您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Al Adalah, 23h20 ngày 9/4: Khác biệt động lực
NEWS2025-04-10 22:33:55【Thời sự】1人已围观
简介 Hư Vân - 09/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g thơi tiêtthơi tiêt、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Inter Milan, 01h45 ngày 9/4
- Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa
- Trả lại danh hiệu Di tích quốc gia: Không phải thích là được!
- Cuộc sống sang chảnh, du lịch nhiều nơi của 'nữ hoàng phòng trà' Đinh Hiền Anh
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Inter Milan, 01h45 ngày 9/4
- Ném đá bà 'Tưng' là những người đố kỵ và kém cỏi
- Chồng ngoại tình rồi ly hôn tôi chỉ sau 2 tuần làm đám cưới
- Hồn không còn thì xác cũng tan
- Nhận định, soi kèo Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4: Tiếp đà thăng hoa
- Diễn biến bất ngờ từ cha mẹ 'Cô dâu 8 tuổi' treo cổ tự sát
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Botafogo vs Carabobo, 5h00 ngày 9/4: Chiến thắng nhọc nhằn
Tại phòng giao dịch Vinaphone trên đường Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội trong sáng 16/10 chỉ lác đác vài người đến chuyển đổi lên thiết bị 4G (Ảnh: Khánh Vi).
Trên thực tế, số thuê bao đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G tại Việt Nam còn lại rất ít, chủ yếu sống tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu.
Trong thời gian qua các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile... đã liên tục nhắn tin, nhắc nhở những thuê bao còn đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G để người dùng chuyển đổi lên thiết bị mới, đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn.
Ghi nhận nhóm phóng viên báo Dân trítại phòng giao dịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Huế... cho thấy trong ngày đầu ngừng cung cấp dịch vụ mạng 2G không xảy ra tình trạng quá tải do người dùng gặp trở ngại trong quá trình liên lạc.
Tại Hà Nội trong sáng 16/10, người dùng đến đổi thiết bị từ 2G lên 4G diễn ra không nhiều, chỉ lác đác một số trường hợp chưa kịp nắm thông tin từ sớm.
Bà Nguyễn Thị Dậu nâng cấp lên thiết bị 4G khi nghe tin từ báo đài rằng ngày hôm nay sẽ cắt sóng 2G (Ảnh: Khánh Vi).
Bà Nguyễn Thị Dậu (83 tuổi) sống tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Tôi đi làm lại cả sim và máy, nghe thông tin từ báo đài trước ngày 16/10 máy sẽ không thể liên lạc, tôi cùng cháu gái cùng nhau đi làm lại từ sáng sớm. Hai bà cháu rất bất ngờ vì được tặng 1 chiếc điện thoại mới và sim miễn phí".
Nhân viên cửa hàng Viettel Store trên đường cầu Bươu (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Người dùng đến cửa hàng để nâng cấp lên thiết bị 4G rất ít. Việc này chỉ diễn ra sôi động vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi nghe thông tin thiết bị và sim 2G sẽ không còn thể liên lạc, người dùng đã chủ động đến chuyển đổi".
Anh Đức (50 tuổi) phấn khởi khi được nâng cấp lên thiết bị mới (Ảnh: Khánh Vi).
Các điểm giao dịch này vẫn hoạt động với lượng khách hàng như bình thường, trong đó người dùng chủ yếu giao dịch liên quan đến đăng ký các gói cước, trả phí dịch vụ...
Tại Huế, nhiều người dùng cho biết họ có nhận được tin nhắn từ nhà mạng về việc dừng dịch vụ 2G nên đã chủ động đổi sang thiết bị mới hỗ trợ mạng 4G để đảm bảo việc liên lạc không bị gián đoạn.
Phòng giao dịch của các nhà mạng hầu như không nhận được phản ánh nào của người dùng về gián đoạn liên lạc sau khi ngừng cung cấp dịch vụ 2G (Ảnh: T.Thủy).
