Samsung, công nhân Samsung, bồi thường, che giấu thông tin

Hwang Sang-gi, cha của nữ công nhân Hwang Yu-mi đã chết vì bệnh bạch cầu sau 4 năm làm việc tại nhà máy Samsung, đang đấu tranh đòi công ty này phải xin lỗi và bồi thường đầy đủ cho các công nhân của hãng. Ảnh chụp tháng 4/206. Ảnh: AP

Khi còn là học sinh cấp 3, Hwang Yu-mi đã làm công việc nhúng các mạch vi xử lý vào hóa chất tại một nhà máy chuyên sản xuất chip cho laptop và các thiết bị điện tử khác của Samsung. 4 năm sau, cô qua đời vì bệnh bạch cầu.

Sau cái chết của Yu-mi vào năm 2007, cha của cô - Hwang Sang-gi - biết được rằng, một công nhân 30 tuổi làm việc tại cùng dây chuyền sản xuất thiết bị bán dẫn với con gái ông, cũng qua đời vì bệnh bạch cầu. Người cha làm nghề tài xế taxi ngay sau đó đã khởi xướng một cuộc vận động đòi chính phủ Hàn Quốc phải điều tra về những nguy cơ sức khỏe tại các nhà máy thuộc công ty Samsung điện tử (Samsung Electronics).

Yêu cầu đòi bồi thường đầu tiên của ông Hwang đã bị bác bỏ. Khi tiến hành khởi kiện sau đó, ông Hwang đã phải vật lộn để có được các thông tin chi tiết về môi trường làm việc trong nhà máy, do Samsung không tiết lộ những thông tin đó với các quan chức quản lý an toàn lao động.

Một cuộc điều tra của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần che giấu thông tin về các hóa chất mà công nhân tại các nhà máy sản xuất chip và LCD của Samsung phải tiếp xúc, không để chính những người công nhân và gia đình họ biết.

Trong khi đó, các công nhân phát bệnh cần tiếp cận những thông tin như trên thông qua chính phủ hoặc tòa án Hàn Quốc để đòi nhà chức trách bồi thường cho họ. Nếu không, các quan chức chính phủ thường bác bỏ các vụ kiện.

Trong ít nhất 6 vụ kiện liên quan đến 10 công nhân Samsung, lí lẽ biện minh cho việc che giấu thông tin của công ty là quan ngại lộ các bí mật thương mại.

Luật pháp Hàn Quốc cấm các cơ quan chính phủ che giấu thông tin liên quan đến sự an toàn và sức khỏe cộng đồng do các quan ngại lộ bí mật thương mại. Song, hiện không có bất kỳ hình phạt nào dành cho những vi phạm luật này.

Trong các báo cáo về an toàn lao động, Samsung hiện không còn bỏ sót danh sách các hóa chất dùng trong những dây chuyền sản xuất của hãng như từng làm trong vụ của cô Hwang Yu-mi. Tuy nhiên, các quan chức vẫn giấu nhẹm những chi tiết về lượng tiếp xúc cũng như cách kiểm soát các hóa chất của công ty như thế nào.

"Cuộc đấu tranh của chúng tôi thường là chống lại các bí mật thương mại. Bất kỳ nội dung nào có thể không có lợi cho Samsung sẽ bị xóa bỏ với lí do bí mật thương mại", Lim Ja-woon, một luật sư đại diện cho 15 công nhân Samsung bị phát bệnh, nói.

Các khách hàng của ông Lim đã không thể xem được các báo cáo đầy đủ, của bên thứ ba về những cuộc kiểm tra nhà máy Samsung. Họ chỉ được tiếp cận các trích đoạn của một số báo cáo kiểm tra độc lập trong một số phán quyết của tòa án.

Samsung tuyên bố, hãng không bao giờ "cố ý" ngăn cản các công nhân tiếp cận thông tin và rằng hãng luôn minh bạch về mọi hóa chất được yêu cầu tiết lộ cho chính phủ. Công ty này nhấn mạnh, không có vụ việc nào mà việc tiết lộ thông tin bị ngăn cản trái pháp luật. "Chúng tôi có quyền bảo vệ các thông tin của mình trước bên thứ ba", Baik Soo-ha, Phó chủ tịch Samsung Electronics, cho hay.

