Lí giải nguyên nhân loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không hấp dẫn hành khách, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện nên hoạt động của xe buýt chưa thuận lợi, không có làn đường ưu tiên cho xe buýt, luồng tuyến xe buýt chưa hợp lý vì thiếu bến bãi dẫn đến sự trùng lắp tuyến trên các trục đường chính.

Người dân chê xe buýt còn do tình hình phân luồng giao thông phục vụ thi công làm cho lộ trình xe buýt bị kéo dài hơn, thời gian hành trình của chuyến xe tăng lên ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của hành khách. Việc điều chỉnh lộ trình của các tuyến bị ảnh hưởng do thi công này cũng đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu chuyển tuyến của hành khách sang các tuyến khác hoặc chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty Xe khách Sài Gòn nhấn mạnh, có nhiều nguyên nhân như chất lượng xe buýt bị xuống cấp, thái độ phục vụ của lái xe, tiếp viên chưa tốt, hạ tầng giao thông chưa khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là thời gian chuyến đi của hành khách ngày càng bị kéo dài.

Chẳng hạn như, với tuyến xe buýt số 45, thời gian chuyến đi năm 2014 từ Bến xe Miền Đông đến Bến xe quận 8 là 60 phút. Nhưng năm 2015 tuyến xe này đi với thời gian 70 phút, trong khi thời gian đi xe gắn máy khoảng 45 phút.

Đối với hành khách chuyển tuyến, thời gian chuyến đi càng bị kéo dài so với xe gắn máy do mạng lưới xe buýt chưa phủ khắp và trạm dừng nhà chờ chưa phù hợp.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, phân tích hơn 7.000 phản ảnh của hành khách đi xe buýt cho thấy, các lỗi chủ yếu của phương tiện này là phân biệt đối xử với hành khách (chiếm 8,5%), bỏ trạm không đón khách (23,9%), không cho hành khách xuống trạm (7,86%), văn hóa ứng xử kém (19,4%); còn lại là các phản ảnh liên quan đến vé, mức độ an toàn, lộ trình, thời gian...

Theo các đại biểu tham dự hội thảo, ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ, TP.HCM cần phải điều chỉnh phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng khác trong đô thị. Trong thời gian tới, TP.HCM nên tổ chức giao thông theo hướng hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. Nghiên cứu thực hiện một số tuyến đường có làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, tổ chức các tuyến xe buýt nhanh khối lượng lớn (BRT).

“Lâu nay hành khách chủ yếu của xe buýt là sinh viên và những người lao động tự do nghèo. Chúng tôi sẽ thay đổi điều này. Phải thuyết phục được cán bộ công chức, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đi xe buýt”, ông Lê Hoàng Minh chia sẻ khi nói về hướng hoạt động mới của hệ thống xe buýt TPHCM.

Chi phí đi lại sẽ là khâu đột phá tiếp theo. Hiện nay, nếu đi từ nhà đến cơ quan phải qua 3 chặng xe buýt, hành khách sẽ phải trả ba lần vé xe buýt. Lấy giá vé trung bình 6.000 đồng/vé, thì với 3 chặng đi, hành khách phải trả 18.000 đồng. Số tiền này, người sử dụng xe buýt có thể mua xăng, đi xe gắn máy 2 bánh cho cả hai lượt đi và về.

" />

Dân Sài Gòn ngán xe buýt

Trong đó,ânSàiGònngánxebuýlịch giao hữu khối lượng xe buýt đạt 323,89 triệu lượt hành khách, giảm 11,7%; xe buýt có trợ giá đạt 270,21 triệu lượt hành khách giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Lí giải nguyên nhân loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không hấp dẫn hành khách, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện nên hoạt động của xe buýt chưa thuận lợi, không có làn đường ưu tiên cho xe buýt, luồng tuyến xe buýt chưa hợp lý vì thiếu bến bãi dẫn đến sự trùng lắp tuyến trên các trục đường chính.

Người dân chê xe buýt còn do tình hình phân luồng giao thông phục vụ thi công làm cho lộ trình xe buýt bị kéo dài hơn, thời gian hành trình của chuyến xe tăng lên ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của hành khách. Việc điều chỉnh lộ trình của các tuyến bị ảnh hưởng do thi công này cũng đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu chuyển tuyến của hành khách sang các tuyến khác hoặc chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty Xe khách Sài Gòn nhấn mạnh, có nhiều nguyên nhân như chất lượng xe buýt bị xuống cấp, thái độ phục vụ của lái xe, tiếp viên chưa tốt, hạ tầng giao thông chưa khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là thời gian chuyến đi của hành khách ngày càng bị kéo dài.

Chẳng hạn như, với tuyến xe buýt số 45, thời gian chuyến đi năm 2014 từ Bến xe Miền Đông đến Bến xe quận 8 là 60 phút. Nhưng năm 2015 tuyến xe này đi với thời gian 70 phút, trong khi thời gian đi xe gắn máy khoảng 45 phút.

Đối với hành khách chuyển tuyến, thời gian chuyến đi càng bị kéo dài so với xe gắn máy do mạng lưới xe buýt chưa phủ khắp và trạm dừng nhà chờ chưa phù hợp.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, phân tích hơn 7.000 phản ảnh của hành khách đi xe buýt cho thấy, các lỗi chủ yếu của phương tiện này là phân biệt đối xử với hành khách (chiếm 8,5%), bỏ trạm không đón khách (23,9%), không cho hành khách xuống trạm (7,86%), văn hóa ứng xử kém (19,4%); còn lại là các phản ảnh liên quan đến vé, mức độ an toàn, lộ trình, thời gian...

Theo các đại biểu tham dự hội thảo, ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ, TP.HCM cần phải điều chỉnh phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng khác trong đô thị. Trong thời gian tới, TP.HCM nên tổ chức giao thông theo hướng hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. Nghiên cứu thực hiện một số tuyến đường có làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, tổ chức các tuyến xe buýt nhanh khối lượng lớn (BRT).

“Lâu nay hành khách chủ yếu của xe buýt là sinh viên và những người lao động tự do nghèo. Chúng tôi sẽ thay đổi điều này. Phải thuyết phục được cán bộ công chức, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đi xe buýt”, ông Lê Hoàng Minh chia sẻ khi nói về hướng hoạt động mới của hệ thống xe buýt TPHCM.

Chi phí đi lại sẽ là khâu đột phá tiếp theo. Hiện nay, nếu đi từ nhà đến cơ quan phải qua 3 chặng xe buýt, hành khách sẽ phải trả ba lần vé xe buýt. Lấy giá vé trung bình 6.000 đồng/vé, thì với 3 chặng đi, hành khách phải trả 18.000 đồng. Số tiền này, người sử dụng xe buýt có thể mua xăng, đi xe gắn máy 2 bánh cho cả hai lượt đi và về.