Quá trình dừng dịch vụ 2G tại Việt Nam diễn ra êm đềm
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, một đại diện nhà mạng Viettel cho biết quá trình dừng dịch vụ 2G sẽ chỉ ảnh hưởng đến những người đang sử dụng các loại điện thoại đời cũ, chỉ hỗ trợ mạng 2G.
Để không gặp gián đoạn trong việc liên lạc, thuê bao chỉ cần đổi sang các thiết bị hỗ trợ công nghệ mạng mới hơn và họ có thể tự thực hiện điều này mà không cần phải đến các phòng giao dịch của nhà mạng để nhờ giúp đỡ.
Hiện số lượng người dùng thiết bị 2G tại Việt Nam còn lại rất ít, đến nay các phòng giao dịch của nhà mạng hầu như không nhận được phản ánh nào của người dùng về việc mất liên lạc do dừng sóng 2G.
Ghi nhận của phóng viên Dân trítại các hệ thống bán lẻ điện thoại di động cũng cho thấy lượng người dùng mua mới các loại điện thoại sau khi dịch vụ 2G ngừng cung cấp không tăng đột biến, điều này đồng nghĩa với việc dừng sóng 2G không ảnh hưởng đến người dùng hoặc họ đã chủ động đổi thiết bị từ trước.
Ghi nhận tại nhiều cửa hàng của các nhà mạng tại TPHCM, lượng người dùng đến để đổi lên thiết bị 4G cũng không có nhiều (Ảnh: Thế Anh).
Trong khi tại TPHCM, việc người dùng sử dụng thiết bị 2G nâng cấp lên 4G cũng không có nhiều.
Như vậy, có thể nói nhờ có lộ trình rõ ràng và thời gian chuẩn bị kéo dài, đến thời điểm hiện tại, quá trình dừng dịch vụ 2G tại Việt Nam diễn ra êm đềm, hầu như không ảnh hưởng gì đến các thuê bao di động trên cả nước.
Hiện tại các nhà mạng cũng đang có chương trình khuyến mãi, hỗ trợ người dùng bằng tiền hoặc giá cước để chuyển đổi từ các loại điện thoại 2G đời cũ lên điện thoại mới hơn để đảm bảo quá trình kết nối luôn được liền mạch.
">Ngừng dịch vụ 2G diễn ra êm đềm, không ảnh hưởng người dùng cả nước
Tôi thậm chí bật cười trước một chia sẻ "bất lực": "Thắt lưng buộc bụng thôi chứ còn biết làm gì. Cái gì cắt giảm được thì cắt giảm, ví dụ định sinh hai đứa thì sinh một thôi".
Chi phí sinh hoạt tăng cao, thu nhập giảm - người dân nhiều năm nay gồng mình để vượt qua những khó khăn về kinh tế hậu đại dịch. Bức xúc và thất vọng là cảm giác dễ hiểu.
Nếu nói về luật, tôi không phản đối câu trả lời của Bộ Tài chính. Hai lý do Bộ đưa ra là chỉ số giá tiêu dùng CPI chưa biến động trên 20% kể từ giữa năm 2020 (lần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất), và sẽ chờ đến năm 2025 để sửa đổi Luật thuế TNCN một cách toàn diện.
Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ bản thân của mỗi người nộp thuế TNCN là 11 triệu đồng/tháng, và của mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào quy định cứng nhắc trong luật và kế hoạch định trước thì nhiệm vụ nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh - mà Quốc hội đã giao Chính phủ năm ngoái và Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuấtngay tại phiên họp đầu tháng 2 năm nay - lại càng chậm trễ, không đúng tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh" vừa được đưa ra.
Mức giảm trừ gia cảnh đã thấp và lạc hậu, nếu bị trì hoãn sẽ càng lạc hậu hơn.
Doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm việc làm, giảm thu nhập, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đối tượng chịu tác động trực tiếp nhất vẫn là những người lao động. Trong khi Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, tôi chưa thấy có chính sách nào hỗ trợ trực tiếp cho người lao động một cách phù hợp, thực tế.
Có ba lý do cần thiết sau để sớm ban hành chính sách hỗ trợ - tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người lao động.
