi đường.
Mercedes-Maybach S-Class là một trong những dòng xe được xem như biểu tượng của sự xa xỉ, và không phải ai cũng có thể sở hữu, vì giá bán lên tới hơn 200.000 USD tại Mỹ.
Dù vậy, điều đó không có nghĩa là bạn không thể "giả vờ" mình đang sở hữu một chiếc Maybach. Với một bộ bodykit của Trung Quốc giá chỉ từ 1.000 đến 1.500 USD, bạn có thể biến một chiếc Mercedes E-Class L (phiên bản trục cơ sở kéo dài) thành một chiếc Maybach S-Class "giả cầy" có chiều dài lên tới 5.065mm.
Gói bodykit này gồm bộ ốp crôm, lưới tản nhiệt lớn hơn một chút, với các thanh dọc, logo Maybach, đầu ống xả và cản sau.
Bộ bodykit của Trung Quốc dành cho xe Mercedes E-Class phiên bản từ 2016 đến 2020.
Bộ bodykit này đang được bán trên Alibaba với giá từ 1.000 USD đến 1.500 USD, chi phí khá hợp lý đối với nhu cầu biến xe E-Class thành một chiếc Maybach S-Class giá 200.000 USD.
Một chiếc xe lắp bộ bodykit này đã bị bắt gặp xuất hiện tại một cây xăng ở thành phố Faridabad, Ấn Độ. Ngoài bộ bodykit nói trên, chủ chiếc E-Class này còn chịu chơi sơn luôn thân xe hai tông màu theo phong cách đặc trưng Maybach, lắp bộ vành mới và gắn chữ V12 lên hai bên vòm chắn bùn bánh trước.
Thật khó nhận ra đây là một chiếc Mercedes Maybach S-Class "giả cầy".
Chiếc E-Class đã được nâng cấp trông giống hệt Mercedes-Maybach S560 phiên bản 2019. Chỉ những con mắt nhà nghề mới có thể nhận ra sự khác nhau giữa hàng thật và "hàng nhái". Xe Mercedes-Maybach S-Class có kích thước lớn hơn, trang bị cao cấp hơn.
Có thể dễ dàng hô biến một chiếc E-Class L thành S-Class như vậy là vì có sự tương đồng khá lớn giữa các dòng sedan của Mercedes cả về thiết kế và tỷ lệ. Cả C-Class thế hệ W205 (2014-2021) lẫn E-Class thế hệ W213 (phiên bản từ 2016 đến nay) đều chịu ảnh hưởng rõ nét của S-Class thế hệ W222 (2014-2020).
Đặc biệt, phiên bản trục cơ sở kéo dài E-Class L ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ còn tiến thêm một bước, khi có cửa sổ phía sau kéo dài giống như xe Maybach.
E-Class (trái) có thể "biến thành" Maybach S650 (phải), nhờ gói độ giá 1.100 USD của Trung Quốc.
Biểu tượng Maybach gắn trên mũi xe luôn là niềm tự hào của chủ nhân và sự hâm mộ của nhiều người đi đường.
Biểu tượng Maybach gắn trên mũi xe luôn là niềm tự hào của chủ nhân và sự hâm mộ của nhiều người đi đường.
Biểu tượng Maybach gắn trên mũi xe luôn là niềm tự hào của chủ nhân và sự hâm mộ của nhiều người đi đường.
Biểu tượng Maybach gắn trên mũi xe luôn là niềm tự hào của chủ nhân và sự hâm mộ của nhiều người đi đường.
Theo Dân trí
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe sang mới cấp tập ra mắt khách Việt, giá cao nhất 11,5 tỷ
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, thị trường ô tô Việt Nam 7 tháng đầu năm nay vẫn đón nhận hàng loạt mẫu xe sang và siêu sang mới giá trên dưới chục tỷ đồng ra mắt đáng chú ý. Trong đó, đắt nhất là SUV siêu sang Maybach GLS 600.
