您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng
NEWS2025-04-11 00:37:12【Thời sự】4人已围观
简介 Pha lê - 07/04/2025 08:53 Nhận định bóng đá g lịch cúp liên đoàn anhlịch cúp liên đoàn anh、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng
- 'Người cũ' và 'tình mới' của Trương Ngọc Ánh đối đầu nhau
- Chàng trai ung thư tìm được người yêu lý tưởng nhờ tình yêu thiên nhiên
- 3 bước làm cá hồi sốt kem cho cuối tuần
- Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Al Wasl FC, 20h50 ngày 7/4: Điểm tựa sân nhà
- Phương Nga suýt bị 'đập chết' tại bar vì Xuân Bắc
- Chồng ngoại tình đưa 'em gái mưa' đi phá thai, vợ tức khí cặp kè với đàn ông già
- Vợ cho thuê nhà nhưng không nói với chồng một tiếng
- Soi kèo phạt góc Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
- Chạy xe máy từ Biên Hòa về Huế ăn Tết trong hai ngày?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
-(Sex) Appeal (Cám dỗ),bộ phim mới nhất có sựtham gia của Từ Nhược Tuyên vừa được trình chiếu tại Đài Loan hôm 24/10 cấm khángiả dưới 16 tuổi khi tham gia LHP quốc tế Hà Nội lần 3.Phim 16+ của Trần Bảo Sơn tranh giải 5000 đô">
Khán giả dưới 16 tuổi không được xem '(Sex) Appeal'
Khi điểm học bạ dần trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc tuyển sinh vào các cấp, đặc biệt là đại học, thực trạng nâng điểm, làm đẹp học bạ, đánh giá không thực chất cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thậm chí, hoạt động này còn được hợp thức hóa bằng nhiều cách khác nhau.
Nói về thực trạng lạm phát điểm 10, độc giả Tran Huu Nghichia sẻ: "Thời buổi bây giờ, học sinh nào cũng dễ dàng đạt điểm 10, học sinh xuất sắc. Ngày nay kiếm được một học sinh có học lực khá còn là chuyện hiếm. Có khi, giáo để học sinh của mình bị xếp loại khá còn bị kiểm điểm, nên ai cũng cố nâng điểm cho học trò. Cháu tôi ở nhà suốt ngày mải chơi, không chịu học bài, làm bài tập. Tới giờ học, mẹ phải kè kè kèm cặp bên cạnh mà cháu còn nhớ nhớ quên quên, không hiểu bài. Mới học chút xíu cháu đã than nhức đầu. Ấy vậy mà vừa rồi tổng kết năm học, cháu đạt loại xuất sắc, đòi bố mẹ thưởng hẳn một chuyến đi du lịch biển mới chịu".
Cùng chung nỗi hoài nghi về chất lượng dạy và học ngày nay, bạn đọc Luan Nguyenbày tỏ: "Chất lượng học sinh bây giờ quả là không biết dùng từ gì để diễn tả. Con tôi có kết quả thi cuối kỳ vừa rồi chỉ 3,5 điểm. Ấy vậy mà đi họp phụ huynh, nhìn trong học bạ, tôi thấy có một điểm 10 Toán. Tôi đem thắc mắc về hỏi con xem có thật là con từng được 10 điểm môn Toán hay không? Con tôi trả lời rằng 'không có'. Thế mới thấy điểm số trong học bạ giờ cũng khó mà tin được".
Đánh giá câu chuyện nâng điểm học bạ từ góc nhìn của giáo viên, độc giả Thai Nguyencho rằng: "Vợ tôi cũng làm giáo viên nên tôi biết rõ thực trang nâng điểm. Từ nhà trường cho đến giáo viên, và cả phụ huynh, học sinh, ai cũng muốn có thành tích cao hết. Thế nên, dù học sinh học đến lớp 9 vẫn viết sai chính tả một nửa; mất căn bản Toán, chỉ làm được cộng, trừ, nhân, chia... nhưng cũng vẫn chín năm liền xếp loại giỏi, năm nào cũng lãnh thưởng, học bạ thì toàn 8 điểm trở lên. Các em này mà mang học bạ đi xét điểm đại học vào những ngành như bác sĩ, kỹ sư, CNTT thì chắc chỉ làm rầu thêm cho các trường đại học và công ty tuyển dụng".