Thứ nhất, biến động 20% chỉ số giá tiêu dùng CPI làm căn cứ điều chỉnh giảm trừ gia cảnh là một mức cao và khá xa vời. Hai lần điều chỉnh trước được thực hiện trong những bối cảnh khác nhau. Lần thứ nhất vào năm 2012, sau khi Việt Nam trải qua hai năm lạm phát hai con số (năm 2010: 11,75% và năm 2011 cao kỉ lục: 18,13%). Lần thứ hai vào năm 2020, CPI biến động trên 20%. Nếu chờ đợi CPI biến động đủ lớn, chưa biết vật giá lúc đó đã leo thang đến đâu.
Trong khi, với bối cảnh hậu đại dịch và suy giảm kinh tế thế giới, người lao động rất cần có chính sách kịp thời để tháo gỡ khó khăn.
Bên cạnh đó, CPI là một chỉ số để thực hiện điều hành kinh tế vĩ mô, khó có thể phản ánh chính xác mức biến động chi tiêu, tiêu dùng của người dân để làm căn cứ xây dựng mức giảm trừ gia cảnh. CPI được xây dựng dựa trên một rổ hàng hóa gồm 754 mặt hàng, dịch vụ và mỗi mặt hàng, dịch vụ lại có một tỷ trọng chi tiêu khác nhau (gọi là Quyền số). Như vậy, sẽ có những mặt hàng tăng giá cao nhưng chiếm tỷ trọng chi tiêu thấp; hoặc mặt hàng đó không nằm trong rổ hàng hóa thì sẽ phản ảnh không đáng kể hoặc không phản ánh được vào chỉ số CPI. Quan trọng hơn, các mặt hàng dịch vụ và tỷ lệ quyền số chỉ được cập nhật sau mỗi 5 năm, do đó không phản ảnh kịp thời biến động giá cả qua từng năm. Nếu tiếp tục dựa vào chỉ số CPI để xây dựng mức giảm trừ gia cảnh thì cần hạ thấp ngưỡng biến động xuống 5% hoặc 7% để kịp thời xem xét điều chỉnh mức này.
Thứ hai, cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nộp thuế TNCN thông qua việc tăng mức giảm trừ gia cảnh, khi chính sách giảm thuế GTGT 2% không mang lại lợi ích đáng kể với người lao động. Ví dụ một gia đình có tổng mức chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ chịu thuế 10% là 5.000.000 đồng một tháng thì được giảm 2% thuế GTGT tương ứng với 100.000 đồng một tháng. Nhưng nếu tăng mức giảm trừ gia cảnh thì có thể làm giảm bậc thuế TNCN và giảm trực tiếp 5% thuế TNCN, sẽ là mức giảm đáng kể đối với người lao động.
Đấy là chưa kể, tôi quan sát thấy một số cơ sở kinh doanh chọn cách tăng giá hàng hóa dịch vụ tương ứng với mức giảm thuế GTGT để không phải điều chỉnh lại giá bán sau thuế, nhằm tránh phát sinh chi phí vận hành - cũng là một bất lợi cho người tiêu dùng cá nhân.
Thứ ba, tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, đặc biệt là con cái, sẽ góp phần khuyến khích tăng tỷ lệ sinh. Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, và sẽ sớm kết thúc trong khoảng 10 năm tới. Nếu tỷ lệ sinh không được cải thiện, Việt Nam dần sẽ trở thành một nước già hóa dân số, kéo theo gánh nặng về an sinh xã hội và thiếu lực lượng lao động. Chính sách hiện hành quy định mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng một tháng. Mức chi hàng tháng để nuôi một đứa con từ lúc sinh ra cho tới năm 18 tuổi thực tế đã vượt rất xa con số này.
