Xe mới cấp tập "đổ bộ" về Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam,ườiViệtngàycàngthíchxeSUVcỡBGiávừaphảiđẹpvàđadụgiờ hoàng đạo phân khúc xe đa dụng cỡ B (B-SUV) chỉ mới được "khai phá" khoảng 10 năm trở lại đây với sự xuất hiện của Ford EcoSport. Mẫu xe gầm cao của Ford được lắp ráp trong nước, có ngoại hình trẻ trung, nhỏ gọn đã tạo ra một thứ gia vị mới lạ trên thị trường và gần như "một mình một ngựa" trong giai đoạn 2015-2018. Sau đó, Hyundai Kona ra mắt vào năm 2018 đã gây áp lực lớn và dần lấy đi thị phần của EcoSport.
Nhận thấy tiềm năng của dòng xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam, từ 2020 đến nay, hàng loạt hãng xe khác như Toyota, KIA, Mazda, Nissan, Honda, Volkswagen, Peugeot, MG,... cũng không đứng ngoài cuộc và liên tục đưa các mẫu mới của mình "nhập mâm", khiến B-SUV trở thành phân khúc chật chội nhất, vượt qua cả sedan cỡ B và C-SUV.
Mật độ xe B-SUV mới ra mắt ngày càng dày và cấp tập hơn. Nếu chỉ tính trong vòng 1 năm trở lại đây, đã có 3 cái tên "mới toanh" xuất hiện ở phân khúc này. Tháng 9/2023, Toyota Yaris Cross lần đầu được giới thiệu với 2 phiên bản, trong đó có 1 bản thuần xăng và 1 bản hybrid với giá bán lần lượt là 650 và 765 triệu.
Cùng ra mắt trong tháng 9/2023 là mẫu xe điện thương hiệu Việt Nam VinFast VF 6, được giới thiệu với 2 phiên bản S và Plus với giá bán lần lượt là 675 và 765 triệu (thuê pin) và 765 và 855 triệu (mua đứt pin). Những chiếc VF 6 đầu tiên đã được bàn giao đến tay khách hàng vào cuối tháng 12/2023.
Mẫu xe chiến lược của Mitsubishi là Xforce ra mắt vào tháng 1/2024 và mới bổ sung thêm phiên bản Ultimate cao cấp nhất vào tháng 6 vừa qua. Giá bán 4 phiên bản của Xforce hiện dao động từ 599-705 triệu đồng sau khi được giảm giá vào tháng 3.
Cũng trong khoảng 1 năm vừa qua, nhiều mẫu xe khác đã được các hãng nâng cấp giữa vòng đời như KIA Seltos, Toyota Corolla Cross,... để tăng tính cạnh tranh với các đối thủ. Không dừng lại ở đó, dự kiến trong nửa cuối năm 2024, thị trường Việt Nam còn có thể tiếp tục đón nhận nhiều mẫu xe gầm cao cỡ B khác của Trung Quốc như Omoda C5, Haval Jolion và GAC GS3... càng khiến phân khúc "chật chội" này thêm sôi động hơn.
Việc nhiều hãng xe góp mặt, đi cùng với đó là những đợt giảm giá sâu chưa từng thấy nhằm kích cầu và cạnh tranh với các đối thủ sẽ giúp khách hàng Việt hưởng lợi khi có nhiều sự lựa chọn chất lượng, giá rẻ.
Phản ánh xu hướng của thị trường
Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển nở rộ của dòng xe đa dụng nói chung và phân khúc cỡ B nói riêng phản ánh đúng nhu cầu khách hàng và xu hướng của thị trường Việt Nam. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng cho thấy rõ nét điều này này.
Cụ thể, trong năm 2021, số lượng xe đa dụng (gồm cả SUV và Crossover) của các thành viên VAMA bán ra là 92.185 chiếc, chiếm 45,2% tổng lượng xe du lịch. Đến năm 2022, con số này là 120.477 chiếc, tăng 30,7% và chiếm 42,4% tổng lượng xe du lịch bán ra.
