您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Mladost Lucani vs Vojvodina, 23h00 ngày 7/4: Mất tập trung
NEWS2025-04-11 05:03:32【Ngoại Hạng Anh】6人已围观
简介 Pha lê - 07/04/2025 09:06 Nhận định bóng đá g lich.thi.dau.bong.da.hom.naylich.thi.dau.bong.da.hom.nay、、
很赞哦!(22)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Auda vs FK Liepaja, 22h00 ngày 9/4: Điểm tựa vững chắc
- Làm salad cá hồi nướng cho kỳ nghỉ lễ
- “Loa phường” thế hệ mới đưa nhiều thông tin đến với người dân vùng biên giới, hải đảo
- Xem trực tiếp Wimbledon 2024 trên chùm kênh SPOTV độc quyền của MyTV
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Los Angeles Galaxy, 08h00 ngày 9/4: Tiễn khách rời giải
- Hội Truyền thông số đề nghị Google đối xử công bằng với doanh nghiệpViệt
- Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019
- NSND Lan Hương bức xúc vì liên tục bị mạo danh
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4: Khó lường
- Tại sao ứng dụng PC
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Novi Pazar vs Radnicki Nis, 23h00 ngày 7/4: Tự tin sở hữu top 8
Điều gì giúp một nước có mật độ dân số cao, giáp Trung Quốc, với nguồn ngân sách eo hẹp và hệ thống y tế chưa hiện đại bằng các nước giàu hơn trong khu vực, lại đạt được những thành công bước đầu như vậy? Các nhà phân tích thống nhất rằng, tất cả là nhờ Việt Nam có quyết tâm cao cùng một chiến lược phòng chống dịch chi phí thấp nhưng hiệu quả.
Bên ngoài một khu phố bị cách ly vì có ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội. Ảnh: Reuters Hành động quyết liệt, nhanh chóng
Theo đài truyền hình Đức Deutsche Welle (DW), ngay từ cuối tháng Một, khi bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona còn chủ yếu hoành hành ở Trung Quốc, đặc biệt là tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Chính phủ Việt Nam đã "tuyên chiến" với dịch bệnh.
Phóng viên thường trú của tạp chí Anh Financial Times tại Hà Nội viết, "khi hầu hết người dân Việt Nam còn đang ăn Tết Nguyên đán thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại một cuộc họp về virus corona của Chính phủ". Nhận định dịch sẽ sớm lan đến Việt Nam, ông Phúc đã chỉ đạo cho chính phủ và toàn dân nêu cao tinh thần "chống dịch như chống giặc".
Ngay từ ngày 1/2, Việt Nam đã xúc tiến hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn virus lây lan, bao gồm cả đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, đóng cửa các trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp cách ly kiểm dịch 21 ngày tại một vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có nhiều người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc).
Tiếp đó, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng cho triển khai các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn như cách ly bắt buộc 14 ngày đối với mọi người nhập cảnh; hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài; cách ly những người nhiễm virus và truy vết, theo dõi y tế với bất kỳ người nào từng tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19.
Theo ghi nhận của tờ báo Mỹ New York Times, từ giữa tháng Ba, nhiều địa phương ở Việt Nam, bao gồm cả thủ đô Hà Nội và TP. HCM đã tạm thời cho đóng cửa các địa điểm vui chơi giải trí đông người như rạp chiếu phim, rạp hát, quán bar, vũ trường, karaoke, massage, quán net, các điểm tham quan du lịch, ...
Hãng tin Sputnik của Nga trích dẫn ý kiến của các chuyên gia đánh giá cao việc Việt Nam đã chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Việc Chính phủ Việt Nam công bố dịch toàn quốc khi số ca nhiễm virus mới vượt mốc 200 người và tiến hành cách ly xã hội từ 0h ngày 1/4 là "hành động đúng thời điểm, cần thiết" để sớm khống chế dịch.
Xét nghiệm có chọn lọc, điều trị, cách ly triệt để. Việt Nam phòng chống Covid-19 tốt hơn một số nước châu Âu.
Tuần báo L’Obs của Pháp mới đây đã cho đăng tải bài viết phân tích cách Việt Nam thực hiện việc phòng chống dịch Covid-19 tốt hơn Pháp và nhiều quốc gia châu Âu khác.