Các nước lân cận như Thái Lan, Singapore hay Hàn Quốc đều có hỗ trợ đặc biệt để giảm trừ thuế cho cha mẹ nhằm khuyến khích sinh thêm con thứ hai hoặc thứ ba. Ví dụ, Thái Lan giảm trừ thu nhập cho cha mẹ thêm 60.000 bath (khoảng 41 triệu đồng) một năm cho các chi phí mang thai và sinh con, giảm trừ bổ sung 30.000 bath ngoài phần giảm trừ người phụ thuộc cố định cho con thứ hai nếu sinh trong hoặc sau năm 2018. Singapore cũng giảm trừ trực tiếp thu nhập của người mẹ từ 15% đến 25% nếu có từ một đến ba con sinh trước năm 2024.
Từ những khía cạnh trên, tôi cho rằng, một chính sách không chỉ cần được xây dựng dựa trên thực tế, mà còn phải ban hành kịp thời với nhu cầu thực tế. Người làm chính sách thấy việc gì có lợi cho dân thì cần làm ngay, chứ không chờ đến lúc việc tiện cho mình thì mới làm.
Nguyễn Trung Kiên
">Trì hoãn đến bao giờ?
"Không chỉ cứ xem kịch của cha mới buồn mà 30 năm qua, bản thân tôi chưa vượt qua được nỗi tiếc thương, sầu thảm trong lòng mình khi bố Vũ, má Quỳnh và em trai ra đi. Tôi buồn đến mức không khóc được”, MC Lưu Minh Vũ - con trai cố nhà thơ Lưu Quang Vũ chia sẻ. ">
MC Lưu Minh Vũ: Tôi buồn đến mức không khóc được!
Kèo vàng bóng đá Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
"Hạt giống tâm hồn" là bộ sách gồm 16 tập vô cùng nổi tiếng và đã quá đỗi quen thuộc với khán giả. Được xem là bộ sách nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nó nằm trong danh sách những tác phẩm phải đọc ít nhất một lần trong đời.
"Hạt giống tâm hồn" mang đến cho người đọc những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, khơi gợi cảm hứng và tinh thần học hỏi, khám phá của mỗi người về thái độ và ứng xử để có được một cuộc sống an nhiên, hạnh phúc.
Được sự đồng ý của nhà xuất bản First News Trí Việt, dự án chuyển thể bộ sách thành phim với nhan đề "Hạt giống tâm hồn - Chuyện đời" của nhạc sĩ Phạm Hữu Tâm đã được thực hiện. Đây cũng là dự án anh đã ấp ủ nhiều năm với mong muốn truyền tải thông điệp: "Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, đơn giản vì cuộc sống vốn ngắn ngủi, hãy để mỗi phút giây trôi qua đều trở nên ý nghĩa và giá trị".
Bộ phim sẽ có sự tham gia của nhiều diễn viên gạo cội. Giúp cho người xem rút ra được những bài học mang tính nhân văn và ý nghĩa, chuỗi phim "Hạt giống tâm hồn - Chuyện đời" là chuỗi những câu chuyện giản dị và đầy thực tế. Khán giả cũng có thể đâu đó bắt gặp được những hình ảnh của mình trên từng thước phim, để rồi suy ngẫm và tìm được những điều giá trị trong cuộc sống.
Ngoài ra, bộ phim cũng bắt kịp các chủ đề nóng hổi trong xã hội, mang tính thời sự như các câu chuyện về cách ly dịch bệnh, mẹ chồng nàng dâu hay cho đồ từ thiện... Tất cả không chỉ mang lại tính nhân văn cao mà còn có thể giải trí cho khán giả.
"Hạt giống tâm hồn - Chuyện đời" sẽ là bộ phim mang lại nhiều giá trị tốt đẹp đến cho khán giả. Ngay từ tập 1 của bộ phim, khán giả sẽ được xem lại câu chuyện "Cà phê muối", câu chuyện mà có lẽ các "mọt" sách của Hạt giống tâm hồn đều phải biết khi từng rất nổi tiếng và là nguồn truyền cảm hứng mạnh mẽ của biết bao câu chuyện ngôn tình.
Những con chữ trong bộ sách hứa hẹn sẽ được tái hiện lại vô cùng sống động trong 200 tập phim được thực hiện bởi đạo diễn Nguyễn Minh Công. Tập đầu tiên sẽ được lên sóng vào lúc 16h15 ngày 1/4 trên kênh HTV7.
