您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Brisbane Knights vs Baringa FC, 16h30 ngày 8/4: Rực lửa sân nhà
NEWS2025-04-10 20:38:02【Thời sự】9人已围观
简介 Hồng Quân - 07/04/2025 17:57 Úc giá vàng thế giới trực tuyếngiá vàng thế giới trực tuyến、、
很赞哦!(69)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gold Coast United vs Capalaba, 16h30 ngày 8/4: Chiến thắng dễ dàng
- Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của vùng cao vào hạ
- Hạnh phúc làm mẹ của người phụ nữ bẩm sinh không có tử cung
- Giáng sinh 2016: Rối cạn kết hợp với rối nước
- Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Tukums, 23h00 ngày 9/4: Quá chênh lệch
- Phát ngôn bất ngờ tiết lộ về con người thật của Hoài Linh
- 3 hạt sạn của Tây Du Ký 1986 đánh lừa khán giả hơn 30 năm
- Hồng Đăng 'dìm hàng' bạn diễn Hồng Diễm không thương tiếc
- Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood Town vs U21 Charlton, 19h00 ngày 8/4: Tin vào cửa trên
- Vợ chồng Lưu Hương Giang 'tái xuất' The voice Kids 2018
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Leicester City vs Newcastle, 2h00 ngày 8/4
Trong bài phỏng vấn vào năm 2017 của Sina, ngôi sao võ thuật Thành Long đã gây bất ngờ khi cho rằng, người đại diện thế hệ mới của dòng phim hành động là Triệu Văn Trác chứ không phải Ngô Kinh như mọi người vẫn đồn đoán.
Thành Long tỏ ra tiếc nuối khi ngôi sao võ thuật họ Triệu chọn lĩnh vực phim truyền hình để phát triển sự nghiệp: “Tính về thân thủ, ngoại hình, diễn xuất, khả năng võ thuật thì Triệu Văn Trác là người phù hợp nhất với xu hướng phát triển mới của dòng phim hành động Trung Quốc"
Nam diễn viên Triệu Văn Trác được Thành Long đánh giá cao về khả năng. Sở hữu thân thủ tốt, khuôn mặt điển trai, Triệu Văn Trác thuộc nhóm sao võ thuật hàng đầu của màn ảnh Hoa Ngữ. Tài tử có khả năng không hề thua kém những ngôi sao võ thuật như Lý Liên Kiệt hay Chân Tử Đan, nhưng sự nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ. Bởi sau khi kết hôn, nam diễn viên họ Triệu không quan tâm nhiều đến đóng phim khiến tên tuổi của anh sa sút trầm trọng.
Trước lời phát biểu của tài tử “Thần thoại”, người hâm mộ chuyển sự chú ý đến cái tên Triệu Văn Trác - Một gương mặt quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ. Những năm gần đây, anh ít xuất hiện trên màn ảnh rộng.
Thâm thù đại hận với Chân Tử Đan
Năm 2012, mâu thuẫn của Triệu văn Trác và Chân Tử Đan khiến truyền thông Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Sự việc bắt đầu khi một dự án phim hoành tráng đang được thực hiện bất ngờ hủy hợp đồng với Triệu Văn Trác, với lý do không thể chịu nổi thói kiêu căng của nam diễn viên.
Mâu thuẫn giữa Triệu Văn Trác và Chân Tử Đan sâu nặng tới mức có thể không đội trời chung. Không chịu “ngậm bồ hòn làm ngọt”, Triệu Văn Trác tổ chức họp báo để mình oan và cho biết, bản thân không hề có những hành động hay lời nói như đoàn làm phim đưa ra, mà do phía nhà sản xuất phim vi phạm hợp đồng và tự ý sửa đổi kịch bản. Thậm chí, anh còn tố cáo tài tử “Diệp Vấn” dùng luật giang hồ để cố ý hãm hại.
Anh phát biểu trước truyền thông: "Chính Chân Tử Đan đã tự ý sửa đổi kịch bản không hề thông báo, cắt cảnh diễn của tôi. Đan đã tìm mọi cách để loại tôi khỏi bộ phim vì tôi cũng là ngôi sao có thể cạnh tranh với anh ta.
