您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Backa Topola vs FK Zeleznicar Pancevo, 23h00 ngày 7/4: Chưa từ bỏ hy vọng top 8
NEWS2025-04-11 05:54:06【Ngoại Hạng Anh】4人已围观
简介 Pha lê - 07/04/2025 09:27 Nhận định bóng đá g bảng xếp hạng bóng đá the giớibảng xếp hạng bóng đá the giới、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
- Đoán đúng tỷ số trận đấu Senegal – Colombia, Anh
- Lịch trực tiếp World Cup 2018 ngày 25, rạng sáng 26/6: Bảng A và B phân thứ hạng
- Sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất nghệ thuật ngay ngoại ô Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Nữ Đan Mạch vs Nữ Italia, 23h00 ngày 8/4: Cửa dưới sáng
- Lịch thi đấu chung kết Cup C1 2021, 'nội chiến' nước Anh
- Căn hộ kết nối thiên nhiên với hai ban công ở Dĩ An
- Cụ ông điếc lòa không nơi nương tựa
- Nhận định, soi kèo Northern Tigers vs Lindfield FC, 15h45 ngày 8/4: Lần đầu chạm mặt
- Biến sân thượng thành căn penthouse view siêu đỉnh, hồ cá Koi chơi vơi giữa trời
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood Town vs U21 Charlton, 19h00 ngày 8/4: Tin vào cửa trên
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cung cấp trong họp báo chiều ngày 6/12.
Theo đó, để ứng phó với nguy cơ biến thể Omicron xâm nhập, Sở Y tế đã phối hợp với Bộ Tư lệnh và Công an TP xây dựng “thế trận y tế”. Đối với thế trận “kiềng 3 chân” này, các lực lượng sẽ có kế hoạch tác chiến, nhận diện từ xa, khống chế hiệu quả biến thể Omicron.
TP.HCM dự kiến cách ly và điều trị F0 nhiễm biến thể mới ở Bệnh viện Dã chiến số 12. Đồng thời, TP.HCM dự kiến sẽ đưa những F0 nhiễm biến thể Omicron điều trị riêng tại Bệnh viện dã chiến số 12, tại TP Thủ Đức. Bệnh viện tương đối biệt lập, các F0 nhiễm biến thể Omicron sẽ được chăm sóc riêng trong khu tập trung, nhằm khống chế và ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới.
BS Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định, TP.HCM có nguy cơ bị biến thể mới xâm nhập. Do đó, đã tham mưu Sở Y tế kế hoạch ứng phó.
Theo BS Hồng Tâm, giải pháp đầu tiên là ngăn chặn từ biên giới với nguồn nhập cảnh. Tại TP.HCM, 2 cửa khẩu quốc tế là sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn. Tất cả người nhập cảnh nếu tiêm đủ vắc xin, sẽ cách ly tập trung 7 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày sau khi âm tính.
Với đường hàng hải, thuyền viên, nhân viên sẽ cách ly tại tàu. Nếu trường hợp nào vào đất liền sẽ được cách ly như người nhập cảnh đường hàng không.
HCDC hiện phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM triển khai giải trình tự gen với F0 nhập cảnh. “Qua đó, chưa phát hiện biến thể Omicrion tại TP.HCM đến thời điểm này”, BS Tâm cho biết.
Tuy nhiên, vẫn có tình trạng nhập cảnh chui, gây nhiều khó khăn, người nhập cảnh đường tiểu ngạch từ Campuchia vào các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, sau đó vào TP HCM. Thậm chí, ngành y tế ghi nhận tại TP có nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép từ biên giới phía Bắc.
Trong nội địa, ngành y tế tiếp tục tăng cường lực lượng cho trạm y tế lưu động, y tế phường chăm sóc F0 tại nhà, sẵn sàng ứng phó với cấp độ dịch phù hợp. TP hiện có 168 trạm lưu động do quân y tăng cường đến hết năm 2021.
Đáng lưu ý, TP có kế hoạch tăng cường tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại cho người dân. Việc tiêm bổ sung này dành cho người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, sau 28 ngày kể từ mũi tiêm gần nhất. Mũi tiêm nhắc lại được thực hiện sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành tiêm 2 mũi.