Thanh Phúc
'Phùng Ngọc Huy nuốt nước mắt vào trong khi biết Mai Phương qua đời'
Ca sĩ Quách Tuấn Du tiết lộ Phùng Ngọc Huy buồn bã, đau đớn khi không thể về Việt Nam để nhìn mặt diễn viên Mai Phương lần cuối.
">Bộ sách 'Hạt giống tâm hồn' được chuyển thể thành phim truyền hình
Đa số các bạn gái đều cho đây là tình huống rất nhạy cảm trong tình yêu, dù muốn từ chối nhưng họ cũng không biết cách từ chối. Cùng lắng nghe chị em chia sẻ kinh nghiệm khi đã thành công trong việc nói không với sex trước hôn nhân dưới đây:
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình
"Mình nghĩ đây là chuyện không thể nói vòng vo được. Nếu ngại ngùng, không dứt khoát thì đàn ông sẽ lặp lại sự đòi hỏi ở các lần sau. Mình hiểu tâm lý chung của đàn ông nói riêng và của những người yêu nhau nói chung là được gần gũi, thân mật, được khám phá nhau. Đôi khi chính phụ nữ cũng là người có nhu cầu trước. Vậy nên nói không với sex trong quá trình yêu không phải điều dễ dàng.
Mình từng rơi vào hoàn cảnh này nên mình hiểu được nỗi khó xử trong việc từ chối sex. Lúc ấy, mình và chàng mới yêu nhau được chưa đầy một năm.
Thú thực là hai người cũng đi chơi, trò chuyện rất nhiều nhưng mình chưa thực sự tin tưởng và hiểu chàng. Đến khi chàng 'đòi hỏi', mình đã thẳng thắn từ chối: 'Em chưa sẵn sàng với chuyện này. Chúng ta đều còn rất trẻ và chẳng ai nói trước được điều gì. Hiện tại em yêu anh, anh cũng yêu em nhưng tương lai ra sao thì rất khó nói. Nếu lỡ sau chúng ta chia tay thì sao? Đàn ông thì ảnh hưởng ít chứ con gái chúng em luôn là người thiệt thòi hơn cả'.
Chàng không hề tỏ ra sốc mà chỉ đổ lỗi là mình không tin chàng. Mình mặc kệ, nhất quyết từ chối. Mình còn nói thẳng: 'Nếu anh thật lòng yêu em thì em tin anh sẽ tôn trọng quyết định của em'. Chàng lại tiếp tục quay ra trách cứ mình không yêu thật lòng...
Sau vài lần đòi hỏi không thành, chàng đã 'lặn mất tăm'. Mình cảm thấy thật may mắn và sáng suốt vì đã cương quyết trong chuyện này, sớm chấm dứt mối quan hệ với người không xứng đáng" - Nguyễn T.,26 tuổi, kế toán, chia sẻ.
Từ chối một cách khéo léo
"Nếu từ chối một cách thẳng thắn khiến bạn khó mở lời thì hãy chọn cách nói khéo léo hơn. Chẳng hạn bạn có thể bóng gió bằng những câu có hơi hướng triết lý như: 'Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi anh ạ. Anh thử nghĩ lại xem, điều bí mật thì luôn khiến mọi người tò mò, song thời gian người ta phải chờ đợi để khám phá ra bí mật đó càng lâu thì họ càng háo hức, mong chờ'.
Ngoài ra, bạn có thể lấy dẫn chứng nhiều cặp đôi yêu nhau, trao hết cho nhau rồi nhanh chóng chán nản, bỏ nhau vì không còn gì để khám phá, chờ đợi nữa. Rồi chuyện đi quá giới hạn dẫn đến mang thai ngoài ý muốn khi tuổi đời còn trẻ, chưa có ý định cưới xin... thành ra mọi thứ khác bị ảnh hưởng, lỡ dở theo (học hành, công việc).
