“Nhờ học trực tuyến, Việt Nam sẽ có thế hệ giảng viên đạt trình độ quốc tế”
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến việc đào tạo trên toàn cầu bị gián đoạn,ờhọctrựctuyếnViệtNamsẽcóthếhệgiảngviênđạttrìnhđộquốctếđội hình al ittihad gặp al-nassr mới đây, các chuyên gia giáo dục đại học tại Úc và Việt Nam đã cùng nhau trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trực tuyến trong thời gian tới.
Muốn trưởng thành phải học từ các nước phát triển
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thời gian tới, bệnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều tiềm ẩn khó lường. Hình thức dạy và học trực tuyến sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục Việt Nam.
Do đó, Bộ GD-ĐT đã và đang ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích việc dạy và học trực tuyến, trực tuyến kết hợp với trực tiếp, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
“Nếu như trước kia chủ yếu học trực tiếp thì giờ đây việc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp là phương thức phù hợp cho tất cả các môn, thậm chí có những môn có thể học trực tuyến hoàn toàn”.
Ông Nhạ cho rằng ngoài những lợi ích dễ thấy, việc học trực tuyến còn giúp giáo viên xây dựng được cơ sở học liệu phong phú, đặc biệt là nắm bắt được những tri thức đang được chia sẻ trên toàn cầu.
Theo ông Nhạ, định hướng của Bộ là phát triển việc dạy trực tuyến trở thành phương thức tốt trong thời gian tới
Theo ông Nhạ, “muốn trưởng thành nhanh phải học từ các nước phát triển”.
Khi tham gia đào tạo trực tuyến, sinh viên được tiếp cận với các bài giảng hay ở nước ngoài. Bên cạnh đó, giảng viên tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hiệu quả.
“Hiện tại, các trường đại học ở Việt Nam chủ yếu vẫn dạy theo hình thức trực tiếp, nhiều kiến thức chưa được đổi mới. Do đó, sự tác động này sẽ tạo ra động lực để giáo viên làm mới mình, đồng thời kết nối được với đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Với cách làm như vậy, tôi tin rằng 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ có một thế hệ giảng viên đạt trình độ quốc tế. Từ đó, họ sẽ biết cách phát triển bài giảng như thế nào cho hiệu quả”, ông Nhạ chia sẻ.
Phải có nguồn đầu tư lớn
Là ngôi trường có hơn 20 năm nghiên cứu về đào tạo từ xa, hơn 10 năm nay Trường ĐH Mở Hà Nội đã triển khai đào tạo trực tuyến.
TS Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Từ năm 2015, nhà trường nhận được sư hỗ trợ từ các trường đại học trực tuyến ở Hàn Quốc. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, nhà trường đã nhận được hàng nghìn lượt đào tạo của cán bộ, giảng viên, kỹ thuật viên từ các trường đại học này. Chất lượng dạy và học trực tuyến nhờ đó cũng nâng lên đáng kể”.
Mặc dù thấy rõ hiệu quả nhưng theo ông Long, để có một hệ thống đào tạo trực tuyến cần phải có nguồn đầu tư lớn.
“Nếu trang bị hạ tầng công nghệ cũ với chi phí thấp thì sẽ không hiệu quả, trong khi đó hạ tầng công nghệ hiện đại đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, các trường cần xác định rằng mặc dù chi phí ban đầu cao nhưng nếu lan tỏa được giá trị về mặt tri thức thì hiệu quả nhận lại sẽ rất lớn”.
Còn tại ĐH RMIT, năm nay, trường đã chuyển đổi thành công hơn 5.000 môn học sang trực tuyến trên toàn cầu nhằm ứng phó với những hạn chế do Covid-19 gây ra. Riêng tại Việt Nam, trường đã chuyển đổi 190 môn học sang hình thức trực tuyến.
Chủ tịch ĐH RMIT Việt Nam - Giáo sư Coloe cho biết học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến là “trạng thái bình thường mới” của nhà trường. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các lựa chọn học tập linh hoạt và dễ tiếp cận cho sinh viên.
“Trong thế giới ngày càng số hóa mạnh mẽ và kết nối rộng khắp, học tập trực tuyến sẽ đem đến cơ hội học tập cho thêm nhiều lãnh đạo tương lai của Việt Nam, dù họ có ở đâu đi chăng nữa”, Giáo sư Coloe nhận định.
Thúy Nga
Bảo vệ đề cương thạc sĩ online và chuyện học viên 'bật khóc'
Lần đầu tiên, một buổi thẩm định đề cương luận văn cao học được triển khai online. Nhiều tình huống "chưa từng có" đã xảy ra như: học viên "gọi điện cho người thân" hay thậm chí bật khóc trước màn hình...