TP.HCM mở chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ. BS Nguyễn Hồng Tâm nhấn mạnh, người dân cần nghiêm túc thực hiện giải pháp 5K trong cộng đồng, đặc biệt hỗ trợ lực lượng chức năng phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, phòng ngừa sự xâm nhập của biến thể mới.
Theo Sở Y tế TP.HCM, biến thể Omicron xuất hiện tại Nam Phi và hiện đã lan ra gần 30 nước trên thế giới. Khu vực Đông Nam Á đã có Singapore và Thái Lan ghi nhận ca mắc. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ lây lan của Omicron được cho là 500%, gấp 5 lần biến thể cũ. Tuy nhiên, độc lực, kháng vắc xin hiện tại của biến thể vẫn chưa được làm rõ.
Liên quan đến kế hoạch ứng phó dịch bệnh, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện không điều trị Covi-19 phải thành lập khoa sàng lọc, khu vực cách ly tạm thời để điều trị các ca nhiễm Covid-19. Khi có ca bệnh dương tính với nCoV sẽ được điều trị tại bệnh viện, tránh việc chuyển tới lui.
Các bệnh viện sản - nhi sẽ có đơn vị hồi sức Covid-19, kịp thời cứu chữa các ca Covid-19 thuộc đối tượng tương ứng.
Các bệnh viện chuyển đổi công năng như Bệnh nhiệt đới, Trưng Vương, An Bình, Củ Chi vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh; các bệnh viện tách đôi cũng tiếp tục nhiệm vụ điều trị Covid-19 ở nửa tách đôi.
Đến nay, TP đã giải thể 8 bệnh viện dã chiến thu dung theo lộ trình, hiện còn lại 13 bệnh viện. Với 13 bệnh viện này, TP sẽ không giải thể theo kế hoạch ban đầu. Trước diễn tiến phức tạp hiện tại, các bệnh viện dã chiến thu dung sẽ được tái cấu trúc thành bệnh viện 3 tầng, kịp thời điều trị F0 ở các mức độ khác nhau.
Hiện TP có 310 trạm y tế cố định và 382 trạm y tế lưu động. TP vẫn tiếp tục duy trì cung ứng các túi thuốc cho F0 tại nhà.
“Với cách làm này, TP hy vọng giảm sâu tỷ lệ tử vong trên địa bàn”, bà Huỳnh Mai cho biết.
Linh Giao
Chưa phát hiện biến thể Omicron trên địa bàn TP.HCM
TP.HCM hiện đang tập trung giám sát chủ động các chủng của virus SARS-CoV-2, tuy nhiên chưa phát hiện sự xuất hiện của biển thể Omicron.
">TP.HCM thành lập bệnh viện riêng cho người nhiễm biến thể Omicron
Các công ty fintech đang chạy đua mở rộng điểm thanh toán không tiền mặt. Ảnh: Thế Vinh “Tính năng thanh toán/chuyển trả bằng mã QR đã đơn giản hóa việc thanh toán cho cả người dùng và chủ doanh nghiệp”, ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập MoMo nói, đồng thời cho biết ví điện tử này hướng đến trở thành một ứng dụng quen thuộc, dễ dùng với tất cả người dùng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản như chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, đổ xăng, mua sắm,…
Để làm được điều này, việc xây dựng hệ sinh thái kết hợp mạng lưới chấp nhận thanh toán kết hợp cùng đối tác dịch vụ là yếu tố quyết định.
Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các điểm chấp nhận thanh toán QR vẫn ở dưới dạng tĩnh. Khách hàng khi quét thanh toán phải nhập số tiền tương ứng, đối chiếu lại với thu ngân sau khi hoàn tất. Do đó, sẽ mất nhiều thời gian để đối chiếu lại với cửa hàng trong trường hợp khách hàng nhập sai số tiền.
QR “động” đang là hình thức có nhiều ưu điểm khi linh hoạt và có tốc độ thanh toán nhanh hơn. Cụ thể, sau khi có thông tin giao dịch, hệ thống tự động đưa ra mã QR tương ứng với số tiền, khách hàng chỉ việc quét mã và tiến hành giao dịch mà không phải khai báo thêm bất cứ thông tin nào khác.