Và cũng chính người này đã nghỉ 10 ngày khiến ê-kíp làm phim tổn thất tiền bạc, sau đó lại tìm mọi cách quy tội cho tôi. Kiểu xử theo luật giang hồ như vậy thật bất công với tôi".
Trước lời tố cáo, Chân Tử Đan tức giận nói Triệu Văn Trác vu khống mình và dọa sẽ nhờ đến luật sư nếu những lời tố cáo sai sự thật có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau sự việc không hề có bất cứ vụ kiện nào xảy ra và cứ thế chìm vào quên lãng.
Sự nghiệp tụt dốc và bằng lòng với cuộc sống gia đình
Triệu Văn Trác sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật tại Cáp Nhĩ Tân. Cha anh là một võ sư có tiếng trong vùng. Bắt đầu từ năm 8 tuổi, tài tử sinh năm 1972 được cha gửi tới Thiếu Lâm với mong muốn con trai sẽ kế thừa truyền thống võ thuật và phát huy tinh thần thượng võ của gia đình. Với tư chất thông minh, Triệu Văn Trác sớm bộc lộ khả năng của mình và trở thành thần đồng võ thuật khi còn rất nhỏ.
Triệu Văn Trác nổi tiếng với vai diễn Phương Thế Ngọc. Anh tham gia thi đấu nhiều giải võ thuật trong nước và quốc tế. Giải vô địch quốc gia lứa tuổi thiếu niên năm 12 tuổi và giải vô địch dành cho sinh viên đại học toàn Trung Quốc là giải thưởng lớn nhất mà Triệu Văn Trác đạt được.
Bộ phim đầu tiên anh tham gia là Công phu hoàng đế Phương Thế Ngọc. Anh được đạo diễn Nguyên Khuê phát hiện tài năng từ năm 1992 - Thời điểm vẫn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Kể từ đó, vai diễn Phương Thế Ngọc được cộp mác tên tuổi của Triệu Văn Trác.
Bên cạnh đó, nam diễn viên còn xuất sắc thể hiện khả năng của mình khi vào vai Pháp Hải đại sư trong bộ phim điện ảnh Thanh Xà Bạch Xà, hợp tác với ngôi sao võ thuật nổi tiếng Lý Liên Kiệt và mỹ nhân Vương Tổ Hiền.
Trước khi kết thúc khóa học giảng dạy, năm 1994, Triệu Văn Trác được đạo diễn Từ Khắc trao cơ hội vào vai diễn Hoàng Phi Hồng thay cho Lý Liên Kiệt trong phần thứ 4 của loạt phim ăn khách cùng tên. Kể từ đó, tài tử khẳng định tên tuổi và vị thế của mình là một trong những ngôi sao võ thuật châu Á được yêu thích nhất, chỉ sau Lý Liên Kiệt và Thành Long.
Triệu Văn Trác hợp tác cùng Dương Mịch trong phim Võ Đang thất bảo. Nam diễn viên sinh năm 1972 sở hữu một loạt những tác phẩm tiêu biểu như Kim ngọc mãn đường, Hoa Mộc Lan, Hoắc Nguyên Giáp, Tinh võ anh hùng Trần Chân, Võ Tắc Thiên, Trịnh Thành Công… Bên cạnh đó, Triệu Văn Trác hợp tác với nhiều ngôi sao hạng A như Trương Quốc Vinh, Lưu Đức Hoa, Viên Vịnh Nghi,...
Dù có những vai diễn để đời nhưng lại quá “vô duyên” với các giải thưởng điện ảnh. Có lẽ vì thế nên Triệu Văn Trác không quá mặn mà với nghiệp diễn xuất. Năm 2006, sau khi kết hôn, tên tuổi của ngôi sao Phương Thế Ngọc tụt dốc không phanh.
Mãi đến năm 2010, anh bắt đầu đóng phim trở lại nhưng không còn nhận được nhiều sự chú ý như trước, gây thất vọng với khán giả. Thậm chí, Triệu Văn Trác dính phải quá nhiều scandal ồn ào, một trong số đó là việc bị Chân Tử Đan gây khó dễ trong sự nghiệp.