">'Hô biến' E
Nhận định, soi kèo Mjallby vs Hammarby, 20h00 ngày 18/4: Sớm mất ngôi đầu
Các tờ báo nước ngoài cũng từng đối mặt với khủng hoảng ở giai đoạn triển khai thu phí.
Sự suy giảm này trở nên nghiêm trọng hơn vào đầu thế kỷ 21. Việc sụt giảm lượng phát hành và mất độc giả ảnh hưởng trực tiếp đến sự đầu tư của các nhà quảng cáo, sau này là nguồn thu chính của tờ báo.
Trong bối cảnh đó, các nhóm báo phải tập trung khám phá những mô hình kinh doanh khác ngoài doanh thu phân phối và quảng cáo. Đồng thời, thiết lập tính phí cho nội dung trực tuyến là nỗ lực thu lợi nhuận mới của hầu hết báo giấy.
Năm 2011, Thời báo New York chính thức khởi động lại mô hình thu phí và nhanh chóng tích lũy được một lượng lớn người đăng ký. Một năm sau, nguồn này là thu nhập chính và Thời báo New York trở thành một mô hình thực hành thu phí báo chí. Tính đến năm 2015, hơn 70% phương tiện truyền thông ở Mỹ đã áp dụng các hình thức thu phí người đọc.
Từ đầu thế kỷ 21, công nghệ Internet của Việt Nam phát triển nhanh chóng, dưới tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số và sự mở rộng của nhiều phương tiện truyền thông mới, báo chí trong nước phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự như ngành báo chí Mỹ đã trải qua.
Trên thực tế, thu phí không chỉ có nghĩa là xây dựng các quy tắc thanh toán và lựa chọn mô hình thanh toán, mà là một loạt kế hoạch tổng thể bao gồm tối ưu hóa nội dung, nghiên cứu người dùng, quảng bá tiếp thị để thích ứng với kỷ nguyên Internet.
Nhà kinh tế học truyền thông người Mỹ Ken Dockett đã tổng kết chiến lược vận hành thu phí của các tờ báo là “nguyên tắc 5P”: sản phẩm, người dùng, cách trình bày, giá cả và khuyến mãi. Ông tin rằng 5 yếu tố này là chìa khóa cho hoạt động thu phí. Trong suốt quá trình thực hiện thu phí của các tờ báo nổi tiếng nước ngoài, đa phần đều đang thử và áp dụng phương pháp này.
Trong nguyên tắc 5P, các sản phẩm nội dung chất lượng cao là sự hỗ trợ cho hoạt động thu phí. Việc cung cấp nội dung trực tuyến có giá trị duy nhất hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sẵn sàng chi trả của độc giả. Để tạo ra những sản phẩm tin tức chất lượng cao trong thời đại Internet, bộ phận biên tập tin tức báo chí đã khởi động một cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Lấy Thời báo New York làm ví dụ về thực hành thu phí. Ngay từ năm 1999, Thời báo New York đã thành lập một bộ phận kỹ thuật số để hoạch định nội dung số và phục vụ cho thói quen đọc của độc giả trực tuyến. Bộ phận kỹ thuật số có sự quản lý độc lập với đội ngũ biên tập viên chịu trách nhiệm vận hành hơn 40 trang web trực thuộc tòa báo.
Ngoài ra, Thời báo New York cũng thiết lập cơ sở dữ liệu lưu trữ tin tức, chứa hơn 14 triệu bài báo trong 160 năm qua. Thông qua cơ sở dữ liệu này, Thời báo New York có thể truy tìm lai lịch, sự kiện, các báo cáo liên quan kết hợp với nhau và được trình bày dưới dạng ba chiều, chi tiết theo các chủ đề đặc biệt để thu hút sự chú ý của người đọc.
Hiểu đúng người dùng, phân chia người dùng hợp lý, nắm bắt người dùng chính xác là cơ sở cho ra đời những sản phẩm nội dung chất lượng cao trong thời đại Internet và là nền tảng của hoạt động thu phí. Về dự báo nhu cầu người dùng, New York Times đã thiết lập cơ sở dữ liệu độc giả thông qua đăng ký kỹ thuật số và thu được thông tin độc giả đầy đủ.