>> 'Học bạ đẹp nhưng đi thi vẫn điểm kém'
Nhấn mức độ trầm trọng của bệnh thành tích trong ngành giáo dục, bạn đọc Nguyen Milanobình luận: "Bệnh thành tích đang làm hỏng cả một thế hệ trẻ nhỏ. Đề nghị ngành giáo dục bỏ hoặc giảm bớt áp lực thành tích cho các thầy, cô. Ngoài ra, việc đánh giá năng lực của giáo viên cũng cần phải dựa thêm vào các tiêu chí khác nữa ngoài điểm số để giảm nhẹ việc phụ thuộc từ thành tích học tập của các con. Ví dụ như đánh giá đạo đức của học sinh có tiến bộ hơn so với trước không, nghị lực của các con có phát triển không...? Kiến thức chỉ là một phần của cuộc sống, không nên chỉ chú trọng vào một mặt mà bỏ qua các mặt khác của học sinh".
Làm gì để giảm bớt việc nâng điểm cho học sinh của giáo viên, độc giả Tuệ đề xuất: "Phải có hình thức răn đe, cảnh cáo, kiểm soát việc cho điểm học bạ của các thầy, cô giáo, để họ không thể chấm điểm một cách tùy tiện. Đơn giản là so sánh điểm thi và điểm học bạ, chỉ cần có sai số lớn (khoảng cách khác biệt giữa điểm thi và học bạ) thì phải có thanh, kiểm tra xem có hiện tượng chấm nới tay, mua điểm học bạ... hay không? Trường hợp nào vi phạm thì phải tiến hành xử lý, từ cảnh cáo đến buộc thôi việc với các giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Bigdata là công nghệ có thể dự đoán, sàng lọc được các tình huống chấm học bạ nới tay này. Tăng cường các cuộc thi, chấm điểm có tính giám sát, kiểm tra để đối chứng kết quả trong nhà trường bằng việc thuê bên kiểm định chất lượng giáo dục riêng cũng là một cách có thể áp dụng. Chúng ta không thể để các nhà trường vừa chấm điểm, vừa đào tạo, vừa tự tung hô, làm đẹp thành tích của mình như hiện nay. Phải tách bạch hai bên: một bên đào tạo; một bên quản lý, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục riêng".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Những điểm 10 học bạ rỗng tuếch
Má nói tôi đem ra cái rổ tre, hai má con vừa hái dâu vừa bước lên chuyến tàu ký ức: thanh xuân của má - tuổi thơ của tôi…
Ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Những buổi chợ của má chẳng mấy khi có tấm bánh, thanh kẹo làm quà. Trong khi những đứa trẻ khác háo hức hóng má đi chợ về thì bao giờ tôi cũng lẩn mất dạng. Tôi cứ nghĩ làm vậy má sẽ bớt day dứt, muộn phiền, mãi sau này tôi mới biết rằng, thỉnh thoảng má cũng để mặc cho mấy “giọt nức nở”… trộm rơi. Má nắm chặt tay ba, hai trái tim nguyện cùng nhau cố gắng.
Vườn nhà tôi rộng, cây nào cũng cao, chỉ có mấy khóm dâu tằm là lúp xúp vừa tầm với. Đến mùa dâu là đám trẻ túm tụm quanh gốc, thi nhau hái trái bỏ bụng. Trái dâu chín đen ngọt lịm, mọng nước; trái ương có hai ba màu và chỉ chua một chút, trong khi trái xanh non thì chua đến rùng mình.
Dâu tằm chín ăn ngon nhất vào ngày nắng. Trời càng nắng, vị càng ngọt. Mưa dầm dề mấy hôm liền thì dâu vừa nhạt vừa chua. Đám nhóc chúng tôi vào mùa dâu mồm miệng, tay chân, áo quần nào cũng lấm lem sắc xanh, sắc đỏ. Nhớ có lần tôi lỡ để nhựa dây vào cái áo trắng đồng phục, má giặt hoài không hết. Sau bữa cơm, má lôi áo ra “phạt” tôi ngồi vò vết bẩn đến cả tiếng đồng hồ.