Anh hài lòng với cuộc sống hôn nhân bên người vợ xinh đẹp. Hiện tại, tài tử có cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên vợ con. Anh tâm sự: "Tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, có phim thì quay, nếu không thì tôi sẽ tự cho mình một kỳ nghỉ và dành nhiều thời gian ở bên gia đình. Con gái tôi thích vẽ tranh và hay tặng cho tôi, tôi cảm thấy rất hạnh phúc"
Ngoài việc đóng phim và làm đại diện cho các thương hiệu nổi tiếng, Triệu Văn Trác còn tham gia đầu tư bất động sản. Anh hiện sở hữu 10 biệt thự ở Bắc Kinh.
Theo Dân Việt
'Vua hài Trung Quốc' mất vẻ mỹ nam vì tăng cân
Hình ảnh mới của Thẩm Đằng cho thấy anh tăng cân khá nhiều. Một số khán giả còn tiếc nuối khi biết thời trẻ, nam diễn viên đẹp trai có tiếng trong trường nghệ thuật.
">Ngôi sao võ thuật được Thành Long coi trọng hơn Ngô Kinh là ai?
Vì sao tôi cố gắng mãi mà vẫn nghèo? Vì sao người ta làm giàu dễ dàng còn tôi thì khó vậy? Tôi đâu có kém hơn người ta mà sao họ giàu, tôi nghèo? Đó là những câu hỏi mà nhiều người chưa thể làm giàu thành công vẫn luôn đau đáu trăn trở. Vậy lý do gì khiến một người mãi nghèo?
Thực ra, xã hội vốn không công bằng một cách tuyệt đối. Của cải trong xã hội vấn hữu hạn, một người giàu lên là nhờ một người khác đang nghèo đi theo nhiều khía cạnh khác nhau. Thế nên, sẽ không có chuyện ai rồi cũng sẽ giàu cả. Xã hội đó chưa từng tồn tại và chắc chắn sẽ không bao giờ tồn tại. Đó là tôi đang nói dưới góc nhìn Triết học.
Giá trị chỉ được tạo ra qua sức lao động, người lao động làm thuê cho bạn đương nhiên họ phải có tiền. Nhưng đó chỉ là tiền công trả cho sức lao động mà họ bỏ ra, chứ nó không thể giúp họ trở nên giàu có ngay được. Thực tế, rất nhiều nhà máy thâm dụng lao động đang trả lương rẻ mạt, sẵn sàng sa thải người lao động lớn tuổi một chút để tối đa lợi nhuận, thậm chí có nơi phải chuyển nhà máy sang nước khác có giá nhân công rẻ hơn. Vậy làm sao người lao động làm thuê có thể mong chờ được trả công để trở nên giàu có?
Mà đấy là trong trường hợp nhà máy của bạn làm ăn có lãi. Còn trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, bạn có lãi nghĩa là có người khác cạnh tranh với bạn đang thua lỗ, có nghĩa là tổng thu nhập của xã hội vẫn thế, tiền chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Xã hội công bằng tuyệt đối là nơi không có chuyện người bóc lột người, ai cũng giàu lên như nhau, mà cái đó chỉ có trong tưởng tượng.
>> Tôi trắng tay sau 10 năm cố gắng thoát nghèo, làm giàu
Bạn cứ ra kinh doanh mới biết nó khó thế nào? Nếu ai cũng tốt bụng, kéo người làm thuê cùng giàu lên theo mình thì đã chẳng có cảnh nợ lương, trốn đóng bảo hiểm xã hội... Làm người giàu đã khó, làm người tốt còn khó hơn. Tôi nhắc lại, bản chất của giá trị thặng dư là gia tăng bóc lột sức lao động. Bạn trả công cho người ta ít hơn thứ người ta mang lại cho bạn thì bạn mới giàu lên.
Bạn ra đường hỏi 100 người đi làm thuê toàn thời gian xem có ai nhận được lương nhiều hơn công sức họ bỏ ra không? Tất cả hình thức lương, thưởng, phụ cấp cũng chỉ là để "vuốt ve", nuôi dưỡng nguồn thu cho người sử dụng lao động mà thôi. Đi làm mà KPI cứ bị ép liên tục, tháng sau cao hơn tháng trước mà không chịu đãi ngộ thêm thì chẳng mấy mà người lao động tự xin nghỉ hết.