Thông tin đó giúp New York Times tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu đọc của độc giả khác nhau và cung cấp thông tin tương ứng cho thị trường mục tiêu. Vào năm 2017, New York Times đã khởi chạy một loạt thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ đọc theo sở thích. Trong thời đại của Internet với những thông tin phức tạp, việc trình bày nội dung chính xác và tùy biến đã mang lại một lượng lớn người đăng ký.
Chiến lược tính phí là một phần quan trọng của hoạt động thu phí. Giá cả hợp lý và khuyến mại kịp thời có thể cân bằng hiệu quả mối quan hệ giữa doanh thu truyền thông và tổn thất của người dùng. New York Times sử dụng thu phí được đo lường, nơi độc giả có thể đọc miễn phí một lượng nội dung trực tuyến nhất định trong một thời gian giới hạn.
Chìa khóa của thu phí được đo lường là cách đặt số lần đọc miễn phí và giá phải trả. Về số lượng miễn phí, New York Times ban đầu được thiết lập để đọc 20 tin tức miễn phí mỗi tháng, nhưng trong năm thứ hai, số lượng được thay đổi thành 10 bản tin.
Từ thời điểm đó, người dùng có thể truy cập tin tức trả phí thông qua liên kết của các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, hoặc có thể truy cập trang trả phí với quyền truy cập hạn chế thông qua tìm kiếm của Google, để duy trì lưu lượng truy cập trang web và ảnh hưởng của thương hiệu.
Ngoài việc thiết lập mức giá linh hoạt, New York Times cũng rất giỏi trong việc thu hút người đăng ký thông qua nhiều hình thức khuyến mại. Ví dụ, vào đầu năm 2017, New York Times thông báo rằng, người dùng trả phí 1 năm sẽ được sử dụng dịch vụ nhạc Spotify trị giá 120 USD.
Một tờ báo khác là Wall Street Journal lại thiết lập thu phí phân loại. Trên cơ sở duy trì các lợi thế truyền thống của phí dịch vụ và thông tin, họ đã liên tiếp tung ra các phiên bản nội dung miễn phí, chẳng hạn như cho phép độc giả đọc những bài báo trong lĩnh vực nghệ thuật và chính trị miễn phí, để khôi phục sự suy giảm lưu lượng truy cập.
Vào năm 2016, The Wall Street Journalđã điều chỉnh thêm chiến lược, cho phép đọc miễn phí những bài viết được chia sẻ bởi các thành viên trả phí trên mạng xã hội như Facebook và mỗi bài báo sẽ bao gồm một "đơn đăng ký thành viên".
Bên cạnh đó, Wall Street Journalcũng mở "quyền truy cập" 24 giờ cho những người không đăng ký, cho phép họ duyệt một số bài báo trên trang web trong thời gian giới hạn và theo kiểu đọc của từng khách truy cập. Wall Street Journal muốn liên hệ chặt chẽ với người dùng và đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ bất kỳ độc giả nào có thể trở thành người đăng ký.
Nói chung, theo quy mô độc giả và định vị nội dung, báo chí có thể được chia thành báo chí tổng hợp quy mô lớn, báo chí chuyên ngành, báo chí địa phương quy mô vừa và nhỏ. Việc áp dụng thu phí trong tất cả loại hình này ở nước ngoài đều đã có hiệu quả.
Trên thực tế, khi cơ quan báo chí thiết lập thu phí, sẽ không còn là một đơn vị kinh doanh thuần túy nữa mà đã bước vào lĩnh vực thị trường. Điều này đặc biệt liên quan thương hiệu của tờ báo, bởi vì đó là “sản phẩm tinh thần trong tâm trí độc giả”.
Tờ The Timescủa Anh cũng thử nghiệm thu phí vào năm 2010, nhưng dữ liệu khảo sát sau đó cho thấy The Timesđã mất 2/3 độc giả. Từ đó, một số học giả đi đến kết luận: "Thành công của New York Times không phải là mô hình thu phí mà là chất lượng nội dung và thương hiệu của tờ báo".
