您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Al
NEWS2025-04-14 04:25:16【Bóng đá】5人已围观
简介 Pha lê - 10/04/2025 08:44 Nhận định bóng đá g tottenham đấu với aston villatottenham đấu với aston villa、、
很赞哦!(53389)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Slaven Belupo Koprivnica vs HNK Sibenik, 23h00 ngày 11/4: Khách hồi sinh
- Xe Kawasaki Ninja ZX
- Xóm trọ phức tạp ở Sài Gòn: Mại dâm, trộm cắp, không ai muốn rời đi
- Ký ức buồn của Cao Thái Hà khi cha ăn Tết phải cắm ống truyền
- Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persik Kediri, 15h30 ngày 11/4: Những người khốn khổ
- Đời buồn và ước vọng của nữ diễn viên chuyên vai đành hanh, dữ dằn
- Kỷ lục người già lái xe: 78 tuổi vẫn học lái ô tô
- Bỏ giấy đăng kiểm ô tô: Bớt phiền toái, tăng minh bạch
- Kèo vàng bóng đá Valencia vs Sevilla, 02h00 ngày 12/4: Los Ches thất thế
- Vũ công bị màn hình LED 600 kg rơi vào người giờ ra sao?
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Southampton vs Aston Villa, 21h00 ngày 12/4: Khó thắng cách biệt
Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến - vợ nhà văn hóa Phan Ngọc cho biết ông mất lúc 20h40 ngày 26/8.
Nhà nghiên cứu văn hoá Phan Ngọc qua đời ở tuổi 95. Nhà nghiên cứu văn hoá Phan Ngọc sinh năm 1925 trong một gia đình có truyền thống Nho học tại Yên Thành, Nghệ An. Tuy chỉ có bằng tú tài thời Pháp thuộc song với vốn kiến thức do tự học là chủ yếu, ông đã trở thành dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Ông là Tổ trưởng đầu tiên của Tổ Ngôn ngữ học, nay là Khoa Ngôn ngữ học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cụm công trình về văn hóa Việt Nam của ông gồm Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994) và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) đã được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000.
Những cuốn sách của nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam Phan Ngọc (Ảnh: Omega Plus Books). Với vai trò là một dịch giả, Phan Ngọc đã dịch nhiều tác phẩm kinh điển, có giá trị của nền văn học thế giới sang tiếng Việt, có thể kể đến: Thần thoại Hy Lạp; Chiến tranh và hòa bình từ nguyên bản tiếng Nga, kịch Shakespeare từ tiếng Anh, Sử ký Tư Mã Thiên và thơ Đỗ Phủ. Bên cạnh đó, ông có dịch các tác phẩm triết học của Hegel.
Ngoài ra, dịch giả Phan Ngọc được xem là "thầy của các thầy" trong lĩnh vực ngôn ngữ. Ông thông thạo 5 ngoại ngữ La tinh, Trung Quốc, Pháp, Anh, Italy. Ngoài ra, ông còn có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Thái và tiếng Campuchia.
Vào tháng 5/2018, ba cuốn sách của ông là: Một thức nhận về văn hóa Việt Nam, Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp và Thần thoại Hy Lạp đã được Công ty CP Sách Omega Việt Nam phát hành.
Tình Lê
Ra mắt bộ sách 'Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia'
Bộ sách "Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia" vừa được Nhà xuất bản Trẻ phát hành, trong đó có QR code file âm thanh giọng đọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất độc đáo.
">GS, dịch giả nổi tiếng tác phẩm 'Chiến tranh và hoà bình' Phan Ngọc qua đời
Tôi dừng xây nhà, mua ô tô sau khi vợ bầu bị tai nạn xe máy
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng tôi gặp tai nạn xe máy. Cú đâm khá mạnh khiến vợ tôi, lúc đó đang bầu 4 tháng bị động thai. Chỉ suýt chút nữa, chúng tôi không giữ được con.
