NEWS

 GS Phan Đình Diệu trong chuyến công tác tới Mỹ và Canada (Ảnh: Gia đình cung cấp)Ngày 6/10ĐH Havardthứ hạng của leicesterthứ hạng của leicester、、

Nhật ký GS Phan Đình Diệu phần 3

 

{ keywords}
GS Phan Đình Diệu trong chuyến công tác tới Mỹ và Canada (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Ngày 6/10

ĐH Havard. Từ lâu nghe tiếng trường ĐH lừng danh này,ậtkýGSPhanĐìnhDiệuphầthứ hạng của leicester hôm nay được may mắn đến thăm tận nơi. Trường rộng, khu vực của trường gồm nhiều biệt thự xinh xắn trong một vườn cây xanh tươi giữa một thành phố yên tĩnh, thanh bình. Ngoài ra còn có nhiều ký túc xá ở rải rác khắp nơi trong vùng Cambridge – Boston này. ĐH Havard nổi tiếng vì có nhiều nhà bác học lớn, vì trình độ khoa học cao của những công trình nghiên cứu và phát minh. Và cũng nổi tiếng vì đây là một trường tư có học phí cao, thường chỉ con nhà giàu hoặc những sinh viên thật xuất sắc mới học được. Lại nổi tiếng vì nhiều chính khách cỡ lớn thường đã từng học hoặc từng dạy nơi đây.

Chỉ một ngày, tất nhiên tôi không thể tìm hiểu nhiều về nhà trường có tầm vóc khổng lồ này. Nhưng trong ngành chuyên môn của mình, tôi cũng đã tìm thấy ở đây nhiều tên tuổi vào hàng đầu thế giới.

Đặc biệt lý thú là trao đổi hồi lâu với M. Rabin, Einstein Professor của trường. Rabin là bác học cỡ lớn, người Do Thái, dạy ở Israel và ở Mỹ. Ông trình bày cho tôi nghe về lý thuyết các thuật toán ngẫu nhiên, trước đây tôi ít để ý đến, bây giờ nghe ông trình bày, tôi mới thấy rõ cái hay của nó. Và tôi cũng trình bày cho ông ta nghe những việc mình làm và những suy nghĩ của mình. Ăn cơm trưa với J. Reif và M. Rabin ở một tiệm cơm Tàu. (Năm 1980 cũng là năm Rabin xuất bản bài báo về thuật toán ngẫu nhiên kiểm thử tính nguyên tố, đặt nền móng cho việc xây dựng hiệu quả các sơ đồ mật mã khoá công khai – PV).

Ngày 7/10

Đến trường MIT. Cùng với Havard, MIT là một ĐH lớn trong số khoảng dăm trường ĐH nổi tiếng nhất của Mỹ. Tôi đã đến Stanford, Berkeley, Havard, hôm nay lại được đến MIT, đối với tôi quả là một dịp may hiếm có. Một khu trường rộng mênh mông, có những biệt thự cổ kính và cũng có những tòa nhà rất hiện đại. Nơi đây đã ra đời nhiều công trình nghiên cứu lớn góp phần quan trọng vào những tiến bộ kỹ thuật của nước Mỹ. Tôi chỉ đến được một góc nhỏ của MIT, nhưng qua đó, cũng hình dung được phần nào cái vĩ đại của một trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật lớn trong thời đại ngày nay.

Thuyết trình ở xêmina của C. H. Papadimitriou những kết quả nghiên cứu của mình về “Ô-tô-mát xác suất có cấu trúc thay đổi theo thời gian”. Cũng như những lần thuyết trình trước, buổi thuyết trình này cũng được người nghe chú ý – có thể nói là hào hứng. Ôi, mình nghĩ, giá như ở nhà mình đừng bận những việc “sự vụ” linh tinh, mà được tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu khoa học! Qua lần đi này, dầu sao tôi cũng thấy tự tin hơn vào khả năng xây dựng những ê kíp nghiên cứu khoa học có trình độ cao ở nước mình. Vấn đề là, làm sao tạo điều kiện tốt hơn nữa cho những khả năng đó phát triển.