Điệp Lưu
Giải pháp nào để độc giả sẵn sàng trả tiền cho nội dung báo chí có giá trị?
Thúc đẩy bởi làn sóng báo chí thu phí trong những năm gần đây, khái niệm người dùng “trả tiền cho nội dung có giá trị” cũng đã hình thành.
">Thực tiễn báo chí thu phí từ một số phương tiện truyền thông nước ngoài
Ông Đỗ Hữu Ca. Ảnh: CTV Khoảng một tuần sau, nhiều lần qua hỏi ông Ca về việc lo chạy án nhưng nhận được trả lời chưa thấy thông tin gì từ phía Công an tỉnh Quảng Ninh nên Trương Xuân Đước lo lắng, về nhà lấy tiếp 5 tỷ đồng rồi đến nhà ông Ca. Khi đến nơi, Đước mang tiền để vào trong phòng ngủ tầng một nhà ông Ca và nói chuyện về việc đưa thêm số tiền 5 tỷ đồng, tiếp tục nhờ chạy án. Ông Ca đồng ý.
Lần thứ 3 vào ngày 11/11/2022, nhận thấy Công an tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục thu thập hồ sơ liên quan đến các công ty của mình nên vợ chồng Trương Xuân Đước quyết định đưa thêm 15 tỷ cho ông Ca để lo chạy tội. Trương Xuân Đước nhờ T.T.N.Q. (Giám đốc một ngân hàng trên đường Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng rút số tiền 14,970 tỷ đồng từ tài khoản của Đước, sau đó thêm 30 triệu đồng cho vào hai bao vải đựng tiền của ngân hàng rồi thông báo cho vợ đến nhận.
Theo yêu cầu của Đước, T.T.N.Q. chỉ đạo nhân viên lái xe ô tô của ngân hàng chở Ngọc Anh đến nhà ông Ca. Nhân viên này còn giúp Ngọc Anh xách 2 bao tiền để vào trong phòng khách nhà ông Ca, sau đó đi về.
Ngọc Anh nói đã mang đến 15 tỷ và đưa cho ông Ca xem bản chụp tờ công văn của Công an tỉnh Quảng Ninh thu thập hồ sơ liên quan đến các công ty của chồng mình tại cơ quan thuế để ông Ca lo chạy tội cho đúng.
Lần thứ 4 vào ngày 1/12/2022, thấy việc chạy tội chưa có kết quả nên Đước chỉ đạo Ngọc Anh tiếp tục mang thêm 5 tỷ đến đưa cho ông Ca. Khi gặp, Ngọc Anh nói đưa thêm 5 tỷ đồng nhờ ông Ca chạy tội giúp Đước vì tình hình quá nguy cấp.
Sau khi nghe Ngọc Anh cho biết Đước vẫn đang lẩn trốn, ông Ca đã nói chuyện qua điện thoại với Đước và bảo về gặp mình. Hôm sau, vợ chồng Đước đến gặp hỏi về kết quả chạy án nhưng ông Ca vẫn nói chưa nắm bắt được thông tin gì từ phía Công an tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, ông Ca bảo Đước về nhà mình ở một thời gian để tiện trao đổi công việc nhưng Đước từ chối.
Sau 4 lần đưa tiền chạy tội nhưng vẫn không có kết quả phản hồi, gần trước Tết Nguyên đán năm 2023, Đước lại cùng vợ đến nhà ông Ca để hỏi kết quả chạy án.
Tại đây, ông Ca nói đã lo xong việc ở Công an TP Hải Phòng, còn ở Công an tỉnh Quảng Ninh thì đã nhờ người đàn ông tên G. lo xong việc. Ông Ca bảo Đước cứ yên tâm về nhà ăn Tết, không phải lo lắng.
Đước và Ngọc Anh tin tưởng ông Ca đã lo chạy án xong, không bỏ trốn nữa mà quay về Hải Phòng ăn Tết. Đến ngày 3/2/2023, Trương Xuân Đước bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn.