Mấy năm sau tôi lớn hơn và điều kiện gia đình cũng khá hơn đôi chút. Tôi và đám nhỏ đã biết mùi quà bánh, kẹo ngọt, sữa chua. Mấy khóm dâu trĩu quả lúc này không còn bị những cánh tay háu ăn vây quanh nữa, nên thư thả chín rụng đầy gốc. Má bấy giờ mới “đường đường chính chính” mang rổ ra hái dâu về ngâm.
Rổ dâu đầy được rửa sạch rồi phơi cho ráo nước. Dâu ráo, má cẩn thận xếp dâu vào bình thủy tinh. Cứ một lớp dâu bỏ lên một lớp đường. Sau cùng má đậy nắp thật kín để kiến không bò vào. Dâu với đường theo thời gian sẽ hòa quyện thành một thứ nước sệt sánh màu đỏ sậm, trông rất bắt mắt. Má thường hóm hỉnh gọi thứ nước có hơi men nhè nhẹ này là “rượu dâu”.
Chỉ vài thìa “rượu dâu” pha cùng với nước lọc rồi bỏ thêm đôi ba cục đá là đã có ngay một ly nước thanh mát ngon tuyệt cú mèo. Buổi trưa hè nóng nực nào tôi cũng “đánh bay” hai ly như thế.
Các anh chị sang chơi, thấy bình nước dâu nhà tôi ngon quá nên cũng hái dâu ngâm đầy mấy bình to. Kể từ đợt ấy, cứ đến mùa hè là cả họ nhà tôi lại hào hứng rủ nhau hái dâu ngâm “rượu”.
Xuống con tàu ký ức, hai má con tôi trở về thực tại. Má nhìn rổ dâu và thương về những ngày xa cũ. Trái dâu khắc vào trong tâm khảm má một bức tranh đượm buồn nhưng đáng trân trọng. Màu dâu vẽ vào tuổi thơ tôi một bức họa đơn sơ, thiếu thốn nhưng ngọt ngào tình yêu thương.
Ngày hôm nay má lại làm thứ nước thần kỳ ấy như một cách vỗ về những kỷ niệm.Và chỉ đôi mươi ngày nữa thôi, tâm hồn đang thổn thức của tôi sẽ được vị ngòn ngọt chua chua quen thuộc kia níu tay rồi ôm trọn vào lòng.
Theo Phụ nữ TP.HCM
">Món 'rượu dâu' thần kỳ của má
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Lấy lại ngôi đầu
Chị Hoàng Ngọc Hà, 39 tuổi, làm việc tại một công ty kiểm toán có tiếng ở TPHCM phát hiện chồng có "em gái nuôi" là sinh viên năm 3 một trường đại học vào cuối năm 2021. "Tiểu tam" được chồng chị, trưởng phòng tín dụng một ngân hàng lớn, "che chở" tại một căn hộ ở Quận 7, chu cấp toàn bộ tiền ăn học, chi xài.
Vợ chồng chị cùng quê, yêu nhau từ hồi cấp 3. Cả hai cùng phấn đấu vào đại học, ở lại thành phố lập nghiệp và có được thành công nhất định như hiện nay. Lâu nay chị cũng hay nghe "sugar baby - sugar daddy" nhưng không thể ngờ có ngày chuyện này xuất hiện trong cuộc sống của gia đình mình.
Nhiều ông chồng nhận "con gái nuôi" mà vẫn muốn giữ hạnh phúc gia đình (Ảnh minh họa).
Có "con gái nuôi", chồng chị xếp lịch tuần qua một, hai lần, nhiều chuyến đi công tác trong và ngoài nước cũng dẫn cô ta đi cùng. Chị còn biết, chồng đã hai lần đưa "tiểu tam" đi bỏ thai...
Mới đầu, chị Hà không dám nói với ai, bí bức thì chỉ lên các diễn đàn về hôn nhân gia đình, ẩn danh kể chuyện của mình. Cánh đàn ông có người nói với chị "Ông chồng tuổi này mới có bồ là... chung thủy rồi đấy!". Còn chị em thì đua nhau khuyên "miễn nó không bỏ mình", "vẫn chu cấp tiền đầy đủ"...
Có bà vợ còn khoe chồng có bồ, ham của lạ chứ quyết không bỏ vợ, vẫn yêu vợ thương con như... thành tích. Có người lại đổ hết tội lỗi sang đầu "tiểu tam" vì rằng "chúng bung lưới ông nào thoát nào cho nổi", các ông chồng cũng là nạn nhân.