Chiều. Ra cảng Boston. Kia là biển Đại Tây Dương rồi. Từ bờ phía đông của Thái Bình Dương, thế là tôi đã sang bờ phía tây của Đại Tây Dương. Dạo một lát gần bờ biển, chợt nhớ ba năm về trước, cũng đã một lần dạo chơi trên bờ phía tây của Đại Tây Dương, ở thành phố Laltabana xinh đẹp của hòn đảo tự do Cuba, tôi đã viết câu thơ:

Cũng đó khoảng trời xanh, cũng đây làn gió thoảng

Mà sóng vỗ bờ kia là sóng Đại Tây Dương

Khoảng rộng không gian gợi chiều sâu ngày tháng

....

Và giờ đây, cái khoảng rộng ấy không chỉ gợi nhớ về chiều sâu ngày tháng trong dĩ vãng, mà còn xôn xao trong lòng tôi cái chiều dài của thời gian về phía trước, trong tương lai. Không phải chỉ về chiều sâu của một tâm hồn, mà còn về chiều dài mai sau của một đất nước. Mong sao cho cái chiều dài ấy đừng có mịt mù, thăm thẳm...

{ keywords}
"Tôi không nói rằng một mảnh lòng tôi xin gửi lại đây, nhưng tôi cũng tự biết rằng có những hình ảnh gặp gỡ trên đất này sẽ theo về với lòng tôi mãi mãi" (Ảnh: Gia đình cung cấp)


Ngày 8/10

Tạm biệt, Boston – Cambridge. Tạm biệt các bạn bè quen biết. Tạm biệt ông bà Boone và Peggy rất đỗi chân tình. Và kính chào MIT, Havard. Ngày xưa, khi tạm biệt trường Đại học Mạc Tư Khoa nổi tiếng, tôi viết

Mạc Tư Khoa, kính chào người, tạm biệt!

Một quãng đời ta, một mảnh lòng ta!

...

Giờ đây, tôi chưa thể viết như thế về Boston, Cambridge. Tôi chỉ mới ở đây được vài ba ngày, đời chưa quen và tình cũng chưa đậu. Nhưng lòng kính trọng và ngưỡng mộ đối với những đỉnh cao của trí tuệ hẳn cũng có thể cho phép tôi giữ lấy cho mình chút kỷ niệm lưu luyến.

Ngày 9/10

New York. Trong bữa ăn sáng, trong câu chuyện với P. Gallagher, tự nhiên lại đưa về lý thuyết số với những Vinogradov, Linnik và Hua LoKeng. Và một điều kỳ lạ: ở cái ghế mà tôi đang ngồi đây mới bốn ngày trước, chính Hua LoKeng đã ngồi! Ôi! Một sự “gặp gỡ” lạ lùng! Hai mươi hai năm về trước tôi đã từng ngưỡng mộ Hua đến nỗi tự học chữ Trung Quốc để dịch sách “Số luận đạo dẫn” của Hua, một quyển sách mà cho đến nay vẫn là quyển sách hay nhất về lý thuyết số. Và kể từ đó, lòng kính trọng của tôi đối với Hua chưa bao giờ giảm, dẫu rằng hẳn Hua chẳng hề biết tôi. Rồi thời thế đổi thay, trong những năm biến động “cách mạng văn hóa”, tôi nghe nói rằng Hua bị đọa đầy khổ sở. Và biết rằng giờ đây Hua lại xuất hiện với tư cách là Phó chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, trưởng đoàn Toán học của Trung Quốc đi thăm Mỹ. Tiếc quá, giá như tôi đến New York sớm được bốn ngày, thì tôi đã gặp được Hua, và tôi tin rằng sẽ có những điều thú vị.

Vậy là đến tận bên bờ này của thế giới, tôi vẫn chỉ được gặp Hua trong sự kính trọng. Mà nào có xa lắm đâu. Hà Nội – Bắc Kinh cách nhau chỉ có một biên giới.