Sau khi chồng bị bắt, Ngọc Anh đến nhà gặp ông Ca hỏi về việc đã lo chạy tội rồi mà chồng mình vẫn bị bắt và xin lại số tiền 35 tỷ đồng nhưng ông Ca không trả lại tiền. Ông Ca còn mắng và đuổi Ngọc Anh về.
Ngày 7/2/2023, Ngọc Anh bị bắt giữ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Đến ngày 18/2/2023, ông Đỗ Hữu Ca bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ tài liệu do Cục Thuế TP Hải Phòng, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh cung cấp và kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định, Trương Xuân Đước và Ngọc Anh đã mua bán trái phép của 26 công ty ma tổng số 21.449 hóa đơn. Trong đó, Đước và Ngọc Anh phải chịu trách nhiệm hình sự với 15.674 hóa đơn. Tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán ra cho khách của các công ty do vợ chồng Đước quản lý, điều hành mua bán trái phép hóa đơn là hơn 6.000 tỷ đồng (chưa tính thuế VAT).
Các bị can trong vụ án gồm: Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đỗ Hữu Ca, Nguyễn Đình Đương, Đỗ Thanh Hoài, Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn, Đỗ Thị Đua, Hà Thị Trang, Vũ Ngọc Tú, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Hiền Tài và Ngô Văn Tuyên.
">Xét xử ông Đỗ Hữu Ca, 4 lần nhận tổng số tiền 35 tỷ chạy án
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Việt Nam cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng ITU và các nước thành viên xây dựng thế giới số. (Ảnh: Trọng Đạt)
“Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn của thế kỷ và các chính phủ đang phải tìm cách giải quyết. Nhiều người đã thiệt mạng, kinh tế bị đình trệ. Nhưng mỗi thách thức đều đi liền với cơ hội. Thách thức lớn đi cùng cơ hội lớn. Để đương đầu với đại dịch, chúng ta cần có những nỗ lực mang tính toàn cầu. ICT đã thể hiện vai trò quan trọng giúp các quốc gia đương đầu với đại dịch bằng cách kích hoạt làm việc, học tập từ xa và có vai trò thiết yếu giúp phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội sang trạng thái bình thường mới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề dẫn.
Nhấn mạnh ICT đã trở thành hạ tầng kinh tế, không chỉ đơn thuần là hạ tầng viễn thông, Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam cho biết: “Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia để xây dựng một Việt Nam số, đổi mới sáng tạo hơn, thích nghi tốt hơn, có sức chống chịu tốt hơn và bền vững hơn. Cải cách thể chế, an toàn thông tin và các nền tảng số là những yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam. Việt Nam cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng ITU và các nước thành viên xây dựng thế giới số. Chúng ta sẽ đi cùng nhau vì chúng ta muốn đi xa”.
Cũng theo Bộ trưởng TT&TT Việt Nam, ITU Telecom World nay đã trở thành ITU Digital World sau 50 năm lịch sử. Tên gọi mới, sứ mệnh mới. Bởi viễn thông, CNTT và công nghệ số cần trở thành một ngành công nghiệp thay vì 3 ngành công nghiệp như hiện nay để thúc đẩy chuyển đổi số.
“Thế giới số liên quan đến cải cách thể chế nhiều hơn là công nghệ. Chúng ta khuyến khích mọi người thử nghiệm nhiều hơn. Sandbox là một phương pháp tốt. Dịch chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Chúng ta còn một chặng đường dài trước mắt phải đi. Và ITU phải dẫn dắt hành trình này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông Zhao Houlin, Tổng thư ký ITU bày tỏ sự tin tưởng những gì học hỏi được từ 3 ngày hội nghị sẽ giúp các quốc gia thành viên ITU xây dựng được tương lai tốt đẹp hơn. (Ảnh: Trọng Đạt) Đánh giá cao những thông tin mà Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam cung cấp, ông Zhao Houlin, Tổng thư ký ITU khẳng định: “Trong hai ngày đầu, các Bộ trưởng gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự hợp tác và đổi mới sáng tạo. Đây là ngày thảo luận cuối nhưng là khởi đầu cho một sự cộng tác quan trọng. Sau Covid-19, tôi tin rằng những gì học hỏi được từ 3 ngày hội nghị sẽ giúp chúng ta xây dựng được tương lai tốt đẹp hơn, nơi khu vực công và tư cùng bắt tay nhau và phối hợp với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ICT, để mọi người đều được hưởng lợi từ ICT và không một ai bị bỏ lại phía sau”.
Kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số
Chia sẻ kinh nghiệm từ Mauritius, ông Deepak Balgobin, Bộ trưởng Công nghệ thông tin, Truyền thông và Sáng tạo thông tin cho hay: “Tại Mauritius, số lượng người mất việc làm không lớn, đó là do nhiều tổ chức lớn ứng dụng CNTT, dựa vào các giải pháp CNTT để tiếp tục hoạt động. Chính phủ Mauritius đã đúng khi nhận thức được số hóa xã hội như một thể thống nhất là nhân tố quan trọng để cung cấp dịch vụ hiệu quả, tối ưu cho người dân. Rõ ràng, chuyển đổi số cùng với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là một trong những cách tối ưu nhất để tiến về phía trước. Covid-19 khiến các doanh nghiệp vẫn hoạt động theo cách truyền thống phải “mở mắt”. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí mỗi công dân, đều phải xem lại về hoạt động ứng dụng công nghệ”.
Phản ánh thực trạng tại Bangladesh, ông Mustafa Jabbar, Bộ trưởng Bưu chính, Viễn thông và CNTT cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã khiến chúng ta đối mặt với một tình huống chưa từng thấy, và sẽ không tưởng tượng được điều tồi tệ gì sẽ xảy ra nếu không số hóa mọi mặt cuộc sống. Mọi hoạt động của chính phủ và người dân đã được số hóa, từ tài chính đến y tế, giáo dục, kinh doanh... Covid-19 giúp nhận diện được các thách thức mà một trong số đó có thể là sự chênh lệch số hóa. Thực sự, các làng quê không số hóa được bằng thành phố, người dân cũng không sở hữu những thiết bị số như nhau. Chúng ta phải có đường hướng tương lai cho số hóa”.
Dẫn câu chuyện của Zimbabue, ông Gift Machangete, Cục trưởng Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh: Trong đại dịch, Zimbabue đã sử dụng các công nghệ số để bảo đảm sự hoạt động trong chính phủ, thương mại và giáo dục. Công nghệ số đã được sử dụng để truyền phát thông tin, phục vụ các mục tiêu hoạch định chính sách, truy vết tiếp xúc, dự đoán sự phát tán của virus, ảnh hưởng của đại dịch, để ứng dụng những biện pháp giảm thiểu phù hợp, đồng thời cũng dự đoán được khả năng xảy ra các đại dịch tương tự.
“Đại dịch đã tạo ra nhu cầu lớn hơn về băng thông rộng tốc độ cao và nhu cầu sử dụng Internet đối với băng thông rộng sẽ tiếp tục tăng. Zimbabue đang triển khai các trung tâm thông tin cộng đồng ở những vùng xa xôi, nông thôn để đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận thông tin về Covid-19 một cách chính xác”, ông Gift Machangete bày tỏ.
Ông Yoaz Hendel, Bộ trưởng Truyền thông Israel cũng đánh giá cao vai trò của công nghệ: “Nếu không có công nghệ hiện đại và hạ tầng liên lạc, chúng tôi sẽ không thể đi đúng hướng. Trong khủng hoảng Covid-19, công nghệ đóng vai trò như cầu nối giữa mọi người, giữa các thành phố và các nước khác nhau. Chính phủ Israel cam kết đảm bảo kết nối Internet cho tất cả người dân”.