Mình tin rằng những cách từ chối khéo léo sẽ giúp các bạn gái trì hoãn được đòi hỏi của người yêu đến thời điểm muộn nhất. Và ai cũng biết, 'chuyện ấy' trước hôn nhân hoặc không xảy ra, hoặc càng muộn thì càng tốt cho phụ nữ" - Dương B.N, 30 tuổi, biên tập viên, tâm sự.
Ảnh minh họa.
Thống nhất quan điểm ngay từ khi mới yêu
"Kinh nghiệm của mình là các bạn gái nên thống nhất quan điểm nói không với sex ngay từ thời gian đầu hẹn hò. Mình nghĩ chuyện đàn ông đòi hỏi khi yêu chẳng có gì lạ nếu không muốn nói là phổ biến. Bởi thế, đừng để khi rơi vào trường hợp khó xử mới tìm cách đối phó. Ngay từ đầu, bạn nên nói rõ suy nghĩ của mình với người yêu: không quan hệ trước hôn nhân.
Cả ba mối tình đã trải qua, mình đều áp dụng chiến lược này. Tất nhiên chẳng dại gì mà ngay buổi hẹn đầu tiên đã nói thẳng vấn đề, sỗ sàng như thế thì đàn ông sẽ sốc mà bỏ chạy luôn trước khi muốn 'gần gũi'.
Trong các buổi hẹn hò, lúc ngồi tâm sự cùng nhau, nhân cơ hội đang xem một bộ phim nào đó hay kể chuyện của người khác, mình đan xen vào vài câu bình luận, rồi tìm cớ khéo léo nói rõ quan điểm của mình là không thích sex trước khi kết hôn. Rồi mình bóng gió rằng nếu ai cứ nhất quyết muốn dùng 'chuyện ấy' để bày tỏ, chứng mình tình yêu thì mình sẽ chọn cách rời xa.
Mình nghĩ nếu 2 người yêu nhau thật lòng thì sẽ biết giữ gìn cho nhau thôi. Điều quan trọng là con gái biết bảo vệ chính mình, còn ai khi yêu cũng phải đối mặt với cám dỗ cả". Đây là quan điểm của Lưu H.G - 27 tuổi, giáo viên tiểu học.
Gạ cưới
"Nhớ lại chuyện này, tôi vẫn thấy buồn cười. Năm đó tôi đã 27 tuổi, người yêu thì 29 tuổi. Hai đứa yêu nhau từ thời sinh viên và đã yêu được khoảng 5 năm. Trong suốt thời gian yêu lúc còn đi học, anh lúc nào cũng tỏ ra tôn trọng và gìn giữ cho mình. Tất nhiên cũng có những lần anh nhẹ nhàng khơi gợi đến 'chuyện ấy' song không quá rõ ràng, cũng không hẳn là đòi hỏi quyết liệt nên tôi chưa gặp khó khăn trong việc từ chối sex.
Đến khi đi làm, rồi hai đứa cũng đứng tuổi hơn, một lần đi chơi xa, anh đã bày tỏ ham muốn mãnh liệt của mình. Đúng là lúc ấy tôi rất tin tưởng anh, chắc chắc rằng sớm muộn sẽ cưới anh nhưng với "chuyện ấy", tôi vẫn vô cùng e dè. Tôi bảo: 'Anh muốn thì mình cưới nhau đi'.
Nói đến cưới, anh lại tỏ ra chưa sẵn sàng vì đúng là yêu lâu và đã đến tuổi lập gia đình, nhưng anh vẫn lận đận vì công việc, gia đình hai bên lại không có điều kiện.
Vài lần sau đi chơi, anh tiếp tục đòi hỏi, tôi lại tiếp tục giở chiêu bài gạ cưới ra. Tôi cũng thuyết phục thêm rằng cưới nhau đi biết đâu anh có cơ hội chuyên tâm vào công việc, mọi thứ sẽ ổn định hơn. Và cuối cùng tôi đã thành công trong việc 'đưa chàng vào rọ' mà vẫn giữ được mình cho đến đêm tân hôn" - Hoàng L., 33 tuổi, nhân viên giao dịch ngân hàng, chia sẻ.