Ngày 15/10

10h30. Gặp giáo sư John S. Toll, president của Đại học Maryland. Trường này là một trong những đại học lớn của Mỹ, có 70 ngàn sinh viên! Buổi nói chuyện đề cập đến khả năng trong tương lai lập những quan hệ giữa đại học hai nước.

Trưa đi ăn cơm với Joe Anslander. Gặp một số thầy dạy Toán của trường.

Chiều nay thuyết trình ở Department of Computer Science của trường. Một buổi thuyết trình khoa học có một cử tọa khá kỳ lạ. Ngoài các người Mỹ trong khoa đến nghe vì chuyên môn, còn có một số khá đông sinh viên người Việt. Họ học ở trường, hầu hết là dân di tản, có lẽ họ đến nghe vì tò mò thấy có một người Việt Nam tận Hà Nội sang thuyết trình khoa học ở một ĐH Mỹ. Hà Nội! Dù trong lòng họ còn lắm hoài nghi, còn có cả căm giận, nhưng chắc là tận sâu trong tâm tư họ, Hà Nội vẫn là hình ảnh quê hương đất nước mà dẫu muốn hay không họ vẫn còn ít nhiều gắn bó.

Sau buổi thuyết trình, họ xúm lại nói chuyện với tôi một cách hồ hởi. Có hai cậu còn trẻ, hoàn cảnh di tản khá éo le và thương tâm, cứ theo tôi không nỡ rời, mãi cho đến chiều tối. Họ xúc động gặp tôi, và tôi, tôi cũng xúc động...

{ keywords}
Bút tích của cố GS Phan Đình Diệu (Ảnh tư liệu: Gia đình cung cấp)

Ngày 18/10

Thế là sau năm tuần lễ đi thăm và làm việc nhiều nơi ở Mỹ và Canada, tôi sắp kết thúc chuyến đi đầy những ấn tượng mới lạ trên một đất nước xa xôi và chứa đầy những “bí mật” đối với tôi này. Nước Mỹ! Ôi, một đất nước mênh mông giàu có, một đất nước của một sức mạnh kinh tế và kỹ thuật khủng khiếp; một đất nước mà trước đây tôi chỉ được hiểu là sào huyệt của những thế lực tàn bạo, thù địch của nhân loại!

Trước đây, nhiều khi tôi được nghe nói xã hội Mỹ là một xã hội “tiêu thụ”, một nơi ăn chơi trác táng, đồi trụy... Tôi hiểu, và cũng đã nhìn thấy cái cách tiêu thụ ở xứ này, và cũng đã thấy sơ qua cái tự do thác loạn của nhiều loại người ở đây. Nhưng có một câu hỏi: ở đây, có tiêu thụ nhiều, phải chăng vì có sản xuất lớn, có ăn chơi đấy, nhưng ai ăn chơi và ai lao động, và người ta đã lao động ra sao?

...Tôi nhìn qua cửa sổ. Ngoài trời mưa dầm, âm u buồn. Dưới kia là dòng sông East River êm đềm. Một hòn đảo nhỏ giữa dòng. Những chiếc cầu dài nối hai bờ sông East với những dòng xe cộ tấp nập. Và kia là những ngôi nhà chọc trời yên lặng. Thỉnh thoảng, vài chiếc trực thăng chở du khách đi chơi ngắm phố lên xuống dưới sân bay nhỏ cạnh nhà. Xa kia, tận chân trời, thảng hoặc một vài tia nắng mặt trời xuyên qua lớp lớp sương mù dày đặc.

Một chiều New York cuối tuần. Và đối với tôi, phải chăng đây sẽ mãi mãi là buổi chiều cuối cùng trên đất Mỹ. Biết rồi còn có bao giờ trở lại! Tôi chưa yêu mà cũng không ghét. Nhưng dầu sao có thoáng một chút nhớ nhung.