Theo bài viết, Việt Nam chú trọng xét nghiệm có chọn lọc; cách ly và điều trị những người dương tính với virus corona chủng mới tại các bệnh viện được chỉ định; nhận diện và xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trước khi phân loại các ca nghi nhiễm phải cách ly tập trung 2 tuần trong các doanh trại quân đội, cơ sở của Nhà nước hoặc tự cách ly tại nhà.
Nhà chức trách cũng điều tra diện rộng và kỹ càng bất kỳ ai có nguy cơ phơi nhiễm virus. Trong khi các nước phương Tây chỉ tập trung vào các bệnh nhân Covid-19 và những người tiếp xúc trực tiếp với họ, thì Việt Nam đã giám sát y tế và yêu cầu cách ly cả những trường hợp có mức độ tiếp xúc thứ hai (F2), thứ ba (F3) và thứ tư (F4) với bệnh nhân.
Thông tin đầy đủ, dân đồng lòng chống dịch
Tạp chí Financial Times cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả là nhờ mạng lưới thông tin tuyên truyền. Các phương tiện truyền thông không ngừng đưa tin về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Các quan chức minh bạch về diễn biến dịch trong nước.
Bộ Y tế Việt Nam cũng gửi tin nhắn qua điện thoại thường xuyên đến người dân, bao gồm cả tin tức và các khuyến nghị về cách phòng chống dịch Covid-19. Một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, hầu hết mọi người đều biết rõ triệu chứng của việc nhiễm virus corona chủng mới.
Các nỗ lực đối phó với dịch của Chính phủ cũng thu hút được sự ủng hộ của mọi người dân, thể hiện rõ qua các bài đăng cổ vũ nhân viên y tế trên mạng xã hội hay các tranh vẽ tuyên truyền bằng khẩu hiệu: "Ở nhà là yêu nước!".
Bên cạnh đó, Việt Nam còn mạnh tay xử lý vấn nạn tin giả. Công an đã triệu tập và xử phạt hơn 800 người chia sẻ các thông tin bịa đặt hoặc sai sự thật về dịch Covid-19.
Theo trang tin điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva, mạng lưới giám sát và cung cấp thông tin trong cộng đồng của Việt Nam cũng rất hiệu quả. Người dân sẽ ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng biết khi họ phát hiện hàng xóm hoặc những người đến khu dân cư có bất kỳ hành động sai trái hoặc gây rủi ro phát tán mầm bệnh.
Hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nha dẫn lời ông Park Kidong, một quan chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội nhấn mạnh, việc kích hoạt sớm hệ thống ứng phó, tiếp cận toàn xã hội dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ cùng việc thực hiện giãn cách xã hội đã mang lại thành công cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tính đến thời điểm hiện tại.
Tuấn Anh
">Truyền thông quốc tế khen ngợi công tác chống dịch Covid
Cuộc sống "địa ngục" ở nhà kẻ bắt cóc được thiếu nữ (áo đen) tiết lộ sau khi gặp lại gia đình. Ảnh: NDTV Vào năm 2022, ở tuổi 16, Pooja gần như không còn nhớ gì về người thân trong gia đình sau thời gian dài sống chung với 2 kẻ bắt cóc. Thậm chí, ngay cả khi D'Souza đưa gia đình về sống cách nhà bố mẹ Pooja vài trăm mét, thiếu nữ vẫn không nhận ra khung cảnh thân quen.
Trong một lần say rượu, D'Souza đã buột miệng nói rằng Pooja không phải là con đẻ. Từ đây, cô gái trẻ bắt đầu hành trình tìm kiếm người thân.
Cô gái cùng một người bạn lên mạng và gõ từ khóa tìm kiếm “Pooja mất tích”. Họ đã phát hiện một tấm poster tìm người mất tích vào năm 2013. Trên poster có 5 số điện thoại, nhưng 4 số không thể liên lạc. May mắn, một số điện thoại cuối cùng thuộc về Rafique, người hàng xóm của gia đình nhà Pooja, vẫn gọi được.
Pooja đã gọi cho ông Rafique, và người đàn ông nhanh chóng nhận ra cô bé. Ông sắp xếp để Pooja được nói chuyện với mẹ đẻ, và người mẹ đã nhận ra giọng con ngay lập tức.
Sau đó, cảnh sát địa phương nhận được thông tin, định vị được nơi Pooja đang sống. Thiếu nữ 16 tuổi đã được đoàn tụ với mẹ và anh trai vào tháng 8/2022. D'Souza (50 tuổi) bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc bắt cóc trẻ em và lao động cưỡng bức. Vợ của đối tượng có tên Soni (37 tuổi) được xác định là đồng phạm.
Đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần
Việc Pooja bị bắt cóc từng được nhiều tờ báo lớn ở Ấn Độ đưa tin. Trong những năm sau đó, Pooja được đặt bí danh Bé gái số 166.
Trở về nhà sau 9 năm bị giam cầm, Pooja đối mặt với chấn thương thể chất và tâm lý nghiêm trọng. Do bị lạm dụng thể chất nhiều năm nên cơ thể của Pooja đã mắc nhiều loại bệnh. Vết thương tâm lý khiến cô gái thường bật khóc mỗi khi kể lại cuộc sống “địa ngục” ở nhà bố mẹ nuôi.
Mẹ của Pooja là bà Poonam Gaud trở thành trụ cột duy nhất trong gia đình sau khi người chồng qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 2/2022. Bà vừa phải kiếm sống vừa lo chạy vạy vay tiền để chữa bệnh cho con gái.
“Chúng tôi tới bác sĩ khi thấy phần lưng của Pooja bị sưng lên. Con bé gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống vào buổi sáng. Con bé còn cảm giác như có cục máu ở trong bụng. Bác sĩ đã cho con tôi thuốc uống, yêu cầu tôi chườm nước ấm vào lưng con bé 2 lần/ngày. Đây là hậu quả của hành vi lạm dụng mà con bé phải chịu đựng trong thời gian dài bị bắt cóc”, bà Poonam nói với Indian Express trong căn nhà ở vùng ngoại ô Andheri.
Pooja bình yên bên mẹ. Ảnh: Hindustan Times Pooja chia sẻ cô đã bị đánh đập nhiều lần tới mức bị chảy máu. “Khi bị giam cầm, cháu phải làm việc cả ngày, không có thời gian để ý tới những vết thương trên cơ thể. Chỉ cần phạm phải lỗi nhỏ, bà Soni cũng đánh cháu bằng cây lăn bột, hoặc thắt lưng da. Một lần bà ấy đánh vào đầu cháu bằng cây lăn bột, máu đã chảy thấm đẫm cả quần áo”, cô gái kể lại quãng đời đau khổ.
Cũng theo Pooja, do nhiều lần bị đánh đập và tát vào mặt, thính lực của cô bé đã bị suy giảm, tai không còn đeo được tai nghe.
Bác sĩ Danish Shaikh điều trị cho Pooja cho biết, “cô bé bị viêm ở vùng xương chậu. Cột sống, vùng cổ và thắt lưng đều có vấn đề, khiến cô bé bị gù và mắc nhiều bệnh. Thông thường, các vấn đề liên quan đến cột sống sẽ ảnh hưởng đến hết đời”.
Cũng theo bác sĩ, những tổn thương Pooja gặp phải là do bị đánh đập hay làm việc quá sức, nếu không được điều trị kịp thời đều dẫn tới biến chứng trong nhiều năm sau.
Vị bác sĩ đã khuyên gia đình nên để Pooja chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống. Tuy nhiên, chi phí là 15.000 – 20.000 rupee, và dù đã được hỗ trợ giảm xuống còn 8.000 - 10.000 rupee, gia đình Pooja vẫn không thể chi trả.
Số tiền ít ỏi mà bà Poonam kiếm được từ gánh đậu bán gần nhà ga Andheri, kèm theo việc con trai cả Rohit từng làm việc tại nhà máy nhưng phải nghỉ việc do khói bụi, khiến gánh nặng tài chính trong nhà càng nặng nề hơn.
“Gia đình đang gặp khó khăn kinh tế, cháu muốn quay lại với công việc trông trẻ. Nhưng cảnh sát đã yêu cầu cháu không được làm như vậy, vì cháu vẫn là trẻ vị thành niên”, Pooja buồn bã nói.
Pooja cho biết trong thời gian bị bắt cóc, cô bé còn bị cặp vợ chồng độc ác bắt trông trẻ thuê cho các gia đình để kiếm tiền. Số tiền 20.000 rupee mà Pooja kiếm được đã bị họ lấy đi.
Chấn thương tâm lý cùng việc phần lớn thời gian bị nhốt ở nhà trong suốt 9 năm bị bắt cóc, nên tính cách của Pooja có phần lầm lì, hay quên, dễ cáu kỉnh và không muốn đi ra ngoài.