Xót xa và không khỏi rùng mình khi mỗi khi lái xe máy chở vợ đi làm sau đó, tôi nảy sinh ý nghĩ nên chăng mua tạm một chiếc ô tô cũ để đi cho an toàn.
Sau nhiều đêm đắn đo, bàn bạc, tôi và vợ bán hết số vàng cưới cộng thêm tiền bố mẹ cho cũng được hơn 150 triệu để quyết định mua xe. Việc xây nhà sẽ hoãn lại.
Đúng lúc đó, hàng xóm có chiếc Daewoo Matiz SE 2008 trông còn khá tốt, rao bán khoảng 135 triệu, tôi quyết mua luôn.
Tôi biết, với thu nhập của tôi lúc đó, chắc phải vài năm nữa mới có thể góp đủ tiền xây nhà nhưng vẫn quyết mua xe để bảo vệ an toàn cho người thân trước rồi kiếm tiền xây nhà sau. Vì nghĩ, nếu xây nhà mà vẫn đi xe máy hằng ngày, phải đối mặt với bao nguy hiểm trên đường thì có nhà cũng vô nghĩa. Bảo vệ mình, bảo vệ vợ con cho thật an toàn trước để có sức khỏe kiếm tiền.
Lúc quả quyết sẽ mua ô tô thay vì để dành tiền xây nhà, tôi bị bố mẹ hai bên nội ngoại ngăn cản thậm chí mắng nhiếc nặng lời vì không biết nghĩ xa trông rộng. Họ bảo tôi thích thể hiện mà không tính đến chuyện ổn định "an cư, lập nghiệp". Anh chị em bạn bè cũng thế, đại đa số biết chuyện đều phản đối, nói chúng tôi sính hình thức.
Đến nay, nhìn lại cuộc sống 6 năm trôi qua, tôi và vợ đều không hối hận với quyết định này. Bởi từ khi có xe tôi thấy cuộc sống của vợ chồng tôi thuận lợi, công việc hanh thông hơn rất nhiều.
Đầu tiên là cảm giác mưa không tới mặt, nắng không tới đầu. Thời tiết ở miền Bắc khổ nhất là mỗi khi vào ngày mưa phùn, gió lạnh, có ô tô tôi có thể đưa con tới trường mà không ngại áo mưa lụp xụp như trước nữa. Vợ và con tôi cũng cảm thấy tự hào và phấn khởi ra mặt. Dù đối với nhiều người chiếc Daewoo Matiz SE chỉ là xe cỏ, xe bình dân nhưng quả thực đối với gia đình tôi đó cũng là một tài sản lớn, quan trọng.
Hơn nữa, từ khi có chiếc xe, các mối quan hệ của tôi với bạn bè được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Công việc của tôi liên quan đến giao dịch kinh doanh nên chiếc xe 4 bánh giúp tôi tăng cường "hình ảnh đối ngoại" khá lớn khi gặp khách hàng. Cuối tuần, tôi có thêm thói quen lái xe đi uống cà phê và thỉnh thoảng kết giao thêm người bạn mới.
Thực sự, không bao giờ ngờ đến ngày tôi có thể ngồi chung với các anh bạn rất thành công trong kinh doanh và chỉ từ vài ý tưởng của các anh, vợ chồng tôi bắt đầu vẽ hướng ra kinh doanh riêng thay vì làm nhân viên tư vấn bán hàng ở siêu thị như trước. Tất nhiên là phải kêu gọi thêm đầu tư từ bố mẹ.
Đến năm 2017, tôi không chỉ xây được 1 căn nhà để ở mà còn mua thêm 1 căn chung cư mới gần nhà cho thuê. Cuối năm 2018, vợ chồng sinh đứa thứ 2. Hiện tại thu nhập của vợ chồng tôi khá là ổn so với mặt bằng chung của xã hội bây giờ (trên 70 triệu/tháng) nhờ mở riêng một cửa nhà chuyên bán máy lọc nước, bình nóng lạnh, điều hòa.
Kể vậy để hiểu rằng, mua nhà hay mua xe trước, trên thực tế không thể áp dụng công thức của ai vào cuộc sống của ai được cả.