Các bạn đừng thấy việc người dân của mình bây giờ mua xe, mua nhà nhiều mà nghĩ là họ giàu lên. Bởi ngoài tích góp, tằn tiện như thời trước ra, bây giờ người ta còn đi vay, đi nợ mới sắm sửa được vậy đó.
Gen Z hay bất cứ ai khi đi làm thuê tính ra cũng chỉ có khoảng 15-20 năm lao động cật lực để tạo ra của cải mà thôi, còn sau đó là chỉ làm cầm chừng. Vậy nên, một là bạn phải nỗ lực nhiều hơn nữa nếu thấy thứ mình nhận lại chưa như kỳ vọng; hai là bạn phải hạ mục tiêu cuộc đời của mình xuống cho đời sống bớt căng thẳng. Cái gì cũng có giá của nó, và chấp nhận giới hạn của bản thân là điều không sớm thì muộn bởi sức người có hạn.
>> Chia sẻ bài viết truyền cảm hứng của bạn tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">'Cố gắng mãi vẫn nghèo'
Trong căn nhà nhỏ ở TP Tam Điệp, Ninh Bình của ông Lê Trọng Kính (73 tuổi) chất đầy xe đạp, phụ tùng xe đạp và đồ nghề sửa chữa xe.
Tay chân lấm lem dầu mỡ, ông đang cặm cụi sửa chiếc xe đạp màu xanh. Bên cạnh ông là ruột xe, bàn đạp, xích, líp, phanh vứt ngổn ngang.
Ông Lê Trọng Kính tự sửa xe, gửi tặng học trò vùng núi. Những chiếc xe này được ông thu gom từ các cửa hàng sửa chữa, mua lại của đồng nát về “giải phẫu” và lắp thành xe mới, gửi tặng các em học sinh vùng cao hoặc các trường hợp khó khăn.
Phục chế xe cũ, tặng học sinh vùng cao
Ông Kính nguyên là giáo viên dạy nghề xây dựng ở trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô (Ninh Bình).
Cách đây 13 năm, ông nhận quyết định hưu trí, về an hưởng tuổi già bên con cháu. Lúc này, ông bắt đầu dành thời gian cho đam mê ngày nhỏ của mình là sửa chữa xe đạp.
Người đàn ông Ninh Bình kể, năm cấp 1, ông thích mày mò nghiên cứu và xem người ta sửa xe đạp. Học cấp 2, sau giờ học, ông đến làm thuê ở tiệm sửa xe. Nhờ vậy, ông có nghề sửa xe.
Ông Kính thu gom xe đạp cũ từ các vựa đồng nát, cửa hàng sửa xe. Sau này, cuộc sống nhiều thay đổi ông không theo đuổi được công việc đó. Khi về hưu, lúc rảnh rỗi ông hay sửa xe giúp mọi người cho đỡ nhớ nghề.
Những lần đi tìm phụ tùng, ông thấy những chiếc xe cũ được bán sắt vụn với giá rẻ, liền nảy ra ý mua xe cũ về sửa chữa tặng các em nhỏ nhà nghèo.
Con gái ông Kính cũng là giáo viên và hay tham gia các hoạt thiện nguyện lên vùng cao cùng Câu lạc bộ từ thiện Tâm Đức.
Mỗi lần đoàn từ thiện có kế hoạch đi tặng quà, ông đều gửi vài chiếc xe đạp, nhờ họ trao cho các em. Tính đến nay, ông đã trao tặng hàng trăm chiếc xe như vậy.
Ông bày tỏ, xe đạp ở dưới xuôi ít đi, nhiều nhà để gỉ sét rất phí, trong khi các em học sinh vùng núi lại ao ước có chiếc xe đến trường.
“Tôi mua xe cũ giá chỉ 50 nghìn – 100 nghìn đồng. Mỗi lần mua khoảng 3 – 4 xe, mang chúng về tháo tung ra và bắt đầu phục chế. Ba chiếc xe cũ sẽ ghép thành 1 xe mới.
Mỗi chiếc lắp trong 4 ngày. Nếu xe nào thiếu nhiều phụ tùng, phải đi tìm hoặc mua thì thời gian lắp lâu hơn”, ông chia sẻ
Ngoài xe mini, xe địa hình… dành cho các cháu 12 tuổi trở lên, ông cũng mua cả những loại xe nhỏ, lắp tặng các cháu ở lứa tuổi từ 6 – 10 tuổi.
