'Chúng tôi áp lực kinh khủng vì sợ rủi ro xảy ra kiểu Sơn La, Hòa Bình'
Những ý kiến này đã được đưa ra tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam” do Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục tổ chức ngày 23/4.
Thi tốt nghiệp chỉ nên phục vụ 2 mục đích
Đánh giá về cách thức tổ chức kỳ thi quốc gia,úngtôiáplựckinhkhủngvìsợrủiroxảyrakiểuSơnLaHòaBìlịch đá bóng tối nay TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết bản thân ông hoàn toàn đồng ý với việc vẫn phải tiếp tục tổ chức kỳ thi này, bởi “không thi sẽ không học”.
Nhưng kỳ thi tốt nghiệp chỉ nên đặt ra hai mục đích chính: một là để xét công nhận tốt nghiệp THPT và hai là để có cơ sở dữ liệu đánh giá “sức khỏe” giáo dục phổ thông hiện nay đang ở đâu so với các nước khác trên thế giới.
Xu hướng công nhận tốt nghiệp THPT trên thế giới
Tuy nhiên, theo ông Trào, nếu xét mục tiêu để công nhận tốt nghiệp, mặc dù hằng năm đã phải chi rất nhiều tỉ đồng, kèm theo đó là tổn hao về tâm lý, trí tuệ của toàn xã hội, nhưng rồi cuối cùng chỉ để tìm ra vài phần trăm trượt tốt nghiệp.
“Điều này liệu có đáng không?”, ông Trào đặt câu hỏi.
Ông Trào cho rằng có nhiều ý kiến nói không thể không thi vì cần phải dựa vào cơ sở dữ liệu đó để đánh giá trình độ, năng lực của sinh viên khi học ở bậc THPT như thế nào, nhưng hoàn toàn có thể tính đến cách khác.
“Các quốc gia khác không tổ chức thi để công nhận tốt nghiệp nhưng người ta vẫn có công cụ và hình thức khác để xem năng lực học sinh phổ thông ở thứ hạng bao nhiêu so với chuẩn chung của thế giới”, ông dẫn chứng.
Còn bà Nguyễn Phương Nga, Viện trưởng Viện Đo lường đánh giá chất lượng giáo dục, nhìn nhận để trả lời câu hỏi “Việc có 97,57% học sinh đỗ tốt nghiệp liệu đã đánh giá sát năng lực của học sinh hay không” thực sự rất khó trả lời.
“Tính đến nay chưa có đánh giá nào thật lớn, thật sâu trên diện rộng về việc những học sinh đỗ đại học học lực ra sao, điểm tốt nghiệp phổ thông và điểm học đại học có vênh nhau nhiều không?
Ngoài ra cũng chưa có đánh giá nào cho thấy những học sinh không tốt nghiệp thì vào đời có thành công hay không. Thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định về vấn đề này vì đòi hỏi thời gian, công sức khá lớn”, bà Nga nói.
Tuy nhiên, đánh giá về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia như hiện nay, theo bà chi phí còn quá lớn và áp lực cũng rất lớn vì chỉ có một lần thi duy nhất.
“Vì thế phải thay đổi. Một ngày không thể thay đổi được, nhưng cố gắng đến năm 2024 sẽ không còn áp lực nữa”, bà Nga nói.
Phân quyền với địa phương là “quá nặng, áp lực kinh khủng”
Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, đánh giá từ những thực tiễn cửa các kỳ thi vừa qua cho thấy, Bộ đã rất cố gắng để có được những cải tiến.
Năm 2018 vừa qua cũng có những đổi mới khá triệt để nhưng theo ông vẫn còn một số hạn chế.
“Đầu tiên phải kể đến chi phí công. Những năm gần đây, ngân sách địa phương chi cho kỳ thi này tăng lên đến 39% so với trước kia, đặc biệt là trong năm 2017 và 2018.
Ngoài ra, chúng tôi cũng rất băn khoăn việc phân luồng hướng nghiệp. Với cách thi như thế này, tỉnh không thể phân luồng được, bởi học sinh đăng ký hết vào đại học không trường này thì trường khác”, ông Dũng nói.
Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho rằng, việc phân quyền với địa phương là “quá nặng, áp lực kinh khủng”
Bên cạnh đó, ông Dũng khẳng định, việc phân quyền quản lý trong kỳ thi như hiện nay không hợp lý và chứa đựng rất nhiều rủi ro.
“Bộ thì lo các Sở làm thế nào, tôi là giám đốc Sở thì lại lo không biết các điểm thi làm thế nào. Phải nói là kỳ thi này tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Trong khi Bộ thì lo những điểm thi ở miền Nam, ở Tây Bắc, còn tôi lại lo những điểm thi cách Sở 50 - 70 km, không biết đêm hôm ra sao, từ bảo quản đề, bảo quản bài.
Mỗi lần như thế lại... lên một cơn đau tim vì vô cùng nguy hiểm. Mỗi lần Bộ cải tiến để tăng cường kỳ thi tốt hơn thì dưới Sở GD-ĐT như tôi lại phải lo rất nhiều việc khác kèm theo”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, việc phân quyền cho các địa phương như hiện nay là “quá nặng, áp lực kinh khủng”, bởi những kiểu như Hòa Bình, Sơn La... có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
“Tôi đã từng khẳng định với lãnh đạo tỉnh là tôi kiên quyết không làm chứ không phải tôi không làm được”, ông Dũng thẳng thắn nói.
Nguyên nhân dẫn tới áp lực như vậy, theo ông Dũng, là từ kỳ thi “2 trong 1”. Do vậy, ông đề nghị cần phải làm rõ “việc của ai thì người đó làm”.
“Để công nhận tốt nghiệp thì trách nhiệm của địa phương mà đại diện là Sở GD-ĐT phải làm. Còn việc tuyển sinh là việc của trường đại học thì trường đại học phải làm. Chứ không phải như hiện nay, chúng tôi đang được giao làm thay quá nhiều”, ông Dũng nhấn mạnh.
Thúy Nga
Đề xuất tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2-3 lần một năm
- Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay đã qua 7 lần cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, các kỳ thi THPT vẫn chưa thay đổi được những căng thẳng và lo âu cho nhiều tầng lớp trong xã hội.