Đọc giả Hoàng Anh (Đông Anh, Hà Nội)
Bạn nghĩ thế nào về quyết định dừng xây nhà, mua ô tô trước? Mời bạn đọc gửi bình luận dưới bài viết hoặc gửi bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mỗi năm về quê ăn Tết 1 lần, có cần sắm ô tô?
Tôi cho rằng việc sắm ô tô hay thuê xe tự lái trong dịp tết là quá lãng phí và không cần thiết.
">Tôi dừng xây nhà, mua ô tô sau khi vợ bầu bị tai nạn xe máy
Hồi tháng 11/2020, NSND Kim Cương từng tin rằng không thể tiếp tục chương trình Nghệ sĩ tri âm. Con trai thuyết phục bà không nên đi vận động các nhà hảo tâm nữa vì dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế chung, chưa kể việc tổ chức chương trình tụ tập đông người không đảm bảo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.
NSƯT Hồng Vân đến hát mừng đàn chị Kim Cương tròn 84 tuổi.
Tuy nhiên, cách đây ít lâu, NSND Kim Cương bất ngờ được Ủy ban MTTQ TP.HCM gửi 500 triệu đồng cùng nhiều đóng góp khác của những nhà hảo tâm yêu nghệ sĩ. Bà hiện chưa tổng kết số tiền quyên góp nhưng khẳng định sẽ chuẩn bị được nhiều suất quà hơn năm ngoái.
"Năm trước, tôi trao 20 suất học bổng của má Bảy Nam, mỗi suất 2 triệu đồng. Năm nay, tôi sẽ trao 30 suất, mỗi suất 4 triệu đồng! Số quà trao nghệ sĩ nghèo hiện là 120 suất. Mỗi suất gồm vật dụng thiết thân và một phong bao tiền mặt. Riêng tiền mặt từ 5 triệu đồng/người sẽ tăng lên 6 triệu đồng/người", bà hào hứng.
Cháu gái nhảy điệu cha-cha-cha tặng bà nội Kim Cương.
NSND nói thêm, bà bất ngờ khi nhiều người không khá giả vẫn đến góp từng chiếc mền, chiếu, thùng mì... Bà còn được được một người bạn tặng 200 cái áo sơ mi cao cấp, nhiều bộ quần áo trẻ em và giày dép da.
Vì vậy, Kim Cương quyết định tiếp tục Nghệ sĩ tri âmnăm thứ 7 trong niềm hân hoan. Để tránh tụ tập đông người, bà chia nhỏ hình thức tổ chức thành 3 đợt gồm: Ngày 26/1 trao ở Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM); Ngày 4/2 trao tại Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM và ngày 7/2 trao 30 suất học bổng cho các học sinh tại nhà riêng (Phú Nhuận, TP.HCM). Nghệ sĩ tri âmnăm nay cũng hủy tiết mục văn nghệ, trao quà xong quà là kết thúc chương trình để đảm bảo an toàn.
Trước mắt, Kim Cương dự kiến trao 120 suất quà, nếu có thêm quyên góp sẽ tiếp tục tìm nghệ sĩ nghèo trao thêm. "Con số không quá lớn nhưng trong dịch Covid-19, chúng càng đáng quý biết bao! Nghệ sĩ nghèo đang cần tiền hơn ai hết. Năm nay, tôi ưu tiên các nghệ sĩ hát Bội, múa và xiếc. Cải lương, kịch nói còn xoay xở được chứ hát Bội thì chào thua!", NSND cho biết.
Buổi trao quà nghệ sĩ nghèo tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM) sẽ có sự góp mặt của bà Võ Thị Dung - nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM. Kim Cương nói: "Chị Dung là ân nhân của nhiều nghệ sĩ, trong đó có tôi. 7 năm qua, nếu không có chị, tôi không thể làm Nghệ sĩ tri âm".