Đồng thời, thu ngân cũng không cần đối chiếu tài khoản hay yêu cầu khách chụp lại màn hình. Hình thức này giúp hạn chế sai sót, giảm bớt thời gian thao tác và mang tới trải nghiệm tốt hơn với người tiêu dùng và chủ cửa hàng. Thông thường, mã QR động được hiển thị ngay trên màn hình phụ máy bán hàng hoặc xuất ra trên hoá đơn.
“Việc đưa mã QR Code lên màn hình POS là một trong những phương án tối ưu mà công ty đang triển khai. Cụ thể, hình thức này giúp chủ cửa hàng tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá quy trình vận hành. Từ đó, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng”, ông Vũ Thanh Hùng, CEO iPOS.vn chia sẻ.
Tính đến tháng 11/2022, ví MoMo đang có hơn 140.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, trong khi đó, số lượng điểm chấp nhận VNPAY-QR vào khoảng 200.000 điểm. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8/2022, đã có hơn 14.000 đơn vị chấp nhận thanh toán Money Mobile, với hơn 50% điểm kinh doanh tại khu vực nông thông. Điều này cho thấy nhu cầu vô cùng lớn, đòi hỏi sự xuất hiện rộng khắp của các điểm thanh toán không tiền mặt.
Việc tăng tốc số lượng điểm thanh toán trong thời gian trước mắt, đang là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị tài chính công nghệ. Nhiều doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp bắt tay nhau cùng mở rộng số lượng các điểm thanh toán mới. Chẳng hạn, MoMo hợp tác chiến lược với iPOS.vn, đưa hơn 100.000 doanh nghiệp F&B (lĩnh vực ăn uống) kết nối với hệ sinh thái MoMo. Trong khi đó, ZaloPay cũng chính thức phủ sóng tại tất cả mạng lưới Starbucks Việt Nam.
Thế Vinh
">“Nóng” cuộc đua tăng số lượng điểm thanh toán không tiền mặt
Ngày 16/12, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ cao về bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho người trong độ tuổi tiêm chủng, nhiều người thuộc trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (F1) đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19.
Để kịp thời điều chỉnh các biện pháp đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau.
Theo đó, những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp), liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 6 tháng hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19) thực hiện cách ly y tế 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú).
Các đối tượng này cũng tự theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày tiếp theo, tuân thủ 5K. Bộ lưu ý, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... người dân thông báo ngay cho cơ quan y tế đế theo dõi và xử trí theo quy định. Đồng thời, F1 cũng phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh 2 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7).
Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện.
Ngọc Trang
Hà Nội ghi nhận 1.330 ca Covid-19 mới, riêng quận Hai Bà Trưng có 436 F0
Sở Y tế Hà Nội hôm nay công bố 1.330 trường hợp Covid-19 với 574 ca cộng đồng, 503 trường hợp đã cách ly và 253 người trong khu phong tỏa.
">F1 đã tiêm đủ liều vắc xin Covid
Nhận định, soi kèo nữ Israel vs nữ Bulgaria, 18h00 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
Từ đầu đợt dịch thứ tư đến hết ngày 15/12, TP Hà Nội đã ghi nhận tổng số trên 21.000 ca Covid-19, trong đó riêng từ thởi điểm áp dụng “Thích ứng an toàn” theo Chỉ thị 128 (ngày 11/10) đã có thêm trên 17.000 F0 . Số nhiễm có xu hướng tăng mạnh, 1 tuần gần đây trung bình mỗi ngày phát hiện gần 900 F0 mới.
Đỉnh điểm, ngày 15/12, Sở Y tế Hà Nội công bố tới 1.357 ca Covid-19 mới với 611 ca cộng đồng, là con số kỷ lục của Hà Nội, vượt cả tâm dịch TP.HCM về số mắc trong ngày.
Trước những diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh, một số ý kiến cho rằng Thủ đô nên dừng thực hiện “Thích ứng an toàn”, siết chặt trở lại các giải pháp chống dịch như Chỉ thị 15, 16.
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, giải pháp “siết lại” như giai đoạn trước là “không cần thiết và không hiệu quả” trong thực tế hiện nay. PGS phân tích, áp dụng giãn cách xã hội trở lại không thể giúp loại bỏ hoàn toàn sự lây lan hay khống chế được dịch bệnh.