“Khi cháu trở về nhà, một vài người bạn đã cố gắng dạy cháu cách chơi những trò chơi thời thơ ấu. Nhưng cháu không nhớ được gì. Các bạn rủ cháu ra ngoài, nhưng cháu đã quá quen với việc bị nhốt trong nhà. Đôi khi vào ban đêm, cháu nhớ lại những vụ đánh đập của bố mẹ nuôi. Cháu kể lại với mẹ và bắt đầu khóc, bởi đó là những chuyện cháu nhớ rất rõ”, Pooja nói.
Thú vui duy nhất của Pooja là vẽ. Đây cũng là sở thích từ hồi nhỏ của thiếu nữ. Cô bé cũng thích xem những bộ phim hành động trên điện thoại.
Nộp đơn thuê nhà giá rẻ ở Mỹ, người bố lộ mặt là kẻ bắt cóc
Chuyển từ Canada tới Mỹ sinh sống, người bố lộ mặt là kẻ bắt cóc con trai 31 năm về trước trong lần nộp đơn xin thuê nhà giá rẻ.">Cuộc sống ‘địa ngục’ suốt 9 năm của bé gái Ấn Độ bị bắt cóc
Một ca phẫu thuật ung thư tại viện K Có nhiều đặc điểm lâm sàng khác nhau ở bệnh nhân mắc ung thư gan, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng liên quan đến khối u đặc biệt những người phát hiện ung thư gan ở giai đoạn đầu. Những bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển có thể gặp những triệu chứng như sụt cân, đau bụng, vàng da, sờ thấy u bụng…., giai đoạn muộn trên nền xơ gan mất bù có thể gặp cổ chướng, nôn ra máu…
Phương tiện chẩn đoán ngày nay đã có nhiều tiến bộ, chẩn đoán xác định dựa vào chỉ dấu huyết thanh alpha-fetoprotein (AFP) tăng cao> 400ng/mL, hình ảnh đặc hiệu khối u gan trên MRI/CTscan, tiền sử viêm gan virus... Những trường hợp nghi ngờ có thể sinh thiết gan chẩn đoán mô bệnh học.
Vì sao bệnh nhân ung thư gan được chỉ định thuốc điều trị đích?
Ung thư gan có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh gan đi kèm.
Ở giai đoạn sớm có thể ghép gan, phẫu thuật cắt thùy gan, điều trị tại chỗ như nút mạch hóa chất, vi sóng, tiêm cồn….
Còn trong giai đoạn tiến triển khi bệnh đã lan ra ngoài gan (xâm lấn mạch máu, di căn xa) hoặc không phù hợp với điều trị tại chỗ, bệnh nhân được nhận phương pháp điều trị toàn thân. Các tác nhân hóa trị độc tế bào thông thường hầu như không được chỉ định điều trị, do tỷ lệ biểu hiện cao các gen kháng thuốc của khối u gan. Lúc này, liệu pháp nhắm mục tiêu phân tử (điều trị đích) được chỉ định điều trị cho bệnh ở giai đoạn này.
Từ năm 2009, tại Việt Nam các thuốc điều trị đích cũng đã được phê duyệt cho điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không thể phẫu thuật cắt bỏ.
Các nghiên cứu và thực hành lâm sàng trên thế giới đã cho thấy, kết quả sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ung thư gan được cải thiện, có ý nghĩa so với chỉ chăm sóc hỗ trợ đơn thuần.Tuy nhiên kết quả này vẫn còn khiêm tốn.
Vai trò của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư gan
Liệu pháp miễn dịch được thực hiện thông qua việc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư, đang trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị ung thư gan. Các liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn muộn mà chưa được điều trị toàn thân trước đó hoặc đã điều trị với liệu pháp đích.
Quá trình tiến triển của ung thư gan. Ảnh: Bệnh viện K Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm hơn 35% tiến triển bệnh hoặc tử vong so với liệu pháp điều trị đích. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống thêm cho 50% bệnh nhân ung thư gan giai đoạn muộn với nhóm bệnh nhân châu Á có thể lên tới 2 năm. Bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch thường trải qua ít tác dụng phụ hơn so với các phương pháp truyền thống như hóa trị...