NSND Kim Cương làm thiện nguyện không mệt mỏi nhiều năm qua. Theo Kim Cương, bên cạnh việc vận động quyên góp, khâu gửi thư cho các nghệ sĩ nghèo nhận quà gặp khó khăn nhất. Những năm trước, bà và tình nguyện viên gửi thư mời nhận quà đến một số địa chỉ nhưng không đến đúng người cần nhận hoặc thư bị trả về do không có ai nhận.
"Bởi lẽ mỗi năm, những nghệ sĩ nghèo thường thay chỗ ở thuê biết bao lần khiến chúng tôi khó khăn tìm đúng người. Chưa kể, một số kẻ lợi dụng việc này để lấy thư đến nhận quà. Vì vậy, chúng tôi ghi rõ trong thư rằng không chấp nhận việc nhận quà thay. Nghệ sĩ nào đau bệnh không đi nổi, chúng tôi cho người đến trao tận nhà", nghệ sĩ 84 tuổi cho hay.
Bài và ảnh Cẩm Loan
NSND Kim Cương: Tôi rất buồn một số nghệ sĩ trẻ tấu hài tục tĩu
"Tôi thực sự rất buồn khi một số nghệ sĩ bây giờ tấu hài tục tĩu những câu tôi không dám nghe. Chúng tôi già rồi, biết tốt biết xấu nhưng thế hệ trẻ nghe theo thì thế nào?", NSND Kim Cương bức xúc.
">Sinh nhật 84 tuổi, NSND Kim Cương vẫn hết lòng với 'Nghệ sĩ tri âm'
Nhận định, soi kèo Slaven Belupo Koprivnica vs HNK Sibenik, 23h00 ngày 11/4: Khách hồi sinh
Sáng 4/10, ngày thứ tư kể từ khi TP.HCM nới lỏng các quy định giãn cách xã hội, tình trạng quá tải và ùn ứ kéo dài vẫn xuất hiện tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Chia sẻ với Zing, anh Dũng (quận 10) cho biết mình đến trung tâm đăng kiểm trên đường Tống Văn Trân (quận 11) từ 6h, dù vậy đến gần 9h xe của anh vẫn ở nhóm cuối hàng chờ tiến vào khu vực đăng kiểm.
Anh Dũng cho biết ngày 1/10 anh đã đưa xe đến đây nhưng vì quá đông nên đã quay về, đến hôm nay rút kinh nghiệm nên đi sớm nhưng vẫn phải chờ rất lâu. Chiếc ôtô 7 chỗ của anh vừa hết hạn đăng kiểm cuối tháng 9 vừa qua.
Dù các trung tâm đăng kiểm có cổng thông tin trực tuyến để người dân đăng ký hẹn trước nhưng trong lúc nhu cầu tăng cao sau giãn cách, các chủ phương tiện chỉ có thể đi sớm để xếp hàng và hy vọng có lượt vào đăng kiểm. Thời gian kiểm tra và hoàn tất hồ sơ cho mỗi xe khoảng 1-1,5 giờ nhưng thời gian chờ đợi có thể kéo dài hơn nửa ngày.
Ông Huỳnh Văn Thiệt, giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-02S (quận 11), cho biết đã bố trí nhân viên nhận xe từ lúc 5 giờ sáng, làm việc đến 7 giờ tối, chỉ nghỉ trưa 1 tiếng và tăng ca suốt 2 ngày cuối tuần vừa qua để đáp ứng nhu cầu đăng kiểm tăng mạnh của người dân.
Trạm đăng kiểm này có 3 dây chuyền với công suất hoạt động tối đa 250 xe/ngày, dù vậy từ ngày 1/10 đến nay số lượng phương tiện hoàn tất đăng kiểm đều cao hơn, đạt 270-280 xe mỗi ngày, ông Thiệt nói.
Ông Thiệt nói trong các tháng giãn cách xã hội trung tâm vẫn làm việc, hầu hết phương tiện đến trung tâm là xe cứu thương và ôtô "luồng xanh", trung bình 10-15 chiếc mỗi ngày và trung tâm chỉ vận hành một dây chuyền đăng kiểm. Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm, TP.HCM có gần 30.000 xe quá hạn đăng kiểm trong thời gian áp dụng các quy định giãn cách xã hội.