Chị nhận ra, không ít người đang trao cho đàn ông "quyền được ngoại tình" như việc hiển nhiên, trao cho họ quyền được là nạn nhân ngay khi họ sống vô trách nhiệm, buông thả nhất.
Sau thời gian khổ sở giữ bí mật, chị Hà quyết định công khai sự việc với người thân, gia đình để thông báo quyết định ly hôn.
Vậy nhưng, thêm một lần nữa chị rơi thêm vào áp lực nặng nề khi nhiều người xung quanh đều khuyên nhủ chị "nhắm mắt làm ngơ", cho rằng đàn ông có "bồ nhí" là chuyện... bình thường. Nhiều bạn bè của chị nói "đàn ông là vậy".
Chính mẹ ruột của chị cũng phản đối ý định ly hôn của con gái, ra sức bảo vệ con rể: "Đàn ông nào chẳng vậy, đến tuổi đó có tiền, làm gì có chuyện chung thủy, không em út".
Nhưng chị Hà không thể chấp nhận, không thể bước tiếp. Nếu anh ngoại tình xuất phát từ tình cảm, chị còn có thể thông cảm... Còn đây, anh ta tuyển "con gái nuôi" qua một kênh mai mối, xem đó như là sự mua vui, đổi chác.
Lời giải thích chồng chị buông ra là: "Anh chỉ vui vẻ, mất ít tiền chứ không hề có ý định bỏ vợ, bỏ gia đình" khiến chị thấy càng thêm lợm giọng. Có thứ "vui vẻ" nào được chấp nhận khi "vui vẻ" với một cô gái chỉ ngang tuổi con gái mình, "vui vẻ" trên đau khổ của vợ và khủng hoảng của gia đình, con cái...
Chị Hà không đánh ghen, chưa một lần liên lạc hay gây khó dễ với "tiểu tam". Với chị, vấn đề nằm ở chồng mình, chồng chị tự tay hất đổ hôn nhân, gia đình. Đàn ông ngoại tình không thể quay sang đỗ lỗi cho vợ hay cho những cô gái khác đã "mồi chài".
Chị Hà quyết định ly hôn, chỉ giữ lại con và tiền... (Ảnh minh họa).
"Một người đàn ông vừa trăng hoa bên ngoài, lại muốn "giữ hạnh phúc gia đình" là sự khốn nạn. Trong cuộc sống, việc gì cũng phải nỗ lực rèn luyện, vun đắp và hôn nhân cũng vậy. Việc của tôi lúc này là giành quyền nuôi hai con, gom mọi tài sản về mình. Tháng sau, chúng tôi ra tòa...", chị Hà chua xót cho cuộc hôn nhân đã hơn 20 năm của mình.
Trào lưu "đại gia - tiểu tam": Chà đạp hôn nhân và tương lai con cái!
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, người đứng lớp nhiều chương trình giáo dục giới tính, tình dục, hôn nhân, tác giả cuốn sách "Vẽ đường cho Hươu" chia sẻ, các mối quan hệ "ngoài luồng" ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình.
Với không ít nam giới, chỉ có một mối quan hệ trong hôn nhân là quá ít. Họ có nhu cầu "cắp nách" một (vài) cô gái trẻ, dù đã vợ con đề huề, thậm chí đã lên hàng cha chú, gia đình vẫn êm ấm, hạnh phúc. Điều này phổ biến đến nỗi, trên nhiều diễn đàn hoặc chốn chợ búa, mọi người tặc lưỡi coi chuyện đó là "bình thường".
"Sugar baby" đăng tút tìm "sugar daddy" trên mạng (Ảnh chụp lại màn hình).
Tai hại nhất, theo bác sĩ Lan Hải, những drama "đại gia - tiểu tam" ngày nay đã thay thế cho trào lưu "chân dài - đại gia" của chục năm trước.
"Chân dài - đại gia" còn có thể có cái kết có hậu là một đám cưới trai tài gái sắc, dù "tài" ở đây được đo bằng rất nhiều tiền. Ở mối quan hệ này, cũng là em tặng anh cái mà anh cần và anh cho em cái mà em muốn nhưng cả hai cùng "mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ".