Tránh những chỗ có cơ hội
"Từ chối người mình yêu thương chẳng dễ dàng gì, lại từ chối điều mình không thực sự muốn từ chối thì càng khó. Bởi vậy, kinh nghiệm của mình là ngăn chặn mọi cơ hội cho bạn trai 'gạ gẫm' sex trước hôn nhân. Cách này dễ hơn nhiều so với việc tìm cách từ chối ham muốn của họ.
Chẳng hạn như khi đi chơi thì hai người đừng đưa nhau đến những nơi tăm tối, khuất lấp. Hạn chế những lần chỉ có hai người ở trong phòng; đi du lịch thì đi cùng nhóm bạn. Đặc biệt không bao giờ đặt chân vào khách sạn, nhà nghỉ mà chỉ có hai người...
Theo mình thì có rất nhiều không gian để hẹn hò một cách trong sáng, nơi hai người vẫn có thể trao nhau những nụ hôn nồng nàn, cử chỉ thân mật nhưng ít có cơ hội cho những hành động xa hơn" - Lê H.H, 24 tuổi, sinh viên, cho biết.
(Theo Trí thức trẻ)">Các chiêu 'độc' từ chối sex khi đang hẹn hò
Sau khi sinh con trai đầu lòng hồi tháng 3, người mẫu đình đám Emily Ratajkowski (Mỹ) đã ghi lại hành trình nuôi con bằng sữa mẹ và chia sẻ điều đó với hơn 27,5 triệu người theo dõi trên trang cá nhân.
Emily Ratajkowski thể hiện sự ủng hộ đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ như mình. Trên trang cá nhân, cô thoải mái đăng hình đang cho cậu con trai Sylvester bú sữa mẹ, nhằm thể hiện đó là hành động rất tự nhiên và bình thường.
Emily Ratajkowski thể hiện sự ủng hộ với việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nàng mẫu 29 tuổi còn đăng bức hình ngồi cạnh là người bạn thân Caitlin King, cũng đang cho con cô ấy bú sữa. Hình ảnh có phần vui nhộn cho thấy đó không phải hành động quá riêng tư cần phải giới hạn.
Theo Glamour, thực tế nhiều phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ khi bị bắt gặp đang cho con bú, dù là nơi công cộng hay trên mạng xã hội. Dù việc yêu cầu một người mẹ rời khỏi nơi công cộng vì cô ấy cho con bú là bất hợp pháp, không ít phụ nữ hạn chế điều đó vì cảm giác e ngại như thể họ hành động khiếm nhã.
Phụ nữ e ngại
Mới đây, câu chuyện bà mẹ tên Holly Chapman (28 tuổi, Anh) đang cho con bú trên xe buýt thì bị yêu cầu phải ngừng lại hoặc rời khỏi xe đã gây chú ý trong cộng đồng mạng.
Holly sau đó đành phải xuống xe và tiếp tục cho đứa con mới 19 tuần tuổi bú ở bến xe buýt trong khi chờ chuyến khác.
Nhiều người mẹ thường có cảm giác xấu hộ khi bị nhìn thấy đang cho con bú nơi công cộng.
Theo một cuộc khảo sát ở Anh, 1/3 phụ nữ được hỏi cảm thấy xấu hổ hoặc không thoải mái khi cho con bú nơi công cộng, và gần 2/3 số người thường cố che giấu việc đó.
Năm 2016, "mỹ nhân đẹp nhất Philippines" Marian Rivera từng bị phê bình khi bức ảnh cô cho con gái bú ngay trong tiệc sinh nhật được chia sẻ trên mạng.
Trong các bức hình, cô vừa cho con bú, vừa vui vẻ trò chuyện với khách tham dự tiệc.
Nhiều người cho rằng cô nên tìm một nơi kín đáo hơn để cho con bú. Tuy nhiên, Marian Rivera đã đáp lại rằng "Có lẽ chỉ những ai làm mẹ mới hiểu được tôi".