Từ khoảng 8h, nhân viên của trung tâm đăng kiểm đã thông báo ngừng nhận hồ sơ đối với các xe mới đến. "Tài xế được phía trung tâm ghi nhận số điện thoại, nếu buổi chiều lượng xe chờ giảm bớt sẽ liên lạc để người dân quay lại, dù vậy vài ngày qua có rất ít trường hợp này vì trung tâm hầu như nhận đủ xe cho cả ngày chỉ trong vài tiếng buổi sáng", ông Thiệt chia sẻ thêm.
Ghi nhận tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), tình trạng quá tải cũng xảy ra, lúc hơn 10h30 hôm nay nhân viên đã thông báo không tiếp nhận thêm hồ sơ đăng kiểm.
Tương tự, cảnh hàng dài phương tiện nối đuôi nhau xuất hiện trước cổng vào của trung tâm đăng kiểm trên đường Hồng Hà (Tân Bình).
Sau khi chờ đợi bên ngoài, ôtô vào được bên trong tiếp tục nhích từng tí một trong khoảng sân của trung tâm để chờ đến lượt đăng kiểm.
Tại trung tâm này chỉ có một dây chuyền kiểm tra xe cơ giới, thời gian xử lý hạn chế. Trong ảnh là một mẫu xe được dán tem đăng kiểm mới và hoàn tất thủ tục sau nửa ngày chờ đợi.
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sợ bị phạt, chủ xe đổ xô đi đăng kiểm ngay sau khi nới lỏng giãn cách
Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, rất nhiều ô tô ở Hà Nội bị trôi đăng kiểm đến vài tháng. Vậy nên ngay sau khi được nới lỏng, nhiều người đã tính ngay đến chuyện phải đi đăng kiểm trước tiên, tránh bị phạt nặng.
">Đến từ sáng sớm, xếp hàng nửa ngày để đăng kiểm ôtô ở TP.HCM
Một chiếc xe che 1 chữ số trên biển bằng mảnh giấy. (Ảnh: Csgt)
Thường gặp nhất là việc các lái xe lấy băng dính dán làm thay đổi các chữ số trên biển, “đổi tên” thành một xe khác. Điều này làm chiếc xe vi phạm “né” được phạt nguội, có trường hợp còn khiến một chiếc xe khác có biển số giống như vậy bị “vạ lây”.
Làm việc với đại diện phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội), ngày 28/6, đơn vị này đã ghi nhận chiếc xe BKS 30A-257.00 dừng đỗ sai quy định tại đường Giải Phóng (khu vực trước cổng Bệnh viện Bạch Mai) và gửi thông báo phạt nguội cho chủ xe.
Cách đây chưa lâu, anh Hoàng Thái Hoà (trú tại Nga Sơn, Thanh Hoá) chủ chiếc xe BKS 30A-257.00 “ngã ngửa” khi tra cứu ra chiếc xe hiệu Toyota của mình bị “dính” phạt nguội tại Hà Nội từ cuối tháng 6. Anh Hoà khẳng định, cả tháng đó không hề đi xe ra Hà Nội, cũng không hề cho ai mượn xe vào ngày đó.
Chiếc taxi hiệu Hyundai i10 mang biển số đã bị chỉnh sửa và chiếc Toyota "xịn" BKS 30A-257.00 Nhưng điều bất ngờ là chiếc xe BKS 30A-257.00 lại gắn trên xe Hyundai i10 mang logo taxi, chứ không phải giống xe Toyota mà anh Hòa đang là chủ sở hữu. Lực lượng chức năng sau đó đã xem lại clip vi phạm và khẳng định xe taxi vi phạm và chiếc xe Toyota của anh Hoà là hai xe khác nhau. Chiếc xe taxi này có thể đã dùng BKS giả hoặc tẩy xoá, dán số để qua mắt hệ thống camera quan sát.