Với tư cách Bộ trưởng Truyền thông Israel, ông Yoaz Hendel đang thúc đẩy 2 vấn đề lớn đó là cáp quang và mạng 5G. “Vài ngày trước, chúng tôi đã triển khai 3 mạng 5G và bắt đầu kế hoạch thí điểm để đưa 5G đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhờ có 5G, chúng tôi có thể thực hiện các dịch vụ từ xa theo thời gian thực để cứu sống người bệnh, xe hơi có thể nói chuyện với nhau để tránh được nhiều tai nạn hơn... Người dân sẽ được cung cấp giải pháp hiện đại trong khi đối mặt với khủng hoảng”, ông Yoaz Hendel nói.
Phân tích về những thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bà Lina Rainiene, Phó Cục trưởng Truyền thông Lithuania nêu những con số đáng chú ý: “Là một nước thuộc châu Âu, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhiều hoạt động ở Lithuania ngay lập tức chuyển sang chế độ trực tuyến nhờ tỷ lệ kết nối mạng cao. Những hoạt động thường ngày như gặp gỡ bạn bè, gia đình cũng chuyển lên mạng. Chỉ trong vài ngày, nhu cầu đối với mạng Internet tăng mạnh, có thể đạt mức tăng 70%. Lưu lượng dữ liệu tăng 30%. Ngoài ra, nhu cầu kết nối Internet cũng mở rộng từ trung tâm thành phố sang các khu vực lân cận và nông thôn”.
Thách thức lớn của Lithuania là phải bảo đảm kết nối ổn định cho cộng đồng. Quốc gia này đã xem Covid-19 như một phép thử của mạng di động, sự đàn hồi của mạng lưới. Và thực tế, các nhà mạng đã vượt qua thách thức thông qua nỗ lực tăng năng lực mạng lưới. Cộng đồng ICT đã vượt qua khủng hoảng thành công và xử lý được thách thức riêng.
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng cho rằng Covid-19 sẽ kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số. (Ảnh: Trọng Đạt) Đại diện cho Việt Nam, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa nêu một quan điểm mới: “Covid-19 sẽ kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”.
Thông thường, việc áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải thay đổi thói quen cũng như cách thức thực hiện công việc và điều này có thể diễn ra chậm. Theo quy tắc 21/90 thì thường phải mất 21 ngày để một thứ mới trở thành thói quen và 90 ngày để biến nó thành một sự thay đổi lối sống vĩnh viễn. Nhưng Covid-19 buộc hầu hết mọi người thay đổi nhiều thứ trong hơn 21 ngày, tạo ra thói quen mới để làm việc, học tập và giải trí. Những thói quen như làm việc và học tập ở nhà đang tăng tốc triển khai công nghệ mới.
Để biến thách thức lớn thành cơ hội lớn, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, hướng tới xây dựng “Việt Nam số” với ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.
Dưới kim chỉ nam này, nhiều ứng dụng và nền tảng kỹ thuật số đã được tung ra để đối phó với đại dịch.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong áp dụng Blue Low Energy (Bluetooth năng lượng thấp) trên thiết bị di động để truy tìm số liên lạc. Ứng dụng nguồn mở có tên Bluezone đã đạt 23 triệu lượt tải xuống sau một thời gian ngắn, thông báo gần 2.000 lần tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Mặt khác, để đưa cuộc sống cộng đồng trở lại điều bình thường mới, Chính phủ và các doanh nghiệp đã phát triển hiệu quả các nền tảng làm việc từ xa, giáo dục trực tuyến, y tế từ xa, mua sắm trực tuyến, sự kiện ảo...
“Một thế giới thịnh vượng, an toàn và bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả mọi người. Và việc sử dụng hợp lý các nền tảng kỹ thuật số sẽ giúp thực hiện mục tiêu đó”, ông Nguyễn Huy Dũng lưu ý.
VietNamNet
Việt Nam trở thành tấm gương sáng về phát triển ICT
Đây là lời nhận xét của ông Houlin Zhao - Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) tại phiên khai mạc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020).
">Các Bộ trưởng ITU: “Covid