Xe đạp sau khi được phục chế, ông sơn lại cho mới, tra dầu mỡ rồi rửa sạch và gửi đi.
Những chiếc xe nghĩa tình của cựu giáo viên. Thời gian đầu, để có nguồn xe đạp cũ, ông thường lang thang khắp các tiệm sửa xe và vựa đồng nát ở thành phố Tam Điệp.
Sau, cựu giáo viên kết nối với “hệ thống” những người làm nghề thu mua phế liệu, ve chai, nếu có xe thì chủ động mang đến nhà bán lại cho ông.
Vợ ông thấy chồng làm vậy, hết lòng ủng hộ. “Do sức khỏe chưa cho phép nên mọi lần tôi chỉ xem buổi trao tặng xe qua ảnh con gái gửi về. Năm tới, tôi hi vọng mình đủ sức khỏe để trực tiếp lên đó tặng xe cho các cháu”, ông bộc bạch
Tập kết xe, gửi lên miền núi. Ông tâm sự, vợ ông cũng là giáo viên về hưu. Tổng lương hưu của hai vợ chồng được 10 triệu đồng/tháng. Nhu cầu cuộc sống không cao nên ông bà thường trích một phần quỹ lương của mình làm việc thiện như thế này.
Mỗi khi ông sửa xe, bà hỗ trợ chồng dọn dẹp, lau chùi phụ tùng. “Vợ tôi rất ủng hộ chồng làm từ thiện. Cuộc sống của vợ chồng tôi không khá giả nhưng luôn sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng”, người đàn ông 73 tuổi trải lòng.
Dạy con trao yêu thương cho đời
Vợ chồng ông Kính sinh được 3 con trai và 1 con gái. Các con ông đã thành đạt, có cuộc sống riêng và đều là những người có tấm lòng hướng thiện, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Nay, chỉ còn hai vợ chồng ông ở với nhau.
Chiếc xe cũ là món quà quý giá với học sinh nghèo. Ông Kính tâm sự, ngay từ nhỏ ông chú trọng dạy con về cách làm người hơn là dạy con làm giàu.
“Bậc làm cha làm mẹ muốn dạy con, bản thân phải gương mẫu. Mình tử tế, con cái cũng học theo, làm tấm gương cho các con về lòng nhân ái”, ông nói.
Ông quan điểm, mỗi đứa trẻ như một mầm cây, người trồng biết chăm sóc, cây sẽ lớn, trổ bông và ngát hương.
Tấm lòng nhân ái như mùi hương, mình càng trao đi, sẽ càng lan tỏa yêu thương.
Ước muốn lớn nhất của ông Kính là có nhiều mạnh thường quân ở khắp cả nước cùng đồng hành, ủng hộ các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Con gái ông Kính là trưởng một nhóm thiện nguyện, lan tỏa sự sẻ chia đến cuộc đời. Chị Lê Hải Yến (con gái ông Kính) – Trưởng nhóm từ thiện Tâm Đức chia sẻ: “Bố không giàu nhưng tấm lòng của bố đã luôn ở bên những trẻ nghèo, cùng tiếp bước cho các bé đến trường. Tôi luôn lấy đó làm tấm gương răn dạy bản thân mình”.
Trước nghĩa cử của bố với trẻ em nghèo, chị Yến từng sáng tác bài thơ đầy xúc động: “Bạc rồi mái tóc cha yêu/ Bao năm trăn trở những điều nghĩa nhân/ Chỉ là đôi bàn tay trần/ Nhưng đã bao lần cha cho trẻ niềm vui/ Yêu cha yêu cả khoảng trời/ Nhom nhem dầu nhớt, nhem nhuốc người vì vết luyn”.
Cụ ông 88 tuổi tặng nhà hơn 10 tỷ cho người bán hoa quả
Rất nhiều người bất ngờ với quyết định này tuy nhiên ông cụ nói rằng, sau khi qua đời ông không muốn tài sản của mình rơi vào tay những kẻ tham lam, ích kỷ.