Năm 2023, doanh số của xe đa dụng là 100.071 chiếc, giảm 16,9% về lượng do ảnh hưởng chung của toàn thị trường sau dịch Covid-19, nhưng các mẫu SUV/Crossover vẫn chiếm tới 46,6% số xe du lịch.
Còn trong 5 tháng đầu năm 2024 vừa qua, đã có tổng cộng 33.277 xe đa dụng trong số 66.905 chiếc xe du lịch bán ra thị trường, chiếm tỷ lệ tới 49,7%.
Như vậy có nghĩa là, cứ 2 chiếc xe du lịch bàn giao đến tay khách hàng Việt thì có 1 chiếc là SUV/Crossover, một tỷ lệ quá ấn tượng.
Trong tất cả các phân khúc của nhóm xe đa dụng, dễ dàng nhận thấy phân khúc B-SUV là hút khách nhất. Năm 2023, trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường đã có 3 mẫu B-SUV là Hyundai Creta, Toyota Corolla Cross và KIA Seltos. Còn trong 5 tháng đầu năm 2024 vừa qua, Mitsubishi Xforce, Toyota Yaris Cross là những cái tên ấn tượng, liên tục góp mặt trong top 10 dù ra mắt chưa lâu.
Nhận định về thị trường ô tô Việt Nam, chuyên gia marketing Nguyễn Văn Phương cho rằng, B-SUV chính là phân khúc sôi động nhất thị trường khoảng 3 năm trở lại đây và còn tiếp tục "nóng" trong nhiều năm tới bởi nhiều ưu điểm mà các dòng xe khác không có được.
Thứ nhất, các dòng B-SUV đa số đều mới ra mắt, được thiết kế trẻ trung và trang bị những tính năng an toàn và công nghệ tiên tiến nhất của các hãng.
Cùng với đó, giá bán khoảng 550-750 triệu khá phù hợp với những khách hàng không quá dồi dào về tài chính. Điều này đặc biệt thu hút những cá nhân và gia đình trẻ - đối tượng khách hàng cực kỳ tiềm năng và chiếm số lượng đông đảo trong cơ cấu thị trường của Việt Nam.
Thứ hai, trong khi những mẫu xe cỡ A hay sedan thường chật hẹp, khó khăn khi đi địa hình hoặc ngập nước; còn xe gầm cao cỡ C-D lại quá to lớn và cồng kềnh khi đi trong thành phố thì những chiếc xe B-SUV tỏ ra vừa vặn cả về kích thước cũng như độ linh hoạt khi di chuyển, kể cả những địa hình khó. Đó chính là một trong những lý do giúp những mẫu xe này được nhiều khách hàng ở thành phố chọn mua.
Tiếp đến, nếu xét về công suất động cơ, nhưng mẫu B-SUV dù chủ yếu được trang bị động cơ 1.5-2.0L nhưng vẫn tỏ ra không kém cạnh so với những "đàn anh". Đơn cử như "tân binh" Lynk&Co 06 (liên doanh giữa Volvo và Tập đoàn Geely của Trung Quốc) được trang bị động cơ 1.5L tăng áp, cho công suất tới 178 mã lực, mô-men xoắn 290 Nm, hộp số ly hợp kép ướt 7 cấp, cùng với 4 chế độ lái. Thông số này thậm chí là "ăn đứt" nhiều mẫu xe gầm cao cỡ C trên thị trường hiện nay, thường chỉ có công suất khoảng 140-160 mã lực.
"Xe B-SUV được các hãng thiết kế ngày càng đẹp, trẻ trung và trang bị nhiều tiện ích, phản ánh đúng xu hướng và nhu cầu của thị trường. Với đà hồi phục của thị trường ô tô trong nước những tháng cuối năm, cùng với đó là số lượng mẫu xe ngày càng phong phú, xe gầm cao cỡ B sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới", ông Phương đưa ra nhận định.
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhận nhiều ưu đãi, ô tô Trung Quốc ôm tham vọng lớn tại thị trường Việt NamĐến nay, những hãng ô tô nằm trong top 10 của Trung Quốc, đều đã hiện diện tại Việt Nam với những kế hoạch đầy tham vọng.