“Mầm bệnh Covid-19 đã âm thầm lây lan trong cộng đồng lâu nay. Dù giãn cách thì các thành viên trong gia đình vẫn gặp nhau hàng ngày, người dân vẫn phải đi chợ và đi làm, sự tiếp xúc giữa người này với người kia là không thể tránh. Nếu còn ca bệnh chưa được phát hiện, virus sẽ tiếp tục lây cho người khác. Chưa kể giao thương hàng hóa, đi lại giữa Hà Nội với các tỉnh thành vẫn diễn ra hàng ngày, mầm bệnh từ nơi khác có thể xâm nhập”, PGS Hùng cho hay.
Ông nhấn mạnh, dù tuân thủ tốt các biện pháp phòng vệ cá nhân thì người dân vẫn có khả năng nhiễm bệnh nếu sơ suất vì chủng Delta rất dễ lây nhiễm. Thực tế, thời gian vừa qua, nhiều tỉnh thành, trong đó có TP.HCM và chính Hà Nội đã “siết”, giãn cách hàng tháng trời nhưng số ca nhiễm vẫn tăng, không thể loại bỏ dịch bệnh.
Bên cạnh đó, theo PGS Hùng, tiêu chí cần quan tâm nhất là tỷ lệ nặng và tử vong của F0 có cao không, thay vì chú ý tới tổng số ca nhiễm. Hiện nay, đa số người dân Hà Nội đã được tiêm vắc xin Covid-19 và tỷ lệ nặng cũng không lớn nếu so sánh với TP.HCM giai đoạn “cao điểm”.
“Việc siết chặt các giải pháp chống dịch gây thiệt hại rất nhiều tới đời sống, kinh tế của người dân, doanh nghiệp, và thực tế cũng không mang lại hiệu quả loại trừ dịch bệnh”, PGS Hùng nhận định.
Ông đưa ra dẫn chứng, quận Đống Đa ở Hà Nội đang có nhiều giải pháp “siết lại” để giảm ca nhiễm như yêu cầu nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Tuy nhiên, người dân quận này hoàn toàn có thể sang quận khác ăn uống, mua bán, như vậy không những không hiệu quả mà còn có thể làm tăng khả năng lây lan.
PGS Hùng nhấn mạnh, khi F0 tăng, thay vì loay hoay tìm cách “siết”, quan trọng nhất là phải có giải pháp để tỷ lệ nặng và tử vong thấp, giảm quá tải cho ngành y tế và các bệnh viện.
Cán bộ y tế phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội tới nhà thăm khám, phát thuốc cho một gia đình có F0 - Ảnh: Nguyễn Liên Giải pháp đáp ứng số nhiễm tăng cao, giảm F0 nặng
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, giải pháp đầu tiên mà Hà Nội cần đẩy nhanh là vận động, thuyết phục người dân, đặc biệt là người tuổi cao, bệnh lý nền chưa được tiêm vắc xin Covid-19 đi tiêm chủng ngay. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc nặng, tử vong cao, nếu chưa tiêm sẽ rất nguy hiểm.
Thực tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mới đây cho biết, đa số F0 nặng, nguy kịch đang điều trị là bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền như suy thận mạn, tiểu đường, huyết áp, HIV,… hoặc thuộc đối tượng phụ nữ có thai, sức đề kháng kém. Các bệnh nhân hầu hết chưa tiêm vắc xin, mới tiêm 1 mũi hoặc tiêm 2 mũi nhưng chưa đủ thời gian có kháng thể.
Thống kê tại Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng quận Tân Bình, TP.HCM cũng cho thấy, nhóm bệnh nhân tử vong tại đây có độ tuổi trung bình khá cao và mắc nhiều bệnh lý nền. Riêng từ ngày 1/11 đến ngày 28/11, chỉ có 36,8% bệnh nhân tử vong được tiêm vắc xin 1 hoặc 2 mũi, số còn lại chưa tiêm phòng. Đáng chú ý, có 1 trường hợp trẻ tuổi, mắc bệnh nền nhưng theo trường phái không tiêm vắc xin cũng diễn tiến nặng và tử vong.