Hay có những tài xế, trước khi vào đường cao tốc đã dán một vài chữ số để “phù phép” biển số của mình và chạy quá tốc độ, lấn làn. Sau khi dừng chân ở trạm dừng nghỉ, những băng dính này được bóc ra và “qua mặt” được lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát đầu ra.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc một số tài xế bằng cách này hay cách khác cố tình che, thay đổi biển số đều có những động cơ không trong sáng. “Nếu chưa ra đường đã nghĩ đến việc đối phó, trốn tránh trách nhiệm thì lái xe không thể an toàn được”, một chuyên gia nhận định.
Biển số kiểu "nguỵ trang". (Ảnh: OFFB) Cần xử lý mạnh tay với hành vi che biển số
Khoản 3, điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định, phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng về hành vi điều khiển xe ô tô không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển,…
Một chiếc xe được dán băng dính trắng lên các chữ số rất tinh vi. Trao đổi với VietNamNet, luật sư Dương Đức Thắng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “So với Nghị định 46 trước đó thì Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt đối với hành vi như tẩy xoá, che BKS… lên tối đa là 1 triệu đồng đối với xe ô tô. Tuy nhiên, mức xử phạt như vậy vẫn còn khá thấp nếu so với các lỗi phổ biến khác, đang ở mức trung bình 3-5 triệu.”
Nhận định thêm về vấn đề này, luật sư Dương Đức Thắng cho hay, việc các đối tượng sử dụng biển giả, biển bị tẩy xóa, che khuất,… không chỉ là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường về trật tự, an ninh.
Do vậy, vị luật sư này đề xuất cần tăng nặng mức xử phạt, thậm chí có thể xem xét xử lý hình sự đối với những hành vi cố tình sử dụng biển giả, biển bị tẩy xóa, che khuất,… khi tham gia giao thông.
Cùng một chiếc xe nhưng biển số được thay đổi theo...ngày. (Ảnh: Phạm Công) Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cũng cho rằng, cần tăng mức xử phạt đối với hành vi che khuất, tẩy xoá biển số để “né” phạt nguội.
“Chúng ta phải điều chỉnh chế tài để những đối tượng có hành vi này phải được xử lý bằng mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông”, ông Hùng để xuất.
Về vấn đề này, Đại tá Đỗ Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, hành vi dán biển số, che mờ biển số là hành vi bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên việc xử phạt hành vi này chưa đủ mức răn đe.
“Đây là thủ đoạn dám làm mà không dám chịu trách nhiệm. Trong thời gian tới, khi Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) được ban hành, chúng tôi sẽ đề xuất sửa Nghị định 100, trong đó hành vi che khuất, dán biển số là hành vi đánh vào ý thức và cần xử lý nghiêm trong thơi gian tới”, Phó Cục trưởng Cục CSGT nói.
Có thể nói, việc điều chỉnh chế tài xử phạt những hành vi có động cơ không trong sáng theo hướng tăng nặng để răn đe là cần thiết. Đó là một trong các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tới.
Hoàng Hiệp
Bạn có ý kiến gì về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô Xe máy - báo VietNamNet theo email: Otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đi xe máy dưới 50cc phải có bằng lái: Cần thiết và cấp thiết
Trong thời gian tới, người điều khiển xe máy dưới 50cc hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4kW sẽ được đào tạo, cấp giấy phép lái xe.
">Che, tẩy xoá biển số xuất phát từ động cơ không trong sáng
Nhiều khu vực ở huyện Yên Thành đang vào mùa thu hoạch lúa, đúng dịp nắng nóng cao điểm. Đã gần 11h trưa, trời nắng như đổ lửa, anh Nguyễn Đình Kiều (SN 1994, trú xã Mã Thành, huyện Yên Thành) vẫn tất bật lái chiếc công nông ra đồng vận chuyển lúa mới thu hoạch xong về nhà cho người dân để kịp phơi khô.