">Người đàn ông 13 năm 'giải phẫu' xe cũ, gửi tặng học sinh miền núi
Nhận định, soi kèo Riga FC vs Metta LU Riga, 23h00 ngày 8/4: Vượt mặt khách
- Nhạc hội song ca mùa 2 tập 16 hấp dẫn khán giả với sự xuất hiện của “búp bê” xứ Hàn Han Sara (The Voice) với vẻ ngoài ngọt ngào, đáng yêu. Cô gái Hàn Quốc Han Sara đã mang đến không khí sôi động khi thể hiện ca khúc “Vì yêu mà đến”.Thùy Anh 'Cả một đời ân oán': Tôi buồn vì tình duyên chưa trọn vẹn">
Xuân Lan phấn khích trước hot girl Hàn quá rành tiếng Việt
Vợ chồng ông Thoảng tại chương trình Tình trăm năm. Nửa tháng sau lần gặp đầu tiên, ông Thoảng lại đến thăm bà Tho. Lúc này, ông hốt hoảng khi thấy cổng nhà cô gái mình thương có đến 3 chiếc xe đạp của 3 chàng trai lạ mặt. Tuy vậy, ông vẫn quyết định vào nhà, tìm cách trò chuyện với những người còn lại.
Những năm ấy, nhà bà Tho không có bàn. Thế nên 4 chàng trai trẻ ngồi trên chiếc giường cũ trò chuyện với nhau. Trong khi đó, bà Tho ngồi im lặng dưới võng để “xem anh nào nói chuyện hay hơn”.
Thấy bà Tho có nhiều người theo đuổi, ông Thoảng quyết định chinh phục bà trong thời gian nhanh nhất. Biết bà thiếu vắng tình yêu thương của bố, mỗi khi đến chơi, ông Thoảng chủ động sửa sang nhà cửa, cắt dọn cây cỏ, cuốc đất trồng khoai, mía trong vườn cho bà.
Chiến lược này ngay lập tức đem lại hiệu quả tích cực. Ông Thoảng được người dân xung quanh hết lời khen ngợi. Những việc làm của ông cũng khiến bà Tho hạnh phúc. Bà dần có cảm tình và tin rằng “lấy ông sau này chắc chắn mình sẽ được nhờ”.
Sau 3 tháng quen biết, thư từ qua lại, cả hai cảm mến, yêu thương nhau. Đúng lúc này, mẹ của bà Tho ở Cà Mau gửi thư ra Nam Định ngỏ ý đón bà vào miền Nam để gia đình đoàn tụ.
Trước khi đưa ra quyết định, bà Tho viết thư cho ông Thoảng với mục đích thử lòng ông. Trong thư, bà nói chuyện được mẹ gọi vào Nam và muốn gặp ông để biết ông có yêu thương mình thật lòng hay không.
Thư gửi được 10 ngày, bà đã thấy ông Thoảng đến nhà bàn chuyện cưới mình làm vợ. Sau đó, ông thưa chuyện với bố mẹ hai bên gia đình và được đồng ý. Gia cảnh khó khăn, cả hai tổ chức đám cưới đơn sơ không hoa, không áo dài, không nhẫn cưới.
Vợ chồng ông Thoảng thời trẻ. Sau bữa cơm với gia đình, ông Thoảng chở vợ về nhà. Tuy vậy, cả hai chỉ nhìn nhau mà không có một cử chỉ âu yếm hay đêm tân hôn. Hôm sau, ông Thoảng lại trở về đơn vị.
Cả hai chỉ có đêm đầu tiên khi ông Thoảng được phép chở bà Tho về nhà sau khi bà từ nhà lên đơn vị thăm ông. Sau đó, ông Thoảng được tin vợ mang thai.
Tuy vậy, do kinh tế quá khó khăn, bà Tho quyết định tạm rời nhà chồng vào Cà Mau sinh sống với mẹ. Đôi vợ chồng trẻ đứng trước nỗi đau chia li dù chỉ mới cưới nhau được ít ngày.
Đoàn tụ
Bà Tho kể: “Lúc ấy kinh tế khó khăn lắm. Bố mẹ chồng rất thương tôi. Mỗi bữa, ông bà cho tôi ăn bát cơm đầy trong khi những người khác chỉ được ăn nửa bát. Dẫu vậy, ông bà vẫn không thể chăm lo cho tôi và đứa con trong bụng.