Nhưng cặp bài "đại gia-tiểu tam" thì không. Người đàn ông vẫn đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, là chồng, là cha, là người có vai vế trong gia tộc, cộng đồng. Cô gái trẻ thì quan tâm tới những cuộc hẹn, những chuyến du lịch, quà cáp, vật chất mà không hề nghĩ đến hôn nhân.
Bác sĩ Lan Hải nhấn mạnh, nếu đã hết yêu, xin hãy chấm dứt hôn nhân một cách đàng hoàng trước khi đến với một mối quan hệ mới. Một người bước vào mối quan hệ khác khi đang có cam kết hôn nhân là đang đối xử bất công với người bạn đời và làm tổn thương con trẻ.
Không thể bình thường hóa lối sống bất thường, đạp trên pháp luật, đạo đức bằng những cái "tặc lưỡi". Bởi phía sau cái tặc lưỡi "chuyện bình thường" là những người đàn ông cho mình được quyền buông thả, là những phụ nữ chấp nhận và cả dung túng, nuôi dưỡng thói hư thật xấu của đàn ông...
Đáng sợ hơn, sau cái tặc lưỡi đó, thông điệp về giáo dục con cái là gì? Làm sao có thể dạy được các bé trai về vai trò của người đàn ông trong gia đình, về trách nhiệm bố làm, làm chồng, làm sao có thể dạy con gái về sự chính chuyên, chung thủy khi làm vợ, làm mẹ, làm sao gieo được niềm tin, định hướng tốt đẹp về hôn nhân, gia đình?
Như trăn trở của bác sĩ Nguyễn Lan Hải: "Lúc ấy, tài sản, đất đai, tiền của,… không chữa lành được một cõi lòng tan nát. Lớp trẻ nhìn vào đó cũng mất đi niềm tin vào tình yêu, vào lòng thủy chung và những giá trị của gia đình".
Theo Dân trí
">Con rể ngoại tình tuyển nữ sinh làm sugar baby, mẹ vợ nói đàn ông nó vậy
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Dựa theo hoàn cảnh hiện tại, bạn có thể xác định ly hôn theo các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Thuận tình ly hôn
Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thuận tình ly hôn là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Đối với trường hợp này, bạn có thể chuẩn bị các tài liệu sau để nộp tại tòa án:
1. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
2. Bản sao công chứng căn cước công dân của hai vợ chồng.
3. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.
4. Bản sao công chứng giấy khai sinh của con (nếu có con chung).
5. Các giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (giấy vay tiền, hợp đồng vay tiền...) trong trường hợp có yêu cầu tòa án ghi nhận thỏa thuận của vợ, chồng về việc phân chia vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn (nếu có).
">Mẹ cho đất trong thời kỳ hôn nhân, ly hôn có phải chia cho chồng?
Chloe, người đã chứng kiến kiểu "ngoại tình" như thế ở chồng mình chia sẻ trên The Guardian: ""Tôi đã nhìn thấy chồng mình nói chuyện gần gũi với một nữ đồng nghiệp tại công ty. Trái tim tôi như thắt lại. Anh ấy tìm đến một người thứ ba để trò chuyện, chia sẻ cả những bí mật thầm kín. Đó là tất cả những gì chúng tôi đã từng làm với nhau".
Chloe tự tin rằng chồng mình và nữ đồng nghiệp không nảy sinh quan hệ thể xác. Họ đơn giản là chỉ trò chuyện và gắn kết.
"Trước đây, tôi nghĩ rằng người ta chỉ phản bội vợ/chồng vì nhu cầu tình dục. Nhưng rõ ràng trường hợp của chồng tôi không phải như thế".
Khi công nghệ ngày càng phát triển, con người càng dễ rơi vào vùng xám nằm giữa hai khái niệm "tình bạn" và "ở trên tình bạn", một mối quan hệ dễ dàng phủ nhận bởi không bao gồm tình dục.
Theo một nghiên cứu của YouGov vào năm 2015 trên 1.660 người trưởng thành ở Anh, 20% thừa nhận không chung thủy với bạn đời. Trong số đó, 15% cho biết mối quan hệ ngoài luồng của mình không có tiếp xúc vật lý.