Anh Kiều chia sẻ: "Đây là việc thời vụ, chỉ ngày mùa người ta mới thuê nên tôi phải tranh thủ cả ngày lẫn đêm để kiếm thêm thu nhập dù việc vận chuyển lúa trong thời tiết nắng nóng gần 40 độ C vô cùng vất vả".
Anh Nguyễn Đình Kiều vận chuyển lúa cho người dân cả trưa. Lúa được để đầy trên các cánh đồng chờ vận chuyển về nhà. "Dịch vụ chở thuê thuận tiện, giá cả hợp lý nên hiện nay người dân không còn dùng các phương tiện đơn sơ như xe kéo tay, xe trâu… mà đều dựa vào máy móc", anh Kiều nói.
Tùy thuộc quãng đường gần hay xa, anh Kiều sẽ nhận được tiền công từ 100.000 - 150.000 đồng/chuyến. Trung bình mỗi ngày, anh chở khoảng 10 - 15 chuyến, thu về từ 1,5 - 2 triệu đồng/ngày.
Anh Hoàng Văn Quang vận chuyển lúa giữa nắng nóng gay gắt. Quân bình mỗi chuyến anh lấy tiền công 150.000 đồng. Thời gian này, người dân đang bước vào mùa gặt đại trà nên nhu cầu chở lúa về nhà rất lớn. Trong khi đó, số phương tiện chuyên chở chỉ đếm trên đầu ngón tay nên khó đáp ứng được.
Một vụ gặt thường diễn ra trong khoảng 10 - 15 ngày. Chính vì thế, những “người vận chuyển” lúa phải làm quần quật cả ngày đêm.
Chị Vũ Thị Tuyết (trú xã Mã Thành) cấy hơn 10 sào lúa. Năm nay do chồng chị đi làm ăn xa, không kịp về nên tất cả sản lượng lúa thu hoạch từ ngoài đồng chị phải thuê người chở về nhà.
Các máy gặt cũng hoạt động hết công suất cả ngày đêm. Đêm cũng như ngày, những người thợ máy làm việc cật lực để thu hoạch lúa cho người dân. “Không có người làm nên tôi phải thuê chở nhiều chuyến lúa đã thu hoạch từ ngoài đồng về. Tiền công mỗi chuyến họ lấy từ 100.000 đến 150.000 đồng, tùy theo quãng đường gần hay xa”, chị Tuyết cho hay.
17 chuyến lúa đem về thu nhập cho a Quang khoảng 2,5 triệu đồng. Hơn 22h đêm, dù đã mệt lử nhưng anh Hoàng Văn Quang (SN 1976, trú xã Mã Thành) vẫn tất bật lái chiếc công nông ra cánh đồng vận chuyển lúa chuyến thứ 17 trong ngày.
Theo anh Quang, 17 chuyến trong ngày hôm nay, anh thu về khoảng 2,5 triệu đồng.
Thời tiết nắng nóng, người lao động tốn rất nhiều sức mỗi khi ra đồng. Tuy nhiên, ai cũng vui vì có thu nhập. Nhiều người dân địa phương đánh giá, vụ đông xuân năm nay được mùa, trung bình từ 3 – 4 tạ/sào. Thu hoạch lúa xong, họ lại tất bật dọn rơm rạ, làm đất để gieo cấy vụ hè thu.
“Vụ đông xuân năm nay toàn huyện gieo cấy gần 13.000 ha lúa, đến thời điểm này bà con đã thu hoạch được khoảng 70%, năng suất đạt hơn 71 tạ/ha”, ông Nguyễn Văn Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thành cho hay.
Sau cơn mưa rào ào ào trút xuống, món chả ếch bất hủ của mẹ ra lò
Mưa mùa hạ trút xuống những cánh đồng cũng là lúc bố, anh trai và em trai tôi chong đèn soi ếch. Những con to béo được mẹ chế biến thành món chả ếch bất hủ.">Vã mồ hôi chở lúa thuê trong nắng nóng, kiếm tiền triệu mỗi ngày