Giải pháp thứ 2, theo PGS Hùng, cần tổ chức thu dung, điều trị người bị nhiễm một cách hợp lý, hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới “tầng 1” trong tháp điều trị. Hiện nay, Hà Nội đang cho F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà, F0 diễn tiến nặng hoặc nguy cơ diễn tiến nặng (người cao tuổi, bệnh nền) được chuyển tới bệnh viện theo dõi.
PGS Hùng nhất mạnh, việc tổ chức tốt “tầng 1”, chăm sóc, điều trị tốt cho nhóm F0 điều trị tại nhà đóng vai trò tiên quyết, bởi nhóm này chiếm tới 70-80% tổng số bệnh nhân. “Tổ chức tầng 1 không tốt sẽ dẫn tới tầng 2 bị “loạn”, quá tải, số F0 nặng tăng nhanh chóng. Hậu quả là tầng 3 cũng quá tải hoặc khi lên tới Trung tâm hồi sức thì bệnh nhân đã quá nặng, không thể cứu chữa”, PGS Hùng nhận định.
Tổ chức tốt tầng 1 trong tháp điều trị sẽ giúp giảm bớt gánh nặng, quá tải cho tầng 2 và tầng 3 - Ảnh chụp tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 7/12 (Ảnh: Tố Linh) Theo PGS, để điều trị F0 tại nhà phát huy hiệu quả, mỗi người dân cần chủ động lập phương án về nơi cách ly, hậu cần, thuốc men (thuốc hạ sốt, vitamin)… phòng tình huống bản thân, gia đình nhiễm Covid-19.
Rộng hơn, từng tòa nhà, khu nhà, tổ dân phố nên hỗ trợ người dân xác định trước trường hợp nào đủ điều kiện cách ly tại nhà để sẵn sàng đáp ứng khi có F0. “Nếu có ca nhiễm rồi mới chờ y tế, chính quyền tới khảo sát thì sẽ rất mất thời gian, thậm chí có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh do phải chờ đợi chính quyền ra quyết định hình thức cách ly tại nhà hay tập trung”, PGS Hùng nói.
Quan trọng nhất, ngành y tế cùng chính quyền cơ sở phải có phương án đảm bảo chăm sóc y tế cho người dân như chuẩn bị và phát đủ các túi thuốc, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn, thăm khám cho F0 khi họ cần hỗ trợ. Bên cạnh có, đảm bảo đáp ứng vận chuyển, thu dung bệnh nhân nếu họ chuyển nặng. Trên hết, chính quyền TP cần chỉ đạo quyết liệt, nhất quán việc tổ chức cách ly, điều trị F0 tại nhà đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Thực tế hiện nay, y tế tuyến phường ở Hà Nội kiêm nhiệm rất nhiều công việc như chăm sóc, thăm khám cho F0 điều trị tại nhà, tiêm vắc xin Covid-19, lấy mẫu trường hợp ho sốt cộng đồng, khoanh vùng xử lý ca nhiễm mới, quản lý F1 cách ly tại nhà, giải đáp, tư vấn thắc mắc cho bà con; xử lý, thu gom chất thải, rác thải y tế,… Điều này khiến nhân viên y tế phường bắt đầu có hiện tượng quá tải, F0 cũng không được quản lý, chăm sóc tốt nhất.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng, Hà Nội nên nhanh chóng tăng cường nhân lực cho y tế phường, có thể kêu gọi các bệnh viện tư nhân, nhà thuốc, các thầy thuốc nghỉ hưu, tình nguyện viên,… tham gia hỗ trợ. Đồng thời, phân chia đầu việc rõ ràng để lực lượng y tế phường không phải cùng lúc đảm đương quá nhiều nhiệm vụ.
“Ví dụ, vấn đề giám sát và hướng dẫn cách ly, hậu cần cho F0, khoanh vùng,… có thể giao cho lực lượng khác như tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng. Vấn đề giải đáp, tư vấn bệnh cho F0 nên huy động nhóm y bác sĩ, dược sĩ có kinh nghiệm đã nghỉ hưu hoặc nhân viên y tế các phòng khám tư trên địa bàn tham gia”, PGS Hùng nêu ý kiến.