Tuyên bố này của người đẹp nhận được sự đồng tình từ Hiệp hội Bà mẹ và trẻ em Philippines. Nhiều người ủng hộ khi nữ diễn viên chấp nhận nuôi con bằng sữa mẹ thay vì ăn kiêng để giữ dáng.
Bì kỳ thị
Theo SCMP, năm 2019, Liz Thomas, nhà báo làm việc cho một tổ chức tin tức toàn cầu tại Hong Kong, phát động #Ittasteslikelove, một chiến dịch nhằm bình thường hóa việc cho con bú ở Hong Kong, nơi 40% phụ nữ cho con bú ở nơi công cộng đã khiếu nại hoặc có trải nghiệm khó chịu, theo cuộc thăm dò của UNICEF.
Trước đó, cô đang cho con bú trên một chiếc xe buýt thì bị người phụ nữ bên cạnh hét lên "che người cô lại đi". Liz từ chối và tiếp tục việc đang dở.
Liz không cô đơn. Năm 2018, một người mẹ tên Cathy Ho đang cho con bú trên ghế công cộng thì bị nhân viên an ninh yêu cầu chuyển đến nhà vệ sinh gần đó. Cô từ chối, cho biết mình có quyền hợp pháp để cho con bú ở nơi công cộng.
Theo khảo sát của CNN, ở Hàn Quốc, phụ nữ thường không cho con bú ở nơi công cộng. Họ sẽ bơm, vắt sữa ở nhà bỏ vào bình sữa và cho con bú bằng bình. Họ nói rằng "sợ bị đánh giá không chuyên nghiệp" nếu để lộ hình ảnh cho con bú trực tiếp.
Phụ nữ Nhật Bản thường ở nhà suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu ra ngoài, họ cũng cho con uống bình.
Ở Đài Loan, từng có tranh cãi về việc có nên ra luật bảo vệ các bà mẹ cho con bú khỏi bị kỳ thị tại nơi làm việc hay không. Tuy nhiên, cùng lúc đó, có nhiều ý kiến cho rằng nếu luật đó ra đời, phải thêm điều kiện phụ nữ cần phải che đậy ngực lại.
Liz Thomas thường phải hút sữa cho con ở nơi làm việc.
"Thật không công bằng khi chấp nhận hình ảnh bộ ngực phụ nữ trên khắp các bảng quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội, video âm nhạc và quảng cáo nhưng lại cho rằng việc một người mẹ cho con bú lại là sự khiêu khích hay tìm kiếm sự chú ý. Sao ảnh hở ngực được công khai, còn việc phụ nữ cho con bú thì không?", Liz nói.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát động chiến dịch "Nói CÓ với nuôi con bằng sữa mẹ" để "nâng cao thái độ tích cực của công chúng đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc và nơi công cộng".
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, sữa mẹ không chỉ là một nguồn kháng thể phong phú mà còn giúp trẻ giảm tỷ lệ hen suyễn, béo phì và tiểu đường.
Theo bà mẹ 2 con Liz, các chiến dịch nâng cao nhận thức ngày càng được nhiều thương hiệu lớn hưởng ứng khi đưa hình ảnh phụ nữ cho con bú vào tạp chí, phần quảng cáo sản phẩm.
Về phía những người chỉ trích, Liz nói: "Tại sao một trong những hành động sinh học tự nhiên nhất lại bị kỳ thị? Những thành kiến về phụ nữ và tiêu chuẩn kép là các nguyên nhân chính. Cho đến khi chúng tôi có chế độ nghỉ thai sản tốt hơn, được luật pháp bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ, hút sữa ở nơi làm việc, chúng tôi vẫn sẽ thấy phụ nữ tiếp tục phải lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình, giữa phòng họp và phòng chơi cho trẻ".
Theo Zing
Nuôi con thế này bạn có đau không?
Tối qua tôi về và ngủ lại nhà mình mà không có chồng con bên cạnh. Tôi giật mình tỉnh giấc lúc 4g sáng khi đang bàng hoàng chạy đi trong giấc mơ.
">Làn sóng ủng hộ việc phụ nữ cho con bú nơi công cộng