TheươngtrìnhGiáodụcmầmnonmớisẽthi đấu bóng đá ngoại hạng anho báo cáo của Tiểu ban Giáo dục mầm non, Chương trình Giáo dục mầm non 2009 đã triển khai được 14 năm, có nhiều ưu điểm về tính mở, về nội dung, sự liên thông với chương trình phổ thông…
Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn trong nước, khu vực và quốc tế, Chương trình Giáo dục mầm non hiện hành còn bộc lộ bất cập, chưa được bắt kịp yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực của người học trong bối cảnh đổi mới…
Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non để cung cấp một công cụ quốc gia cho chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo độ “thoáng” cho triển khai thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chương trình giáo dục mầm non mới tiếp cận hình thành năng lực, phẩm chất của trẻ, định hướng tình cảm, xã hội thể hiện rõ ở các thành tố của chương trình được thể hiện qua mục tiêu, nội dung của chương trình và kết quả mong đợi ở từng lĩnh vực; định hướng phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ; được thống nhất phối hợp thực hiện giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Kết quả có được sau quá trình giáo dục chính là sự vận dụng những hiểu biết, thái độ và kỹ năng được hình thành để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Chương trình Giáo dục mầm non mới trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, phù hợp với xu thế quốc tế. Đồng thời chương trình đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực trẻ em theo định hướng tình cảm xã hội phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non.
Những điểm mới trong chương trình giáo dục mầm non mới khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện chương trình hiện hành, huy động mạnh hơn nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ, tối đa hóa quyền lợi được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển riêng biệt của mỗi trẻ, tạo ra những thay đổi căn bản, toàn diện.
Chương trình cũng góp phần làm thay đổi nhận thức về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục trẻ em trước 6 tuổi, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp giáo dục.
Tại phiên họp, các đại biểu đã trao đổi, góp ý về đổi mới giáo dục mầm non liên quan đến các vấn đề như mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, điều kiện đảm bảo để thực hiện, tài liệu hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, chính sách, chế độ cho đội ngũ giáo viên mầm non, khung thời gian thực hiện chương trình…
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh nhận định, để xây dựng được Chương trình Giáo dục mầm non là một việc làm công phu, vất vả và tâm huyết, đặc biệt là xây dựng với cách tiếp cận phù hợp với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới và đáp ứng những yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Do đó, đối với các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục trong phiên họp, Thứ trưởng đề nghị các thành viên của ban soạn, tổ biên tập chương trình tiếp thu đầy đủ, hoàn thiện dự thảo Chương trình trước khi thẩm định và đưa vào Đề án đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non.
Thứ trưởng cũng lưu ý, trong quá trình thẩm định chương trình, các thành viên thẩm định phải sát sao về nội dung, đánh giá, nhìn nhận chương trình theo hướng đổi mới. Ngoài ra, chuẩn bị các nguồn lực đảm bảo cho các quy trình tiếp theo.