Ông nhấn mạnh, khi số nhiễm lớn, điều rất quan trọng là phải có nhiều kênh thông tin, liên lạc thường trực 24/24, giao trách nhiệm rõ ràng để người bệnh có thể xin tư vấn từ xa, yêu cầu hỗ trợ khi cần.
“Dù có triển khai biện pháp nào thì việc đảm bảo đời sống sinh hoạt, sức khỏe, tính mạng người dân vẫn phải đặt lên hàng đầu. Nếu để bệnh nhân ở nhà mà gọi đến mấy tiếng đồng hồ vẫn không được giải đáp thì không ổn. Khi mắc bệnh, tâm lý họ rất lo lắng, cần sự tư vấn chính thức”, PGS Hùng chia sẻ.
Về vấn đề triển khai trạm y tế lưu động để điều trị tập trung F0, PGS Hùng nêu quan điểm, các đơn vị này chỉ nên nhận nhiệm vụ thu dung, cấp cứu ban đầu những F0 điều trị tại nhà trở nặng (có biểu hiện khó thở, sốt cao…). Đặc biệt, trạm y tế lưu động phải được bố trí đủ nhân lực, tránh trường hợp một vài nhân viên y tế chăm sóc cả trăm F0.
“Khi điều trị tập trung, cán bộ y tế không chỉ thăm khám mà còn phải lo về mặt hậu cần, chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Nếu số F0 quá lớn, trạm lưu động quá tải có thể dẫn đến “tác dụng ngược”, tức là bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ, thậm chí có nguy cơ tăng chuyển nặng. F0 nhẹ hoặc không triệu chứng tốt nhất là tự cách ly, theo dõi y tế tại nhà để tránh quá tải cho trạm y tế lưu động”, PGS Hùng nói.
Nguyễn Liên
Bác sĩ nói về điểm chung của các ca Covid-19 nặng, nguy kịch ở Hà Nội
Theo các bác sĩ, điểm chung của các F0 chuyển nặng, nguy kịch là người tuổi cao, có bệnh nền và chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.
">Đóng cửa để chống dịch Covid
Việc rò nguồn điện của hệ thống cáp quang biển AAG gây ảnh hưởng đến đường truyền đi quốc tế của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.Kế hoạch dùng máy bay không người lái phủ sóng Internet của Facebook giờ ra sao?">
Cáp quang biển AAG mới sửa xong 1 tháng đã lại gặp sự cố
Sáng ngày 8/12, anh K. người nhà nạn nhân H.T.N (31 tuổi) bức xúc chia sẻ sự việc với VietNamNet. Anh K. là người thân duy nhất của chị N. tại TP.HCM.
Ngày 5/12, chị N. đến thẩm mỹ viện Vera tại quận 1 hút mỡ bụng. Ca phẫu thuật diễn ra lúc 14h, hoàn thành vào 16h cùng ngày. Từ thời điểm này, người nhà chị N. không còn liên hệ được. Sau đó, chị N. được đưa về nhà của một nhân viên thẩm mỹ viện tại quận 8 để theo dõi.
Dựa vào bài đăng Facebook của nạn nhân, gia đình xác định được địa chỉ hút mỡ bụng. Ảnh: Người nhà cung cấp Khoảng 22h, chị N. có dấu hiệu mệt, khó thở. Nhân viên thẩm mỹ cho biết chị N. được thở ô xy và đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Đến 8h sáng ngày 6/12, thẩm mỹ viện báo với người nhà ở Cà Mau lên TP.HCM gấp, “N. đang hấp hối, nguy kịch”, tuy nhiên không cho địa chỉ chính xác và chỉ dặn, lên đến TP.HCM thì gọi điện lại.
Chiều cùng ngày, anh K. đến địa chỉ được chị N. check in trên Facebook cá nhân trước khi hút mỡ bụng nhưng chỉ thấy có một nhân viên. “Đèn tắt tối, không có ai làm việc, chỉ duy nhất một chị đang dọn dẹp đồ đạc ở đó. Thẩm mỹ viện ở trên gác, phía dưới là một quán cafe”, anh K. cho biết.