Chia sẻ trên The Guardian, rất nhiều người cho biết mối quan hệ như vậy cũng gây tổn thương, đổ vỡ tương tự sự phản bội do tình dục.
"Sự gắn kết giữa chồng và nữ đồng nghiệp khiến tôi gục ngã. Họ có thứ ngôn ngữ nhắn tin thân mật riêng và tôi biết rằng mình đã thua cuộc", Chloe nói.
Anneka, 31 tuổi, nghi ngờ khi bạn trai thường dán mắt vào điện thoại và cố để cô không nhìn thấy. Cô cảm thấy nhẹ nhõm lạ thường khi biết chính xác mối quan hệ tình cảm của anh. "Tôi chứng minh được mình đã đúng. Tôi từng có một khoảng thời gian rất dài phân vân liệu mình có điên và kiểm soát quá mức không", cô nói. Cũng như Chloe, Anneka tự tin người yêu không lừa dối về thể xác. Nhưng với cô, đó cũng là phản bội.
Daphne, 25 tuổi, chia tay bạn trai vì những tin nhắn của anh với một đồng nghiệp cũ. "Họ nói chuyện như hai người yêu nhau. Còn đau hơn cả việc anh ta say xỉn rồi tình một đêm với cô nào trong chuyến đi chơi xa", cô nói.
Sarah Calvert, một nhà trị liệu tình yêu ở London, cho biết, quan niệm về sự không chung thủy tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. "Nhưng nếu bạn kể ra những bí mật cùng cảm xúc sâu sắc của mình cho người khác giới và không muốn bạn đời biết, đó lại có thể là sự phản bội. Hãy tự hỏi chính mình: Bạn có dám để người yêu biết đến mối quan hệ của mình với người thứ ba? Bạn dành bao nhiêu thời gian để nghĩ về người đó?", chuyên gia nói.
Ngoài ra, sự phản bội xuất phát từ những vấn đề sâu sắc trong mối quan hệ, chẳng hạn những tổn thương trong quá khứ chưa được chữa lành hoặc nhu cầu không được đáp ứng, theo chuyên gia.
"Đàn ông thường chất vấn bạn đời: 'Em từng ngủ với anh ta chưa?' trong khi phụ nữ lại hỏi: 'Anh có yêu người ấy không'", Tiến sĩ Gayle Brewer, một giảng viên tâm lý cao cấp tại ĐH Liverpool, nói.
Chia sẻ trên Guardian, một người đàn ông 29 tuổi chuẩn bị đính hôn nhưng lại nảy sinh tình cảm với cô người yêu cũ. Anh giải thích mình đã thấy lo sợ, áp lực trước một giai đoạn mới của cuộc đời.
"Tôi đã dành sáu năm qua để mơ về tương lai của mình và bạn gái. Nhưng đột nhiên, người yêu cũ của tôi gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật. Và chúng tôi nhanh chóng kéo dài những đoạn hội thoại sau đó".
Yvonne cũng rơi vào tình huống tương tự. Cô đã có chồng nhưng lại có quan hệ tình cảm với đồng nghiệp. "Cảm xúc giữa hai chúng tôi thực sự là thứ gây nghiện", Yvonne nói.
Một cô gái khác, Clara, kể về người đàn ông mà cô đã trò chuyện qua ứng dụng di động suốt bốn tháng qua: "Anh ấy là tất cả những gì tôi muốn người yêu của mình trở thành".
Nhà trị liệu tình dục Sarah Calvert cho rằng, người thứ ba đã được lý tưởng hóa trong mắt "kẻ ngoại tình không tình dục". "Họ là người do chính bạn tưởng tượng ra. Họ dường như rất hiểu bạn nhưng bạn không thể hiểu hết họ bởi cả hai không có mối quan hệ thật sự", cô nói.
Theo Gia đình & Xã hội
Vợ nảy sinh nghi ngờ vì chồng thường xuyên đổi người giúp việc
Hà My là một phụ nữ trung niên vẫn còn rất quyến rũ. Chồng của cô, Hoàng Phi, 65 tuổi, từng là giám đốc điều hành cấp cao của một công ty thiết bị gia dụng nổi tiếng, sở hữu khối tài sản rất lớn.
">Ngoại tình không tình dục, chia sẻ của người trong cuộc