Bên cạnh đó, liệu pháp miễn dịch không chỉ có hiệu quả trong điều trị ung thư gan mà còn trong nhiều loại ung thư khác như: ung thư phổi, ung thư vú, và ung thư đại trực tràng…
Qua các nghiên cứu và thực hành lâm sàng tại bệnh viện K, liệu pháp miễn dịch đã góp phần gia tăng thời gian sống thêm cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư gan. Tuy nhiên chi phí điều trị vẫn còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhiều bệnh nhân chưa tiếp cận được với liệu pháp này.
Gần đây Bộ Y tế đã phê duyệt các chương trình hỗ trợ thuốc miễn dịch cho bệnh nhân ung thư gan tại một số bệnh viện, trong đó có bệnh viện K. Điều này đã góp phần giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và gia đình, có nhiều hơn bệnh nhân được tiếp cận với liệu pháp tiên tiến này.
BS.CKII Phạm Thị Quế
(Khoa Nội 4, Bệnh viện K)
">Liệu pháp miễn dịch thắp niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư gan
Nhận định, soi kèo Erzurumspor vs Corum, 18h00 ngày 9/4: Tìm lại niềm vui
- Người được xác định trong video clip là ca sĩ Lưu Chí Vỹ. Anh đến trễ hai tiếng khiến bầu show lẫn khán giả bức xúc tột độ. ">
Lưu Chí Vỹ bị đuổi đánh, chửi mắng thậm tệ vì đến trễ hai tiếng
- Chỉ một lần duy nhất trong vòng một năm, và đó là sự chắt chiu, tích lũy của hàng trăm con người với năng lực chuyên môn hàng đầu, cùng hợp lực gìn giữ, tôn vinh, làm mới những giá trị mà âm nhạc có thể mang lại cho con người Việt. Điều còn mãi 2013: Nơi nhạc Việt thăng hoa">
Điều còn mãi 2013: Chói sáng đỉnh cao nhạc Việt
Đối tượng cầm đầu đường dây Võ Văn Khuê. Ảnh Công an Nghệ An Võ Văn Khuê móc nối, đưa Nguyễn Văn Thi (SN 1997, trú tại xã Nhân Thành, huyện Yên Thành) vào bệnh viện dưới vỏ bọc là người nhà chăm sóc cho Khuê, bản chất là hệ thống “chân rết”, trực tiếp giao dịch với những người có nhu cầu sử dụng ma tuý.
Số ma tuý sau khi mua được, Khuê đưa về chia nhỏ, cất giấu trong nhà vệ sinh, trong túi đồ cá nhân. Khi có người hỏi mua Khuê báo với Thi trực tiếp giao dịch ở trong khuôn viên bệnh viện.
Khoảng 11h35, ngày 30/9, tại một bệnh viện đóng tại xã Nghi Phú, Công an TP Vinh bắt quả tang 3 đối tượng: Võ Văn Khuê, Nguyễn Văn Thi và Lê Văn Diệu (SN 1995, trú tại phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Ma)i về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ tại hiện trường hơn 45 gói ni lông có chứa chất ma túy và một số tang vật liên quan khác.
Các đối tượng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an Nghệ An Đến ngày 1/10, tổ công tác Công an TP Vinh đã bắt giữ Trần Hà Thăng (SN 1971, trú tại xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), đối tượng chuyên cung cấp ma túy cho Khuê, về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Mở rộng điều tra, ban chuyên án đã xác định được các đối tượng liên quan trong đường dây ma túy liên huyện. Trong số đó, có vợ chồng Quang Văn Điệp (SN 1966) và Lô Thị Thanh (SN 1967), đều trú tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, là đầu mối cung cấp ma túy cho nhiều “đại lý” trên cả nước.
Để vận chuyển ma túy từ huyện Quế Phong đến các địa bàn khác để tiêu thụ, Trần Hà Thăng đã thuê Phạm Kim Thông (SN 1961, trú tại thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) trực tiếp giao nhận hàng từ vợ chồng Điệp, Thanh, mỗi lần được trả công từ 5 đến 7 triệu đồng.
Đến ngày 12/10, ban chuyên án đã bắt giữ thành công Phạm Kim Thông khi đối tượng này đang lẩn trốn tại xã Châu Thôn, huyện Quế Phong. Cùng ngày, tổ công tác cũng đã bắt giữ Quang Văn Điệp và Lô Thị Thanh ngay tại nhà riêng, thu giữ gần 30 gram ma túy và nhiều vật chứng liên quan khác.
Vụ việc hiện đang tiếp tục được điều tra.
">Triệt xoá đường dây lợi dụng bệnh viện để buôn bán ma tuý ở Nghệ An