Dù anh K. yêu cầu nhân viên đưa sang bệnh viện để gặp chị N. nhưng người này lại đưa anh về nhà ở quận 8 – cũng là nơi chị N. được theo dõi sau mổ. Tại đây, có gần 10 người nói chuyện với anh và cho biết chị N. đã mất.
Đáng chú ý, thông tin từ bác sĩ với người nhà lại rất khác. Theo đó, chị N. được đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu vào 3h sáng ngày 6/12 (không phải 22h ngày 5/12) với tình trạng ngưng tim, ngưng thở ngoại viện. Đến 8h sáng 6/12, chị tử vong.
Anh K. bức xúc: “Tại sao chị N. đã mất trước đó mà 8h sáng báo với người nhà đang hấp hối. Nếu được cấp cứu sớm hơn, chị tôi đã có hy vọng sống.”
Tối ngày 6/12, anh K. đến báo cáo sự việc với Cơ quan công an quận 8, TP.HCM (nơi xảy ra vụ việc). Theo anh K., ê kip hút mỡ bụng cho nạn nhân gồm 4 người, nhưng khi khai báo với công an, thẩm mỹ viện khai báo chỉ có 2 người. Trước đó, khi đưa chị N. đi cấp cứu, những người này cũng khai địa chỉ nhà tại Tôn Đản, quận 4, trong khi thực tế ở quận 8.
“Lúc đó hoảng nên báo nhầm”, đó là giải thích của thẩm mỹ viện với người nhà.
Nạn nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 nhưng đã ngưng tim ngoại viện. Thế nhưng, cũng theo người nhà, thẩm mỹ viện Vera chỉ là nơi cho thuê phòng mổ để ê kip phẫu thuật. “Họ đã thuê cố định 1 phòng ở đây, nhìn vào sẽ tưởng là chuyên nghiệp, cơ sở lớn, nhưng thực tế chỉ là thuê lại thôi. Người trực tiếp phẫu thuật tên Trang – không phải bác sĩ, chỉ là tay ngang”, anh K. chia sẻ.
Ngày 7/12, mẹ ruột nạn nhân có mặt và báo với Trung tâm giám định pháp y TP.HCM thực hiện giám định. Chiều cùng ngày, chị N. được đưa về quê nhà Cà Mau lo hậu sự. Chị N. 31 tuổi, đang theo học ngành spa tại TP.HCM, đồng thời cũng đã quen biết thẩm mỹ viện Vera trước đó. Anh K. cho rằng, vì tin tưởng nên chị N. đã thực hiện hút mỡ tại đây.
Khi xảy ra sự việc, người đại diện đưa cho gia đình 50 triệu tiền lo hậu sự. Tuy nhiên khi biết gia đình quyết định thực hiện pháp y làm rõ sự việc, thẩm mỹ viện có thái độ “ngó lơ”.
“Đến nay chúng tôi không có một lời xin lỗi nào hay hỏi thăm nào cả. Chúng tôi rất đau lòng và bức xúc vì họ báo cho gia đình quá muộn, không đưa chị đi cấp cứu sớm, may ra có thể được cứu sống. Lúc đó ngưng tim rồi..."
Theo anh K., cơ quan công an quận 1, quận 8 (TP.HCM) đã làm việc cùng gia đình và những người liên quan trong 2 ngày qua, để làm rõ vụ việc đau lòng trên.
Trước đó, một phụ nữ tại quận Bình Tân (TP.HCM) đã tử vong sau ca hút mỡ bụng tại Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo. Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP nhận định, không thể xác định nguyên nhân chính xác vì thiếu kết quả giám định pháp y.
Một cô gái khác cũng phải điều trị gần 4 tháng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì hoại tử nặng nề sau khi tiêm thuốc tan mỡ bụng. Cơ sở thực hiện kỹ thuật này đóng trên địa bàn quận 1, TP.HCM.
Linh Giao
Cô gái 24 tuổi tại TP.HCM tử vong sau khi làm đẹp
Ngày 7/12, cô gái 24 tuổi tại TP.HCM đã tử vong sau khi làm đẹp tại một cơ sở thẩm mỹ thuộc quận Tân Phú. Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 nhưng không qua khỏi.
">Vụ người phụ nữ 31 tuổi tử vong sau hút mỡ bụng: Nạn nhân là nhân viên spa