Không phản ánh toàn bộ thị trường
Đánh giá tình hình người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam,ímậtngườiTrungQuốcmuanhàhaybẫylùagàngoại hạng anh đêm qua Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam rất quan tâm đến chính sách của nhà nước, cho phép cá nhân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp, được mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại, ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh.
“Năm 2016, Hiệp hội đã báo cáo có khoảng gần 1.000 người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM. Con số này chắc chắn đã gia tăng trong hai năm qua. Qua tìm hiểu thì người nước ngoài thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản thường lựa chọn thuê nhà ở. Chỉ có người nước ngoài từ Hàn quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hongkong có khuynh hướng mua nhà tại Việt Nam”, HoREA cho biết.
Cũng theo HoREA, mới đây, CBRE Việt Nam công bố vấn đề người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM chiếm 31%, người Hongkong chiếm 10%. Đây chỉ là số liệu thống kê từ số lượng khách hàng của CBRE Việt Nam. Hơn nữa, công ty này môi giới bán nhà chủ yếu trong phân khúc bất động sản cao cấp, trung cao cấp, nên không phản ánh được toàn bộ tình hình thị trường nhà ở TP.HCM.
“Bên cạnh đó, CBRE Việt Nam cũng cho biết có trường hợp người Trung Quốc chưa đặt chân đến Việt Nam mà đã được mua nhà. Thông tin này không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam. Vấn đề còn vướng mắc hiện nay là chưa giải quyết được thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài, sau khi mua nhà và vấn đề chuyển nhượng nhà, chuyển nhượng hợp đồng mua nhà của người nước ngoài”, HoREA nhận định.
Một nửa sự thật bị bưng bít: Tỉ lệ tăng nhưng số lượng có thể giảm
Theo số liệu được công bố bởi CBRE Việt Nam, tỉ lệ người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM (thông qua CBRE Việt Nam) tăng từ 53% (năm 2016) lên 64% (năm 2017) và 76% (9 tháng đầu 2018). Trong đó, tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà qua đơn vị này có biến động lớn nhất.
Theo phân tích của các chuyên gia, việc tỉ lệ người mua nhà ở nước nào tăng lên có thể đến từ nguyên nhân khách quan, nhưng cũng có thể đó là kết quả của chiến lược tìm kiếm khách hàng từ phía doanh nghiệp. Thị trường nào được ưu tiên phân phối và tiếp thị thì kết quả lớn hơn là điều dễ hiểu.
Từ số liệu tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà tăng đột biến, có nhiều thông tin trên truyền thông tiếp đó đã khẳng định, người Trung Quốc mua nhà tăng đột biến. Và đây là thông tin môi giới dùng để làm bằng chứng trước khách hàng rằng, phân khúc căn hộ hạng sang tại TP.HCM đang tốt lên và ngày càng hấp dẫn khách nước ngoài.
Ở đây, cần làm rõ vấn đề “tỷ lệ” và “số lượng” không đi đôi với nhau. Tỉ lệ người nước ngoài mua nhà tại CBRE Việt Nam tăng qua các năm. Vậy số lượng người nước ngoài mua nhà tại CBRE Việt Nam trong các năm đó có tăng lên không? Đây là điều đáng nghi vấn và VietNamNet đã đặt ra câu hỏi về vấn đề này cho CBRE Việt Nam. Nhưng câu trả lời từ đơn vị này là xin phép không chia sẻ số liệu.
Nếu nhìn thị trường TP.HCM trong 9 tháng đầu năm 2018, có thể thấy nguồn cung căn hộ hạng sang (phân khúc mà CBRE Việt Nam phân phối) chỉ đến chủ yếu từ vài dự án mới ở quận 1. Tuy nhiên, giao dịch không mấy khả quan, vì mức giá bị đẩy lên quá cao so với vị trí.
Là đơn vị tư vấn, báo cáo thị trường, nhưng cũng trực tiếp làm môi giới, liệu CBRE Việt Nam có công bố thông tin, nếu tổng lượng giao dịch ở dự án hoặc phân khúc họ đang bán đi xuống? Đây cũng là vấn đề khó cho những đơn vị “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi công bố số liệu.
“Khó tránh khỏi yếu tố thiên vị và chủ quan”
Đánh giá về tính khách quan trong trường hợp này, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng, điều này khó vì hầu hết các công ty xem nghiên cứu thị trường là yếu tố phụ. Nguồn thu nhập chính là việc tư vấn và bán hàng. Do đó, khó tránh khỏi yếu tố thiên vị và chủ quan.
Cũng theo chuyên gia này, người nước ngoài mua bất động sản thông qua các công ty tư vấn nước ngoài hoặc trực tiếp chủ đầu tư nước ngoài là chủ yếu. Tuy nhiên, thông tin này khó công khai vì nhiều lý do: Pháp lý bán hàng chưa đủ (dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn); Khách hàng mua dưới hình thức thuê 50 năm; Dòng tiền hợp lệ (chứng từ chuyển tiền hợp lệ ); Nhờ người trong nước đúng tên…
Mặt khác, ông Quang cũng nhận định, phân khúc khách hàng CBRE là hạng sang nhỏ hẹp, nên số liệu của CBRE không phản ánh hiện thực, đại diện của thị trường.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành cho rằng, CBRE là dạng sàn giao dịch bất động sản cho thị trường cao cấp, cũng có thể họ đẩy lên để bán hàng.
“Năm vừa rồi, giữa báo cáo về số lượng căn hộ tồn kho của CBRE và Savills cũng chênh nhau tới 2-3 lần. Do đó, với những báo cáo của công ty nước ngoài, tôi cho rằng cũng chưa chính xác. Bởi điều kiện ở Việt Nam khó nghiên cứu một cách chính xác. Ngay cả công ty sản xuất ra sản phẩm cũng chưa chắc nắm được chính xác. Tất cả đều mập mờ và là dự đoán. Cũng có thể người ta có ý đồ trục lợi trong các dự đoán, báo cáo này”, ông Đực nói.
“Tôi khẳng định là không thể thống kê được tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM là bao nhiêu phần trăm, vì không có ai cung cấp thông tin trung thực để thống kê”, ông Đực khẳng định.
Văn Tuấn - Quốc Đại
Theo Bộ Xây dựng, giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.