" />

Samsung bị tố dùng 'chiêu bài' giấu thông tin môi trường làm việc độc hại

Samsung,ịtốdùngchiêubàigiấuthôngtinmôitrườnglàmviệcđộchạ<strong>mazda cx-5</strong> công nhân Samsung, bồi thường, che giấu thông tin

Hwang Sang-gi, cha của nữ công nhân Hwang Yu-mi đã chết vì bệnh bạch cầu sau 4 năm làm việc tại nhà máy Samsung, đang đấu tranh đòi công ty này phải xin lỗi và bồi thường đầy đủ cho các công nhân của hãng. Ảnh chụp tháng 4/206. Ảnh: AP

Khi còn là học sinh cấp 3, Hwang Yu-mi đã làm công việc nhúng các mạch vi xử lý vào hóa chất tại một nhà máy chuyên sản xuất chip cho laptop và các thiết bị điện tử khác của Samsung. 4 năm sau, cô qua đời vì bệnh bạch cầu.

Sau cái chết của Yu-mi vào năm 2007, cha của cô - Hwang Sang-gi - biết được rằng, một công nhân 30 tuổi làm việc tại cùng dây chuyền sản xuất thiết bị bán dẫn với con gái ông, cũng qua đời vì bệnh bạch cầu. Người cha làm nghề tài xế taxi ngay sau đó đã khởi xướng một cuộc vận động đòi chính phủ Hàn Quốc phải điều tra về những nguy cơ sức khỏe tại các nhà máy thuộc công ty Samsung điện tử (Samsung Electronics).

Yêu cầu đòi bồi thường đầu tiên của ông Hwang đã bị bác bỏ. Khi tiến hành khởi kiện sau đó, ông Hwang đã phải vật lộn để có được các thông tin chi tiết về môi trường làm việc trong nhà máy, do Samsung không tiết lộ những thông tin đó với các quan chức quản lý an toàn lao động.

Một cuộc điều tra của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần che giấu thông tin về các hóa chất mà công nhân tại các nhà máy sản xuất chip và LCD của Samsung phải tiếp xúc, không để chính những người công nhân và gia đình họ biết.

Trong khi đó, các công nhân phát bệnh cần tiếp cận những thông tin như trên thông qua chính phủ hoặc tòa án Hàn Quốc để đòi nhà chức trách bồi thường cho họ. Nếu không, các quan chức chính phủ thường bác bỏ các vụ kiện.

Trong ít nhất 6 vụ kiện liên quan đến 10 công nhân Samsung, lí lẽ biện minh cho việc che giấu thông tin của công ty là quan ngại lộ các bí mật thương mại.

Luật pháp Hàn Quốc cấm các cơ quan chính phủ che giấu thông tin liên quan đến sự an toàn và sức khỏe cộng đồng do các quan ngại lộ bí mật thương mại. Song, hiện không có bất kỳ hình phạt nào dành cho những vi phạm luật này.

Trong các báo cáo về an toàn lao động, Samsung hiện không còn bỏ sót danh sách các hóa chất dùng trong những dây chuyền sản xuất của hãng như từng làm trong vụ của cô Hwang Yu-mi. Tuy nhiên, các quan chức vẫn giấu nhẹm những chi tiết về lượng tiếp xúc cũng như cách kiểm soát các hóa chất của công ty như thế nào.

"Cuộc đấu tranh của chúng tôi thường là chống lại các bí mật thương mại. Bất kỳ nội dung nào có thể không có lợi cho Samsung sẽ bị xóa bỏ với lí do bí mật thương mại", Lim Ja-woon, một luật sư đại diện cho 15 công nhân Samsung bị phát bệnh, nói.

Các khách hàng của ông Lim đã không thể xem được các báo cáo đầy đủ, của bên thứ ba về những cuộc kiểm tra nhà máy Samsung. Họ chỉ được tiếp cận các trích đoạn của một số báo cáo kiểm tra độc lập trong một số phán quyết của tòa án.

Samsung tuyên bố, hãng không bao giờ "cố ý" ngăn cản các công nhân tiếp cận thông tin và rằng hãng luôn minh bạch về mọi hóa chất được yêu cầu tiết lộ cho chính phủ. Công ty này nhấn mạnh, không có vụ việc nào mà việc tiết lộ thông tin bị ngăn cản trái pháp luật. "Chúng tôi có quyền bảo vệ các thông tin của mình trước bên thứ ba", Baik Soo-ha, Phó chủ tịch Samsung Electronics, cho hay.