Lúc này, mẹ tôi đến xin ông bà đem tôi vào Nam vì lúc ấy, trong Nam còn nhiều lúa gạo hơn, ít ra, tôi cũng sẽ được ăn no. Dù rất thương nhưng bố mẹ chồng tôi cũng đồng ý cho tôi đi vì không thể lo cho con dâu được”.
Biết tin, ông Thoảng rất xót xa. Nhưng vì hoàn cảnh, ông đành chấp nhận cảnh vợ chồng tạm chia li người Nam kẻ Bắc.
Ngày tiễn biệt, vợ chồng ông Thoảng lưu luyến, bịn rịn nắm tay nhau. Nỗi nhớ nhung, xúc động dâng trào khiến đôi vợ chồng trẻ không ai nói được lời nào. Đến khi tàu chuyển bánh, thấy chồng mình khuất dần ở phía sau, bà Tho không kìm được cảm xúc khóc òa.
Cuối chương trình, ông Thoảng tặng nhẫn cưới cho vợ, điều ông chưa làm được lúc cưới bà. Bà Tho vào Nam được ít tháng, ông Thoảng xuất ngũ. Ngay sau đó, ông tìm mọi cách vào Nam đoàn tụ với vợ con. Để có tiền Nam tiến, ông chia nhỏ quãng đường từ Nam Định đến Cà Mau thành từng chặng.
Mỗi chặng, ông dừng lại xin việc làm để có tiền đi tiếp. Do vừa đi vừa làm việc, ông Thoảng không thể thường xuyên thư từ cho vợ.
Lúc ông đã đi gần đến chặng cuối cùng của hành trình từ Nam Định đến Cà Mau, bà Tho nhận được thư bố mẹ chồng. Ông bà muốn con dâu đưa cháu nội ra Nam Định để thỏa lòng mong nhớ.
Bà Tho kể: “Thế là tôi cùng con ra Nam Định. Nhưng khi đến nơi, tôi lại không gặp được chồng vì lúc này ông đang trên đường vào Nam tìm tôi.
“Lúc này, bố mẹ chồng tôi viết thư báo tin để ông ấy quay trở về Nam Định. Về đến nhà, thấy tôi và con, ông ấy lao đến ôm hai mẹ con rồi khóc nức nở. Hai vợ chồng tôi cứ đứng khóc như thế một hồi lâu mới ngồi xuống”.
Hiện nay, ông bà có cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Sau khi đoàn tụ, cả hai sống ở Nam Định và cùng nhau vượt qua những năm tháng khó khăn. Năm 2000, ông bà chuyển vào Cà Mau sinh sống cho đến bây giờ.
Trải qua cuộc hôn nhân chia ly rồi đoàn tụ, ông Thoảng chưa có dịp nói lời yêu thương với người vợ tảo tần của mình. Thế nên cuối chương trình, ông bất ngờ gửi đến bà Tho bức thư đong đầy cảm xúc.
Nghe những lời yêu thương từ chồng, bà Tho không kìm được nước mắt. “Tôi rất vui vì chưa bao giờ được nghe những lời ngọt ngào như thế. Tôi đã không lầm khi lấy ông ấy”, bà chia sẻ.
Vợ cũ đi tu, người đàn ông lên truyền hình tìm bến đỗ mới
Thán phục quan điểm sống của nhà trai, MC Quyền Linh ra sức thuyết phục nhà gái bấm nút và cái kết khiến cả phim trường bất ngờ.">Tình trăm năm tập 137: Hôn nhân 'chia xa rồi đoàn tụ' của vợ chồng ở miền Tây
- Khắc Hưng là một trong những nhạc sĩ trẻ thành công nhất hiện nay, nhiều người đặt cho anh nhiều mỹ từ ''nhạc sĩ quốc dân'', ''cỗ máy tạo hit''…Thế nhưng, con đường chinh phục âm nhạc của anh cũng không dễ dàng.Khắc Hưng hạnh phúc khi được ca sĩ Hàn mua bản hit 'Sau tất cả'">
Khắc Hưng: Không ngại ngần tiết lộ chuyện ít ai biết