Nhưng nhớ gì? Nhớ gì nhỉ? Vâng, nhớ, và đáng nhớ lắm chứ! Trên đất này, tôi đã gặp biết bao là bạn. Và có thêm biết bao bè bạn. Bạn thân hay sơ, gần hay xa, vẫn cần biết đấy, nhưng tình bạn chân thành có phải bao giờ cũng nhất thiết phải đo bằng chiều dài ngắn.

Vậy thì tôi nhớ. Tôi không nói rằng một mảnh lòng tôi xin gửi lại đây, nhưng tôi cũng tự biết rằng có những hình ảnh gặp gỡ trên đất này sẽ theo về với lòng tôi mãi mãi.

Ôi, đất nước thân yêu! Tôi chỉ là một đứa con nhỏ bé của đất nước, nhưng trong chuyến đi này đã biết bao lần tôi gọi tên đất nước. Biết bao đêm thao thức, biết bao nỗi suy tư, và cả biết bao lần nhớ thương đến nhỏ thầm giọt lệ! Đất nước ơi, đất nước của biết bao sự tích anh hùng, đất nước của lắm tài năng, đất nước của những con người cần mẫn. Vậy mà ngày nay, đó vẫn là đất nước của sự nghèo khổ cùng cực, của một hiện tại vô vọng, của một tương lai mịt mờ.

Tôi bi quan quá chăng? Tôi thường nghĩ: không nên nói nhiều về bi quan hay lạc quan, thái độ đáng có là một thái độ thực tiễn và hành động. Thực tiễn! Hãy có đủ dũng cảm để nhìn cho thấu rõ tận đáy sâu của sự thật, cái sự thật rất đỗi đau lòng về mọi mặt trong cơ cấu nhà nước của Việt Nam ta hiện nay, để rồi tự cái sự thật trần trụi và tàn nhẫn đó mà tìm ra may ra mới có thể tìm cách thoát ra được.

{ keywords}
Việc nghiên cứu đưa khoa học, tin học vào quản lý là một trong những hướng trọng tâm mà GS Phan Đình Diệu  muốn phát triển. Sau chuyến đi, cuối năm 1980, ông có những phát biểu mạnh mẽ trên Quốc hội, và đầu năm 1981, theo đề xuất của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông hoàn thành bài nghiên cứu công phu về "Khoa học hệ thống và một số ý kiến về vấn đề cải tiến quản lý kinh tế hiện nay"... (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Tôi sẽ làm gì cho đất nước thân yêu của tôi? Chao ôi, nghĩ đến sự bất lực của chính mình mà hổ thẹn. Tôi vẫn nghĩ rằng rồi một lúc nào đó tôi sẽ làm một con bọ thiêu thân. Nhưng con bọ thiêu thân chỉ có thể tự giết mình một lần. Vậy thì cái lần duy nhất ấy phải là lần nào đây? Sự thiêu thân có giúp được chút ích gì cho đồng loại hay không.

Nước Mỹ. New York. Thôi, giã từ ngươi! Ta sẽ đi về. Ta có một quê hương của ta, một quê hương cực khổ - cả sự cực khổ không thể tránh được và những cực khổ không đáng có – và ta yêu quý quê hương đó vô vàn. Cuộc đời ta, máu thịt ta gắn bó với quê hương đó. Ta chào ngươi, và ta mong rằng những ngày sống gần ngươi này sẽ có ích cho ta khi ta trở về đất nước của ta!... 

Đất nước thân yêu ơi! Giữa những đòi hỏi hàng ngày của miếng cơm tấm áo mà ta đang rất đỗi thiếu thốn đến cái thế giới của những tiến bộ kỹ thuật ghê gớm này, có con đường nào nhanh hơn mà ta có thể tìm được? Phải chăng một quan hệ xã hội tốt đẹp mà ta mong muốn chỉ có thể có được trong điều kiện một nền sản xuất phong phú, một sức mạnh khoa học kỹ thuật hiện đại?

GS Phan Đình Diệu

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt

Hồi đầu Xuân 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng đi thăm một số trí thức lão thành, trong đó có GS. Phan Đình Diệu.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap